Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 22: Mưa và nắng - Bài 4: Thần mưa và thần nắng

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 22: Mưa và nắng - Bài 4: Thần mưa và thần nắng

I. MỤC TIÊU:

1. Phẩm chất chủ yếu:

- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập.

 - Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.

 - Bồi dưỡng phẩm chất không ghen tị, tranh giành hơn thua với người khác.

2. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.

 - Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phát triển năng lực Tiếng Việt qua hoạt động kể chuyện.

 

docx 5 trang chienthang2kz 13/08/2022 4822
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 22: Mưa và nắng - Bài 4: Thần mưa và thần nắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
CHỦ ĐỀ 22: MƯA VÀ NẮNG
BÀI 4: THẦN MƯA VÀ THẦN NẮNG
I. MỤC TIÊU:
Phẩm chất chủ yếu:
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập.
 - Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.
 - Bồi dưỡng phẩm chất không ghen tị, tranh giành hơn thua với người khác.
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.
 - Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phát triển năng lực Tiếng Việt qua hoạt động kể chuyện.
Năng lực đặc thù:
- Phát triển năng lực về văn học:
+ Phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện Thần mưa và thần nắng, tên chủ đề Mưa và nắng, tranh minh họa.
- Phát triển năng lực về ngôn ngữ:
+ Biết dựa vào tranh minh họa, cái bóng trong tranh, các câu hỏi gợi ý dưới tranh để xây dựng nội dung của từng đoạn truyện.
+ Kể từng đoạn của câu chuyện, bước đầu kể toàn bộ câu chuyện.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: SGK, SGV, một số tranh ảnh có trong SGK được phóng to
2. Học sinh: SGK, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Ổn định và kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Mục tiêu: 
- Tạo không khí phấn khởi để bắt đầu bài học.
- Nhớ lại nội dung câu chuyện đã được học ở tuần trước.
Cách tiến hành:
- Hát kết hợp vận động bài “Trời nắng, trời mưa”
- Kể lại chuyện “Câu chuyện về chú trống oai”
+ Ai là nhân vật chính trong truyện? Em thích nhất chi tiết nào ? Vì sao?
- GV nhận xét, chốt, chuyển ý
2. Hoạt động 2: Luyện tập nghe và nói (7 phút)
Mục tiêu: HS biết được tên truyện, chủ động phán đoán nội dung câu chuyện.
Cách tiến hành:
- GV giới thiệu lại kiểu bài xem kể
- GV chiếu tên câu chuyện lên bảng.
- Mời 3 HS đọc lại tên truyện
- GV chiếu 4 hình của câu chuyện lên màn hình.
- GV nêu Y/C: Dựa vào tranh minh họa và từ ngữ trong bóng nói, trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện theo câu hỏi gợi ý sau:
+ Trong tranh có những nhân vật nào?
+ Nhân vật nào xuất hiện nhiều nhất?
+ Thần nắng đã làm gì?
+ Thần mưa đã làm gì?
+ Kết quả cuối cùng như thế nào?
- GV tổ chức cho các nhòm trình bày
- GV nhận xét, GDHS: phải biết đoàn kết, giúp đỡ nhau....
- GV chốt, chuyển ý
3. Hoạt động 3: Luyện tập xây dựng truyện theo tranh và kể chuyện: 
(20 phút)
Mục tiêu: Kể từng đoạn của câu chuyện, bước đầu kể toàn bộ câu chuyện.
Cách tiến hành:
- GV đưa từng tranh, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi dưới mỗi tranh, đồng thời rút ra nội dung tranh.
+ Tranh 1: Ngọc Hoàng quyết định điều gì?
+ Tranh 2: Thần mưa đã làm gì?
+ Tranh 3: Thần nắng đã làm gì?
+ Tranh 4: Cuối cùng hai thần quyết định làm gì?
- GV đưa ra câu trả lời cho từng bức tranh
- GV giúp HS phát triển ý tưởng, lời nói bằng các kĩ thuật mở rộng ý, thêm chen từ ngữ. 
Tranh 1:
+ Bức tranh 1 gồm những ai?
+ Họ đang làm gì?
+ Đọc bóng nói của Ngọc Hoàng và cho biết Ngọc Hoàng muốn hai thần làm gì?
Tranh 2: 
+ Thần mưa làm cây cối, nhà cửa như thế nào?
+ Mọi người cảm thấy như thế nào khi bị lũ lụt?
Tranh 3: 
+ Thần nắng làm ruộng đồng, con vật như thế nào? 
+ Mọi người cảm thấy như thế nào khi bị hạn hán?
Tranh 4: Cuối cùng hai thần quyết định làm gì?
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 bạn, mỗi bạn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. GV nhắc HS sử dụng ánh mắt, cử chỉ khi kể và khi ngồi nghe kể.
- GV cho HS kể trước lớp theo nhóm, theo cá nhân toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Hỏi:
+ Em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?
+ Điều gì xảy ra khi thần nắng và thần mưa không tranh giành hơn thua?
+ Hãy nêu tác hại của việc tranh giành hơn thua?
- GV nhận xét, chốt nội dung câu chuyện, GDKNS.
4. Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò: 
(5 phút)
Mục tiêu: HS nhắc lại nội dung truyện
Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Trúc xanh”: Chia cả lớp thành 2 đội theo dãy bàn.
+ Mỗi đội sẽ lần lượt chọn 1 vị thần mà em thích, sau đó trả lời câu hỏi dưới vị thần đó:
* Câu hỏi: Tên của truyện là gì?
+ Tên của các nhân vật trong truyện?
+ Chi tiết nào em yêu thích nhất? Vì sao?
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau (Chủ đề Tết quê em)
- Cả lớp hát kết hợp vận động
- 1HS lên bảng kể lại câu chuyện, các bạn còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung
- 1HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- 3HS đọc lại tên câu chuyện
- HS quan sát
- HS thảo luận theo nhóm đôi
+ Ngọc Hoàng, thần nắng, thần mưa...
+ Thần nắng, thần mưa
+ Trời nắng, hạn hán
+ Mưa, ngập lụt
+ Hợp tác cùng nhau giúp muôn loài.
- Một số nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh, suy nghĩ và TLCH
- HS quan sát và theo dõi
- HS thảo luận nhóm kể chuyện.
- HS kể trước lớp. 
- HS nhận xét, đánh giá bạn.
- HS trả lời theo suy nghĩ của bàn thân
- HS lắng nghe
- HS tham gia trò chơi.
- HS kể lại cho người thân nghe.
- HS thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu.docx