Giáo án Toán Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 25: Dài hơn, ngắn hơn (2 tiết) - Năm học 2021-2022

Giáo án Toán Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 25: Dài hơn, ngắn hơn (2 tiết) - Năm học 2021-2022

Bài 25: DÀI HƠN, NGẮN HƠN (2 tiết)

Thời gian thực hiện: Từ ngày 24/2/2022 đến 02/03/2022

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức, kĩ năng

- YCCĐ 1: Nhận biết được và biết cách xác định đồ vật nào dài hơn, đồ vật nào ngắn hơn, hai đồ vật bằng nhau.

 2. Về biểu hiện phẩm chất, năng lực

- YCCĐ 2: Bước đầu làm quen với phương pháp đối chiếu, so sánh, xác định mối quan hệ ngược nhau (a dài hơn b thì b ngắn hơn a).

 - YCCĐ 3: Thông qua hoạt động trong bài, HS làm quen với phương pháp đối chiếu, so sánh, xác định mối quan hệ ngược nhau để giải quyết các yêu cầu đề ra. Từ đó học sinh được phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - GV: Một số vật thật cần thiết để so sánh độ dài như trong SGK.

- HS: Bộ đồ dùng môn toán.

 

docx 5 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 45883
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 25: Dài hơn, ngắn hơn (2 tiết) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY: MÔN TOÁN; LỚP: 1A3
CHỦ ĐỀ 7: ĐỘ DÀI VÀ ĐO ĐỘ DÀI
Bài 25: DÀI HƠN, NGẮN HƠN (2 tiết)
Thời gian thực hiện: Từ ngày 24/2/2022 đến 02/03/2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức, kĩ năng
- YCCĐ 1: Nhận biết được và biết cách xác định đồ vật nào dài hơn, đồ vật nào ngắn hơn, hai đồ vật bằng nhau.
 2. Về biểu hiện phẩm chất, năng lực
- YCCĐ 2: Bước đầu làm quen với phương pháp đối chiếu, so sánh, xác định mối quan hệ ngược nhau (a dài hơn b thì b ngắn hơn a).
 - YCCĐ 3: Thông qua hoạt động trong bài, HS làm quen với phương pháp đối chiếu, so sánh, xác định mối quan hệ ngược nhau để giải quyết các yêu cầu đề ra. Từ đó học sinh được phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - GV: Một số vật thật cần thiết để so sánh độ dài như trong SGK.
- HS: Bộ đồ dùng môn toán.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động (3 -5 phút)
Mục tiêu (MT): Tạo tâm thế phấn khởi cho hs trước khi vào học bài mới.
Phương pháp (PP): Trò chơi
Hình thức tổ chức (HTTC): Cả lớp
- Tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng”, thực hiện chơi cả lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Khám phá (10-15 phút)
MT: YCCĐ 1, 2, 3
PP: Trực quan, thảo luận, vấn đáp.
HTTC: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
* Dài hơn, ngắn hơn.
 - Cho HS quan sát hình vẽ có bút mực, bút chì. Các đầu bút đó đặt thẳng vạch dọc bên trái.
+ Trên hình vẽ 2 loại bút nào?
+ Bút nào dài hơn?
- GV nhận xét, kết luận: Bút mực dài hơn bút chì.
+ Bút nào ngắn hơn?
- GV nhận xét, kết luận: Bút chì ngắn hơn bút mực.
- HS quan sát, lắng nghe
- HS quan sát
- Bút mực và bút chì.
- Bút mực dài hơn.
- Vài HS nhắc lại.
- Bút chì ngắn hơn.
- HS lắng nghe, ghi nhớ
3. Hoạt động luyện tập thực hành (20- 25 phút)
MT: YCCĐ 1, 2, 3
PP: Thảo luận, thực hành, vận dụng.
HTTC: Cá nhân, nhóm, cả lớp.	
*Bài 1. 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS quan sát câu a và hỏi: 
+ Trong hình vẽ gì?
+ Keo dán nào dài hơn?
- Nhận xét, kết luận.
- Tương tự, GV cho HS quan sát từng cặp hai vật ở câu b, c, d nhận biết được vật nào dài hơn trong mỗi cặp rồi trả lời câu hỏi: Vật nào dài hơn?
- GV lần lượt gọi HS trả lời từng câu b, c, d.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV hỏi thêm: Vật nào ngắn hơn trong mỗi cặp?
- GV nhận xét, kết luận.
Bút mực dài hơn bút chì. Bút chì ngắn hơn bút mực.
- HS đọc yêu cầu: Vật nào dài hơn?
- Keo dán màu xanh và keo dán màu vàng.
- Keo dán màu vàng dài hơn keo dán màu xanh.
- HS quan sát, suy nghĩ.
- HS phát biểu, lớp nhận xét.
- Thảo luận, trả lời.
b) Thước màu xanh dài hơn thước màu cam.
c) Cọ vẽ màu hồng dài hơn cọ vẽ màu vàng.
d) Bút màu xanh dài hơn bút màu hồng.
- HS quan sát, trả lời.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
*Bài 2. 
- Cho HS quan sát tranh vẽ các con sâu A, B, C
- GV lần lượt hỏi:
 + Con sâu A dài mấy đốt?
 + Con sâu B dài mấy đốt?
 + Vậy còn con sâu C dài mấy đốt?
- GV yêu cầu HS so sánh chiều dài các con sâu, từ đó tìm con sâu ngắn hơn con sâu A.
- Con sâu nào dài hơn con sâu A?
* Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV kẻ các vạch thẳng dọc ở đầu bên trái và ở đầu bên phải của các chìa khóa, yêu cầu HS quan sát chiều dài các chìa khóa.
- GV cho HS nhận biết chìa khóa ở đặc điểm hình đuôi chìa khóa.
- Gọi HS lần lượt trả lời các câu a, b, c, d.
- GV nhân xét, kết luận:
a) A ngăn hơn B; b) D dài hơn C;
c) A ngắn hơn C; d) C ngắn hơn B.
- HS nhắc lại yêu cầu đề bài
- Con sâu A dài 9 đốt.
- Con sâu B dài 10 đốt.
- Con sâu C dài 8 đốt.
- HS suy nghĩ trả lời.
- Con sâu C ngắn hơn con sâu A.
- Con sâu B dài hơn con sâu A.
- HS đọc yêu cầu
- HS đọc yêu cầu: So sánh dài hơn, ngắn hơn.
- HS quan sát các chìa khóa.
- HS xác định được chìa khóa nào dài hơn hoặc ngắn hơn chìa khóa kia.
- HS quan sát trả lời
- Lắng nghe, ghi nhớ
* Bài 4
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS quan sát chiều dài các con cá (kẻ vạch thẳng tương tự bài 3) từ đó xác định ba con cá, con nào dài nhất, con nào ngắn nhất.
- GV nhân xét, kết luận
- HS đọc yêu cầu: Con cá nào dài nhất ? Con cá nào ngắn nhất?
- HS quan sát.
- HS phát biểu, lớp nhận xét.
a) A ngắn nhất, B dài nhất.
b) A ngắn nhất, C dài nhất.
- Lắng nghe, ghi nhớ
4. Hoạt động vận dụng (3 - 5 phút)
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì ?
- Em thích nhất điều gì trong tiết học ?
- So sánh dài hơn, ngắn hơn với các vật thật ở nhà.
- HS lắng nghe, thực hiện
- HS chia sẻ trước lớp
- Thực hiện cùng người thân
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
- 
- 
- 
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động (3 -5 phút)
Mục tiêu (MT): Tạo tâm thế phấn khởi cho hs trước khi vào học bài mới.
Phương pháp (PP): Trò chơi
Hình thức tổ chức (HTTC): Cả lớp
- Thi đo chiều cao của các bạn trong lớp, bạn nào nào cao hơn? Bạn nào thấp hơn?
- Nhận xét, tuyên dương.
- Thực hiện chơi cả lớp.
- Lắng nghe
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Khám phá (10-15 phút)
MT: YCCĐ 1, 2, 3
PP: Trực quan, thảo luận, vấn đáp.
HTTC: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
Cao hơn, thấp hơn.
 - GV cho HS quan sát hình, dựa vào đường vạch ngang ở chân và ở đầu mỗi bạn để nhận biết được bạn nào thấp hơn, cao hơn hoặc cao hơn bằng bạn kia; bạn nào cao nhất, bạn nào thấp nhất.
- GV nhận xét, kết luận.
- HS quan sát, lắng nghe, thực hiện, ghi nhớ
- Lắng nghe
3. Hoạt động luyện tập (20- 25 phút)
MT: YCCĐ 1, 2, 3
PP: Thảo luận, thực hành, vận dụng.
HTTC: Cá nhân, nhóm, cả lớp.	
* Bài 1. 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS xác định các đường vạch ngang ở phía chân và phía đầu các con vật, từ đó so sánh, nêu được con vật nào cao hơn trong mỗi cặp.
- GV lần lượt gọi HS trả lời từng câu.
- GV nhận xét, kết luận:
a) Sư tử; b) Mèo;
c) Đà điểu; d) Gấu.
- GV hỏi thêm: Con vật nào thấp hơn trong mỗi cặp?
- GV nhận xét, kết luận.
- HS đọc yêu cầu bài toán
- HS đọc yêu cầu: Con vật nào cao hơn trong mỗi cặp?
- HS quan sát, suy nghĩ.
- HS phát biểu, lớp nhận xét.
- HS phát biểu, lớp nhận xét.
- Lắng nghe
* Bài 2. 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV tiến hành tương tự bài 1 giúp HS xác định được lọ hoa nào thấp hơn trong mỗi cặp.
- GV nhận xét, KL.
- GV hỏi thêm: Lọ hoa nào cao hơn trong mỗi cặp?
- GV nhận xét, kết luận.
- HS đọc yêu cầu: Lọ hoa nào thấp hơn?
- HS quan sát, trả lời.
- HS nhận xét.
- HS phát biểu, lớp nhận xét.
- Lắng nghe
* Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Tương tự bài 1, GV hướng dẫn HS xác định các vạch ngang ở gốc cây và ngọn cây, quan sát, tìm ra được cây nào cao hơn hoặc thấp hơn cây kia. Từ đó tìm được cây cao nhất, cây thấp nhất trong mỗi hàng.
- GV nhân xét, kết luận.
a) Cao nhất: D, thấp nhất: A;
b) Cao nhất: A, thấp nhất: C;
c) Cao nhất: A, thấp nhất: C;
d) Cao nhất: A, thấp nhất: D;
e) Cao nhất: C, thấp nhất: D.
*Trò chơi: Ai nhanh ai đúng.
- GV cho HS quan sát 3 tranh và câu hỏi:
Tranh 1: 1 chiếc lọ cao và những cây hoa thấp hơn chiếc lọ.
+ Những cây hoa có cắm được vào lọ không?
Tranh 2: 2 bạn học sinh có chiều cao chênh lệch.
+ Theo em cô giáo sẽ xếp bạn nào ngồi trên, bạn nào ngồi dưới trong lớp để 2 bạn đều nhìn rõ bảng.
- Chia lớp thành 4 nhóm, cho các nhóm thảo luận. Hết thời gian GV cho các nhóm xung phong trả lời và giải thích.
- HS đọc yêu cầu: Tìm cây cao nhất, cây thấp nhất trong mỗi hàng.
- HS quan sát và trả lời, lớp nhận xét
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Quan sát lắng nghe
- Trả lời
- Thực hiện chơi
4. Hoạt động vận dụng (3 - 5 phút)
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì ?
- Em thích nhất điều gì trong tiết học ?
- HS chia sẻ trước lớp
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
- 
- 
- 
_________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_2.docx