Giáo án Toán Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 30: Phép cộng số có hai chữ số với sô có hai chữ số - Năm học 2021-2022

Giáo án Toán Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 30: Phép cộng số có hai chữ số với sô có hai chữ số - Năm học 2021-2022

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức, kĩ năng

- YCCĐ 1: Hiểu được ý nghĩa thực tế của phép cộng (qua bài toán thực tế để hình thành phép cộng cần tính).

- YCCĐ 2: Thực hiện được phép cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số (không nhớ).

- YCCĐ 3: Biết tính nhẩm trong trường hợp đơn giản.

 2. Về biểu hiện phẩm chất, năng lực

- YCCĐ 4: Giải được các bài toán thực tế có liên quan tới phép cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số.

- YCCĐ 5: Rèn luyện tư duy, khả năng diễn đạt giao tiếp khi giải toán vui, trò chơi, toán thực tế,

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bộ đồ dùng học Toán 1.

- HS: Bộ đồ dùng môn toán.

 

docx 5 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 31554
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 30: Phép cộng số có hai chữ số với sô có hai chữ số - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY: MÔN TOÁN; LỚP: 1A3
CHỦ ĐỀ 8: PHÉP CỘNG PHÉP TRỪ (không nhớ) TRONG PHẠM VI 100
Bài 30: PHÉP CỘNG SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ 
VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (2 tiết)
Thời gian thực hiện: Từ ngày /3/2022 đến /03/2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức, kĩ năng
- YCCĐ 1: Hiểu được ý nghĩa thực tế của phép cộng (qua bài toán thực tế để hình thành phép cộng cần tính).
- YCCĐ 2: Thực hiện được phép cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số (không nhớ).
- YCCĐ 3: Biết tính nhẩm trong trường hợp đơn giản.
 2. Về biểu hiện phẩm chất, năng lực
- YCCĐ 4: Giải được các bài toán thực tế có liên quan tới phép cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số.
- YCCĐ 5: Rèn luyện tư duy, khả năng diễn đạt giao tiếp khi giải toán vui, trò chơi, toán thực tế, 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Bộ đồ dùng học Toán 1.
- HS: Bộ đồ dùng môn toán.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động (3 -5 phút)
Mục tiêu (MT): Tạo tâm thế phấn khởi cho hs trước khi vào học bài mới.
Phương pháp (PP): Trò chơi
Hình thức tổ chức (HTTC): Cả lớp
- Tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”, thực hiện chơi cả lớp. 
42 + 7 = ... 73 + 6 = ....
34 + 5 = ... 11+ 8 = .....
- Nhận xét, tuyên dương.
- Tham gia trò chơi.
49,79, 39, 19
- HS lắng nghe
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Khám phá (10-15 phút)
MT: YCCĐ 1, 2, 3, 4
PP: Trực quan, thảo luận, vấn đáp.
HTTC: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
- GV cho HS thao tác với que tính để minh họa và hình thành phép cộng 32 + 15.
- GV yêu cầu HS lấy 3 bó que tính 1 chục và 2 que tính rời màu đỏ, 1 bó que tính 1 chục và 5 que tính rời màu xanh và xếp thành 2 hàng.
- Ở hàng thứ nhất có 3 bó que tính ứng với chữ số hàng chục là 3 và có 2 que tính ứng với chữ số hàng đơn vị là 2.
- Ở hàng thứ hai có 1 bó que tính ứng với chữ số hàng chục là 1 và có 5 que tính ứng với chữ số hàng đơn vị là 5.
- GV hướng dẫn HS đặt phép tính cộng 32 + 15 theo hàng dọc rồi thực hiện phép tính.
- Viết 32 rồi viết 15 dưới 32 sao cho chục thẳng với cột chục, đơn vị thẳng với cột đơn vị, viết dấu +, kẻ vạch ngang rồi tính từ phải sang trái.
32
* 2 cộng 5 bằng 7, viết 7
 +
* 3 cộng 1 bằng 4, viết 4
15
Vậy: 32 + 15 = 47
47
- GV yêu cầu HS đếm lại số que tính ở cả hai hàng để kiểm tra kết quả phép tính cộng.
* Tương tự cho VD với quả táo
- HS quan sát.
- HS lấy que tính theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe
- HS quan sát.
- Quan sát, lắng nghe
- HS đếm lại số que tính, kiểm tra so với phép cộng GV hướng dẫn.
- HS thực hiện
- HS đổi vở kiểm tra kết quả.
- HS quan sát, lắng nghe
- HS lắng nghe, thực hiện
3. Hoạt động luyện tập thực hành (20- 25 phút)
MT: YCCĐ 1, 2, 3, 4, 5
PP: Thảo luận, thực hành, vận dụng.
HTTC: Cá nhân, nhóm, cả lớp.	
* Bài 1. Tính 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV gọi 4 HS lên bảng thực hiện phép tính, dưới lớp HS thực hiện vào vở.
- GV yêu cầu HS cùng bàn đổi vở kiểm tra kết quả lẫn nhau.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe, thực hiện
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận, viết kết quả.
- HS lắng nghe
* Bài 2. Đặt tính rồi tính
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV lưu ý HS lại cách đặt tính.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi, viết kết quả lên bảng con.
- Chiếu bài các nhóm, dưới lớp các nhóm giơ bảng con.
- Gọi HS nhận xét bài chiếu trên bảng.
- GV nhận xét, sửa sai.
- HS nêu yêu cầu
- Lắng nghe
- HS thực hiện.
- HS quan sát, lắng nghe, thực hiện
- HS đọc kết quả.
- HS chia sẻ
- Lắng nghe
* Bài 3. Tìm chỗ đỗ cho trực thăng
- GV yêu cầu HS tính nhẩm hoặc đặt tính, viết kết quả ra giấy nháp.
- Dùng bút chì nối kết quả (chỗ đỗ cho trực thăng).
- GV gọi 3-4 HS đọc kết quả.
- GV nhận xét.
- Lắng nghe, thực hiện
- Thực hiện nối
- Chia sẻ trước lớp
- Lắng nghe, thực hiện
* Bài 4. Giải bài toán
- Gọi HS đọc đề bài toán.
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu quả cà chua thì các em làm phép tính gì?
- GV yêu cầu HS viết phép tính và kết quả ra vở.
- HS kiểm tra vở 1 số HS.
- GV chốt đáp án.
- Thực hiện
- Làm phép tính cộng
- Thực hiện
- Thực hiện trong vở
- Lắng nghe
4. Hoạt động vận dụng (3 - 5 phút)
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì ?
- Em thích nhất điều gì trong tiết học. Thực hành các phép cộng (không nhớ) cùng người thân.
- HS chia sẻ trước lớp
- Thực hiện cùng người thân
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
- 
- 
- 
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động (3 -5 phút)
Mục tiêu (MT): Tạo tâm thế phấn khởi cho hs trước khi vào học bài mới.
Phương pháp (PP): Trò chơi
Hình thức tổ chức (HTTC): Cả lớp
- Thực hiện trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Thực hiện chơi cả lớp.
- Lắng nghe
2. Hoạt động luyện tập (25- 30 phút)
MT: YCCĐ 1, 2, 3, 4, 5
PP: Thảo luận, thực hành, vận dụng.
HTTC: Cá nhân, nhóm, cả lớp.	
* Bài 1. Đặt tính rồi tính
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV gọi 4 HS lên bảng thực hiện đặt tính rồi tính, dưới lớp HS thực hiện vào vở.
- GV yêu cầu HS cùng bàn đổi vở kiểm tra kết quả lẫn nhau.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét.
- HS nêu yêu cầu.
- HS thực hiện.
- HS đổi vở kiểm tra kết quả.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
* Bài 2. Qủa xoài nào mang kết quả lớn nhất, bé nhất?
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi, viết kết quả phép tính mỗi quả xoài, tìm quả xoài có phép tính lớn nhất, bé nhất.
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, sửa sai.
- HS lắng nghe
- HS thảo luận làm bài 
- Đại diện các nhóm lên bảng gắn phiếu
- Đại diện nhóm chia sẻ
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
* Bài 3. Giải bài toán
- GV gọi 2 HS đọc đề bài
- Trên cây có 15 con chim, có thêm 24 con chim đến đậu cùng thì các em làm phép tính gì?
- GV yêu cầu HS viết phép tính và kết quả ra vở.
- HS kiểm tra vở 1 số HS.
- GV chốt đáp án.
- GV quan sát, nhận xét bài làm của HS.
- HS đọc đề bài
- Phép tính cộng
- HS viết phép tính vào vở
- HS lắng nghe, sửa bài
- HS lắng nghe
* Bài 4. Tính nhẩm (theo mẫu)
- GV yêu cầu HS tính nhẩm và viết kết quả vào vở.
- HS kiểm tra vở 1 số HS.
- GV chốt đáp án.
- HS đọc đề bài
- HS tự làm bài
- HS lắng nghe
* Bài 5. Tìm số bị rơi trên mỗi chiếc lá chứa dấu (?)
- GV hỏi: Muốn tìm số bị rơi các em cần thực hiện phép tính gì với 2 số trước dấu (=).
- GV hướng dẫn HS thực hiện phép tính nào trước, phép tính nào sau.
- HS tính nhẩm hoặc đặt tính viết kết quả vào những chiếc lá.
- HS chiếu đáp án trên bảng
Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn
- Trò chơi: Tìm kết quả nhanh và đúng
*Ví dụ: GV nêu phép tính, HS cài kết quả vào bảng cài.
- HSNX – GV kết luận .
- HS trả lời: Phép tính cộng.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- Vận dụng vào thực tiễn
- Thực hiện
- Lắng nghe
4. Hoạt động vận dụng (3 - 5 phút)
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì ?
- Em thích nhất điều gì trong tiết học. Thực hành cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số (không nhớ).
- HS chia sẻ trước lớp
- Thực hành cùng người thân
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
- 
- 
- 
_________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_3.docx