Giáo án Toán Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 12: Bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10 (3 tiết) - Năm học 2021-2022

Giáo án Toán Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 12: Bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10 (3 tiết) - Năm học 2021-2022

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

 1. Về kiến thức, kĩ năng

- YCCĐ 1: Hình thành được bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10 và vận dụng tính nhẩm.

 2. Về biểu hiện phẩm chất, năng lực

- YCCĐ 2: Qua việc xây dựng bảng cộng, bảng trừ thấy được mối quan hệ ngược giữa phép cộng và phép trừ, từ đó phát triển tư duy lôgic, liên hệ giải các bài toán có tình huống thực tế và vận dụng vào tính nhẩm.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bộ đồ dùng dạy Toán 1; Những mô hình, vậy liệu, xúc xắc, để tổ chức hoạt động, trò chơi.

 - HS: Sách toán và sách bài tập, con xúc xắc

 

docx 5 trang Kiều Đức Anh 22501
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 12: Bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10 (3 tiết) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY: MÔN TOÁN; LỚP: 1A3
CHỦ ĐỀ 3: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10
Bài 12: BẢNG CỘNG, BẢNG TRỪ TRONG PHẠM VI 10 (3 tiết)
Thời gian thực hiện: Từ ngày 13/12/2021 đến 17/12/2021
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 1. Về kiến thức, kĩ năng
- YCCĐ 1: Hình thành được bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10 và vận dụng tính nhẩm.
 2. Về biểu hiện phẩm chất, năng lực 
- YCCĐ 2: Qua việc xây dựng bảng cộng, bảng trừ thấy được mối quan hệ ngược giữa phép cộng và phép trừ, từ đó phát triển tư duy lôgic, liên hệ giải các bài toán có tình huống thực tế và vận dụng vào tính nhẩm.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Bộ đồ dùng dạy Toán 1; Những mô hình, vậy liệu, xúc xắc, để tổ chức hoạt động, trò chơi.
 - HS: Sách toán và sách bài tập, con xúc xắc
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1. BẢNG CỘNG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động (3 -5 phút)
 Mục tiêu (MT): Tạo tâm thế phấn khởi cho hs trước khi vào học bài mới.
 Phương pháp (PP): Trò chơi
Hình thức tổ chức (HTTC): Cả lớp
- Tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng”, thực hiện chơi cả lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Khám phá (10-15 phút)
MT: YCCĐ 1, 2
PP: Trực quan, thảo luận, vấn đáp.
HTTC: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Từ hình ảnh các bông hoa, HS hình thành các phép tính cộng có kết quả bằng 7. (Nêu được kết quả các phép tính 1 + 6; 2 + 5; 3 + 4; 4 + 3; 5 + 2; 6 + 1).
- HS quan sát, ghi nhớ
3. Hoạt động luyện tập thực hành (20-25 phút)
MT: YCCĐ 1, 2
PP: Thảo luận, thực hành, vận dụng.
HTTC: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
Bài 1. Số ?
- Nêu yêu cầu bài tập
- Hd HS tính nhẩm
- Yêu cầu HS làm bài
- HS nêu kết quả
- GV cùng HS nhận xét 
- HS nhắc lại yêu cầu bài tập
- HS thực hiện tính nhẩm
- Thực hiện làm bài
- Chia sẻ kết quả
- Lắng nghe, ghi nhớ
Bài 2. Em hoàn thành bảng cộng
- Nêu yêu cầu bài tập
- HD HS tính nhẩm
- Yêu cầu HS làm bài
- HS nêu kết quả
- GV cùng HS nhận xét 
- HS nhắc lại yêu cầu bài tập
- HS thực hiện tính nhẩm
- Thực hiện làm bài
- Chia sẻ kết quả
- Lắng nghe, ghi nhớ
Bài 3. Tìm cánh hoa cho mỗi chú ong
- Nêu yêu cầu bài tập
- HD HS nhẩm kết quả các phép tính ở mỗi chú ong. Chú ong sẽ đậu vào cành hoa chứa kết quả của phép tính ghi trên chú ong đó.
 Chẳng hạn: cành hoa số 5 cho các chú ong ghi phép tính 3 + 2 và 4 + 1.
- HS nêu kết quả
- GV cùng HS nhận xét
- HS nhắc lại yêu cầu bài tập
- HS thực hiện tính nhẩm
- Thực hiện làm bài
- Chia sẻ kết quả
- Lắng nghe, ghi nhớ
4. Hoạt động vận dụng (3 - 5 phút)
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì ?
- Em thích nhất điều gì trong tiết học ?
- HS lắng nghe, thực hiện
- HS chia sẻ trước lớp
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
- 
- 
- 
TIẾT 2. BẢNG TRỪ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động (3 -5 phút)
MT: Tạo tâm thế tiếp nhận bài học đồng thời HS ôn lại bài đã học.
PP: Trò chơi
HTTC: Cả lớp
- Tổ chức trò chơi: “thêm vào thì bằng mấy”, thực hiện chơi qua các phép tính đã học.
- GV nhận xét, tuyên dương dẫn dắt vào bài.
- Cả lớp cùng chơi
- Lắng nghe
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Khám phá (10-15 phút)
MT: YCCĐ 1, 2
PP: Vấn đáp, thảo luận, thực hành, vận dụng.
HTTC: Cả lớp, cá nhân, cặp đôi.
- Từ hình ảnh các bông hoa, HS hình thành các phép tính 8 trừ cho một số. (Nêu được kết quả các phép tính 8 – 1; 8 – 2; 8 – 3; 8 – 4; 8 – 5; 8 – 6; 8 - 7).
- Quan sát, lắng nghe, thực hiện
3. Hoạt động luyện tập thực hành (25-30 phút)
MT: YCCĐ 1, 2
PP: Vấn đáp, thảo luận, thực hành, vận dụng.
HTTC: Cả lớp, cá nhân, cặp đôi.
Bài 1. Số ?
- Nêu yêu cầu bài tập
- HD HS tính nhẩm 6 trừ cho một số.
- Yêu cầu HS làm bài
- HS nêu kết quả
- GV cùng HS nhận xét. 
- HS nhắc lại yêu cầu bài tập
- HS thực hiện tính nhẩm
- Thực hiện làm bài
- Chia sẻ kết quả
- Lắng nghe, ghi nhớ
Bài 2. Em hoàn thành bảng trừ
- Nêu yêu cầu bài tập
- HD HS hoàn thành bảng trừ trong phạm vi 10.
- GV cho HS đọc kết quả phép tính theo từng cột.
- GV cùng HS nhận xét. 
- HS nhắc lại yêu cầu bài tập
- Thực hiện làm bài
- Chia sẻ kết quả
- Lắng nghe, ghi nhớ
Bài 3. Tính nhẩm
- Nêu yêu cầu bài tập
- HD HS tính nhẩm ra các phép tính ghi ở lá cờ cắm trong mỗi lọ hoa
- Yêu cầu HS làm bài
- HS nêu kết quả
- GV cùng HS nhận xét 
- HS nhắc lại yêu cầu bài tập
- HS thực hiện tính nhẩm
- Thực hiện làm bài
- Chia sẻ kết quả
- Lắng nghe, ghi nhớ
4. Hoạt động vận dụng (3 - 5 phút)
 - Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì ?
 - Em thích nhất điều gì trong tiết học ?
- Thực hiện phép trừ một số đồ vật quen thuộc cùng người thân.
- Biết các phép trừ trong phạm vi 10
- HS chia sẻ trước lớp
- Thực hiện cùng người thân
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
- 
- 
- 
TIẾT 3. LUYỆN TẬP
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động (3 -5 phút)
MT: Tạo tâm thế tiếp nhận bài học đồng thời HS ôn lại cách bài trước.
PP: Trò chơi
HTTC: Cả lớp
- Tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng”, thực hiện chơi cả lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe
2. Hoạt động luyện tập thực hành (25-30 phút)
MT: YCCĐ 1, 2
PP: Vấn đáp, thảo luận, vận dụng
HTTC: Cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp.
Bài 1. Số ?
- GV nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS dựa vào hình vẽ hình thành các phép tính rồi tính kết quả, tìm ra số thích hợp trong ô trống
- Yêu cầu HS đọc lại từng phép tính 
- GV cùng HS nhận xét
- HS nêu lại yêu cầu bài tập
- HS thực hiện tính
- HS thực hiện đọc
- HS lắng nghe, ghi nhớ
Bài 2. Số ?
- GV nêu yêu cầu bài tập
- HD HS thực hiện phép rính theo thứ tự mũi tên để tìm ra số thích hợp trong ô 5 cộng 4 bằng mấy? (9) điền 9 vào ô trống thứ nhất. 9 trừ 4 bằng mấy? (5) . Điền 5 vào ô trống tiếp theo.
- HD tương tự với bài b
- HS thực hiện – GV cùng HS nhận xét 
- HS nêu lại yêu cầu bài tập
- HS thực hiện tính
- HS thực hiện đọc
- HS lắng nghe, ghi nhớ
Bài 3. Trò chơi
- GV nêu cách chơi:
+ Chơi theo nhóm
+ Đặt 12 tấm thẻ trên mặt bàn. Khi đến lượt người chơi gieo xúc xắc, úp tấm thẻ ghi phép tính có kết quả bằng số chấm ở mặt trên xúc xắc
+ Trò chơi kết thúc khi úp được 6 tấm thẻ.
- Yêu cầu HS chơi theo nhóm 
- GV giám sát 
- GV cùng HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS chia nhóm
- Lắng nghe thực hiện chơi
- Lắng nghe
- HS chơi cùng nhóm
- HS chơi
- lắng nghe
4. Hoạt động vận dụng (3 - 5 phút)
- Qua bài học hôm nay, các con biết được điều gì?
- Vận dụng bài học giáo viên ra ví dụ cụ thể cho HS thực hiện.
- HS về nhà cùng người thân thực hành trừ trong phạm vi 10
- HS chia sẻ
- Trả lời
- Thực hiện cùng người thân.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
- 
- 
- 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_1.docx