Giáo án Toán Lớp 1 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Phương Lan

Giáo án Toán Lớp 1 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Phương Lan

1. Khởi động:

 - GV chia lớp thành các nhóm 5 rồi chơi trò chơi “Tiếp sức” giữa các nhóm.

 - GV phổ biến luật chơi: các nhóm viết bảng trừ trong phạm vi 5 vào bảng phụ (mỗi thành viên của nhóm viết một phép tính trừ trong phạm vi 5). Nhóm nào viết đúng, đủ và nhanh nhất là nhóm thắng cuộc.

- HS chơi trò chơi

- GV nhận xét chung về cuộc thi.

2. Luyện tập

Củng cố về bảng cộng, bảng trừ đã học và thực hành tính

 Bài 1. HS tính nhẩm, gọi HS trả lời miệng

- HS + GV chữa bài nhận xét

 5 – 1 = 4 3 – 2 = 1 5 – 2 = 3

 8 + 2 = 10 5 – 5 = 0 5 + 2 = 7

 5 – 3 = 2 6 + 2 = 8 5 – 4 = 1

Bài 2. Chọn số thích hợp thay cho dấu?:

- GV hướng dẫn mẫu: Trước hết cần phải thực hiện phép tính chẳng hạn

5– 3 = . Ta có 5 – 3 = 2, vậy chọn số 2 thay cho dấu ?. Ta nối ô trống với số 2.

- Cho HS làm bài theo nhóm 2 để HS trao đổi, tranh luận tìm ra cách làm đúng. GV hỗ trợ nhóm HS gặp khó khăn và chữa bài.

 

doc 8 trang thuong95 3090
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Phương Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN 
TIẾT 28: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
 Học xong bài này học sinh đạt các yêu cầu sau:
- Thuộc bảng trừ trong phạm vi 5.
- Vận dụng được bảng trừ trong phạm vi 5 để tính toán và xử lí các tình huống trong cuộc sống.
- Hình thành và phát triển NL giao tiếp toán học, NL tư duy lập luận toán học, NL tự học.
- Rèn luyện tính chính xác, nhanh nhẹn, tinh thần hợp tác và ý thức trách nhiệm (giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập).
II. CHUẨN BỊ	
SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1; bảng phụ.
4 hình tam giác trong bộ ĐDHT.
Máy chiếu hoặc bảng phụ có nội dung BT 3.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động:
 - GV chia lớp thành các nhóm 5 rồi chơi trò chơi “Tiếp sức” giữa các nhóm.
 - GV phổ biến luật chơi: các nhóm viết bảng trừ trong phạm vi 5 vào bảng phụ (mỗi thành viên của nhóm viết một phép tính trừ trong phạm vi 5). Nhóm nào viết đúng, đủ và nhanh nhất là nhóm thắng cuộc.
HS chơi trò chơi 
GV nhận xét chung về cuộc thi.
2. Luyện tập
Củng cố về bảng cộng, bảng trừ đã học và thực hành tính
 Bài 1. HS tính nhẩm, gọi HS trả lời miệng 
- HS + GV chữa bài nhận xét 
 5 – 1 = 4 3 – 2 = 1 5 – 2 = 3
 8 + 2 = 10 5 – 5 = 0 5 + 2 = 7
 5 – 3 = 2	 6 + 2 = 8	 5 – 4 = 1
Bài 2. Chọn số thích hợp thay cho dấu?:
- GV hướng dẫn mẫu: Trước hết cần phải thực hiện phép tính chẳng hạn 
?
5– 3 = . Ta có 5 – 3 = 2, vậy chọn số 2 thay cho dấu ?. Ta nối ô trống với số 2. 
?
?
?
- Cho HS làm bài theo nhóm 2 để HS trao đổi, tranh luận tìm ra cách làm đúng. GV hỗ trợ nhóm HS gặp khó khăn và chữa bài.
?
5 – 3 = 5 – 2 	 5 – 1 <
5
3
2
0
Bài 3. Tính. 
 Bài này GV cần nhắc HS thực hiện các phép tính từ trái sang phải, chẳng hạn 5 – 3 + 8 = 2 + 8 = 10 (vì 5 - 3 = 2).
Cho HS làm bài cá nhân vào Vở bài tập Toán, HS kiểm tra lẫn nhau bằng cách đổi chéo vở cho nhau và GV chữa bài.
5 – 3 + 8 = 10 5 – 2 – 1 = 2 3 + 2 – 5 = 0
Bài 4. 
 GV cho HS làm cá nhân với 4 hình tam giác có trong bộ ĐDH. Từng cặp HS kiểm tra bài làm của nhau và GV nhận xét cách xếp của HS.
Đáp án: Có nhiều cách, chẳng hạn:
3. Vận dụng
Bài 5: Quan sát tranh và nêu phép trừ thích hợp: 
 GV chia nhóm để HS trao đổi, tranh luận với nhau. GV sử dụng bảng phụ để chữa bài.
 Gợi ý: Có tất cả 5 chiếc thuyền, có 2 chiếc tiến vào bờ, còn lại 3 chiếc ngoài khơi. Từ đó tìm ra phép trừ thích hợp: 5 – 2 = 3
4. Củng cố - Dặn dò
 GV: Nhận xét biểu dương nhóm hoàn thành tốt.
 HS nêu những tình huống trong đời sống hàng ngày dẫn đến bài toán có phép trừ trong phạm vi 5 đã học.
 GV dặn HS xem trước bài: Bảng cộng 3 trong phạm vi 10
___________________________________________
TOÁN
TIẾT 29: BẢNG CỘNG 3 TRONG PHẠM VI 10
I. MỤC TIÊU	
Học xong bài này học sinh đạt các yêu cầu sau:
- Bước đầu thực hiện được các phép tính trong bảng cộng 3.
- Vận dụng được bảng cộng, bảng trừ đã học để tính toán và xử lí các tình huống trong cuộc sống.
- Hình thành và phát triển NL giao tiếp toán học, NL tư duy lập luận toán học, NL sử dụng công cụ học toán (que tính).
- Rèn luyện tính chính xác, nhanh nhẹn, tinh thần hợp tác và ý thức trách nhiệm (giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập).
II. CHUẨN BỊ
- SGK Toán 1; Vở bài tập toán 1. Que tính; bảng phụ có nội dung BT 2.
Các tranh vẽ trình chiếu nội dung như ở SGK và một số tranh tương tự.
- Máy chiếu (nếu có).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động:
Trò chơi “Trao hoa”
GV phổ biến luật chơi.
- Chọn 2 nhóm cùng chơi lập bảng cộng 2 trong phạm vi 10.
- GV trao hoa cho 2 bạn nhóm trưởng lên viết kết quả đầu tiên của bảng cộng. Sau đó 2 bạn nhóm trưởng sẽ trao lại cho bất kỳ bạn nào trong nhóm mình. Bạn nào nhận được hoa lên điền tiếp kq. HS tiếp tục cho đến khi hết bảng cộng. Nhóm nào hoàn thành trước và đúng là chiến thắng.
- GV cùng HS đánh giá – nhận xét
- GV đặt vấn đề cho việc xây dựng bảng cộng 3.
2. Hình thành kiến thức mới: Xây dựng bảng cộng 3
- HS nêu hình dung về cấu tạo bảng cộng 3: GV viết theo lời mô tả của HS các phép tính ở cột thứ nhất (chưa điền kết quả)
 3 + 1 = 3 + 2 = 3 + 3 = 3 + 4 =
 3 + 5 = 3 + 6 = 3 + 7 =
 Sau đó HS nêu cách tìm các kết quả trong bảng cộng 3.
- HS Thực hiện thao tác thêm 3 que tính, viết kết quả ở cột một, sau đó suy ra kết quả ở cột hai.
- GV cho HS nêu thống nhất kết quả xây dựng bảng cộng 3.
- GV cho HS thuộc bảng cộng 3 theo cách xoá một số kết quả trung gian, yêu cầu HS nêu bổ sung.
Cho HS nêu kết quả ngẫu nhiên trong bảng cộng 3.
3. Thực hành – luyện tập
Bài 1. Tính. GV nêu yêu cầu.
- GV tổ chức cho HS đố nhau theo nhóm đôi. Sau đó ghi kết quả vào vở bài tập
- HS thực hiện đố nhau rồi ghi lại kết quả.
- 3 HS đọc lại kết quả của 3 cột.
- GV nx, chữa bài.
Bài 2. Tính. GV nêu yêu cầu và đặt vấn đề, đây là bài tính trong đó phải thực hiện liên tiếp hai phép tính. 
-GV cho HS đọc ý thứ nhất, nêu cách làm: Thực hiện từ trái sang phải, đầu tiên thực hiện phép cộng 1 + 2, sau đó được bao nhiêu cộng với 7:
1+ 2 + 7 = 3 + 7 = 10
 3
- HS làm bài theo cá nhân vào Vở bài tập Toán, 3 HS làm bài trên bảng phụ.
 , =
- GV nx, chữa bài,yêu cầu HS nêu lại cách làm của từng phép tính.
Bài 3. ? 
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Vài HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS đọc ý thứ nhất, nêu cách làm:
- Trước hết phải tính 3 + 5 = 8, viết kết quả 8 dưới 3 + 5. Vì 8 > 7 nên chọn dấu > thay cho dấu ? (3 + 5 > 7).
- HS tự làm các ý còn lại, sau đó kiểm tra chéo kết quả làm bài của nhau.
- GV nx đánh giá, động viên HS.
4. Vận dụng
Bài 4. GV nêu yêu cầu.
- GV cho HS quan sát tranh, mô tả (HS sẽ mô tả theo các cách khác nhau).
- GV cho HS viết phép cộng điền vào ô trống cho thích hợp. Khuyến khích HS tìm các phép cộng khác nhau.
- HS tự làm bài vào Vở bài tập Toán, sau đó GV cho HS nêu kết quả điền của mình, đồng thời giải thích (nêu tình huống phù hợp với phép cộng).
 Chú ý: Có hai kết quả đều chấp nhận được: 5 + 3 = 8 và 3 + 5 = 8.
5. Củng cố
- GV tổ chức củng cố cho HS:
Chơi trò chơi “Truyền điện” luyện nhớ bảng cộng 3.
- GV dặn HS xem trước bài Luyện tập.
___________________________________________
TOÁN
TIẾT 30: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này học sinh đạt các yêu cầu sau:
-Thuộc bảng cộng trong phạm vi 10.
-Vận dụng được bảng cộng 3 để tính toán và xử lí các tình huống trong cuộc sống.
- Hình thành và phát triển NL giao tiếp toán học, NL tư duy lập luận toán học, NL tự học.
- Rèn luyện tính chính xác, nhanh nhẹn, tinh thần hợp tác và ý thức trách nhiệm (giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập).
II. CHUẨN BỊ
- SGK Toán 1; Vở bài tập toán 1. Que tính; bảng phụ có nội dung BT 4.
Các tranh vẽ trình chiếu nội dung như ở SGK và một số tranh tương tự.
Máy chiếu (nếu có).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động.
- GV cho HS nối tiếp nêu các kết quả của bảng cộng 3.
2. Thực hành – luyện tập.
Bài 1. Tính nhẩm:
- GV cho HS nêu miệng kết quả từng phép tính. HS khác nhận xét.
 , =
- GV nx, động viên HS.
Bài 2. ?
- GV cho HS thống nhất cách làm ý đầu. Sau đó từng HS tự làm bài vào Vở bài tập Toán.
- HS đổi vở kiểm tra kết quả chéo nhau. GV xác nhận kết quả đúng.
- GV cho HS nêu cách làm và kết quả so sánh. HS tự kiểm tra bài làm của mình.
Bài 3. Tính: 
- GV cho HS đọc tìm hiểu đề bài, thống nhất cách làm. 
- HS làm bài cá nhân ghi kết quả vào Vở bài tập Toán.
- HS đổi vở kiểm tra chéo. Cả lớp thống nhất kết quả từng bước tính.
- GV nx, chữa bài.
 3 + 1+ 1 = 5 2 + 1+ 7 = 10 1 + 2 + 5 = 8 
Bài 4. Số?
- GV cho HS đọc tìm hiểu đề bài.
- GV HD cách làm: thực hiện 4 – 2 trước, ghi kết quả vào ô trống, tiếp tục cộng với 1, ghi kết quả vào ô trống, được bao nhiêu cộng tiếp với 6, ghi kết quả vào ô trống cuối cùng.
- HS làm bài, ghi kết quả vào Vở bài tập Toán. 3HS làm bài trên bảng lớp.
- GV nx chữ bài cho HS
 9
 3
 2
 4
 4
2 + 1 + 6
-GV cho từng cặp HS kiểm tra bài làm của nhau 
3.Vận dụng
Bài 5. Có thể thực hiện theo cách sau:
- GV cho HS làm việc theo nhóm đôi nhìn tranh vẽ sau đó tự phân tích, thảo luận cách điền phép cộng vào ô trống.
- HS Thảo luận cách giải thích từng phép cộng của mình.
- GV yêu cầu HS giải thích (nêu tình huống tương ứng từng phép cộng).
 Chú ý: HS có thể có các cách biểu đạt khác nhau, cần động viên HS diễn đạt bằng lời nói của mình. Chẳng hạn:
+ Có 4 bạn đang chơi xếp hình, 3 bạn chạy đến, tất cả có 7 bạn. Có phép cộng: 4 + 3 = 7.
+ Có 3 bạn đang chạy, 4 bạn đang chơi xếp hình, tất cả có 7 bạn. Có phép tính: 3 + 4 = 7.
- GV khuyến khích HS học khá mô tả theo cả hai cách.
4. Củng cố. 
- GV cho HS Nêu tình huống tương ứng với phép cộng (trong phạm vi các bảng cộng đã học).
- GV dặn HS xem trước bài Bảng trừ trong phạm vi 6.
___________________________________________ 
TOÁN 
LUYỆN TẬP (tiết 1) 
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:
- Thuộc bảng trừ trong phạm vi 5, bảng cộng 2 trong phạm vi 10.
- Vận dụng được bảng trừ trong phạm vi 5, bảng cộng 2 trong phạm vi 10 để tính toán và xử lí các tình huống trong cuộc sống.
- Hình thành và phát triển NL giao tiếp toán học, NL tư duy lập luận toán học, NL tự học.
- Rèn luyện tính chính xác, nhanh nhẹn, tinh thần hợp tác và ý thức trách nhiệm (giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập).
II. CHUẨN BỊ
- GV: Nội dung luyện tập.
- HS: Vở ô li toán, bút chì.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động
- HS cả lớp hát một bài. 
- GV khen HS, dẫn dắt vào bài.
2. Thực hành – Luyện tập 	
Bài 1. Tính (HĐ cá nhân)
 5 – 3 = 4 – 2 = 5 – 1 = 
 7 + 2 = 3 – 3 = 8 + 2 = 
 5 – 5 = 2 + 5 = 5 – 2 = 
- GV hướng dẫn HS trình bày vào vở theo 3 cột như trên.
- HS làm bài, GV theo dõi, trợ giúp HS yếu.
- HS tiếp nối đọc kết quả, GV ghi bảng kết quả, các HS còn lại nhận xét. 
Bài 2. Số? (HĐ cá nhân): 
=
-
5
3
5
5
4
4
5
5
4
2
2
1
2
0
5
3
1
- HS đọc yêu cầu và nêu cách làm. 
- HS làm bài, GV theo dõi, trợ giúp HS yếu. 
- HS nối tiếp lên điền số vào ô trống, HS còn lại nhận xét.
- GV nhận xét, khen HS. 
Bài 3. Điền dấu , = vào ô trống (HĐ nhóm đôi) 
- GV hướng dẫn HS trình bày vào vở theo 2 cột: 
 3 + 2 5 - 1 4 + 0 5 - 1
 2 + 2 5 - 0 5 - 3 1 + 2
 7 + 2 2 + 7 1 + 2 4 - 1
- HS thảo luận nhóm đôi và làm bài vào vở. 
- Đại diện một số nhóm lên chữa bài, các nhóm khác nhận xét. 
3. Vận dụng 
- Trò chơi : “Ai nhanh, ai đúng”
- Cách chơi: + GV nêu tình huống gắn với phép trừ trong phạm vi 5, bảng cộng 2 trong phạm vi 10.
 + HS viết phép tính tương ứng vào bảng con và giơ lên.
4. Củng cố
 GV nhận xét chung, nhắc HS ôn lại bảng cộng 2 trong phạm vi 10 và bảng trừ trong phạm vi 5.
__________________________________________ 
TOÁN 
LUYỆN TẬP (tiết 2) 
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:
- Thực hiện được các phép tính trong bảng cộng 3 trong phạm vi 10 và áp dụng vào giải quyết được các tình huống trong cuộc sống.
- Hình thành và phát triển NL giao tiếp toán học, NL tự học.
- Rèn luyện tính chính xác, nhanh nhẹn, tinh thần hợp tác và ý thức trách nhiệm (giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập).
II. CHUẨN BỊ
- GV: Nội dung luyện tập.
- HS: Vở ô li toán, bút chì.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động
- HS cả lớp hát một bài. 
- GV khen HS, dẫn dắt vào bài.
2. Thực hành – Luyện tập 
Bài 1. Tính (HĐ cá nhân):
 3 + 2 = 5 + 3 = 3 + 7 = 
 4 + 3 = 3 + 6 = 7 + 3 = 
- HS làm bài vào vở ô li. 
- GV theo dõi, uốn nắn cách trình bày cho HS. 
- HS nối tiếp đọc kết quả, các HS còn lại nhận xét. 
 10 
Bài 2. Nối: 
 7 
3 + 5 
6 + 3 
 4 
 8 
3 + 4
3 + 7 
 9 
1 + 3 
3 + 2
 5 
- GV tổ chức cho hai đội thi nối tiếp sức (mỗi đội 6 bạn). 
- HS cả lớp cổ vũ, chấm điểm (bằng bông hoa) cho hai đội: Mỗi câu nối đúng được 1 bông hoa, đội nối xong trước được thưởng 1 bông hoa.
Bài 3. Tính: (HĐ cá nhân): 
 3 + 1 + 1 = = . 4 – 2 + 5 = = .. 
 4 + 3 + 2 = .... = . 5 – 2 + 4 = = .. 
- GV làm mẫu câu thứ nhất:3 cộng 1 bằng 4; 4 cộng 1 bằng 5.
- HS làm vào vở. Lưu ý HS yếu chỉ yêu cầu làm 1 câu với sự trợ giúp của GV. 
- 3 HS lên bảng chữa bài.
- Chốt: Trong dãy tính chỉ có phép cộng và phép trừ, ta thực hiện lần lượt từ trái sang phải.
4. Củng cố - Vận dụng: 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”.
- Cách chơi: GV nêu tình huống ứng với phép cộng 2, 3 trong phạm vi 10, HS xung phong nêu phép tính tương ứng (HS giơ tay trước sẽ được gọi).

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_1_tuan_14_nam_hoc_2020_2021_bui_thi_phuong.doc