Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chương trình học kỳ I - Năm học 2020-2021

Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chương trình học kỳ I - Năm học 2020-2021

CHỦ ĐỀ 1: NHỮNG BÀI HỌC ĐẦU TIÊN

BÀI 2: Bb (tiết 3-4, sách học sinh, trang 12-13)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Quan sát tranh khởi động, trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động được vẽ trong tranh có tên gọi có tiếng chứa âm chữ b(bé, ba, bà, bế bé, ).

2. Kĩ năng: Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ b; đọc được chữ b, ba; viết được chữ b, ba, số 2; nhận biết được tiếng có âm chữ b; nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm b.Biết nói, hát kèm vận động bài hát có âm bvui nhộn, quen thuộc với các em qua các hoạt động mở rộng.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.

5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Thẻ chữ b (in thường, in hoa, viết thường); một số tranh ảnh minh hoạ (con ba ba, con rùa); bài hát Cháu yêu bà, Búp bê bằng bông;thẻ từ (bé, ba, bà, bế bé, số 2).

 2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con,

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

 1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp: nhằm khai thác kinh nghiệm ngôn ngữ (vốn từ, đặt câu) và kinh nghiệm xã hội của học sinh, kết nối điều học sinh đã biết, đã có với bài học mới, giúp học sinh nhận ra ý nghĩa của việc học (đọc, viết).

 2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1

1. Ổn định lớp (3-5 phút):

- Giáo viên tổ chức cho học sinh hát tập thể bài “Cháu lên ba”.

- Giáo viên tổ chức trò chơi “Truyền điện”. Giáo viên yêu cầu học sinh nói, viết, đọc chữ a; nói câu có từ a, hoặc câu có tiếng chứa âm a.

2. Dạy bài mới (27-30 phút):

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

2.1. Khởi động (4-5 phút):

* Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh khởi động, trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động được vẽ trong tranh có tên gọi có tiếng chứa âm chữ b.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:

 

- Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, tìm đúng trang của bài học.

- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng tìm được.

- Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng.

- Giáo viên nêu mục tiêu của bài học. - Học sinh mở sách học sinh trang 12.

- Học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ chứa tiếng có âm b(bé, bà, ba; bế bé).

- Học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được (có chứa âm b) và phát hiện âm b.

- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài mới, quan sát giáo viên viết tên bài (B b).

- Học sinh lắng nghe mục tiêu của bài học.

 

docx 414 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 17042
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chương trình học kỳ I - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 07 tháng 09 năm 2020
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 1 tuần 01
CHỦ ĐỀ 1: NHỮNG BÀI HỌC ĐẦU TIÊN
BÀI 1: A a (tiết 1-2, sách học sinh, trang 10-11)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khóa sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề “Những bài học đầu tiên” (ba, bà, bò, cò, cá; số 1).Quan sát tranh khởi động, trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi có tiếng chứa âm chữ a (ba, bà, hoa, lá).
2. Kĩ năng: Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ a.Đọc được chữ a.Viết được chữ a, số 1.Nhận biết được tiếng có âm chữ a, nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm chữ a.Biết chào hỏi, xưng hô (với bạn và thầy cô), nói lời xin phép (tích hợp qua kể chuyện và qua các hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục); biết nói lời biểu thị sự ngạc nhiên, thích thú qua các hoạt động mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
6. Tích hợp:Tích hợp dạy học 4 kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; tích hợp dạy ngôn ngữ và dạy văn chương nhằm bồi dưỡng các phẩm chất, năng lực sử dụng ngôn ngữ; tích hợp dạy các giá trị văn hoá, giáo dục, phát triển nhân cách; tích hợp phát triển ngôn ngữ và tư duy; tích hợp dạy Tiếng Việt với các môn học và hoạt động giáo dục khác như Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động giáo dục Thể chất, Giáo dục địa phương.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ chữ a (in thường, in hoa, viết thường); một số tranh ảnh minh hoạ kèm thẻ từ (gà, bà, lá, số 1); tranh chủ đề.
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp: nhằm khai thác kinh nghiệm ngôn ngữ (vốn từ, đặt câu) và kinh nghiệm xã hội của học sinh, kết nối điều học sinh đã biết, đã có với bài học mới, giúp học sinh nhận ra ý nghĩa của việc học (đọc, viết).
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
1. Ổn định lớp (3-5 phút):
Giáo viên tổ chức cho học sinh hát tập thể bài “Cháu yêu bà”.
2. Dạy bài mới (27-30 phút):
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.1. Khởi động (4-5 phút):
* Mục tiêu: Học sinh trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra, phát hiện một số từ thuộc chủ đề “Những bài học đầu tiên” (ba, bà, bò, cò, cá).Quan sát tranh khởi động, trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi có tiếng chứa âm chữ a (ba, bà, hoa, lá).
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm đôi.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, tìm đúng trang của bài học.
- Giáo viên treo tranh, giới thiệu chủ đề.
- Giáo viên tổ chức nhóm đôi, yêu cầu học sinh đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề.
- Giáo viên giải thích thêm tên gọi Những bài học đầu tiên: những chữ cái, chữ số, đầu tiên học sinh sẽ học.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng tìm được.
- Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng.
- Giáo viên nêu mục tiêu của bài học.
- Học sinh mở sách học sinh trang 10, cùng bạn thảo luận về tên chủ đề của bài học, 
- Học sinh nghe giới thiệu tên chủ đề (quan sát tranh chủ đề).
- Học sinh trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề (và tranh chủ đề) gợi ra, nêu được một số từ khóa sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Những bài học đầu tiên (ba, bà, cà, cò, ca, cá, cò; hoặc các chữ số 1, 2, 3, 4, 5). 
- Học sinh cùng bạn quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ chứa tiếng có âm a (bà, ba, má, hoa, lá,...).
- Học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng tìm được (có chứa a) và phát hiện âm a.
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài mới, quan sát giáo viên viết tên bài (A a).
- Học sinh lắng nghe mục tiêu của bài học.
2.2. Dạy âm chữ mới (23-25 phút):
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ a; đọc được chữ a; viết được chữ a, số 1; nhận biết được tiếng có âm chữ a, nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm chữ a.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện âm chữ mới:
- Giáo viên gắn thẻ chữ a lên bảng.
- Giáo viên giới thiệu chữ a.
b. Đọc âm chữ mới:
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc chữ a.
- Học sinh quan sát chữ ain thường, A in hoa.
- Học sinh đọc chữ a.
Nghỉ giữa tiết
c. Tập viết:
c.1. Viết vào bảng con:
- Viết chữ a:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của chữ a.
- Viết số 1:
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc số 1.
Giáo viên viết và phân tích hình thức chữ viết của số 1.
c.2. Viết vào vở tập viết:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết chữ avà số 1 vào vở Tập viết.
- Giáo viên giúp đỡ học sinh yếu.
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của chữ a.
- Học sinh viết chữ avào bảng con.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có. 
- Học sinh đọc số 1.
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết và phân tích hình thức chữ viết của số 1.
- Học sinh viết số 1vào bảng con.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có. 
- Học sinh viết chữ avà số 1 vào vở Tập viết.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có.
- Học sinh tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.3. Mở rộng từ ngữ chứa tiếng có âm chữ mới (18-20 phút):
* Mục tiêu: Học sinh nhận biết được tiếng có âm chữ a, nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm chữ a.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên treo các tranh, hướng dẫn học sinh tìm từ có tiếng chứa âm chữ a theo chiều kim đồng hồ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng ngón trỏ nối avà hình lá, bà, gà trống, ba mang ba lô.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nói câu có chứa từ ngữ lá hoặc bà, gà trống, ba, ba lô.
- Giáo viên gợi ý: Chiếc lá màu xanh. Đây là con gà trống.,...). 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thêm chữ abằng việc quan sát môi trường chữ viết xung quanh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu một số từ ngữ có tiếng chứa âm a.
- Học sinh quan sát tranh, tìm từ có tiếng chứa âm chữ a(lá, bà, gà trống, ba mang ba lô).
- Học sinh thảo luận, dùng ngón trỏ nối avà hình lá, bà, gà trống, ba mang ba lô.
- Học sinh nói trong nhóm, vài học sinh nói trước lớp.
- Học sinh tìm thêm chữ a, ví dụ: ở bảng tên của em, của bạn; ở bảng chữ cái, Năm điều Bác Hồ dạy...
- Học sinh nêu, ví dụ: má, trán, mắt cá, 
Nghỉ giữa tiết
3. Hoạt động mở rộng (8-10 phút):
* Mục tiêu: Học sinh biết chào hỏi, xưng hô (với bạn và thầy cô), nói lời xin phép; biết nói lời biểu thị sự ngạc nhiên, thích thú.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh. 
- Giáo viên hỏi: Tranh vẽ những ai? Bạn nhỏ đang làm gì? Chữ gì trong bóng nói gắn với bạn nhỏ?
- Giáo viên giải thích thêm “Câu “A!” trong bóng nói biển thị sự ngạc nhiên, thích thú của bạn nhỏ.
- Giáo viên gợi ý cho học sinh, ví dụ: A, ba về., A, mẹ ơi, gà kìa., A, sách đẹp quá!
- Học sinh quan sát tranh.
- Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên và phát hiện được nội dung tranh.
- Học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng: nói câu biểu thị sự ngạc nhiên có từ a.
- Học sinh nói trong nhóm nhỏ, một vài học sinh nói trước lớp câu có từ a, biểu thị sự ngạc nhiên.
4. Hoạt động nối tiếp (3-5 phút):
a. Củng cố:
- Giáo viên tổ chức trò chơi vận động kết hợp hát phỏng theo vè, như: Hôm nay em học chữ a. Có ba có má lại có cả bà. La là lá la.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện lại chữ a.
b. Dặn dò:
Giáo viên dặn học sinh.
- Học sinh cả lớp tham gia trò chơi.
- Học sinh nhận diện lại chữ a.
- Học sinh nắm lại nội dung đọc, viết ở giờ tự học.
- Học sinh chuẩn bị cho tiết học sau (Bài b).
	Thứ ba ngày 07 tháng 09 năm 2020
Buổi sáng
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 1 tuần 01
CHỦ ĐỀ 1: NHỮNG BÀI HỌC ĐẦU TIÊN
BÀI 2: Bb (tiết 3-4, sách học sinh, trang 12-13)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Quan sát tranh khởi động, trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động được vẽ trong tranh có tên gọi có tiếng chứa âm chữ b(bé, ba, bà, bế bé, ).
2. Kĩ năng: Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ b; đọc được chữ b, ba; viết được chữ b, ba, số 2; nhận biết được tiếng có âm chữ b; nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm b.Biết nói, hát kèm vận động bài hát có âm bvui nhộn, quen thuộc với các em qua các hoạt động mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ chữ b (in thường, in hoa, viết thường); một số tranh ảnh minh hoạ (con ba ba, con rùa); bài hát Cháu yêu bà, Búp bê bằng bông;thẻ từ (bé, ba, bà, bế bé, số 2).
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp: nhằm khai thác kinh nghiệm ngôn ngữ (vốn từ, đặt câu) và kinh nghiệm xã hội của học sinh, kết nối điều học sinh đã biết, đã có với bài học mới, giúp học sinh nhận ra ý nghĩa của việc học (đọc, viết).
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
1. Ổn định lớp (3-5 phút):
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hát tập thể bài “Cháu lên ba”.
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Truyền điện”. Giáo viên yêu cầu học sinh nói, viết, đọc chữ a; nói câu có từ a, hoặc câu có tiếng chứa âm a.
2. Dạy bài mới (27-30 phút):
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.1. Khởi động (4-5 phút):
* Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh khởi động, trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động được vẽ trong tranh có tên gọi có tiếng chứa âm chữ b.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, tìm đúng trang của bài học.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng tìm được.
- Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng.
- Giáo viên nêu mục tiêu của bài học.
- Học sinh mở sách học sinh trang 12.
- Học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ chứa tiếng có âm b(bé, bà, ba; bế bé).
- Học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được (có chứa âm b) và phát hiện âm b.
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài mới, quan sát giáo viên viết tên bài (B b).
- Học sinh lắng nghe mục tiêu của bài học.
2.2. Nhận diện âm chữ mới, tiếng có âm chữ mới (22-25 phút):
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ b; đọc được chữ b, ba; viết được chữ b, ba, số 2.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện âm chữ b:
- Giáo viên gắn thẻ chữ b lên bảng.
- Giáo viên giới thiệu chữ b.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc chữ b.
b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
- Giáo viên gắn mô hình đánh vần tiếng ba lên bảng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng ba.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần theo mô hình tiếngba.
c. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát từ ba.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng khóaba.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trơn từ khóaba.
- Học sinh quan sát chữ bin thường, B in hoa.
- Học sinh đọc chữ b.
- Học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng ba.
- Học sinh phân tích tiếng ba(gồm âm b, âma).
- Học sinh đánh vần: bờ-a-ba.
- Học sinh quan sát từ ba phát hiện âm b trong tiếng ba.
- Học sinh đánh vần: bờ-a-ba.
- Học sinh đọc trơn từ khóaba.
Nghỉ giữa tiết
d. Tập viết:
d.1. Viết vào bảng con:
- Viết chữ b:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của chữ b.
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của chữ b.
- Học sinh viết chữ bvào bảng con.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có. 
- Viết chữ ba:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của chữ ba(chữ bđứng trước, chữađứng sau).
- Viết số 2:
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc số 2.
Giáo viên viết và phân tích hình thức chữ viết của số 2.
d.2. Viết vào vở tập viết:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết chữ b bavà số 2 vào vở Tập viết.
- Giáo viên giúp đỡ học sinh yếu.
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết chữ ba.
- Học sinh viết chữ bavào bảng con.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có.
- Học sinh đọc số 2.
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết và phân tích hình thức chữ viết của số 2.
- Học sinh viết số 2vào bảng con.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có. 
- Học sinh viết chữ b bavà số 2 vào vở Tập viết.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có.
- Học sinh tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.3. Mở rộng từ ngữ chứa tiếng có âm chữ mới và luyện tập đánh vần, đọc trơn (17-20 phút):
* Mục tiêu: Học sinh nhận biết được tiếng có âm chữ b; nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm b.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Mở rộng từ ngữ chứa tiếng có âm chữ mới:
- Giáo viên treo các tranh, hướng dẫn học sinh tìm từ có tiếng chứa âm chữ b theo chiều kim đồng hồ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng ngón trỏ nối bvà hình bàn, bé, bóng, bưởi, ba ba.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nói câu có chứa từ ngữ bàn hoặc bàn, bé, bóng, bưởi, ba ba.
- Giáo viên gợi ý: Bàn học của em có hai ngăn. Đây là quả bóng.,...). 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thêm chữ bbằng việc quan sát môi trường chữ viết xung quanh.
- Học sinh quan sát tranh, tìm từ có tiếng chứa âm chữ b(bàn, bé, bóng, bưởi, ba ba).
- Học sinh thảo luận, dùng ngón trỏ nối bvà hình bàn, bé, bóng, bưởi, ba ba.
- Học sinh nói trong nhóm, vài học sinh nói trước lớp.
- Học sinh tìm thêm chữ b, ví dụ: ở bảng tên của em, của bạn; ở bảng chữ cái, bảng Nội quy học sinh...
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu một số từ ngữ có tiếng chứa âm b.
b. Luyện tập đánh vần, đọc trơn:
- Giáo viên đọc mẫu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần và đọc trơn từ ba ba.
- Giáo viên dùng tranh con ba ba, con rùa để giúp học sinh phân biệt ba ba và rùa.
- Học sinh nêu, ví dụ: bún bò, bánh bò, bánh bao, bánh canh, 
- Học sinh nghe giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh đánh vần và đọc trơn từ ba ba.
- Học sinh quan sát tranh vẽ.
- Học sinh tìm hiểu nghĩa của từ ba ba.
Nghỉ giữa tiết
3. Hoạt động mở rộng (8-10 phút):
* Mục tiêu: Học sinh biết nói, hát kèm vận động bài hát có âm bvui nhộn, quen thuộc với các em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh. 
- Giáo viên hỏi: Tranh vẽ những gì? Tranh gợi bài hát nào?
- Giáo viên gợi ý bằng cách hát một câu, hoặc hỏi “Ở mẫu giáo em đã hát bài nào, có những từ như búp bê, bươm bướm, 
- Học sinh quan sát tranh.
- Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên và phát hiện được nội dung tranh.
- Học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng: nói, hát kèm vận động bài hát có âm bvui nhộn, quen thuộc với các em.
- Học sinh nói, hát kèm vận động, ví dụ: múa, vỗ tay bài Búp bê bằng bông biết bay bay bay, Bé bé bằng bông...
4. Hoạt động nối tiếp (3-5 phút):
a. Củng cố:
- Giáo viên tổ chức trò chơi vận động.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện lại chữ b.
b. Dặn dò:
Giáo viên dặn học sinh.
- Học sinh cả lớp tham gia trò chơi.
- Học sinh nhận diện lại chữ b.
- Học sinh nắm lại nội dung đọc, viết ở giờ tự học.
- Học sinh chuẩn bị cho tiết học sau (Bài c).
Buổi chiều
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 1 tuần 01
CHỦ ĐỀ 1: NHỮNG BÀI HỌC ĐẦU TIÊNí
ì
BÀI 3: C c dấu huyền ( ), dấu sắc ( ) (tiết 5-6, sách học sinh, trang 14-15)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Quan sát tranh khởi động, trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động được vẽ trong tranh có tên gọi có tiếng chứa âm chữ c, dấu huyền, dấu sắc (công, cò, cá, cào cào, ).
2. Kĩ năng: Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ c, dấu huyền, dấu sắc; đọc được chữ c, ca, cà, cá; viết được chữ c, ca, cà, cá, số 3; nhận biết được, nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm c, dấu huyền, dấu sắc.Biết nói, hát kèm vận động bài hát có âm c, thanh huyền, thanh sắc vui nhộn vui nhộn, quen thuộc qua các hoạt động mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ chữ c (in thường, in hoa, viết thường); một số tranh ảnh minh họa (con công, con cò, con cá, con cào cào); bài hát Con cào cào, Con cua đá; thẻ từ (ca, cà, cá, số 3).
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp: nhằm khai thác kinh nghiệm ngôn ngữ (vốn từ, đặt câu) và kinh nghiệm xã hội của học sinh, kết nối điều học sinh đã biết, đã có với bài học mới, giúp học sinh nhận ra ý nghĩa của việc học (đọc, viết).
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
1. Ổn định lớp (3-5 phút):
Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai làm đúng?”. Giáo viên yêu cầu học sinh nói, viết, đọc chữ b; nói câu có từ b, hoặc câu có tiếng chứa âm b.
2. Dạy bài mới (27-30 phút):
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.1. Khởi động (4-5 phút):
* Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh khởi động, trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động được vẽ trong tranh có tên gọi có tiếng chứa âm chữ c, dấu huyền, dấu sắc.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, tìm đúng trang của bài học.
- Học sinh mở sách học sinh trang 14.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng tìm được.
- Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng.
- Giáo viên nêu mục tiêu của bài học.
- Học sinh quan sát tranh, nói từ ngữ chứa tiếng có âm chữ c(cây cỏ, con công, cò, cá, cào cào).
- Học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được (có chứa c, dấu huyền, dấu sắc) và phát hiện âm c, dấu huyền, dấu sắc.
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài mới, quan sát giáo viên viết tên bài.
- Học sinh lắng nghe mục tiêu của bài học.
2.2. Nhận diện âm chữ mới, tiếng có âm chữ mới (23-25 phút):
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ c, dấu huyền, dấu sắc; đọc được chữ c, ca, cà, cá; viết được chữ c, ca, cà, cá, số 3.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện âm chữ mới:
a.1. Nhận diện âm chữ C c:
- Giáo viên gắn thẻ chữ C c lên bảng.
- Giáo viên giới thiệu chữ C c.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc chữ C c.
a.2. Nhận diện thanh huyền( ˋ ) (dấu huyền):
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nghe và phân biệt a – à, ba – bà, ca – cà. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu một số từ ngữ có tiếng chứa thanh huyền.
- Giáo viên viết bảng dấu huyền.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc tên dấu huyền.
a.3. Nhận diện thanh sắc( ˊ ) (dấu sắc):
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tương tự thanh huyền.
- Giáo viên treo bảng hình minh hoạ cà - cá, bà - bá, bò - bó, để giúp học sinh phân biệt thanh huyền và thanh sắc.
b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
b.1. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếngcó âm chữ c:
- Giáo viên gắn mô hình đánh vần tiếng ca lên bảng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng ca.
- Giáo viên hướng dẫn đánh vần theo mô hình tiếng ca.
b.2. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếngcó thanh huyền:
- Giáo viên treo tranh quả cà và gắn mô hình đánh vần tiếng cà lên bảng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng cà.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần theo mô hình tiếng cà.
b.3. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếngcó thanh sắc:
Tiến hành tương tự thanh huyền.
c. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa:
c.1. Đánh vần và đọc trơn từ khóaca:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát từ ca.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng khóaca.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trơn từ khóaca.
c.2. Đánh vần và đọc trơn từ khóacà, cá:
Tiến hành tương tự như tiếng ca.
- Học sinh quan sát chữ cin thường, in hoa.
- Học sinh đọc chữ C c.
- Học sinh nghe và phân biệt a – à, ba – bà, ca – cà, tìm điểm khác giữa 3 cặp từ vừa nêu: có và không có thanh huyền.
- Học sinh nêu: cò, bò, đò, hò, 
- Học sinh quan sát dấu huyền.
- Học sinh đọc tên dấu huyền.
- Học sinh quan sát, phân biệt được thanh huyền (dấu huyền) và thanh sắc (dấu sắc).
- Học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng ca.
- Học sinh phân tích tiếng ca(gồm âm c, âm a).
- Học sinh đánh vần: cờ-a-ca.
- Học sinh quan sát tranh và mô hình đánh vần tiếng cà.
- Học sinh phân tích tiếng cà(gồm âm c, âm a và thanh huyền).
- Học sinh đánh vần: cờ-a-ca-huyền-cà.
- Học sinh quan sát từ ca phát hiện âm c trong tiếng ca.
- Học sinh đánh vần: cờ-a-ca.
- Học sinh đọc trơn từ khóaca.
Nghỉ giữa tiết
d. Tập viết:
d.1. Viết vào bảng con:
- Viết chữ c:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của chữ c.
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của chữ c.
- Học sinh viết chữ cvào bảng con.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có. 
- Viết chữ ca:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của chữ ca(chữ cđứng trước, chữ ađứng sau).
- Viết chữ cà (cá):
Tiến hành tương tự như ca.
- Viết số 3:
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc số 3.
Giáo viên viết và phân tích hình thức chữ viết của số 3.
d.2. Viết vào vở tập viết:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết chữ c,ca, cà, cávà số 3 vào vở Tập viết.
- Giáo viên giúp đỡ học sinh yếu.
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết chữ ca.
- Học sinh viết chữ cavào bảng con.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có.
- Học sinh đọc số 3.
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết và phân tích hình thức chữ viết của số 3.
- Học sinh viết số 3vào bảng con.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có. 
- Học sinh viết chữ c, ca, cà, cávà số 3vào vở Tập viết.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có.
- Học sinh tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.3. Mở rộng từ ngữ chứa tiếng có âm chữ mới và luyện tập đánh vần, đọc trơn (18-20 phút):
* Mục tiêu: Học sinh nhận biết được và nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm c, dấu huyền, dấu sắc.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Mở rộng từ ngữ chứa tiếng có âm chữ mới:
- Giáo viên treo các tranh, hướng dẫn học sinh tìm từ có tiếng chứa âm chữ c theo chiều kim đồng hồ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng ngón trỏ nối cvà hình cò, cáo, cam, cua.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nói câu có chứa từ ngữ cáhoặc cua, cam, cò.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thêm chữ cbằng việc quan sát môi trường chữ viết xung quanh.
- Học sinh quan sát tranh, tìm từ có tiếng chứa âm chữ c(cò, cáo, cam, cua).
- Học sinh thảo luận, dùng ngón trỏ nối cvà hình cò, cáo, cam, cua.
- Học sinh nói trong nhóm, vài học sinh nói trước lớp.
- Học sinh tìm thêm chữ c, dấu huyền, dấu sắc, ví dụ: ở bảng tên của em, của bạn; ở bảng chữ cái,...
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu một số từ ngữ có tiếng chứa âm c.
b. Luyện tập đánh vần, đọc trơn:
- Giáo viên đọc mẫu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần và đọc trơn từ ca, cà, cá.
- Giáo viên dùng tranh để giải nghĩa từ: ca, cà, cá.
- Học sinh nêu, ví dụ: cái cổ, cánh tay, cô giáo, cửa sổ, cánh cửa, 
- Học sinh nghe giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh đánh vần và đọc trơn từ ca, cà, cá.
- Học sinh quan sát tranh vẽ và lắng nghe.
Nghỉ giữa tiết
3. Hoạt động mở rộng (8-10 phút):
* Mục tiêu: Học sinh biết nói, hát kèm vận động bài hát có âm c, thanh huyền, thanh sắc vui nhộn vui nhộn, quen thuộc với các em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh. 
- Giáo viên hỏi: Tranh vẽ những gì? Tranh gợi bài hát nào?
- Giáo viên gợi ý bằng cách hát một câu, hoặc hỏi “Ở mẫu giáo em đã hát bài nào, có những từ như con cào cào có cái cánh 
- Học sinh quan sát tranh.
- Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên và phát hiện được nội dung tranh.
- Học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng: nói, hát kèm vận động bài hát có âm c, thanh huyền, thanh sắc vui nhộn, quen thuộc với các em.
- Học sinh nói, hát kèm vận động, ví dụ: múa, vỗ tay bài Con cào cào có cái cánh xanh xanh ...
4. Hoạt động nối tiếp (3-5 phút):
a. Củng cố:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện lại chữ c.
b. Dặn dò:
Giáo viên dặn học sinh.
- Học sinh nhận diện lại chữ c, thanh huyền,thanh sắc.
- Học sinh nắm lại nội dung đọc, viết ở giờ tự học; chuẩn bị cho tiết học sau (Bài o).
Thứ tư ngày 09 tháng 09 năm 2020
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 1tuần 01
ỉ
CHỦ ĐỀ 1: NHỮNG BÀI HỌC ĐẦU TIÊN
BÀI 4: O o dấu hỏi( ) (tiết 7-8, sách học sinh, trang 16-17)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Quan sát tranh khởi động, trao đổi với bạn về về các sự vật, hoạt động được vẽ trong tranh có tên gọi có tiếng chứa âm chữ o, dấu hỏi (bò, cỏ, thỏ, đỏ, mỏ chim, bỏ rác).
2. Kĩ năng: Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ o, dấu hỏi; đọc được chữ o, bò, cỏ; viết được chữ o, cỏ, số 4; nhận biết được; nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm o, dấu hỏi.Nêu tiếng kêu gà, bò, .qua các hoạt động mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ chữ o (in thường, in hoa, viết thường); một số tranh ảnh minh họa (gà, bò, bê, nghé, trâu); thẻ từ (gà, bò, bê, nghé, trâu, số 4).
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, trò chơi: nhằm khai thác kinh nghiệm ngôn ngữ (vốn từ, đặt câu) và kinh nghiệm xã hội của học sinh, kết nối điều học sinh đã biết, đã có với bài học mới, giúp học sinh nhận ra ý nghĩa của việc học (đọc, viết).
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
1. Ổn định lớp (3-5 phút):
Giáo viên tổ chức trò chơi “Người lịch sự”. Quản tròyêu cầu các bạn nói, viết, đọc chữ c; nói câu có từ c, hoặc câu có tiếng chứa âm c một cách lịch sự.
2. Dạy bài mới (27-30 phút):
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.1. Khởi động (4-5 phút):
* Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh khởi động, trao đổi với bạn về về các sự vật, hoạt động được vẽ trong tranh có tên gọi có tiếng chứa âm chữ o, dấu hỏi.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhómđôi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, tìm đúng trang của bài học.
- Học sinh mở sách học sinh trang 16.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng tìm được.
- Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng.
- Giáo viên nêu mục tiêu của bài học.
- Học sinh quan sát tranh, nói từ ngữ chứa tiếng có âm chữ o(bò, cỏ, thỏ, đỏ, mỏ chim, bỏ rác).
- Học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được (có chứa o, dấu hỏi) và phát hiện âm o, dấu hỏi.
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài mới, quan sát giáo viên viết tên bài.
- Học sinh lắng nghe mục tiêu của bài học.
2.2. Nhận diện âm chữ mới, tiếng có âm chữ mới (23-25 phút):
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ o, dấu hỏi; đọc được chữ o, bò, cỏ; viết được chữ o, cỏ, số 4.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện âm chữ mới:
a.1. Nhận diện âm chữ O o:
- Giáo viên gắn thẻ chữ O o lên bảng.
- Giáo viên giới thiệu chữ O o.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc chữ o.
a.2. Nhận diện thanh hỏi(ˀ) và dấu hỏi:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nghe và phân biệt bo - bỏ, co - cỏ, đo - đỏ. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu một số từ ngữ có tiếng chứa thanh hỏi.
- Giáo viên viết bảng dấu hỏi (ˀ).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc tên dấu hỏi.
b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
b.1. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếngcó âm chữ o:
- Giáo viên gắn mô hình đánh vần tiếng bò lên bảng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng bò.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần theo mô hình tiếng bò.
b.2. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếngcó thanh hỏi:
- Giáo viên treo tranh bó cỏ và gắn mô hình đánh vần tiếng cỏ lên bảng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng cỏ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần theo mô hình tiếng cỏ.
c. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa:
c.1. Đánh vần và đọc trơn từ khóa bò:
- Giáo viên h

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_1_sach_chan_troi_sang_tao_chuong_trin.docx