Giáo án môn Toán + Tiếng Việt cho bé chuẩn bị vào lớp 1

Giáo án môn Toán + Tiếng Việt cho bé chuẩn bị vào lớp 1

1. Giới thiệu hình vuông.

- GV treo mẫu hình vuông lên bảng.

- HS quan sát, nhận xét.

+ Hình vuông có bao nhiêu cạnh? Các cạnh như thế nào với nhau? (Hình vuông có 4 cạnh, các cạnh dài bằng nhau)

- Gv hướng dẫn cách vẽ hình.

 

doc 55 trang Đào Hạnh 03/04/2024 2710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán + Tiếng Việt cho bé chuẩn bị vào lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN CHO BÉ CHUẨN BỊ VÀO LỚP 1
TUẦN 1
Thứ hai, ngày 12 tháng 6 năm 2018
Tiếng Việt
NÉT THẲNG, NÉT NGANG, NÉT XIÊN
1.Ôn chữ cái: Ôn bảng chữ cái.
- HS đồng thanh đọc lại bảng chữ cái
- HS đọc cá nhân bảng chữ cái.
2. Hướng dẫn viết nét thẳng, nét ngang, nét xiên.
* Nét thẳng:
- Nét thẳng cao 2 ô ly
- Cách viết: Từ đường kẻ ngang 3 xuống đường kẻ 1, trùng với đường kẻ dọc 3.
* Nét ngang:
- Dài 2 ô ly
- Cách viết: Viết trên đường kẻ ngang 3, từ đường kẻ dọc 2 viết nét ngang từ trái sang phải.
* Nét xiên.
- Nét xiên cao 2 ô ly, rộng 1 ô lý
- Cách viết:
+ Nét xiên phải: Từ dòng kẻ dọc 2 và đường kẻ ngang 3, kẻ đường chéo xuống đến dòng kẻ ngang 1 cắt với dòng kẻ dọc 3.
+ Nét xiên trái: Từ đường kẻ dọc ngang 3, kẻ đường chéo về dòng kẻ ngang 1 cắt với dòng kẻ dọc 2. 

3. HS tập viết bảng con.
4. HS tập viết vở ô li.
- Mỗi nét viết 2 dòng.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
TOÁN
HÌNH TRÒN – HÌNH VUÔNG
1. Giới thiệu hình vuông.
- GV treo mẫu hình vuông lên bảng.
- HS quan sát, nhận xét.
+ Hình vuông có bao nhiêu cạnh? Các cạnh như thế nào với nhau? (Hình vuông có 4 cạnh, các cạnh dài bằng nhau)
- Gv hướng dẫn cách vẽ hình.
+ Hướng dẫn lấy tọa độ trên bảng con: Trên đường kẻ dọc 1 cắt đường kẻ ngang 5 lấy điểm số 1, trên đường kẻ dọc ngang 1 lấy điểm số 2, trên đường kẻ dọc 5 cắt với đường kẻ ngang 1 lấy điểm số 3, trên đường kẻ dọc ngang 5 lấy điểm số 4.
- HS tập vẽ bảng con.
















2. Giới thiệu hình tròn.
- GV treo mẫu hình tròn lên bảng.
- HS quan sát, nhận xét.
+ Hình tròn có đặc điểm gì? (Không có cạnh như hình vuông)
- GV hướng dẫn vẽ hình tròn trên bảng con: Từ đường kẻ dọc 3 cắt với đường kẻ ngang 4 đặt bút vẽ nét cong chạm vào các đường kẻ dọc và kẻ ngang đậm của ô li to.
3. HS tập vẽ hình vào vở ô li
- Mỗi hình vẽ 2 dòng.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
4. Nhận xét, khen ngợi HS.
------------------------------------------
Thứ ba, ngày 13 tháng 6 năm 2018
Tiếng Việt
NÉT MÓC XUÔI. NÉT MÓC NGƯỢC. NÉT MÓC HAI ĐẦU
1. Ôn tập bảng chữ cái.
- HS đồng thanh đọc lại bảng chữ cái: Đọc xuôi, đọc ngươc, đọc tự do.
- Một số HS đọc cá nhân.
- GV sửa lỗi phát âm cho HS.
2. Hướng dẫn viết nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc 2 đầu.
* Nét móc xuôi:
- Cao 2 ô li, rộng 1 ô li.
- Cách viết: đặt bút trên đường kẻ ngang 3 cắt với đường kẻ dọc 3, kéo thẳng xuống đến đường kẻ ngang 1 móc sang phải lên đến đường kẻ ngang 2 cắt với đường kẻ dọc 4.
* Nét móc ngược:
- Cao 2 ô li, rộng 1 ô li.
- Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ ngang2 cắt với đường kẻ dọc 3, viết nét cong chạm vào đường kẻ ngang 3, kéo thẳng xuống theo đường kẻ dọc 4 đến đường kẻ ngang 1.
* Nét móc 2 đầu:
- Cao 2 ô li, rộng 2 ô li.
- Cách viết: Là nét ghép giữa nét móc xuôi và nét móc ngược. Điểm đặt bút trên đường kẻ ngang 2 cắt với đường kẻ dọc 2, vẽ nét cong chạm lên đường kẻ ngang 3, kéo thẳng xuống theo đường kẻ dọc 3 đến đường kẻ ngang 1, móc sang phải đến dòng kẻ ngang 2 cắt với đường kẻ dọc 4.

3. HS tập viết bảng con.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở ô li.
- Mỗi nét viết 2 dòng.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
Toán
HÌNH TAM GIÁC
1. Giới thiệu hình tam giác.
- GV treo mẫu hình tam giác lên bảng.
- HS quan sát, nhận xét.
+ Hình tam giác có bao nhiêu cạnh? Có bao nhiêu góc? (Hình tam giác có 3 cạnh, 3 góc)
- GV hướng dẫn cách vẽ hình.
+ Hướng dẫn lấy tọa độ trên bảng con: Trên đường kẻ dọc 1 cắt đường kẻ ngang 1 lấy điểm số 1, trên đường kẻ dọc 3 cắt đường kẻ ngang 5 lấy điểm số 2, trên đường kẻ dọc 5 cắt với đường kẻ ngang 1 lấy điểm số 3.
- HS tập vẽ bảng con.
















2. HS tập vẽ hình vào vở ô li.
- HS vẽ 5 dòng hình tam giác vào vở.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
3. Nhận xét, khen ngợi HS.
Thứ tư, ngày 14 tháng 6 năm 2018
Tiếng Việt
NÉT THẮT TRÊN. NÉT THẮT GIỮA
1. Ôn tập bảng chữ cái.
- HS đồng thanh đọc lại bảng chữ cái: Đọc xuôi, đọc ngươc, đọc tự do.
- Một số HS đọc cá nhân.
- GV sửa lỗi phát âm cho HS.
2. Hướng dẫn viết nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc 2 đầu.
* Nét thắt trên:
- Cao 2 ô li, rộng 2 ô li.
- Cách viết: đặt bút trên đường kẻ ngang 1 cắt với đường kẻ dọc 3, viết nét cong chạm đuongè kẻ dọc 4, đến đường kẻ ngang 3 lượn về bên trái, thắt sang phải lên đến đường kẻ ngang 3 cắt với đường kẻ dọc 5.
* Nét thắt giữa:
- Cao 2 ô li, rộng 2 ô li.
- Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ ngang 2 cắt với đường kẻ dọc 1, viết nét cong chạm vào đường kẻ ngang 3, kéo xuống giữa đường kẻ dọc 2 và đường kẻ dọc 3 đến đường kẻ ngang 2 thắt vào bên trái 1 nửa ô li, kéo xuống đến đường kẻ ngang 1, hất sang phải qua đường kẻ dọc 3, dừng bút ở đường kẻ ngang 2.

3. HS tập viết bảng con.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở ô li.
- Mỗi nét viết 2 dòng.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
Toán
SỐ 1
1. Giới thiệu số 1.
- GV treo mẫu số 1 lên bảng.
- HS quan sát, nhận xét.
+ Số 1 cao bao nhiêu ô li? Rộng bao nhiêu ô li? (Cao 4 ô li, rộng 1 ô li)
+ Số 1 được tạo bởi bao nhiêu nét? Đó là những nét nào? (Tạo bởi 2 nét là nét xiên và nét thẳng)
- GV hướng dẫn cách viết số 1.
+ Hướng dẫn lấy tọa độ trên bảng con: Trên đường kẻ dọc 2 cắt đường kẻ ngang 4 lấy điểm số 1, trên đường kẻ dọc 3 cắt đường kẻ ngang 5 lấy điểm số 2.
 - HS tập vẽ bảng con.
 




2. HS tập viết vào vở ô li.
- HS vẽ 3 dòng số 1 cỡ vừa và 5 dòng số 1 cỡ nhỏ vào vở.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
3. Nhận xét, khen ngợi HS.
Thứ năm, ngày 15 tháng 6 năm 2018
Tiếng Việt
NÉT CONG PHẢI. NÉT CONG TRÁI. NÉT CONG KÍN
1. Ôn tập bảng chữ cái.
- HS đồng thanh đọc lại bảng chữ cái: Đọc xuôi, đọc ngươc, đọc tự do.
- Một số HS đọc cá nhân.
- GV sửa lỗi phát âm cho HS.
2. Hướng dẫn viết nét cog phải, nét cong trái, nét cong kín.
* Nét cong trái:
- Cao 2 ô li, rộng 1 ô li rưỡi.
- Cách viết: Đặt bút dưới đường kẻ ngang 3 bên phải đường kẻ dọc 3, viết nét cong về bên trái chạm lên đường kẻ ngang 3 xuống theo đường kẻ dọc 2, cong sang phải theo đường kẻ ngang 1, đi qua đường kẻ dọc 3, dừng bút giữa đường kẻ ngang 1 và đường kẻ ngang 2.
* Nét cong phải:
- Cao 2 ô li, rộng 1 ô li rưỡi.
- Cách viết: Đặt bút dưới đường kẻ ngang 3 bên phải đường kẻ dọc 2, viết nét cong sang phải chạm lên đường kẻ ngang 3 xuống giữa đường kẻ dọc 3 và dduongf kẻ dọc 4, cắt xuống đường kẻ ngang 1 và đường kẻ dọc 3, cong về bên trái, dừng bút ở đường kẻ dọc 2 giữa đường kẻ ngang 1 và 2.
* Nét cong kín.
- Cao 2 ô li, rộng 1 ô li rưỡi.
- Cách viết: Trên đường kẻ ngang 3 cắt đường kẻ dọc 3 lấy điểm đặt bút, điểm 2 lấy trên đường kẻ dọc 2 cắt đường kẻ ngang 2, điểm 3 lấy trên đường kẻ ngang 1 cắt đường kẻ dọc 3, điểm 4 lấy trên đường kẻ ngang 2 giữa đường kẻ dọc 3 và 4. Từ các điểm đã lấy, nối theo thứ tự tạo thành nét cong kín.

3. HS tập viết bảng con.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở ô li.
- Mỗi nét viết 2 dòng.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
Toán
SỐ 2
1. Giới thiệu số 2.
- GV treo mẫu số 2 lên bảng.
- HS quan sát, nhận xét.
+ Số 2 cao bao nhiêu ô li? Rộng bao nhiêu ô li? (Cao 4 ô li, rộng 2 ô li)
+ Số 2 được tạo bởi bao nhiêu nét? Đó là những nét nào? (Tạo bởi 2 nét là nét cong xiên và nét ngang)
- GV hướng dẫn cách viết số 2.
+ Hướng dẫn lấy tọa độ trên bảng con: Trên đường kẻ ngang 4 cắt đường kẻ dọc 1 vẽ nét cong trên rộng 2 ô li nối với nét thẳng xiên từ trên xuống dưới, từ phải sang trái đến đường kẻ ngang 1 cắt đường kẻ dọc 1, từ điểm dừng bút của nét 1viết nét ngang trùng với đường kẻ ngang 1 rộng 2 ô li.
 - HS tập vẽ bảng con.


2. HS tập viết vào vở ô li.
- HS vẽ 3 dòng số 2 cỡ vừa và 5 dòng số 2 cỡ nhỏ vào vở.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
3. Nhận xét, khen ngợi HS.
-------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 16 tháng 6 năm 2018
Tiếng việt
NÉT KHUYẾT TRÊN. NÉT KHUYẾT DƯỚI
1. Ôn tập bảng chữ cái.
- HS đồng thanh đọc lại bảng chữ cái: Đọc xuôi, đọc ngươc, đọc tự do.
- Một số HS đọc cá nhân.
- GV sửa lỗi phát âm cho HS.
2. Hướng dẫn viết nét khuyết trên, nét khuyết dưới.
* Nét khuyết trên.
- Cao 5 ô li, rộng 1 ô li rưỡi.
- Cách viết: Trên dòng kẻ 2 bên trái đường kẻ 3 lấy điểm đặt bút, viết nét thẳng xiên từ phải sang trái lên trên đến dòng kẻ 5, viết nét cong trên rộng 1 ô li chạm dòng kẻ 6 đến dòng kẻ 5, viết nét thẳng xuống theo đường kẻ 3 đến dòng kẻ 1.
* Nét khuyết dưới.
- Cao 5 ô li, rộng 1 ô li rưỡi.
- Cách viết: phần trên cao 2 ô li, phẩn dưới cao 3 ô li. Từ dòng kẻ 3 viết nét thẳng từ trên xuống trùng với đường kẻ 3 kéo qua dòng kẻ 1 xuống dưới 2 ô li , viết tiếp nét cong dưới chạm vào dòng kẻ 2 ở dưới, viết tiếp nét thẳng xiên từ trái sang phải, lên trên đến dòng kẻ ngang 2 phía trên giữa đường kẻ 3 và 4.

3. HS tập viết bảng con.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở ô li.
- Mỗi nét viết 2 dòng.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
Toán 
SỐ 3
1. Giới thiệu số 3.
- GV treo mẫu số 3 lên bảng.
- HS quan sát, nhận xét.
+ Số 3 cao bao nhiêu ô li? Rộng bao nhiêu ô li? (Cao 4 ô li, rộng 2 ô li)
+ Số 3 được tạo bởi bao nhiêu nét? Đó là những nét nào? (Tạo bởi 2 nét cong phải)
- GV hướng dẫn cách viết số 3.
+ Hướng dẫn lấy tọa độ trên bảng con: Trên dòng kẻ 4 cắt đường kẻ 1 vẽ nét cong phải đến dòng kẻ 3 sang trái đến giữa đường kẻ 1 và 2, từ điểm dừng bút viết tiếp nét con phải xuống dưới chạm vào đường kẻ 3 xuống đến dòng kẻ 1 cong sang trái đến dòng kẻ 2 căt với đường kẻ 1 thì dừng bút.
 - HS tập viết bảng con.
2. HS tập tô số 3.
- Hs tô số 3 trong vở tập tô, thời gian tô 15’

3. HS tập viết vào vở ô li.
- HS vẽ 5 dòng số 3 cỡ vừa và 5 dòng số 3 cỡ nhỏ vào vở.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
4. Nhận xét, khen ngợi HS.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 2
Thứ hai, ngày 19 tháng 6 năm 2018
Tiếng Việt
TẬP VIẾT CHỮ O, Ô
1.Ôn chữ cái: Ôn bảng chữ cái.
- HS đồng thanh đọc lại bảng chữ cái
- HS đọc cá nhân bảng chữ cái.
2. Hướng dẫn viết chữ o, ô.
* Chữ o:
- Chữ o cao 2 ô ly, rộng 1 ô li rưỡi
- Cách viết: Đặt bút dưới đường kẻ 3 một chút, viết nét cong kín từ phải sang trái, dừng bút ở điểm xuất phát.
* Chữ ô:
- Chữ ô cao 2 ô li, rộng 1 ô li rưỡi.
- Cách viết: 
+ Nét 1: Đặt bút dưới đường kẻ 3 một chút, viết nét cong kín từ phải sang trái, dừng bút ở điểm xuất phát.
+ Nét 2: Đặt bút trên dòng kẻ 3 viết nét hất, đến giữa dòng kẻ 3 và 4 thì dừng lại.
+ Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2 viết nét thẳng xiên trái đến trên dòng kẻ 3 thì dừng bút.
3. HS tập viết bảng con, tập tô trong vở tập tô chữ o, ô.
- GV quan sát, giúp đỡ HS
4. HS tập viết vở ô li.
- Mỗi chữ cái viết 5 dòng.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
TOÁN
SỐ 4
1. Giới thiệu số 4.
- GV treo mẫu số 4 lên bảng.
- HS quan sát, nhận xét.
+ Số 4 cao bao nhiêu ô li? Rộng bao nhiêu ô li? (Cao 4 ô li, rộng 2 ô li)
+ Số 4 được tạo bởi bao nhiêu nét? Đó là những nét nào? (Tạo bởi 3 nét xiên phải, nét ngang và nét đứng. )
- GV hướng dẫn cách viết số 4.
+ Nét 1: Từ dòng kẻ 5 cắt với đường kẻ 4, viết nét xiên xuống đến dòng kẻ 2 cắt với đường kẻ dọc 2.
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, viết tiếp nét ngang sang phải rộng 2 ô li rưỡi.
+ Nét 3: từ dòng kẻ 4 viết nét thẳng cao 3 ô ti từ trên xuống dưới trùng với đường kẻ 4 đến dòng kẻ 1 thì dừng bút.
 - HS tập viết bảng con.
2. HS tập tô số 4.
- HS tập tô số 4 trong vở tập tô, thời gian tô 15’

3. HS tập viết vào vở ô li.
- HS vẽ 5 dòng số 4 cỡ vừa và 5 dòng số 4 cỡ nhỏ vào vở.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
4. Nhận xét, khen ngợi HS.
---------------------------------------------------------
Thứ ba, ngày 20 tháng 6 năm 2018
Tiếng Việt
TẬP VIẾT CHỮ Ơ, A THƯỜNG
1.Ôn chữ cái: Ôn bảng chữ cái.
- HS đồng thanh đọc lại bảng chữ cái
- HS đọc cá nhân bảng chữ cái.
2. Hướng dẫn viết chữ ơ, a.
* Chữ ơ:
- Chữ ơ cao 2 ô ly, rộng 1 ô li rưỡi. Tạo bởi 2 nét là nét cong kín và nét móc (râu)
- Cách viết:
+ Nét 1: Đặt bút dưới đường kẻ 3 một chút, viết nét cong kín từ phải sang trái, dừng bút ở điểm xuất phát.
+ Nét 2: Đặt bút trên dòng 3 một chút, viết nét cong sang phải bên phải nét cong kín gắn vào nét cong kín.
* Chữ a:
- Chữ ô cao 2 ô li, rộng 1 ô li rưỡi. Gồm nét cong kín và nét móc ngược
- Cách viết: 
+ Nét 1: Đặt bút dưới đường kẻ 3 một chút, viết nét cong kín từ phải sang trái rộng 1 ô li rưỡi, dừng bút ở điểm xuất phát.
+ Nét 2: Đặt bút trên dòng kẻ 3 viết nét móc ngược sát với nét cong kín rộn 1 ô li.

3. HS tập viết bảng con, tập tô trong vở tập tô chữ ơ, a.
- GV quan sát, giúp đỡ HS
4. HS tập viết vở ô li.
- Mỗi chữ cái viết 5 dòng.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
TOÁN
SỐ 5
1. Giới thiệu số 5.
- GV treo mẫu số 5 lên bảng.
- HS quan sát, nhận xét.
+ Số 5 cao bao nhiêu ô li? Rộng bao nhiêu ô li? (Cao 4 ô li, rộng 2 ô li)
+ Số 5 được tạo bởi bao nhiêu nét? Đó là những nét nào? (Tạo bởi 3 nét ngang, nét thẳng và nét cong phải.)
- GV hướng dẫn cách viết số 5.
+ Nét 1: Từ đường kẻ 3 cắt với dòng kẻ 5, viết nét ngang từ trái sang phải rộng 2 ô li trùng với dòng kẻ 5đến đường kẻ 5.
+ Nét 2: Từ điểm đặt bút của nét 1, viết tiếp nét thẳng từ trên xuống dưới cao 2 ô li trùng với đường kẻ 3 xuống đến dòng kẻ 3.
+ Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2 viết nét cong phải rộng 2 ô li, đến dòng kẻ 2 thì dừng lại
 - HS tập viết bảng con.
2. HS tập tô số 5.
- HS tập tô số 5 trong vở tập tô, thời gian tô 15’

3. HS tập viết vào vở ô li.
- HS vẽ 5 dòng số 5 cỡ vừa và 5 dòng số 5 cỡ nhỏ vào vở.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
4. Nhận xét, khen ngợi HS.
----------------------------------------------------
Thứ tư, ngày 21 tháng 6 năm 20178Tiếng Việt
TẬP VIẾT CHỮ Ă, Â THƯỜNG
1.Ôn chữ cái: Ôn bảng chữ cái.
- HS đồng thanh đọc lại bảng chữ cái
- HS đọc cá nhân bảng chữ cái.
2. Hướng dẫn viết chữ ă, â.
* Chữ ă:
- Chữ ă cao 2 ô ly, rộng 1 ô li rưỡi. Tạo bởi 3 nét là nét cong kín, nét móc ngược và nét cong dưới nhỏ.
- Cách viết:
+ Nét 1: Đặt bút dưới đường kẻ 3 một chút, viết nét cong kín từ phải sang trái rộng 1 ô li rưỡi, dừng bút ở điểm xuất phát.
+ Nét 2: Đặt bút trên dòng 3 viết nét móc ngược cao 2 ô li rộng 1 ô li sát với nét cong kín, dừng bút ở dòng kẻ 2.
+ Nét 3: Trên nét cong kín, giữa dòng kẻ 3 và 4, viết nét cong dưới từ trái sang phải.
* Chữ â:
- Chữ â cao 2 ô li, rộng 1 ô li rưỡi. Gồm nét cong kín và nét móc ngược, nét hất và nét xiên trái.
- Cách viết: 
+ Nét 1: Đặt bút dưới đường kẻ 3 một chút, viết nét cong kín từ phải sang trái rộng 1 ô li rưỡi, dừng bút ở điểm xuất phát.
+ Nét 2: Đặt bút trên dòng kẻ 3 viết nét móc ngược sát với nét cong kín rộn 1 ô li.
+ Nét 3: Trên chữ a, trên dòng kẻ 3 viết nét hất lên đến giữa dòng kẻ 3 và 4.
+ Nét 4: Từ điểm dừng bút của nét 3, viết nét xiên trái đến trên dòng kẻ 3 (bằng với điểm đặt bút của nét 3).

3. HS tập viết bảng con, tập tô trong vở tập tô chữ ă, â.
- GV quan sát, giúp đỡ HS
4. HS tập viết vở ô li.
- Mỗi chữ cái viết 5 dòng.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ 1, 2, 3, 4, 5
1. Hướng dẫn lại cách viết các số 1, 2, 3, 4, 5.
- GV treo mẫu số 1, 2, 3, 4, 5 lên bảng.
- HS quan sát, nêu lại độ cao, độ rộng, các nét chính của các chữ số.
2. HS tập viết lại các số váo bảng cong.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS

3. HS tập viết vào vở ô li.
- HS viết mỗi số 5 cỡ vừa và 5 dòng cỡ nhỏ vào vở.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
Nhận xét, khen ngợi HS.
Thứ năm, ngày 22 tháng 6 năm 2018
Tiếng Việt
TẬP VIẾT CHỮ B, C, CÔ, CA, BA, BÔ
1.Ôn chữ cái: Ôn bảng chữ cái.
- HS đồng thanh đọc lại bảng chữ cái
- HS đọc cá nhân bảng chữ cái.
2. Hướng dẫn viết chữ b, c.
* Chữ b:
- Chữ b cao 5 ô ly, rộng 2 ô li rưỡi. Tạo bởi 2 nét là nét khuyết trên và nét thắt trên.
- Cách viết:
+ Nét 1: Đặt bút trên dòng kẻ 2, bên trái đường kẻ 1, viết nét khuyết trên chạm dòng kẻ 6 xuống đến dưới dòng kẻ 1 lượn cong sang phải.
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, viết tiếp nét thắt trên, dừng bút dưới dòng kẻ 3
* Chữ c:
- Chữ ô cao 2 ô li, rộng 1 ô li rưỡi. Là nét cong trái
- Cách viết: Đặt bút dưới dòng kẻ 3, viết nét cong trái, dừng bút dưới dòng kẻ 1 hơi chếch sang phải.
* Hướng dẫn viết các tiếng cô, ca, ba, bo: Từ điểm dừng bút của chữ c,b viết tiếp ô, a, o để tạo thành các tiếng
- Hướng dẫn HS đánh vần các tiếng vừa ghép được.
+ Cờ - ô – cô
+ Cờ - a – ca
+ Bờ - a – ba
+ Bờ - ô – bô 

3. HS tập viết bảng con, tập tô trong vở tập tô chữ b, c.
- GV quan sát, giúp đỡ HS
4. HS tập viết vở ô li.
- Mỗi chữ cái viết 5 dòng, mỗi tiếng viết 3 dòng.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
TOÁN
BÉ HƠN - DẤU <
1. Khái niệm bé hơn.
- Hướng dẫn HS hiểu thế nào là bé hơn, so sánh giữa các số đã học.
1. Giới thiệu dấu “<”.	
- GV treo mẫu dấu “<” lên bảng.
- HS quan sát, nhận xét.
+ Dấu “<” cao bao nhiêu ô li? Rộng bao nhiêu ô li? (Cao 2 ô li, rộng 2 ô li)
+ Dấu “<” được tạo bởi bao nhiêu nét? Đó là những nét nào? (Tạo bởi 2 nét xiên phải và nét xiên trái)
- GV hướng dẫn cách viết dấu “<”.
+ Nét 1: Từ đường kẻ 4 cắt với dòng kẻ 3, viết nét xiên phải xuống đến dòng kẻ 2 cắt với đường kẻ 2
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, viết tiếp nét xiên trái từ trên xuống dưới đến dòng kẻ 1 cắt với đường kẻ 4.
- HS tập viết bảng con.

















3. HS tập viết vào vở ô li.
- HS vẽ 5 dòng dấu bé vào vở.
- HS thực hiện so sánh các số với nhau:
1 < 2;	2 < 3;	3 < 4;	4 < 5;	
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
4. Nhận xét, khen ngợi HS.
Thứ sáu, ngày 23 tháng 6 năm 2018
Tiếng Việt
TẬP VIẾT CHỮ D, Đ, DA, ĐA
1.Ôn chữ cái: Ôn bảng chữ cái.
- HS đồng thanh đọc lại bảng chữ cái
- HS đọc cá nhân bảng chữ cái.
2. Hướng dẫn viết chữ d, đ.
* Chữ d:
- Chữ d cao 4 ô ly, rộng 2 ô li rưỡi. Tạo bởi 2 nét là nét cong kín và nét móc ngược.
- Cách viết:
+ Nét 1: Đặt bút dưới dòng kẻ 3, viết nét cong kín từ phải sang trái bên trái đường kẻ 1, dừng bút tại điểm băt đầu.
+ Nét 2: Rê bút lên đến dòng kẻ 5, viết tiếp nét móc ngược cao 4 ô li sát vào nét cong kín trùng với đường kẻ 1, dừng bút dưới dòng kẻ 2.
* Chữ đ:
- Chữ đ cao 4 ô ly, rộng 2 ô li rưỡi. Tạo bởi 3 nét là nét cong kín, nét móc ngược và nét ngang.
- Cách viết:
+ Nét 1: Đặt bút dưới dòng kẻ 3, viết nét cong kín từ phải sang trái bên trái đường kẻ 1, dừng bút tại điểm băt đầu.
+ Nét 2: Rê bút lên đến dòng kẻ 5, viết tiếp nét móc ngược cao 4 ô li sát vào nét cong kín trùng với đường kẻ 1, dừng bút dưới dòng kẻ 2.
+ Nét 3: trên dòng kẻ 4, viết nét ngang ngắn cắt phần trên nét móc ngược để tạo thành hữ đ.
* Hướng dẫn ghép các tiếng da, đa:
- Từ điểm dừng bút của chữ d, đ, nối chữ a vào để tạo thành tiếng da, đa
- Hướng dẫn HS đánh vần các tiếng.
+ Dờ - a – da
+ Đờ - a – đa

3. HS tập viết bảng con, tập tô trong vở tập tô chữ d, đ.
- GV quan sát, giúp đỡ HS
4. HS tập viết vở ô li.
- Mỗi chữ cái viết 5 dòng, mỗi tiếng viết 3 dòng.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
TOÁN
LỚN HƠN - DẤU >
1. Khái niệm lớn hơn.
- Hướng dẫn HS hiểu thế nào là lớn hơn, so sánh giữa các số đã học.
1. Giới thiệu dấu “>”.	
- GV treo mẫu dấu “>” lên bảng.
- HS quan sát, nhận xét.
+ Dấu “>” cao bao nhiêu ô li? Rộng bao nhiêu ô li? (Cao 2 ô li, rộng 2 ô li)
+ Dấu “>” được tạo bởi bao nhiêu nét? Đó là những nét nào? (Tạo bởi 2 nét xiên trái và nét xiên phải)
- GV hướng dẫn cách viết dấu “>”.
+ Nét 1: Từ đường kẻ dọc 2 cắt với đường kẻ ngang 3, viết nét xiên trái xuống đến đường kẻ ngang 2 cắt với đường kẻ dọc 4
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, viết tiếp nét xiên phải từ trên xuống dưới đến đường kẻ ngang 1 cắt với đường kẻ dọc 2.
- HS tập viết bảng con.

















3. HS tập viết vào vở ô li.
- HS vẽ 5 dòng dấu bé vào vở.
- HS thực hiện so sánh các số với nhau:
2 > 1;	3 > 2;	4 > 3;	5 > 4;	
- HS tự rút ra so sánh các số với nhau.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
4. Nhận xét, khen ngợi HS.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 3
Thứ hai, ngày 26 tháng 6 năm 2018
Tiếng Việt
TẬP VIẾT CHỮ E, Ê, BE, BÊ, DÊ
1.Ôn chữ cái: Ôn bảng chữ cái.
- HS đồng thanh đọc lại bảng chữ cái
- HS đọc cá nhân bảng chữ cái.
2. Hướng dẫn viết chữ e, ê.
* Chữ e:
- Chữ e cao 2 ô ly, rộng 1 ô li rưỡi. là nét thắt.
- Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ ngang 1 một chút, viết nét cong phải tới đường kẻ ngang 3 chuyển sang viết nét cong trái xuống đến đường kẻ 1, dừng bút giữa đường kẻ dọc 2 và 3 
* Chữ ê:
- Chữ ê cao 2 ô ly, rộng 1 ô li rưỡi. Tạo bởi 3 nét là nét thắt, nét móc ngược và nét ngang.
- Cách viết:
+ Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ ngang 1 một chút, viết nét cong phải tới đường kẻ ngang 3 chuyển sang viết nét cong trái xuống đến đường kẻ 1, dừng bút giữa đường kẻ dọc 2 và 3
+ Nét 2: Trên đường kẻ 3 viết nét hất đến giữa đường kẻ 3 và 4. 
+ Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, viết nét xiên trái đến trên đường kẻ 3 (bằng với điểm đặt bút của nét 2).
* Hướng dẫn ghép các tiếng be, bê, dê:
- Từ điểm dừng bút của chữ b, d, nối chữ e, ê vào để tạo thành tiếng be, bê, dê.
- Hướng dẫn HS đánh vần các tiếng.
+ Bờ - e – be
+ Bờ - ê – bê
+ Dờ - ê – dê

3. HS tập viết bảng con, tập tô trong vở tập tô chữ e, ê.
- GV quan sát, giúp đỡ HS
4. HS tập viết vở ô li.
- Mỗi chữ cái viết 5 dòng, mỗi tiếng viết 3 dòng.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
TOÁN
BẰNG NHAU - DẤU =
1. Khái niệm lớn bằng nhau.
- Hướng dẫn HS hiểu thế nào là bằng nhau, so sánh giữa các số đã học.
1. Giới thiệu dấu “=”.	
- GV treo mẫu dấu “=” lên bảng.
- HS quan sát, nhận xét.
+ Dấu “=” được tạo bởi những nét nào? (là 2 nét ngang) 
- GV hướng dẫn cách viết dấu “=”.
+ Nét 1: Trùng với đường kẻ ngang 2, từ đường kẻ dọc 2 nết nét ngang trên từ trái sang phải dài 2 ô li.
+ Nét 2: Trùng với dòng kẻ ngang 1, viết tương tự như nét 1.
- HS tập viết bảng con.

















3. HS tập viết vào vở ô li.
- HS vẽ 5 dòng dấu bằng vào vở.	
- HS tự rút ra so sánh các số với nhau.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
4. Nhận xét, khen ngợi HS.
-------------------------------------------
Thứ ba, ngày 27 tháng 6 năm 2018
Tiếng Việt
TẬP VIẾT CHỮ I, T, BI, TI, ĐI, TÔ
1.Ôn chữ cái: Ôn bảng chữ cái.
- HS đồng thanh đọc lại bảng chữ cái
- HS đọc cá nhân bảng chữ cái.
2. Hướng dẫn viết chữ i, t.
* Chữ i:
- Chữ i cao 2 ô ly, rộng 1 ô li rưỡi. Tạo bởi 3 nét là nét hất, nét móc ngược và nét chấm.
- Cách viết:
+ Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ ngang 2, viết nét xiên lên đến đường kẻ ngang 3.
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, viết nét móc ngược xuống đến đường kẻ 1, dừng bút ở đường kẻ 2
+ Nét 3: Rê bút đến trên nét móc ngược, giữa đường kẻ ngang 3, 4 viết nét chấm.
* Chữ t:
- Chữ ô cao 3 ô li, rộng 1 ô li rưỡi. Gồm nét xiên lên và nét móc ngược và nét ngang.
- Cách viết: 
+ Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ ngang 2, viết nét xiên lên đến đường kẻ ngang 3.
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, rê bút lên đường kẻ 4 viết nét móc ngược xuống đến đường kẻ 1, dừng bút ở đường kẻ 2
+ Nét 3: Rê bút đến đường kẻ 3, viết nét ngang nhỏ trùng với đường kẻ 3 cắt trên nét xiên lên.
* Hướng dẫn viết các tiếng bi, đi, ti, tô.
- Viết các chữ b, đ, t sau đó nối các chữ i, ô vảo bên phải các chữ b, đ, t để tạo thành các tiếng bi, đi, ti, tô.
- Hướng dẫn HS đánh vần các tiếng vừa tạo được.
+ Bờ - i – bi
+ Đờ - i – đi
+ Tờ - i – ti
+ Tờ - ô – tô
- HS đọc, Gv nghe, sửa lỗi phát âm.

3. HS tập viết bảng con, tập tô trong vở tập tô chữ ơ, a.
- GV quan sát, giúp đỡ HS
4. HS tập viết vở ô li.
- Mỗi chữ cái viết 5 dòng, mỗi tiếng viết 3 dòng.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
TOÁN
SỐ 6
1. Giới thiệu số 6.
- GV treo mẫu số 6 lên bảng.
- HS quan sát, nhận xét.
+ Số 6 cao bao nhiêu ô li? Rộng bao nhiêu ô li? (Cao 4 ô li, rộng 2 ô li)
+ Số 6 được tạo bởi bao nhiêu nét? Đó là những nét nào? (Là nét cong trên nối với nét cong kín.)
- GV hướng dẫn cách viết số 6.
Từ đường kẻ ngang 4 cắt với đường kẻ dọc 3, viết nét cong trên kéo xuống đến dưới đường kẻ 3 viết tiếp nét cong kín rộng 2 ô li, dừng bút giữa đường kẻ 2 và 3.
- HS tập viết bảng con.
2. HS tập tô số 6.
- HS tập tô số 6 trong vở tập tô, thời gian tô 15’

3. HS tập viết vào vở ô li.
- HS viết 5 dòng số 6 cỡ vừa và 5 dòng số 6 cỡ nhỏ vào vở.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
4. Nhận xét, khen ngợi HS.
---------------------------------------------
Thứ tư, ngày 28 tháng 6 năm 2018
Tiếng Việt
TẬP VIẾT CHỮ N, M, NƠ, NA, ME, MI
1.Ôn chữ cái: Ôn bảng chữ cái.
- HS đồng thanh đọc lại bảng chữ cái
- HS đọc cá nhân bảng chữ cái.
2. Hướng dẫn viết chữ n, m.
* Chữ n:
- Chữ n cao 2 ô ly, rộng 3 ô li rưỡi. Tạo bởi 2 nét móc xuối và nét móc 2 đầu
- Cách viết:
+ Nét 1: Đặt bút giữa đường kẻ ngang 2 và 3, viết nét móc xuôi rộng 1 ô li, dừng bút trên đường kẻ ngang 1
+ Nét 2: Rê bút đến giữa đường kẻ ngang 1 và 2, trên nét móc xuối viết nét móc 2 đầu cao 2 ô li, rộng 2 ô li rưỡi (phần nét xuôi rộng 1 ô li rưỡi), dừng bút trên đường kẻ ngang 2. 
* Chữ m:
- Chữ m cao 2 ô li, rộng 5 ô li. Gồm nét 2 nét móc xuôi và nét móc ngược
- Cách viết: 
+ Nét 1: Đặt bút giữa đường kẻ ngang 2 và 3, viết nét móc xuôi rộng 1 ô li, dừng bút trên đường kẻ ngang 1
+ Nét 2: Rê bút đến giữa đường kẻ ngang 1 và 2, trên nét móc xuối thứ nhất viết nét móc xuối thứ 2 cao 2 ô li, rộng 1 ô li rưỡi, dừng bút trên đường kẻ ngang 1.
+ Nét 3. Rê bút đến giữa đường kẻ ngang 1 và 2, trên nét móc xuối thứ 2 viết nét móc 2 đầu cao 2 ô li, rộng 2 ô li rưỡi (phần nét xuôi rộng 1 ô li rưỡi), dừng bút trên đường kẻ ngang 2.
* Hướng dẫn HS viết các tiếng nơ, na, me, mi.
- Viết các chữ n, m sau đó ghép lần lượt với các chữ ơ, a, e, i để tạo thành các tiếng.
- Hướng dẫn HS đánh vần các tiếng.
+ Nờ - ơ – nơ
+ Nờ - a – na
+ Mờ - e – me
+ Mờ - i – mi
- HS đọc, Gv nghe, sửa lỗi phát âm.

3. HS tập viết bảng con, tập tô trong vở tập tô chữ n, m.
- GV quan sát, giúp đỡ HS
4. HS tập viết vở ô li.
- Mỗi chữ cái viết 5 dòng, mỗi tiếng viết 3 dòng.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
TOÁN
SỐ 7
1. Giới thiệu số 7.
- GV treo mẫu số 6 lên bảng.
- HS quan sát, nhận xét.
+ Số 7 cao bao nhiêu ô li? Rộng bao nhiêu ô li? (Cao 4 ô li, rộng 2 ô li)
+ Số 7 được tạo bởi bao nhiêu nét? Đó là những nét nào? (Là 2 nét ngang, nét xiên phải.)
- GV hướng dẫn cách viết số 7.
+ Nét 1: Trên đường kẻ ngang 5 viết nét ngang rộng 2 ô li.
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, viết tiếp nét xiên phải rộng 1 ô lo rưỡi, dừng bút ở đường kẻ ngang 1.
+ Nét 3: Rê bút lên đến đường kẻ 3, viết nét ngang nhỏ trùng với đường kẻ 3 cắt qua nét xiên để tạo thành số 7
- HS tập viết bảng con.
2. HS tập tô số 7.
- HS tập tô số 7 trong vở tập tô, thời gian tô 15’

3. HS tập viết vào vở ô li.
- HS viết 5 dòng số 7 cỡ vừa và 5 dòng số 7 cỡ nhỏ vào vở.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
4. Nhận xét, khen ngợi HS.
-------------------------------------------------------
Thứ năm, ngày 29 tháng 6 năm 2018
Tiếng Việt
TẬP VIẾT CHỮ L, H, LÊ, HA, HÔ
1.Ôn chữ cái: Ôn bảng chữ cái.
- HS đồng thanh đọc lại bảng chữ cái
- HS đọc cá nhân bảng chữ cái.
2. Hướng dẫn viết chữ l, h.
* Chữ l:
- Chữ l cao 5 ô ly, rộng 2 ô li. Là nét khuyết trên liền với nét cong dưới
- Cách viết:
Đặt bút trên dòng kẻ 2, bên trái đường kẻ 1, viết nét khuyết trên chạm dòng kẻ 6 xuống đến dưới dòng kẻ 1 lượn cong sang phải, dừng bút ở đường kẻ 2.
* Chữ h:
- Chữ h cao 5 ô li, rộng 3 ô li. Gồm nét khuyết trên và nét móc hai đầu
- Cách viết: 
+ Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 2, bên trái đường kẻ dọc 1, viết nét khuyết trên chạm dòng kẻ 6 xuống đến dòng kẻ 1
+ Nét 2: Rê bút đến giữa đường kẻ ngang 1 và 2, viết nét móc hai đầu rộng 2 ô li rưỡi (phần móc xuôi rộng 1 ô li rưỡi).
* Hướng dẫn HS viết các tiếng lê, ha, hô
- Viết các chữ l, h sau đó ghép lần lượt với các chữ ê, a, ô để tạo thành các tiếng.
- Hướng dẫn HS đánh vần các tiếng.
+ Lê - ê – lê
+ Hờ - a – ha
+ Hờ - ô – hô
- HS đọc, Gv nghe, sửa lỗi phát âm.

3. HS tập viết bảng con, tập tô trong vở tập tô chữ l, h.
- GV quan sát, giúp đỡ HS
4. HS tập viết vở ô li.
- Mỗi chữ cái viết 5 dòng, mỗi tiếng viết 3 dòng.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
TOÁN
SỐ 8
1. Giới thiệu số 8.
- GV treo mẫu số 8 lên bảng.
- HS quan sát, nhận xét.
+ Số 8 cao bao nhiêu ô li? Rộng bao nhiêu ô li? (Cao 4 ô li, rộng 2 ô li)
+ Số 8 được tạo bởi bao nhiêu nét? Đó là những nét nào? (Là nét cong trái nối với nét cong phải.)
- GV hướng dẫn cách viết số 8.
+ Nét 1: Dưới đường kẻ ngang số 5 viết nét cong trái đến đường kẻ ngang 3 thì viết tiếp nét cong phải đến đường kẻ ngang 1 lại chuyển hướng viết nét cong trái ddeessn đường kẻ ngang 3 lại chuyển hướng viết nét cong phải đến khi về điểm bắt đầu.
- HS tập viết bảng con.
2. HS tập tô số 8.
- HS tập tô số 8 trong vở tập tô, thời gian tô 15’

3. HS tập viết vào vở ô li.
- HS viết 5 dòng số 8 cỡ vừa và 5 dòng số 8 cỡ nhỏ vào vở.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
4. Nhận xét, khen ngợi HS.
------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 30 tháng 6 năm 2018
Tiếng Việt
TẬP VIẾT CHỮ K, G, KÊ, GA
1.Ôn chữ cái: Ôn bảng chữ cái.
- HS đồng thanh đọc lại bảng chữ cái
- HS đọc cá nhân bảng chữ cái.
2. Hướng dẫn viết chữ k, g.
* Chữ k:
- Chữ k cao 5 ô ly, rộng 3 ô li. Gồm nét khuyết trên và nét thắt giữa.
- Cách viết:
+ Nét 1: Đặt bút trên dòng kẻ 2, bên trái đường kẻ 1, viết nét khuyết trên chạm dòng kẻ 6 xuống đến dòng kẻ 1.
+ Nét 2: Rê bút đến đường kẻ ngang 2 viết nét thắt giữa rồng 2 ô li rưỡi (thắt ở dòng kẻ ngang 2), dừng bút trên đường kẻ 2
* Chữ g:
- Chữ g cao 5 ô li, rộng 2 ô li. Gồm nét cong kín và nét khuyết dưới.
- Cách viết: 
+ Nét 1: Đặt bút dưới đuongè kẻ 3, viết nét cong kín rộng 1 ô li rưỡi cao 2 ô li.
+ Nét 2: Đặt bút trên đường kẻ 3, viết nét khuyết dưới, dừng bút ở đường kẻ ngang 2.
* Hướng dẫn HS viết các tiếng kê, ga
- Viết các chữ k, g sau đó ghép lần lượt với các chữ ê, a để tạo thành các tiếng.
- Hướng dẫn HS đánh vần các tiếng.
+ Ca - ê – kê
+ Gờ - a – ga
- HS đọc, Gv nghe, sửa lỗi phát âm.

3. HS tập viết bảng con, tập tô trong vở tập tô chữ k, g.
- GV quan sát, giúp đỡ HS
4. HS 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_tieng_viet_cho_be_chuan_bi_vao_lop_1.doc