Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 4: Kì nghỉ

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 4: Kì nghỉ

Bài 1: N, n, M, m

I. MỤC TIÊU

1. Phẩm chất

Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, khơi gợi tình yêu thiên nhiên,

2. Năng lực

2.1 Năng lực chung

+ Năng lực tự chủ, tự học: HS nhận nhiệm vụ học tập với 1 tâm thế sẵn sàng. HS tích cực tương tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: HS tham gia hoạt động nhóm, chia sẻ, đánh giá và tự đánh giá.

+ Năng lực giải quyết vấn đề mang tính sáng tạo cao: HS dựa trên vốn sống thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập.

 

docx 21 trang chienthang 12505
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 4: Kì nghỉ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Ngày soạn: KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
Ngày dạy: CHỦ ĐỀ 4 : KÌ NGHỈ 
Bài 1: N, n, M, m 
I. MỤC TIÊU
1. Phẩm chất 
Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, khơi gợi tình yêu thiên nhiên, 
2. Năng lực
2.1 Năng lực chung
+ Năng lực tự chủ, tự học: HS nhận nhiệm vụ học tập với 1 tâm thế sẵn sàng. HS tích cực tương tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: HS tham gia hoạt động nhóm, chia sẻ, đánh giá và tự đánh giá.
+ Năng lực giải quyết vấn đề mang tính sáng tạo cao: HS dựa trên vốn sống thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập.
2.2 Năng lực đặc thù: Hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ
- Đọc: 
+ Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ của n, m nhận diện cấu tạo tiếng, đánh vần đồng thanh lớn các tiếng nơ, me
+ Đánh vần, đọc trơn,hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được câu ứng dụng và hiểu nghĩa của câu ứng dụng mức độ đơn giản
+ Đọc được từ mở rộng, từ ứng dụng và hiểu nghĩa từ mở rộng, từ ứng dụng ở mức độ đơn giản.
- Viết: 
+ Viết được các chữ n, m và các tiếng, từ có nơ, me
+ Đưa bút theo đúng quy trình viết, viết đúng độ cao, khoảng cách
- Nói – Nghe: 
+ Biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gọi ra, sử dụng được 1 số từ khoá xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Kì nghỉ ( mũ , nơ, nghỉ, nghé, ngựa, gà ) 
+ Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa n, m( nơ, nấm, me )
+ Nói được câu có tiếng chứa từ ngữ chứa tiếng có âm được học.
+ Biết nghe và trả lời đúng các câu hỏi. Biết nhận xét câu trả lời của bạn.
II. CHUẨN BỊ
Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh trong SGK trang 40, 41.
- Bài hát “ Hè ơi sao vui thế “
- Mẫu các chữ ghi âm N,n , M, m , chữ ghi tiếng, ghi từ có chứa âm n,m
Chuẩn bị của học sinh: VTV, bảng con, phấn, giẻ lau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 
Tiết 1
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
1. Hoạt động 1: 
+ Ổn định lớp: Hát bài
“ Hè ơi sao vui thế “
+ Khởi động:
GV giới thiệu bức tranh trong SGK trang 40 kèm yêu cầu thảo luận nhóm đôi:
+ Quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì?
+GV chốt chủ đề Kì nghỉ và bài N,n, M, m
- HS hát và nêu chủ đề Kì nghỉ
- HS tranh vẽ: nơ, nấm, nền nhà (chữ có n) ; me, mẹ, cá mè,mũ( có chữ m)
- HS lắng nghe, nhắc lại tựa bài
2. Hoạt động 2: Nhận diện âm chữ mới, tiếng có âm mới
- Mục tiêu: Nhận diện được sự tương hợp giữa các âm , luyện đọc từ khóa
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp
a. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có âm N,n
- GV đưa hình ảnh cái nơ cho HS quan sát và hỏi tranh vẽ cái gì?
- GV: từ cái nơ có tiếng nơ
- Các em thử đánh vần tiếng nơ
- GV tiếng nơ có âm n, âm ơ, đưa ra mô hình giống
 trong sách giới thiệu n
Chốt : chúng ta vừa học xong âm n . Các em tìm thêm tiếng có âm n
b.Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có âm M m ( tương tự âm n)
So sánh n, m
Chốt : chúng ta vừa học xong âm m . Các em tìm thêm tiếng có âm m
- Luyện đọc lại n, nơ; m,me
- Các em vừa học xong âm n, m
Lồng ghép kỹ năng sống: nơ dùng để trang trí trên gói quà tặng, kẹp, cột tóc me có vị chua, ngọt ngon . 
- HS cái nơ 
- HS đọc nơ ( cá nhân, nhóm, lớp)
- HS đánh vần 
- HS đọc n ( cá nhân, nhóm, lớp)
- HS đọc n, n-ơ-nơ, nơ ( cá nhân, nhóm, lớp)
- HS đọc n, nơ; m,me ( cá nhân, nhóm)
3.Hoạt động 3 : Tập viết:
- Mục tiêu: 
+ Viết được các chữ n, m và các tiếng, từ có n,m ( nơ, me )
+ Đưa bút theo đúng quy trình viết, viết đúng độ cao, khoảng cách
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân
a. Luyện viết bảng con: chữ n, nơ,m, me
Viết chữ n
+ GV : hướng dẫn cách viết và viết mẫu chữ n
+ Yêu cầu HS viết vào bảng con chữ n
Viết chữ nơ
+ GV : chữ nơ có mấy con chữ, nêu cách viết
+ GV : vừa viết vừa hướng dẫn, yêu cầu học sinh viết
Viết chữ m, me
Tương tự như chữ n, nơ
GV yêu cầu học sinh nhận xét bài của mình và của bạn.
b. Luyện viết vào vở : chữ n, nơ, m, me 
+ GV nhắc nhở tư thế ngồi viết 
+ Luyện viết vào vở 
+ GV cho học sinh chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
- HS nhắc lại cách viết 
- HS viết vào bảng con chữ n
- HS nói cách viết chữ nơ
- HS viết vào bảng con chữ nơ
- HS nhận xét
-HS : ngồi thẳng lưng , cầm bút đúng quy định
-HS : tô 1 hàng chữ n,1chữ nơ, tô 1 hàng chữ m, tô 1 chữ me
. Củng cố, dặn dò:
-Hãy kể những đồ vật có mang âm n,m mà em biết
- Xem trước sách tiếng việt trang 41
- HS : trả lời
Tiết 2
5. Hoạt động 5: Ôn tiết 1
Cho học sinh luyện đọc lại: n, nơ, m, me
6. Hoạt động 6: Luyện đánh vần, đọc trơn
6.1. Đánh vần, đọc trơn từ mở rộng, hiểu nghĩa các từ mở rộng
- Mục tiêu: Mở rộng vốn từ về sự vật , hiểu nghĩa các từ mở rộng,
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: HĐ cá nhân, nhóm
- GV luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ : na, mơ, ca nô, cá mè kết hợp giải nghĩa từ
- Trong từ na có âm nào con vừa học, từ mơ có âm nào con vừa học?
-Trong từ ca nô, cá mè có âm nào con vừa học?
- Luyện đọc lại 4 từ thêm 1 lần nữa
- HS đọc từng từ ( cá nhân, nhóm,cả lớp)
- HS trả lời: n, m
- HS trả lời: n trong tiếng nô, m có trong tiếng mè
- HS đọc nối tiếp ( cá nhân, nhóm, cả lớp )
6.2 Đánh vần, đọc câu ứng dụng 
- Mục tiêu: Nhận diện chữ B in hoa, luyện đọc câu, tìm hiểu nghĩa câu
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: HĐ nhóm
-GV giới thiệu câu : Ba mẹ cho bé đi ca nô
- Luyện đọc cho học sinh
-GV hỏi : “Ai cho bé đi ca nô ”
-GV hỏi : “ Ba mẹ cho bé làm gì ? ”
- Học sinh đọc nhóm, cá nhân, lớp
- Học sinh trả lời: Ba mẹ cho bé đi ca nô
- Học sinh trả lời: Ba mẹ cho bé đi ca nô
7. Hoạt động 7: Hoạt động mở rộng 
- Mục tiêu: Phát hiện nội dung tranh, nói câu liên quan đến tranh
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: HĐ nhóm, trò chơi
- GV yêu cầu thảo luận nhóm 2 ?
-GV yêu cầu 1 bạn hỏi, một bạn đáp dựa theo tranh: 
Tranh vẽ con vật gì?
 Em có thích con vật đó không?
Em đã nhìn thấy con vật đó chưa? Lúc nào?
Con vật đó ra sao ?
- HS thảo luận nhóm và nói tranh có hình ảnh (con nai, con mèo, con mực)
- HS trả lời
- HS hỏi đáp trước lớp ( vài nhóm)
4. Tổng kết giờ học
GV nhận xét về giờ học:
+ Ưu điểm, nhược điểm (nếu có)
+ Dặn dò chuẩn bị bài 2: u, ư trang 42, 43
Ngày soạn: KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
Ngày dạy: CHỦ ĐỀ 4 : KÌ NGHỈ 
Bài 2: U, u,Ư, ư 
I. MỤC TIÊU
1. Phẩm chất 
Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, khơi gợi tình yêu thiên nhiên, 
2. Năng lực
2.1 Năng lực chung
+ Năng lực tự chủ, tự học: HS nhận nhiệm vụ học tập với 1 tâm thế sẵn sàng. HS tích cực tương tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: HS tham gia hoạt động nhóm, chia sẻ, đánh giá và tự đánh giá.
+ Năng lực giải quyết vấn đề mang tính sáng tạo cao: HS dựa trên vốn sống thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập.
2.2 Năng lực đặc thù: Hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ
- Đọc: 
+ Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ của u, ư nhận diện cấu tạo tiếng, đánh vần đồng thanh lớn các tiếng mũ, chữ
+ Đánh vần, đọc trơn,hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được câu ứng dụng và hiểu nghĩa của câu ứng dụng mức độ đơn giản
+ Đọc được từ mở rộng, từ ứng dụng và hiểu nghĩa từ mở rộng, từ ứng dụng ở mức độ đơn giản.
- Viết: 
+ Viết được các chữ u, ư và các tiếng, từ có mũ, chữ
+ Đưa bút theo đúng quy trình viết, viết đúng độ cao, khoảng cách
- Nói – Nghe: 
+ Biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gọi ra, sử dụng được 1 số từ khoá xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Kì nghỉ 
+ Nói được câu có tiếng chứa từ ngữ chứa tiếng có âm được học.
+ Biết nghe và trả lời đúng các câu hỏi. Biết nhận xét câu trả lời của bạn.
II. CHUẨN BỊ
Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh trong SGK trang 42, 43.
- Bài hát “ Hè ơi sao vui thế “
- Mẫu các chữ ghi âm U, u, Ư, ư chữ ghi tiếng, ghi từ có chứa âm n,m (mũ, chữ)
Chuẩn bị của học sinh: VTV, bảng con, phấn, giẻ lau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 
Tiết 1
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
1. Hoạt động 1: 
+ Ổn định lớp: Hát bài
“ Hè ơi sao vui thế “
+ Khởi động:
 GV giới thiệu bức tranh trong SGK trang 42 kèm yêu cầu thảo luận nhóm đôi:
+ Quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì?
+GV chốt chủ đề Kì nghỉ và bài U, u, Ư, ư
- HS hát và nêu chủ đề Kì nghỉ
- HS tranh vẽ: su su, đu đủ (chữ có u) hộp thư, đỏ lừ (chữ có ư) 
- HS lắng nghe, nhắc lại tựa bài
2. Hoạt động 2: Nhận diện âm chữ mới, tiếng có âm mới
- Mục tiêu: Nhận diện được sự tương hợp giữa các âm , luyện đọc từ khóa
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp
a. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có âm U, u
- GV đưa hình ảnh cái nơ cho HS quan sát và hỏi tranh vẽ cái gì?
- GV: từ cái mũ có tiếng mũ
- Các em thử đánh vần tiếng mũ
- GV tiếng mũ có âm m, âm u,thanh ngã đưa ra
 mô hình giống trong sách giới thiệu u
Chốt : chúng ta vừa học xong âm u . Các em tìm thêm tiếng có âm u
b.Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có âm ư ( tương tự âm u)
So sánh u, ư
Chốt : chúng ta vừa học xong âm ư . Các em tìm thêm tiếng có âm ư
- Luyện đọc lại u, mũ, ư, thư
- Các em vừa học xong âm u, ư
Lồng ghép kỹ năng sống: mũ dùng để trang che nắng, gió các em cần học thuộc chữ cái giúp em luyện đọc, viết tốt 
- HS cái mũ
- HS đọc mũ ( cá nhân, nhóm, lớp)
- HS đánh vần 
- HS đọc u ( cá nhân, nhóm, lớp)
- HS đọc u, m-u-ngã- mũ, mũ 
( cá nhân, nhóm, lớp)
- HS đọc u, nụ, ư, thư ( cá nhân, nhóm)
3.Hoạt động 3 : Tập viết:
- Mục tiêu: 
+ Viết được các chữ u, ư và các tiếng, từ có u, ư ( mũ, thư )
+ Đưa bút theo đúng quy trình viết, viết đúng độ cao, khoảng cách
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân
a. Luyện viết bảng con: chữ u, mũ, ư, thư
Viết chữ u
+ GV : hướng dẫn cách viết và viết mẫu chữ u
+ Yêu cầu HS viết vào bảng con chữ u
Viết chữ mũ
+ GV : chữ nụ có mấy con chữ, nêu cách viết
+ GV : vừa viết vừa hướng dẫn, yêu cầu học sinh viết
Viết chữ ư, thư
Tương tự như chữ u, mũ
GV yêu cầu học sinh nhận xét bài của mình và của bạn.
b. Luyện viết vào vở : chữ u,mũ, ư, thư 
+ GV nhắc nhở tư thế ngồi viết 
+ Luyện viết vào vở 
+ GV cho học sinh chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
- HS nhắc lại cách viết 
- HS viết vào bảng con chữ u
- HS nói cách viết chữ mũ
- HS viết vào bảng con chữ mũ
- HS nhận xét
-HS : ngồi thẳng lưng , cầm bút đúng quy định
-HS : tô 1 hàng chữ u,1chữ mũ tô 1 hàng chữ ư, tô 1 chữ thư
. Củng cố, dặn dò:
-Hãy kể những đồ vật có mang âm n,m mà em biết
- Xem trước sách tiếng việt trang 43
- HS : trả lời
Tiết 2
5. Hoạt động 5: Ôn tiết 1
Cho học sinh luyện đọc lại: u, mũ, ư, thư
6. Hoạt động 6: Luyện đánh vần, đọc trơn
6.1. Đánh vần, đọc trơn từ mở rộng, hiểu nghĩa các từ mở rộng
- Mục tiêu: Mở rộng vốn từ về sự vật , hiểu nghĩa các từ mở rộng,
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: HĐ cá nhân, nhóm
- GV luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ : cá mú, đỏ lừ, đu đủ, cá hú
- Tìm trong các từ đó tiếng nào có âm u,ư?
- Luyện đọc lại 4 từ thêm 1 lần nữa
- HS đọc từng từ ( cá nhân, nhóm,cả lớp)
- HS trả lời: chữ mú , đu, đủ, hú có âm u; chữ lừ có âm ư
- HS đọc nối tiếp ( cá nhân, nhóm, cả lớp )
6.2 Đánh vần, đọc câu ứng dụng 
- Mục tiêu: Nhận diện chữ B in hoa, luyện đọc câu, tìm hiểu nghĩa câu
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: HĐ nhóm
-GV giới thiệu câu : Bà cho bé đu đủ
- Luyện đọc cho học sinh
-GV hỏi : “Ai cho bé đu đủ ”
-GV hỏi : “ Bà cho bé quả gì ? ”
- Học sinh đọc nhóm, cá nhân, lớp
- Học sinh trả lời: Bà cho bé đu đủ.
- Học sinh trả lời: Bà cho bé đu đủ.
7. Hoạt động 7: Hoạt động mở rộng 
- Mục tiêu: Phát hiện nội dung tranh, nói câu liên quan đến tranh
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: HĐ nhóm, trò chơi
- GV yêu cầu thảo luận nhóm 2 ?
-Tranh vẽ những ai ? 
- Các bạn nhỏ đang làm gì?
- Chữ gí trong bóng nói gắn với bạn nhỏ ?
- GV giới thiệu trò chơi u. Có 1 người làm ban giám khảo , tìm xem bạn nào?
 - Các bạn miệng nói u Bạn nào có hơi dài sẽ thắng. Bạn thua phải tìm các từ ngữ có u, ư?
- HS thảo luận nhóm và nói tranh có hình ảnh (các bạn trai, gái, chơi u)
- HS trả lời
- HS hỏi đáp trước lớp ( vài nhóm)
- Bạn trai tóc 3 chỏm, bộ đồ màu xanh lá
- HS thực hiện trò chơi
4. Tổng kết giờ học
GV nhận xét về giờ học:
+ Ưu điểm, nhược điểm (nếu có)
+ Dặn dò chuẩn bị bài 3: g, gh trang 44, 45
Ngày soạn: KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
Ngày dạy: CHỦ ĐỀ 4 : KÌ NGHỈ 
 Bài 3: G, g,gh 
I. MỤC TIÊU
1. Phẩm chất 
Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, khơi gợi tình yêu thiên nhiên, 
	Biết quan tâm, chia sẻ với mọi người.
2. Năng lực
2.1 Năng lực chung
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: HS tham gia hoạt động nhóm, chia sẻ, đánh giá và tự đánh giá.
+ Năng lực giải quyết vấn đề mang tính sáng tạo cao: HS dựa trên vốn sống thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập.
2.2 Năng lực đặc thù: Hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ
- Đọc: 
+ Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ của g, gh nhận diện cấu tạo tiếng, đánh vần đồng thanh lớn các tiếng gà, ghế
+ Đánh vần, đọc trơn,hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được câu ứng dụng và hiểu nghĩa của câu ứng dụng mức độ đơn giản
+ Đọc được từ mở rộng, từ ứng dụng và hiểu nghĩa từ mở rộng, từ ứng dụng ở mức độ đơn giản.
- Viết: 
+ Viết được các chữ g, gh và các tiếng, từ có gà, ghế
+ Đưa bút theo đúng quy trình viết, viết đúng độ cao, khoảng cách
- Nói – Nghe: 
+ Biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gọi ra, sử dụng được 1 số từ khoá xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Kì nghỉ 
+ Nói được câu có tiếng chứa từ ngữ chứa tiếng có âm được học.
+ Biết nghe và trả lời đúng các câu hỏi. Biết nhận xét câu trả lời của bạn.
II. CHUẨN BỊ
Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh trong SGK trang 44, 45.
- Bài hát “ Hè ơi sao vui thế “
- Mẫu các chữ ghi âm G, g, gh chữ ghi tiếng, ghi từ có chứa âm g,gh (gà, ghế )
Chuẩn bị của học sinh: VTV, bảng con, phấn, giẻ lau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 
Tiết 1
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Tiết 1
1. Hoạt động 1: 
+ Ổn định lớp: Hát bài
“ Hè ơi sao vui thế “
+ Khởi động:
GV giới thiệu bức tranh trong SGK trang 44 kèm yêu cầu thảo luận nhóm đôi:
+ Quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì?
+GV chốt chủ đề Kì nghỉ và bài G, g, gh
- HS hát và nêu chủ đề Kì nghỉ
- HS tranh vẽ: gà, gỗ (chữ có g) ghẹ, ghế (chữ có gh) 
- HS lắng nghe, nhắc lại tựa bài
2. Hoạt động 2: Nhận diện âm chữ mới, tiếng có âm mới
- Mục tiêu: Nhận diện được sự tương hợp giữa các âm , luyện đọc từ khóa
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp
a. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có âm g
- GV tranh vẽ con gì ?
- GV: từ con gà có tiếng gà
- Các em thử đánh vần tiếng gà
- GV tiếng gà có âm g, âm a,thanh huyền , GV đưa
 ra mô hình giống trong sách giới thiệu g
Chốt : chúng ta vừa học xong âm g . Các em tìm thêm tiếng có âm g
b.Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có âm gh ( tương tự âm g)
So sánh g, gh
Chốt : chúng ta vừa học xong âm gh . Các em tìm thêm tiếng có âm gh
- Luyện đọc lại g, gà, gh, ghế
- Các em vừa học xong âm g, gh
Lồng ghép kỹ năng sống: gà, trứng gà là thức ăn bổ dưỡng . ghế dùng để ngồi, không nghịch trên ghế 
- HS con gà
- HS đọc gà ( cá nhân, nhóm, lớp)
- HS đánh vần 
- HS đọc g ( cá nhân, nhóm, lớp)
- HS đọc g, g-a-huyền – gà , gà 
( cá nhân, nhóm, lớp)
- HS đọc g, gà, gh, ghế ( cá nhân, nhóm)
3.Hoạt động 3 : Tập viết:
- Mục tiêu: 
+ Viết được các chữ g, gh và các tiếng, từ có g, gh ( gà, ghế )
+ Đưa bút theo đúng quy trình viết, viết đúng độ cao, khoảng cách
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân
a. Luyện viết bảng con: chữ g, gà, gh, ghế
Viết chữ g
+ GV : hướng dẫn cách viết và viết mẫu chữ g
+ Yêu cầu HS viết vào bảng con chữ g
Viết chữ gà
+ GV : chữ gà có mấy con chữ, nêu cách viết
+ GV : vừa viết vừa hướng dẫn, yêu cầu học sinh viết
Viết chữ gh, ghế
Tương tự như chữ g, gà
GV yêu cầu học sinh nhận xét bài của mình và của bạn.
b. Luyện viết vào vở : chữ g, gà, gh, ghế 
+ GV nhắc nhở tư thế ngồi viết 
+ Luyện viết vào vở 
+ GV cho học sinh chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
- HS nhắc lại cách viết 
- HS viết vào bảng con chữ g
- HS nói cách viết chữ gà
- HS viết vào bảng con chữ gà
- HS nhận xét. Trước chữ i, e, ê em viết chữ gh
-HS : ngồi thẳng lưng , cầm bút đúng quy định
-HS : tô 1 hàng chữ g,1chữ gà tô 1 hàng chữ gh, tô 1 chữ ghế
. Củng cố, dặn dò:
-Hãy kể những đồ vật có mang âm g, gh 
- Xem trước sách tiếng việt trang 45
- HS : trả lời
Tiết 2
5. Hoạt động 5: Ôn tiết 1
Cho học sinh luyện đọc lại: g, gà, gh, ghế
6. Hoạt động 6: Luyện đánh vần, đọc trơn
6.1. Đánh vần, đọc trơn từ mở rộng, hiểu nghĩa các từ mở rộng
- Mục tiêu: Mở rộng vốn từ về sự vật , hiểu nghĩa các từ mở rộng,
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: HĐ cá nhân, nhóm
- GV luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ : ga, gà gô, ghẹ, ghi
- Tìm trong các từ đó tiếng nào có âm g, gh ?
- Luyện đọc lại 4 từ thêm 1 lần nữa
- HS đọc từng từ ( cá nhân, nhóm,cả lớp)
- HS trả lời: ga. Gà gô ( có g), ghẹ, ghi ( có gh )
- HS đọc nối tiếp ( cá nhân, nhóm, cả lớp )
6.2 Đánh vần, đọc câu ứng dụng 
- Mục tiêu: Nhận diện chữ B in hoa, luyện đọc câu, tìm hiểu nghĩa câu
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: HĐ nhóm
-GV giới thiệu câu : Bé vẽ gà và ghế.
- Luyện đọc cho học sinh
-GV hỏi : “Ai vẽ gà và ghế? ”
-GV hỏi : “ Bé vẽ những gì ? ”
- Học sinh đọc nhóm, cá nhân, lớp
- Học sinh trả lời: Bé vẽ gà và ghế.
- Học sinh trả lời: Bé vẽ gà và ghế.
7. Hoạt động 7: Hoạt động mở rộng 
- Mục tiêu: Phát hiện nội dung tranh, nói câu liên quan đến tranh
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: HĐ nhóm, trò chơi
- GV yêu cầu thảo luận nhóm 2 ?
-Tranh vẽ gì ? 
- Cho biết màu sắc, hình dáng từng vật?
- Em thích không? Vì sao ?
- Nói những câu liên quan đến đồ vật đó.
- HS thảo luận nhóm và nói tranh vẽ cái gối, viên gạch, đàn ghi ta.
- Em thích chơi đàn ghi ta. Cái gối rất êm. Viên gạch màu hồng.
4. Tổng kết giờ học
GV nhận xét về giờ học:
+ Ưu điểm, nhược điểm (nếu có)
+ Dặn dò chuẩn bị bài 4: ng, ngh trang 46, 47
Ngày soạn: KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
Ngày dạy: CHỦ ĐỀ 4 : KÌ NGHỈ 
Bài 4: ng, ngh 
I. MỤC TIÊU
1. Phẩm chất 
Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, khơi gợi tình yêu thiên nhiên, 
	Biết quan tâm, chia sẻ với mọi người.
2. Năng lực
2.1 Năng lực chung
+ Năng lực tự chủ, tự học: HS nhận nhiệm vụ học tập với 1 tâm thế sẵn sàng. HS tích cực tương tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: HS tham gia hoạt động nhóm, chia sẻ, đánh giá và tự đánh giá.
+ Năng lực giải quyết vấn đề mang tính sáng tạo cao: HS dựa trên vốn sống thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập.
2.2 Năng lực đặc thù: Hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ
- Đọc: 
+ Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ của ng,ngh nhận diện cấu tạo tiếng, đánh vần đồng thanh lớn các tiếng cá ngừ, củ nghệ
+ Đánh vần, đọc trơn,hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được câu ứng dụng và hiểu nghĩa của câu ứng dụng mức độ đơn giản
+ Đọc được từ mở rộng, từ ứng dụng và hiểu nghĩa từ mở rộng, từ ứng dụng ở mức độ đơn giản.
- Viết: 
+ Viết được các chữ ng, ngh và các tiếng, từ cá ngừ, củ nghệ
+ Đưa bút theo đúng quy trình viết, viết đúng độ cao, khoảng cách
- Nói – Nghe: 
+ Biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gọi ra, sử dụng được 1 số từ khoá xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Kì nghỉ 
+ Nói được câu có tiếng chứa từ ngữ chứa tiếng có âm được học.
+ Biết nghe và trả lời đúng các câu hỏi. Biết nhận xét câu trả lời của bạn.
II. CHUẨN BỊ
Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh trong SGK trang 46, 47.
- Bài hát “ Hè ơi sao vui thế “
- Mẫu các chữ ghi âm ng, ngh chữ ghi tiếng, ghi từ có chứa âm ng,ngh (cá ngừ, củ nghệ )
Chuẩn bị của học sinh: VTV, bảng con, phấn, giẻ lau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 
Tiết 1
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: 
+ Ổn định lớp: Hát bài
“ Hè ơi sao vui thế “
+ Khởi động:
GV giới thiệu bức tranh trong SGK trang 46 kèm yêu cầu thảo luận nhóm đôi:
+ Quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì?
+GV chốt chủ đề Kì nghỉ và bài ng, ngh
- HS hát và nêu chủ đề Kì nghỉ
- HS tranh vẽ: ngựa, ngô (chữ có ng) nghỉ, nghé (chữ có ngh) 
- HS lắng nghe, nhắc lại tựa bài
2. Hoạt động 2: Nhận diện âm chữ mới, tiếng có âm mới
- Mục tiêu: Nhận diện được sự tương hợp giữa các âm , luyện đọc từ khóa
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp
a. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có âm ng
- GV tranh vẽ con gì ?
- GV: từ cá ngừ có tiếng ngừ
- Các em thử đánh vần tiếng ngừ
- GV tiếng ngừ có âm ng, âm ư ,thanh huyền , GV
 đưa ra mô hình giống trong sách giới thiệu âm
 ng
Chốt : chúng ta vừa học xong âm ng . Các em tìm thêm tiếng có âm ng
b.Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có âm ngh ( tương tự âm ng)
So sánh ng,ngh
Chốt : chúng ta vừa học xong âm ngh . Các em tìm thêm tiếng có âm ngh
- Luyện đọc lại ng, cá ngừ, ngh,củ nghệ
- Các em vừa học xong âm g, gh
Lồng ghép kỹ năng sống: gà, trứng gà là thức ăn bổ dưỡng . ghế dùng để ngồi, không nghịch trên ghế 
- HS con gà
- HS đọc cá ngừ ( cá nhân, nhóm, lớp)
- HS đánh vần 
- HS đọc ng ( cá nhân, nhóm, lớp)
- HS đọc ng, ng-ư-huyền – ngừ , ngừ ( cá nhân, nhóm, lớp)
- HS đọc ng, cá ngừ, ngh,củ nghệ ( cá nhân, nhóm)
3.Hoạt động 3 : Tập viết:
- Mục tiêu: 
+ Viết được các chữ ng, ngh và các tiếng, từ có ng, ngh ( cá ngừ, củ nghệ )
+ Đưa bút theo đúng quy trình viết, viết đúng độ cao, khoảng cách
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân
a. Luyện viết bảng con: ng, cá ngừ, ngh, củ nghệ
Viết chữ ng
- GV : hướng dẫn cách viết và viết mẫu chữ ng
- Yêu cầu HS viết vào bảng con chữ ng
Viết từ cá ngừ
- GV : vừa viết vừa nêu cách viết từ cá ngừ
- GV : yêu cầu viết từ cá ngừ
Viết chữ ngh, củ nghệ
Tương tự như chữ ng, cá ngừ
- GV yêu cầu học sinh nhận xét bài của mình và của bạn.
- GV Trước chữ i, e, ê em viết chữ ngh
b. Luyện viết vào vở : chữ ng, cá ngừ, ngh củ nghệ 
-GV nhắc nhở tư thế ngồi viết 
-Luyện viết vào vở 
-GV cho học sinh chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
- HS nhắc lại cách viết 
- HS viết vào bảng con chữ ng
- HS: chú ý nghe
- HS viết vào bảng con từ cá ngừ
-HS : ngồi thẳng lưng , cầm bút đúng quy định
-HS : viết phần tô chữ
. Củng cố, dặn dò:
-Hãy kể những vật có mang âm ng, ngh mà em biết
-Xem trước sách tiếng việt trang 47
- HS : trả lời
Tiết 2
5. Hoạt động 5: Ôn tiết 1
Cho học sinh luyện đọc lại: ng, cá ngừ, ngh, củ nghệ
6. Hoạt động 6: Luyện đánh vần, đọc trơn
6.1. Đánh vần, đọc trơn từ mở rộng, hiểu nghĩa các từ mở rộng
 Mục tiêu: Mở rộng vốn từ về sự vật , hiểu nghĩa các từ mở rộng,
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: HĐ cá nhân, nhóm
- GV luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ : ngủ, nghỉ, ngô, nghé
- Tìm trong các chữ đó, chữ nào có ng, ngh ?
- Luyện đọc lại 4 từ thêm 1 lần nữa
- HS đọc từng từ ( cá nhân, nhóm,cả lớp)
- HS trả lời: ngủ có ng, nghỉ có ngh, ngô có ng, nghé có ngh. 
- HS đọc nối tiếp ( cá nhân, nhóm, cả lớp )
6.2 Đánh vần, đọc câu ứng dụng 
- Mục tiêu: Nhận diện chữ M in hoa, luyện đọc câu, tìm hiểu nghĩa câu
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: HĐ nhóm
-GV giới thiệu câu : Mẹ chỉ cho bé nhé, ngô.
- Luyện đọc cho học sinh
-GV hỏi : “Ai chỉ cho bé nghé, ngô? ”
- Học sinh đọc nhóm, cá nhân, lớp
- Học sinh trả lời: Mẹ chỉ cho bé nhé, ngô.
7. Hoạt động 7: Hoạt động mở rộng 
- Mục tiêu: Phát hiện nội dung tranh, nói câu liên quan đến tranh
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: HĐ nhóm, trò chơi
-Tranh vẽ gì ? 
- Hãy đọc câu trong bóng nói của bạn trai?
- Đọc những câu vè nói về âm ng, ngh
-GV :
 Nghe vẻ, nghe ve
Nghe vè lớp tớ 
Ngập ngà ngập ngùng
Ngúng nga, ngúng nguẩy
- Tranh vẽ bạn trai và bạn gái
- HS : Bạn trai nói nghe vẻ nghe ve.Bạn gái sẽ đáp lời
- HS đọc câu vè.
4. Tổng kết giờ học
GV nhận xét về giờ học:
+ Ưu điểm, nhược điểm (nếu có)
+ Dặn dò chuẩn bị bài 4: ng, ngh trang 46, 47
Ngày soạn: 7/3/2022 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
Ngày dạy: 10/3/2022 CHỦ ĐỀ 4 : KÌ NGHỈ 
 Bài 5: ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN
MỤC TIÊU: Học sinh đạt được những phẩm chất và năng lực sau đây:
1. Phẩm chất : Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ thông qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
2. Năng lực chung :
- Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm;
- Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết. 
3. Phát triển các năng lực đặc thù:
- Kể đúng, đọc đúng các âm chữ n, m, u, ư, g, gh, ng, ngh; nhận diện các âm chữ có trong bài đọc
- Sử dụng được các vần đã học trong tuần để ghép tiếng mới. 
- Đánh vần thầm và gia tăng tốc độ đọc trơn bài đọc.
- Thực hiện đúng các bài tập chính tả.
- Viết đúng cụm từ ứng dụng kì nghỉ hè
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Máy chiếu (tranh ảnh) minh họa, thẻ từ,VTV, VBT, SGV.
- Bảng phụ dung ghi nội dung cần rèn đọc.
2. Học sinh:
- SHS, bảng con, phấn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 TIẾT 1
1.Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
- Thi đua cài những từ có liên quan đến những âm mà em học trong tuần
- GV nhận xét, chuyển ý.
- HS tham gia trò chơi.
2. Khởi động:
Mục tiêu: 
- Tạo hứng thú cho học sinh thích thú trong học tập. 
 - Giới thiệu bài học.
Cách tiến hành:
- GV: yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2 kể tên những đồ vật , con vật... có trong tranh, từ những sự vật đó nêu ra các âm cần ôn
- Giới thiệu tiết ôn tập
- HS kể các âm : n, m, u, ư, g, gh, ng, ngh 
- HS học bài Ôn tập
3. Ôn tập các âm chữ được học trong tuần: (nhóm 4)
- GV chia lớp thành các nhóm .
- Nhóm 1 điền vào bảng ôn ( 2 hàng đầu tiên).
- Nhóm 2 điền bảng ôn 2 hàng kế tiếp,
 - Nhóm 3 điền bảng ôn 2 hàng kế tiếp
- Nhóm 4 điền bảng ôn có dấu thanh
- GV nhận xét và yêu cầu Hs nói câu chứa tiếng, âm vừa ôn tập
- GV lắng nghe và chỉnh sửa cho HS.
-Nhóm 1: nu,nư, na, ne,nê, ni
mu, mư, ma, me, mê, mi
-Nhóm 2: gu, gư, ga;
ghe, ghê, ghi
-Nhóm 3: ngu, ngư, nga
nghe, nghê, nghi
-Nhóm 4: nà, ná, nạ, nả, nã; ngò, ngó, ngọ, ngỏ, ngõ
-Học sinh luyện nói
4 . Luyện tập đánh vần, đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc.
- GV yêu cầu HS mở SGK/trang 48 và giới thiệu bài đọc.
Bé kể bà nghe :
- Bè cá có ghẹ, cá mú, cá ngừ.
- GV: Ai kể bà nghe? 
- GV: Bé cá có những gì ?
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài ôn tập.
- HS : Bé kể bà nghe
- Bè cá có ghẹ, cá mú, cá ngừ.
TIẾT 2
5. Tập viết và chính tả:
5.1 Tập viết cụm từ ứng dụng
- GV giới thiệu cụm từ ứng dụng
 kì nghỉ hè ( GV giải thích nghĩa của cụm từ).
- GV yêu cầu HS tìm từ có chứa âm đã học trong tuần .
- GV: yêu cầu học sinh nêu cách viết của từ kì nghỉ hè
- GV viết từ kì nghỉ hè và yêu cầu học sinh viết
- GV yêu cầu học sinh nhận xét bài của mình và bài của bạn
- HS: kì nghỉ hè là thời gian nghỉ khoảng 2 tháng sau khi kết thúc năm học 
- HS: k, ngh
- HS: nêu cách viết
- HS: viết vào vở
- HS nhận xét
5.2 Bài tập chính tả
- GV yêu cầu điền d/đ Vở bài tập Tiếng việt bài 2 trang 14
- Lựa chọn các âm có sẵn viết vào chỗ chấm phù hợp với tranh
- HS : viết gỗ, ngà, nghe, ghe
- HS đọc lại
6. Hoạt động mở rộng
- GV yêu cầu đọc những câu thơ, bài hát ngắn có mang âm n, m, u, ư, g, gh, ng, ngh 
- GV yêu cầu học nhắc lại âm đã học có trong câu hát, câu thơ
- HS: nu na nu nống đánh trống thổi kèn 
-HS: Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương.
- Nhông nhông ngựa ông đã vế
7. Củng cố
- Nói những câu có tiếng chứa âm mà mình ôn trong tuần
- Chuẩn bị tiết kể chuyện Nghỉ hè
Ngày soạn: KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
Ngày dạy: CHỦ ĐỀ 4 : KÌ NGHỈ 
Bài 5: NGHỈ HÈ ( KỂ CHUYỆN)
MỤC TIÊU :
1. Phẩm chất :
- Bày tỏ cảm xúc của bản thân với các nhân vật trong câu chuyện.
- Tin yêu và biết noi theo gương trung thực, những hành động đẹp.
2 .Năng lực chung :
Bước đầu biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ thích hợp khi nói, kể lại rõ ràng câu chuyện. 
3 .Năng đặc thù :
 Tập phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện và tranh minh họa.
Kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa và câu gợi ý.
Trả lời câu hỏi về nội dung bài học liên hệ bài học trong câu chuyện với bản thân.
Sử dụng âm lượng, ánh mắt, giọng kề phù hợp khi kể
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
SHS, SGV
Tranh minh họa truyện phóng to
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
- HS hát
Mục tiêu: HS được củng cố nội dung câu chuyện tuần trước.
-Học sinh trả lời một vài câu hỏi về truyện kể tuần trước. 
Tiến hành:
Tên câu chuyện là gì?
- Câu chuyện kể về những nhân vật nào?
- Câu chuyện kết thúc như thế nào?
- Em thích nhân vật/chi tiết nào nhất? Vì sao?
2. Quan sát tranh
- GV giới thiệu tên truyện: nghỉ hè 
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa, dựa vào tên truyện, HS phán đoán và trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện theo các câu hỏi gợi ý :
- Trong các bức tranh có những nhân vật nào?
- Tranh vẽ cảnh gì?
- Mọi người đến đó để làm gì ?
- Chuyện gì xảy ra với bạn?
3. Luyện tập nghe kể chuyện và kể chuyện.
-GV kể cho HS nghe câu chuyện nghỉ hè
Mục tiêu:
- GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi dưới mỗi tranh.
- GV giúp HS phát triển ý tưởng và lời nói bằng các kĩ thuật mở rộng ý và thêm từ ngữ.
Tiến hành:
- GV kể lần 1 toàn bộ câu chuyện
- GV kể lần 2 theo từng tranh
- Mỗi nhóm thảo luận 1 tranh, thay phiên nhau kể với âm lượng vừa đủ nghe, chú ý lắng nghe bạn kể.
- GV yêu cầu học sinh xung phong kể toàn bộ câu chuyện
- HS nhận xét, đánh giá về các nhân vật và nội dung câu chuyện.
- Em cảm nhận thế nào khi được đi tham quan, tắm biển .
Chốt: Em không nên ngâm mình dưới nước quá lâu và không nên tắm biển lúc trời nắng gắt .
4. Củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu HS nhắc lại tên truyện, kỉ niệm đáng nhớ của chuyến đi biển của em ( nếu có) 
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau ( Chủ đề Ở nhà).
- Bài : Hè ơi sao vui thế
HS nhắc lại câu chuyện kể tuần trước.
- HS: Bé và chị đi chợ
- Câu chuyện kể về những nhân vật : bé, chị, bà ..
- Ai cũng khen hai chị em bé thật thà
- HS trả lời
- HS đánh vần tên truyện.
- HS quan sát tranh minh họa, dựa vào tên truyện, HS phán đoán và trao đổi với bạn về nội dung câ

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_1_chan_troi_sang_tao_tua.docx