Giáo án Tiếng việt Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Tuần 23 - Năm học 2020-2021
B. Khám phá.
HĐ2: Đọc.
Nghe đọc
– Cả lớp: Nghe GV giới thiệu tranh minh hoạ bài đọc và giới thiệu bài đọc là một câu chuyện kể về cuộc trò chuyện của những đồ dùng học tập.
– Cá nhân: Nghe GV đọc cả bài, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu sau mỗi đoạn. Đọc thầm theo GV.
Đọc trơn
– Cả lớp: 2 – 3 HS đọc một số từ ngữ dễ phát âm sai: im lặng, xin lỗi,. (MB); bạn nhỏ, đến trường,. (MN).
– Cá nhân: Đọc các từ ngữ theo yêu cầu.
– Nhóm:
Mỗi HS đọc một đoạn, đọc nối tiếp 3 đoạn đến hết bài.
Thi đọc nối tiếp các đoạn giữa 3 nhóm: mỗi nhóm cử 1 HS đọc một đoạn.
– Cả lớp: Nghe GV và các nhóm nhận xét HS của nhóm mình đọc.
Đọc hiểu
Nghe GV đặt câu hỏi: Lúc đầu, bút nhận xét thế nào về thước kẻ?
Môn Tiếng Việt: Tuần 23 Bài 23A: Theo bước em đến trường (3 tiết) I.Mục tiêu: - Đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong bài Bút và thước kẻ; kết hợp đọc chữ và xem tranh để hiểu nội dung câu chuyện; nhận xét được hành động, suy nghĩ của từng nhân vật trong câu chuyện và rút ra được bài học từ câu chuyện. - Viết đúng những từ mở đầu bằng tr/ch hoặc v/d. Chép đúng một đoạn văn. - Biết giới thiệu các đồ dùng học tập. II. Đồ dùng dạy học: - 4 – 6 bộ thẻ (hoặc phiếu học tập) như minh hoạ ở HĐ3 (phần a hoặc b). - Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy – học: HĐ của giáo viên HĐ của học sinh A.Khởi động. HĐ1:Nghe - nói – Quan sát tranh vẽ, nói tên các đồ vật trong tranh. – Từng HS nói về những đồ dùng học tập đã được bố mẹ / người thân sắm sửa cho trước lúc bước vào năm học mới. B. Khám phá. HĐ2: Đọc. Nghe đọc – Cả lớp: Nghe GV giới thiệu tranh minh hoạ bài đọc và giới thiệu bài đọc là một câu chuyện kể về cuộc trò chuyện của những đồ dùng học tập. – Cá nhân: Nghe GV đọc cả bài, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu sau mỗi đoạn. Đọc thầm theo GV. Đọc trơn – Cả lớp: 2 – 3 HS đọc một số từ ngữ dễ phát âm sai: im lặng, xin lỗi,... (MB); bạn nhỏ, đến trường,... (MN). – Cá nhân: Đọc các từ ngữ theo yêu cầu. – Nhóm: Mỗi HS đọc một đoạn, đọc nối tiếp 3 đoạn đến hết bài. Thi đọc nối tiếp các đoạn giữa 3 nhóm: mỗi nhóm cử 1 HS đọc một đoạn. – Cả lớp: Nghe GV và các nhóm nhận xét HS của nhóm mình đọc. Đọc hiểu Nghe GV đặt câu hỏi: Lúc đầu, bút nhận xét thế nào về thước kẻ? – Cá nhân: Từng HS đọc thầm đoạn 1 để trả lời câu hỏi. Một số HS trả lời. GV chốt câu trả lời đúng: Lúc đầu cây bút cho rằng thước kẻ chẳng giúp ích gì cho bạn học sinh. (Vì chỉ có mỗi mình cây bút làm việc). Nghe GV nêu câu hỏi c và hướng dẫn cách thực hiện (đọc đoạn 2, 3) để hiểu công việc và suy nghĩ của cây bút và thước kẻ. Dựa vào đó, HS trả lời các câu hỏi sau: Em thích C. Luyện tập HĐ 3: Viết - Hướng dẫn học sinh tập viết đoạn văn - Nhận xét, sửa lỗi D. Vận dụng. HĐ 4: Nghe - nói. Nói một câu về cách giữ gìn đồ dùng học tập. – Nhóm: Từng em nêu ý kiến về cách giữ gìn đồ dùng học tập của mình. Cả nhóm nhận xét, góp ý. – Cả lớp: Một vài em nói ý kiến của mình trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. - Dặn dò, giao bài về nhà. - Quan sát tranh, thảo luận theo nhóm. - Đại diện trình bày trước lớp. - Lắng nghe. - Đọc thầm theo gv - Luyện đọc các tiếng, từ. - Đọc các từ - HS đọc - Hs thi đọc theo nhóm - Một vài hs nhận xét - Hs lắng nghe - hs đọc thầm đoạn 1 - Hs trả lời - Hs trả lời: Em thích.... - Viết bảng con, vở ô li. - Nói câu về cách giữ gìn đồ dùng học tập. - Hs nêu ý kiến - Hs nêu ý kiến trước lớp -Nhận xét Bài 23B: Trường đẹp lắm bạn ơi (3 tiết) I.Mục tiêu: - Đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong bài Bạn làm gì trong Ngày ngôi trường xanh?. - Nghe – viết đúng một đoạn văn. Viết đúng những từ ngữ có tiếng mở đầu bằng tr/ch; v/d. - Nghe hiểu câu chuyện Học trò của cô giáo chim khách và kể lại được một đoạn của câu chuyện. - Biết hỏi – đáp về những hoạt động giữ gìn trường, lớp sạch đẹp, về câu chuyện đã nghe. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa câu chuyện Học trò của cô giáo chim khách. III. Hoạt động dạy – học: HĐ của giáo viên HĐ của học sinh A.Khởi động. HĐ1: – Cặp: Quan sát tranh ngôi trường, nhận xét về ngôi trường trong tranh; từng HS nói về ngôi trường mình mơ ước (giới thiệu tranh ngôi trường các em đã vẽ theo mơ ước của mình trong BT1 – VBT, nếu có). – Cả lớp: 1 – 2 HS đại diện nhóm nói trước lớp về những điều đã trao đổi theo cặp. B. Khám phá. HĐ 2. Đọc: Nghe đọc Cả lớp: – Nghe GV giới thiệu bài đọc (là bài hướng dẫn, giới thiệu các hoạt động HS có thể làm và nên làm cho ngôi trường của mình thêm sạch, đẹp). – Nghe GV đọc cả bài rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi việc. Đọc thầm theo GV. Đọc trơn Để thực hiện yêu cầu. – Cả lớp: 2 – 3 HS đọc một số từ ngữ dễ phát âm sai. Cả lớp đọc đồng thanh các từ ngữ này: xanh, sạch, chăm sóc,... (MB); vườn trường, tiết kiệm,... (MN). 2 – 3 HS luyện đọc ngắt hơi ở câu dài. Cả lớp đọc đồng thanh ngắt hơi ở câu dài. – Nhóm: HS đọc nối tiếp các việc (5 việc) nêu trong bài đọc. – Cả lớp: Thi đọc nối tiếp các câu. Nghe GV và các bạn nhận xét. Bình chọn các bạn đọc tốt. Đọc hiểu b) Nghe GV đặt câu hỏi. – Cá nhân: Từng HS đọc thầm bài đọc và thực hiện yêu cầu b. – Cả lớp: HS thực hiện yêu cầu b (có thể quan sát GV viết tóm tắt các việc HS đã nêu). C. Luyện tập HĐ 3: Viết - Hướng đẫn học sinh nghe - viết đoạn văn - Chỉnh sửa, uốn nắn D. Vận dụng. HĐ 4: Nghe - nói. a) Nghe kể chuyện Học trò của cô giáo chim khách. – Nhóm: Xem tranh và đoán nội dung câu chuyện: Hỏi đáp về các bức tranh; Mỗi bức tranh vẽ gì? Đoán sự việc trong mỗi tranh; Đọc tên câu chuyện và đoán nội dung câu chuyện. – Cả lớp: + Nghe GV kể câu chuyện (lần 1), kết hợp nhìn tranh. + Tập nói lời đối thoại của các nhân vật trong từng đoạn của câu chuyện theo hướng dẫn của GV. Nghe GV kể (lần 2), tập kể theo / kể cùng GV; nghe câu hỏi của GV khi kể từng đoạn để trả lời câu hỏi. Kể một đoạn câu chuyện Học trò của cô giáo chim khách. – Cả lớp: Nghe GV hướng dẫn cách thực hiện (cả nhóm / cả lớp tập kể lại 1 đoạn của câu chuyện). – Nhóm: Mỗi nhóm chỉ kể 1 đoạn của câu chuyện. Ở mỗi nhóm: từng HS chỉ vào tranh, nghe bạn đọc câu hỏi dưới tranh để kể chuyện theo tranh đó. – Cả lớp: Thi kể một đoạn câu chuyện. Mỗi nhóm cử một bạn kể đoạn nhóm đã kể. Bình chọn nhóm kể hay nhất (kể đúng và đủ chi tiết). - Nhận xét, tuyên dương. - Dặn dò, giao bài về nhà. - Hs quan sát tranh và nói về ngôi trường mơ ước theo cặp. - Quan sát nêu nd trao đổi theo cặp trước lớp . - Hs lắng nghe - Hs lắng nghe và đọc thầm theo gv - Luyện đọc các tiếng, từ. - Qs Gv làm mẫu. - Hs đọc - hs đọc nối tiếp - Hs thi đọc nối tiếp câu - Nhận xét - Hs đọc thầm bài đọc. - Hs thực hiện yêu cầu - Nghe, qs cách viết trên bảng. - Viết bảng con, vở ô li. - Hs hỏi đáp về các bức tranh - Hs lắng nghe gv kể câu chuyện kết hợp nhìn tranh - Tập nói lời đối thoại của nhân vật - Nghe gv kể lần 2 - hs kể chuyện - Nghe gv hướng dẫn - Mỗi nhóm kể 1 đoạn câu chuyện - Hs thi kể chuyện, mỗi nhóm cử đại diện -Nhận xét Bài 23C: Chuyện ở trường, ở lớp (3Tiết) I. Mục tiêu: - Đọc đúng từ, câu thơ, đoạn thơ trong bài Chuyện ở lớp. Nhận xét các việc làm của các bạn nhỏ khi ở lớp. - Tô chữ hoa G, H; viết từ có chữ hoa G, H. - Biết hỏi – đáp về những hoạt động, việc làm của HS ở trường, lớp. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh, ảnh về trường lớp trong sgk. III. Các hoạt động dạy – học: HĐ của giáo viên HĐ của học sinh A.Khởi động. HĐ1: Nghe – nói. – Cả lớp: Nghe GV hướng dẫn cách thực hiện (Trao đổi theo cặp / nhóm: xem tranh gợi ý và nói tên những hoạt động của HS được vẽ trong tranh; có thể nói thêm các hoạt động khác). – Cặp/nhóm: Thực hiện theo GV hướng dẫn. B. Khám phá. HĐ2. Đọc: Nghe đọc Cả lớp: – Nghe GV giới thiệu bài đọc nói về cuộc trò chuyện của một bạn HS với mẹ khi đi học về. – Nghe GV đọc cả bài rõ ràng, nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ, dừng hơi lâu hơn sau mỗi khổ thơ. Đọc thầm theo GV. Đọc trơn a) Để thực hiện yêu cầu. – Cá nhân: HS đọc một số từ ngữ dễ mắc lỗi phát âm: ở lớp, sáng nay,... (MB); đứng dậy, bôi bẩn,... (MN). HS đọc một số từ mới và nghe giải nghĩa từ ngữ (nếu có). HS đọc cá nhân, đồng thanh từng dòng thơ, có nghỉ hơi ở sau mỗi dòng thơ, dừng hơi lâu hơn sau mỗi khổ thơ. – Nhóm: Mỗi HS đọc một khổ thơ, đọc tiếp nối đoạn cho đến hết bài. – Cả lớp: HS thi đọc nối tiếp các khổ thơ giữa các nhóm, bình chọn nhóm đọc tốt nhất. Đọc hiểu b) Nghe – trả lời câu hỏi. – Cả lớp: Nghe GV hoặc 1 HS đọc câu hỏi thứ nhất và trao đổi cách thực hiện (trao đổi theo cặp, hỏi – đáp theo các câu hỏi trong sách, dựa vào nội dung khổ 1 và 2 của bài thơ để trả lời). – Cặp: 1 bạn nêu lần lượt từng câu hỏi, 1 bạn trả lời, sau đó đổi vai. c) Thảo luận tìm câu trả lời. – Nhóm: Từng em trong nhóm đưa ra ý kiến của mình (Đoán xem mẹ bạn nhỏ muốn khuyên điều gì qua hai câu thơ cuối bài?); cả nhóm thống nhất ý kiến để trình bày trước lớp. C. Luyện tập HĐ 3: Viết - Hướng đẫn tô chữ hoa G, H - Viết từ D. Vận dụng. HĐ 4: Nghe - nói. Kể cho bạn nghe về một chuyện ở lớp. – Cả lớp: Nghe GV hướng dẫn cách làm (Kể về một chuyện ở lớp cho bạn nghe). – Cặp / nhóm: Từng bạn kể theo yêu cầu. – Cá nhân: Viết nhận xét về việc làm tốt (chuyện vui ở lớp: các bạn được khen) hoặc viết nhận xét về việc làm chưa tốt (chuyện buồn: các bạn bị nhắc nhở) vào vở. - Nhận xét, tuyên dương. - Dặn dò, giao bài về nhà. - Quan sát tranh, thảo luận theo nhóm. - Đại diện nhóm trả lời đáp án. -Thực hiện theo gv hướng dẫn - HS lắng nghe - HS lắng nghe và đọc thầm theo gv - Luyện đọc các vần, tiếng, từ. - Hs đọc và nghe giải nghĩa từ - HS đọc từng dòng thơ. - Mỗi hs đọc 1 khổ thơ. Đọc nối tiếp đến hết bài. - HS thi đọc - Nhận xét - hs đọc câu hỏi - Hs thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi - Hs thực hiện - HS đưa ra ý kiến trong nhóm, cả nhóm thống nhất ý kiến - Nghe, qs cách viết trên bảng. - Viết bảng con, vở ô li. - Lắng nghe giáo viên hướng dẫn - Hs kể theo yêu cầu - Viết nhận xét về việc làm tốt -Nhận xét Bài 23D: Đi học thôi bạn ơi (3 tiết) I.Mục tiêu: - Đọc mở rộng câu chuyện hoặc bài thơ về chủ điểm Trường em (nên là câu chuyện nói về ý thức học tập của HS). - Nghe – viết một đoạn thơ. Viết đúng những từ chứa tiếng mở đầu l/n hoặc tiếng có thanh hỏi/thanh ngã. - Nói được những hoạt động bổ ích ở trường. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập - Vở bài tập Tiếng việt III. Các hoạt động dạy - học: HĐ của giáo viên HĐ của học sinh A.Khởi động. HĐ1: Nghe – nói. – Cả lớp: Nghe đọc yêu cầu của HĐ1 và nghe GV hướng dẫn cách làm: Nhìn tranh, nói về các nhân vật và hành động của các nhân vật trong tranh. Những hình ảnh trong tranh giúp em hiểu được điều gì nếu không được đi học? – Nhóm: HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. B. Khám phá. HĐ2. Viết: Viết 1 – 2 câu về con đường em đến trường. Cả lớp: – Nghe GV nói đường đến trường là con đường thân thuộc nhất đối với HS. Em hãy viết 1 – 2 câu theo gợi ý trong SHS hoặc viết theo ý nghĩ của em – Viết ra nháp trước khi viết vào vở. – Nghe nhận xét của GV. C. Luyện tập * Nghe – viết khổ 2 trong bài Chuyện ở lớp. – Cả lớp: Nghe GV đọc khổ thơ sẽ nghe – viết chính tả. – Cá nhân: Viết ra nháp các từ có chữ cái mở đầu viết hoa. Viết đoạn văn vào vở theo lời GV đọc: nghe từng cụm từ, ghi nhớ để viết lại cho đúng. Nghe GV đọc lại đoạn văn để soát lỗi. Sửa lỗi của bài viết theo hướng dẫn của GV. Làm bài tập chính tả: Thi viết đúng, viết nhanh từ ngữ. – Cả lớp: Nghe GV hướng dẫn cách thực hiện theo nhóm: Mỗi bạn trong nhóm tìm một từ được ghép từ tiếng đã cho. – Nhóm: Thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV. D. Vận dụng. HĐ 3: Đọc. – Cả lớp: Nghe GV hướng dẫn cách thực hiện nhiệm vụ. Tìm đọc câu chuyện hoặc bài thơ nói về nhiệm vụ của HS ở trường, lớp, về việc học tập và tham gia các hoạt động của tổ, của lớp, của trường. Nhiệm vụ sau khi đọc: Chia sẻ với bạn hoặc người thân về nội dung câu chuyện, bài thơ em đã đọc. – Cá nhân (làm ngoài giờ học): Tìm sách đọc theo hướng dẫn của GV. (Có thể đọc bài gợi ý trong SHS). Nói với bạn hoặc người thân. - Nhận xét, tuyên dương. - Dặn dò, giao bài về nhà. - Cả lớp đọc. - Quan sát lắng nghe thảo luận theo cặp. - Đại diện cặp trả lời - Nhận xét. - Hs viết. - Lắng nghe. Hs viết ra nháp - Nhận xét - Nghe, qs cách viết trên bảng. - Viết bảng con, vở ô li. - Viết chữ hoa ra nháp - Hs viết - Hs lắng nghe - HS thi viết - HS thực hiện theo nhóm -Nhận xét - Hs lắng nghe - hs đọc - HS chia sẻ với bạn - Hs thực hiện ngoài giờ học - Nhận xét
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_1_cung_hoc_de_phat_trien_nang_luc_tua.doc