Giáo án Toán Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 14: Khối lập phương, khối hộp chữ nhật (2 tiết) - Năm học 2021-2022

Giáo án Toán Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 14: Khối lập phương, khối hộp chữ nhật (2 tiết) - Năm học 2021-2022

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức, kĩ năng

- YCCĐ 1: Nhận biết được khối lập phương, khối hộp chữ nhật qua các vật thật và đồ dùng học tập.

 2. Về biểu hiện phẩm chất, năng lực

- YCCĐ 2: Bước đầu phát triển trí tưởng tượng không gian, liên hệ với thực tế, có hứng thú học tập qua việc thực hành đếm hình, xếp, ghép khối lập phương, khối hộp chữ nhật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Mô hình khối lập phương, khối hộp chữ nhật (bằng bìa, nhựa, ). Sưu tầm những đồ vật có dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật.

- HS: Sưu tầm những đồ vật có dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật.

 Các khối lập phương nhỏ để xếp, ghép hình. Bộ đồ dùng học Toán 1.

 

docx 4 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 17633
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 14: Khối lập phương, khối hộp chữ nhật (2 tiết) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY: MÔN TOÁN; LỚP: 1A3
CHỦ ĐỀ 3: LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ HÌNH KHỐI 
Bài 14: KHỐI LẬP PHƯƠNG, KHỐI HỘP CHỮ NHẬT (2 tiết)
Thời gian thực hiện: Từ ngày 27/12/2021 đến 29/12/2021
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức, kĩ năng
- YCCĐ 1: Nhận biết được khối lập phương, khối hộp chữ nhật qua các vật thật và đồ dùng học tập.
 2. Về biểu hiện phẩm chất, năng lực 
- YCCĐ 2: Bước đầu phát triển trí tưởng tượng không gian, liên hệ với thực tế, có hứng thú học tập qua việc thực hành đếm hình, xếp, ghép khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Mô hình khối lập phương, khối hộp chữ nhật (bằng bìa, nhựa, ). Sưu tầm những đồ vật có dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
- HS: Sưu tầm những đồ vật có dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
 Các khối lập phương nhỏ để xếp, ghép hình. Bộ đồ dùng học Toán 1.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động (3 -5 phút)
Mục tiêu (MT): Tạo tâm thế phấn khởi cho hs trước khi vào học bài mới.
Phương pháp (PP): Trò chơi
Hình thức tổ chức (HTTC): Cả lớp
- Tổ chức trò chơi “bốc thăm nêu tên hình”, thực hiện chơi cả lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng”, thực hiện chơi cả lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Khám phá (10-15 phút)
MT: YCCĐ 1, 2
PP: Trực quan, thảo luận, vấn đáp.
HTTC: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Thông qua đồ vật thật (hộp quà, xúc xắc) và hình vẽ (SGK), GV cho HS quan sát giới thiệu biểu tưởng khối lập phương (có mô hình minh họa, nhận dạng tổng thể).
- Thông qua đồ vật thật (bể cá, loa thùng) và hình vẽ (SGK), GV cho HS quan sát giới thiệu biểu tưởng khối hộp chữ nhật (có mô hình minh họa, nhận dạng tổng thể).
- GV kết luận: khối hộp lập phương, khối hộp chữ nhật.
- HS quan sát, lắng nghe
- HS quan sát, lắng nghe
- HS lắng nghe, ghi nhớ
3. Hoạt động luyện tập thực hành (20-25 phút)
MT: YCCĐ 1, 2
PP: Thảo luận, thực hành, vận dụng.
HTTC: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
*Bài 1. Những hình nào là khối lập phương
- Yêu cầu HS quan sát các hình khối, từ đó nhận ra được hình là khối lập, rồi nêu tên chữ ở dưới mỗi hình thích hợp đó.
- GV mời HS nêu trước lớp 
- GV cùng HS nhận xét
- HS quan sát, lắng nghe
- Chia sẻ kết quả
- Lắng nghe, ghi nhớ
*Bài 2. Những hình nào là khối hộp chữ nhật
 - Yêu cầu HS quan sát các hình khối, từ đó nhận ra được hình nào là khối hộp chữ nhật, rồi nêu tên chữ ở dưới mỗi hình thích hợp đó.
- GV mời HS nêu trước lớp 
- GV cùng HS nhận xét
- HS quan sát, lắng nghe
- Chia sẻ kết quả
- Lắng nghe, ghi nhớ
*Bài 3. GV nêu yêu cầu bài tập
a) Mỗi đồ vật sau có dạng hình gì?
- Mỗi HS tên đồ vật có dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật trong hình vẽ nối với khối ở dưới mỗi hình thích hợp đó.
- GV mời HS chia sẻ trước lớp 
- GV cùng HS nhận xét
b) Mỗi em có thể nêu tên đồ vật có dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật mà các em biết trong thực tế quanh ta.
- GV nhận xét tuyên dương 
- HS quan sát, lắng nghe, trả lời
- Chia sẻ kết quả
- Lắng nghe, ghi nhớ
- HS chia sẻ
- HS lắng nghe, ghi nhớ
4. Hoạt động vận dụng (3 - 5 phút)
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì ?
- Em thích nhất điều gì trong tiết học ?
- Về nhà quan sát và nhận biết các đồ vật dạng hình khối lập phương và Hình HCN.
- HS lắng nghe, thực hiện
- HS chia sẻ trước lớp
- Thực hiện cùng người thân
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
- 
- 
- 
TIẾT 2. LUYỆN TẬP
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động (3 -5 phút)
Mục tiêu (MT): Tạo tâm thế phấn khởi cho hs trước khi vào học bài mới.
Phương pháp (PP): Trò chơi
Hình thức tổ chức (HTTC): Cả lớp
- Tổ chức trò chơi “đoán hình”, thực hiện chơi cả lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng”, thực hiện chơi cả lớp.
- Lắng nghe
2. Hoạt động luyện tập thực hành (20-25 phút)
MT: YCCĐ 1, 2
PP: Thảo luận, thực hành, vận dụng.
HTTC: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
* Bài 1. Bạn Mai xếp được mấy hình dưới đây.
a) Có bao nhiêu khối lập phương?
b) Có bao nhiêu khối hộp chữ nhật 
- GV nêu yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn HS HS thực hiện:
- GV có thể phóng to hình vẽ trong SGK hoặc chiếu lên bảng để HS quan sát, rồi tự trả lời các câu hỏi của bài toán.
- HS quan sát, từ đó nhận biết rồi đếm số khối lập phương có trong hình vẽ.
- HS quan sát, từ đó nhận biết qua hai dấu hiệu (khối gỗ dạng khối hộp chữ nhật và có màu đỏ), rồi đếm số khối hộp chữ nhật màu đỏ có trong hình vẽ.
- GV nhận xét, tuyên dương
- HS quan sát, lắng nghe
- HS nêu lại yêu cầu bài toán
- Lắng nghe, thực hiện
- Quan sát, lắng nghe
- Quan sát lắng nghe
- Quan sát thảo luận, trả lời
- Lắng nghe, ghi nhớ
* Bài 2. Dùng các khối lập phương nhỏ như nhau, bạn Việt xếp thành các chữ T, H, C. 
- Các khối gỗ lập phương xếp, ghép thành hình các chữ T, H, C. Yêu cầu HS quan sát, đếm số lượng khối lập phương ở mỗi chữ, rồi so sánh và trả lời các câu hỏi.
a) Chữ nào được xếp bởi nhiều khối lập phương nhất
b) Chữ nào được xếp bởi số khối lập phương bằng nhau
- GV mời chia sẻ trước lớp
- GV cùng HS nhận xét
* Bài 3. GV nêu yêu cầu của bài.
- Các khối lập phương xếp thành các hình: A, B, C. Yêu cầu HS nhận ra hình nào là khối lập phương trong ba hình đó rồi trả lời.
- GV mời HS trình bày
- GV cùng HS nhận xét.
- HS quan sát, lắng nghe
- Lắng nghe, thực hiện
- Quan sát, lắng nghe, trả lời
- Quan sát lắng nghe, trả lời
- Chia sẻ trước lớp
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Quan sát, lắng nghe
- HS chia sẻ
- Lắng nghe, ghi nhớ
* Bài 4. GV nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS quan sát để nhận ra quy luật. Xếp lần lượt các hình theo từng nhóm (khối hộp chữ nhật, khối lập phương) rồi tìm ra hình thích hợp đặt vào dấu “?”.
- HS quan sát thấy các khối lập phương được xếp theo quy luật từng nhóm gồm ba màu (đỏ, vàng, xanh, ). Từ đó tìm ra hình thích hợp đặt vào dấu “?”.
- GV mời HS trình bày
- GV cùng HS nhận xét
- Quan sát, lắng nghe, trả lời
- Quan sát, lắng nghe, trả lời
- HS chia sẻ
- Lắng nghe, ghi nhớ
3. Hoạt động vận dụng (3 - 5 phút)
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì ?
- Em thích nhất điều gì trong tiết học ?
- HS chia sẻ trước lớp
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
- 
- 
- 
__________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_1.docx