Giáo án Tiếng việt Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm

Giáo án Tiếng việt Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm

b) Đánh vần: GV hướng dẫn cách đánh vần kết hợp động tác tay ghế: gờ – ê – ghê- sắc- ghế

3. Luyện tập

Mở rộng vốn từ: Bài tập 2

Gv yêu cầu học sinh làm việc nhóm, GV chỉ từng hình

GV cho Hs đọc lại từ vừa đọc

Quy tắc chính tả: Bài tập 3: Ghi nhớ

GV giới thiệu quy tắc chính tả,

Khi đứng trước âm e, ê, i âm gờ được viết gh kép

Khi đứng trước âm a, o, ô, ơ âm gờ được viết g đơn

GV cho nhắc lại quy tắc

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 2

4/ Tập đọc: Bài tập 4

GV chỉ hình giới thiệu

GV đọc mẫu

Luyện đọc từ ngữ Ghế gỗ, ghế da, ghế đá, bờ hồ

Luyện đọc câu

Hướng dẫn HS thi đọc đoạn bài

Tìm hiểu bài

GV dựa vào tranh nêu câu hỏi

GV cho hs đọc lại hai trang vừa học.

5/ Tập viết : Bài tập 5

GV giới thiệu gh, ghế gỗ, số 6, 7

Chữ gh: ghép của chữ g và chữ h, đọc là gờ.

Cách viết: Viết chữ g sau đó rê bút viết liền chữ h.

- GV treo mẫu số 6 lên bảng.

 

doc 16 trang thuong95 10096
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 4
MÔN: TIẾNG VIỆT
 BÀI 16: GH Tiết 1+ Tiết 2 
Ngày: 28 - 09 - 2020
	I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1/ Phát triển năng lực đặc thù - năng lực ngôn ngữ
Nhận biết âm và chữ cái gh; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có gh với mô hình “âm đầu+ âm chính+ dấu thanh”. 
Nhìn chữ tìm đúng tiếng có g, gh. Nắm được quy tắc chính tả gh + e, ê, i / g + a, o,ô,ơ..
Đọc đúng bài Tập đọc. Viết được các chữ gh, ghế gỗ, số 6, 7
2/ Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất
Phát triển năng lực tiếng việt. Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. 
Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm.
Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bộ đồ dùng, SGK, SGV, Bảng con, phấn, bút dạ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Tiết 1
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài học và ghi tựa bài
2. Chia sẻ - Khám phá
Bài tập 1: Làm quen
GV Các em ngồi trên cái gì?. 
Ghế làm bằng chất liệu gì gì?. 
GV ghi chữ ghế gỗ lên bảng
a/ Phân tích: GV phân tích tiếng ghế 
tiếng ghế gồm những âm nào? Âm nào đứng trước, Âm nào đứng sau?
ghế
gh
ê
gờ – ê – ghê- sắc- ghế
Yêu cầu HS nhắc lại
b) Đánh vần: GV hướng dẫn cách đánh vần kết hợp động tác tay ghế: gờ – ê – ghê- sắc- ghế
3. Luyện tập
Mở rộng vốn từ: Bài tập 2
Gv yêu cầu học sinh làm việc nhóm, GV chỉ từng hình 
GV cho Hs đọc lại từ vừa đọc
Quy tắc chính tả: Bài tập 3: Ghi nhớ
GV giới thiệu quy tắc chính tả, 
Khi đứng trước âm e, ê, i âm gờ được viết gh kép
Khi đứng trước âm a, o, ô, ơ âm gờ được viết g đơn
GV cho nhắc lại quy tắc
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 2
4/ Tập đọc: Bài tập 4
GV chỉ hình giới thiệu
GV đọc mẫu
Luyện đọc từ ngữ Ghế gỗ, ghế da, ghế đá, bờ hồ
Luyện đọc câu
Hướng dẫn HS thi đọc đoạn bài
Tìm hiểu bài
GV dựa vào tranh nêu câu hỏi
GV cho hs đọc lại hai trang vừa học.
5/ Tập viết : Bài tập 5 
GV giới thiệu gh, ghế gỗ, số 6, 7
Chữ gh: ghép của chữ g và chữ h, đọc là gờ.
Cách viết: Viết chữ g sau đó rê bút viết liền chữ h.
- GV treo mẫu số 6 lên bảng.
+ Số 6 cao bao nhiêu ô li? Rộng bao nhiêu ô li? 
+ Số 6 được tạo bởi bao nhiêu nét? Đó là những nét nào? 
- GV hướng dẫn cách viết số 6.
Từ đường kẻ ngang4 cắt với đường kẻ dọc 3, viết nét cong trênkéo xuống đến dưới đường kẻ 3 viết tiếp nét cong kín rộng 2 ô li, dừng bút giữa đường kẻ 2 và 3.
Số 7 tương tự
6/ Củng cố, dặn dò
GV củng cố đọc lại bài nhận xét tiết học
HS nhận diện được âm gh, phát âm đúng âm gh, các tiếng có âm gh rõ ràng, mạch lạc.
Ghế
 gỗ
Tiếng ghế gồm âm gh, âm ê. Âm gh đứng trước, Âm ê đứng sau, dấu sắc đặt trên âm ê
Đánh vần kết hợp động tác tay 
ghế: gờ – ê – ghê- sắc- ghế
HS nhận diện hình chứa từ có âm g âm gh HS đọc to, đoán hình ảnh chứa từ có âm g, âm gh 
HS luyện đọc các từ theo tranh
ghe, ghê, ghi HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp
Ga, go, gô, gơ HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp
HS nhắc lại quy tắc.
HS quan sát
HS lắng nghe
HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp
HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp
HS thi đọc giữa các nhóm
HS trả lời câu hỏi
HS đọc cá nhân, nhóm đôi
HS quan sát, nhận xét.
HS tập viết bảng con.
Cao 4 ô li, rộng 2 ô li
Là nét cong trên nối với nét cong kín 
Cho hs viết bảng con
HS quan sát
HS tập viết bảng con.
3 – 4 bạn lên giới thiệu bài viết của mình
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 4
MÔN: TIẾNG VIỆT
 BÀI 17 : GI, K Tiết 1+ Tiết 2 
Ngày: 29 - 09 - 2020
	I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1/ Phát triển năng lực đặc thù - năng lực ngôn ngữ
Nhận biết các âm và chữ cái 	gi, k; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có mô hình “âm đầu+ âm chính + thanh” giá đỗ , kỳ đà
Nhìn chữ tìm đúng tiếng có gi, k. Nắm được quy tắc chính tả k + e, ê, i / c + a, o,ô,ơ..
Đọc đúng bài Tập đọc. Viết được các chữ gi, k, giá đỗ , kỳ đà
2/ Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất
Phát triển năng lực tiếng việt. Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. 
Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm.
Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bộ đồ dùng, SGK, SGV, Bảng con, phấn, bút dạ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Tiết 1
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài học và ghi tựa bài gi, k
2. Chia sẻ - Khám phá
Bài tập 1: Làm quen
GV Các em thấy gì trong tranh?
GV ghi chữ giá đỗ lên bảng
a/ Phân tích: GV phân tích tiếng giá 
tiếng giá gồm những âm nào? Âm nào đứng trước, Âm nào đứng sau?
giá
gi
a
giờ – a – gia- sắc- giá
Yêu cầu HS nhắc lại
b) Đánh vần: GV hướng dẫn cách đánh vần kết hợp động tác tay giá: gi – a – gia- sắc- giá
Chữ k dạy tương tự chưc gi
3. Luyện tập
Mở rộng vốn từ: Bài tập 2
Gv yêu cầu học sinh làm việc nhóm, GV chỉ từng hình 
GV cho Hs đọc lại từ vừa đọc
Quy tắc chính tả: Bài tập 3: Ghi nhớ
GV giới thiệu quy tắc chính tả, 
Khi đứng trước âm e, ê, i âm c được viết k 
Khi đứng trước âm a, o, ô, ơ âm cờ được viết k
GV cho nhắc lại quy tắc
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 2
4/ Tập đọc: Bài tập 4
GV chỉ hình giới thiệu
GV đọc mẫu
Luyện đọc từ ngữ bi bô, bé kể, giã giò, giá đỗ
Luyện đọc câu
Hướng dẫn HS thi đọc đoạn bài
Tìm hiểu bài
GV dựa vào tranh nêu câu hỏi
GV cho hs đọc lại hai trang vừa học.
5/ Tập viết : Bài tập 5 
GV giới thiệu gi, k, giá đỗ, kỳ dà
GV vừa viết từng chữ vừa giải thích
Chữ gi: Chữ gi ghép của chữ g và chữ i, đọc là gi.
Cách viết: Viết chữ g sau đó rê bút viết liền chữ i.
Chữ k: cao 5 ô ly, rộng 3 ô li. Gồm nét khuyết trên và nét thắt giữa.
- Cách viết:
+ Nét 1: Đặt bút trên dòng kẻ 2, bên trái đường kẻ 1, viết nét khuyết trên chạm dòng kẻ 6 xuống đến dòng kẻ 1.
+ Nét 2: Rê bút đến đường kẻ ngang 2 viết nét thắt giữa rồng 2 ô li rưỡi (thắt ở dòng kẻ ngang 2), dừng bút trên đường kẻ 2
6/ Củng cố, dặn dò
GV củng cố đọc lại bài nhận xét tiết học
HS nhận diện được âm gi, k phát âm đúng âm gi, k các tiếng có âm gi, k rõ ràng, mạch lạc.
Giá đỗ
 HS quan sát
Tiếng giá gồm âm gi, âm a. Âm gi đứng trước, Âm a đứng sau, dấu sắc đặt trên âm a
Đánh vần kết hợp động tác tay 
giá: giờ – a – gia- sắc- giá 
HS nhận diện hình chứa từ có âm gi âm k HS đọc to, đoán hình ảnh chứa từ có âm gi, âm k 
HS luyện đọc các từ theo tranh
ke, kê, ki HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp
ca, co, cô, cơ HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp
HS nhắc lại quy tắc.
HS quan sát
HS lắng nghe
HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp
HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp
HS thi đọc giữa các nhóm
HS trả lời câu hỏi
HS đọc cá nhân, nhóm đôi
HS quan sát, nhận xét.
HS tập viết bảng con.
Cao 4 ô li, rộng 2 ô li
Là nét cong trên nối với nét cong kín 
Cho hs viết bảng con
HS quan sát
HS tập viết bảng con.
3 – 4 bạn lên giới thiệu bài viết của mình
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 4
MÔN: TIẾNG VIỆT
 BÀI : TẬP VIẾT
Ngày: 29 - 09 - 2020
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1/ Phát triển năng lực đặc thù - năng lực ngôn ngữ
Tô đúng, viết đúng các chữ gh, gi, k các tiếng ghế gỗ, giá đỗ, kì đà số 6, 7, chữ viết thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu trong vở Luyện Viết 1, tập một.
2/ Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất
Biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết.
 Rèn cho học sinh tính kiên nhẫn, cẩn thận, có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bộ đồ dùng, SGK, SGV, Bảng con, phấn, bút dạ, Tranh chữ mẫu.
	III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài học và ghi tên bài: Tập Viết gh, gi, k, ghế gỗ, giá đỗ, kì đà số 6, 7
2. Khám phá và Luyện tập
Tập Viết gh, ghế gỗ ,gi, giá đỗ, k, kì đà.
GV viết mẫu trên bảng lần lượt từng chữ, tiếng vừa hướng dẫn.
Chữ gh: ghép của chữ g và chữ h, đọc là gờ.
Cách viết: Viết chữ g sau đó rê bút viết liền chữ h 
Chữ gi: Chữ gi ghép của chữ g và chữ i, đọc là gi.
Cách viết: Viết chữ g sau đó rê bút viết liền chữ i.
Chữ k: cao 5 ô ly, rộng 3 ô li. Gồm nét khuyết trên và nét thắt giữa.
- Cách viết:
+ Nét 1: Đặt bút trên dòng kẻ 2, bên trái đường kẻ 1, viết nét khuyết trên chạm dòng kẻ 6 xuống đến dòng kẻ 1.
+ Nét 2: Rê bút đến đường kẻ ngang 2 viết nét thắt giữa rồng 2 ô li rưỡi (thắt ở dòng kẻ ngang 2), dừng bút trên đường kẻ 2
Tập Viết, số 6, 7.
GV treo mẫu số 6 lên bảng.
+ Số 6 cao bao nhiêu ô li? Rộng bao nhiêu ô li? 
+ Số 6 được tạo bởi bao nhiêu nét? Đó là những nét nào? 
- GV hướng dẫn cách viết số 6.
Từ đường kẻ ngang4 cắt với đường kẻ dọc 3, viết nét cong trênkéo xuống đến dưới đường kẻ 3 viết tiếp nét cong kín rộng 2 ô li, dừng bút giữa đường kẻ 2 và 3.
- GV treo mẫu số 7lên bảng.
- HS quan sát, nhận xét.
+ Số 7 cao bao nhiêu ô li? Rộng bao nhiêu ô li? 
+ Số 7 được tạo bởi bao nhiêu nét? Đó là những nét nào? 
- GV hướng dẫn cách viết số 7.
+ Nét 1: Trên đường kẻ ngang 5 viết nét ngang rộng 2 ô li.
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, viết tiếp nét xiên phải rộng 1 ô lo rưỡi, dừng bút ở đường kẻ ngang 1.
+ Nét 3: Rê bút lên đến đường kẻ 3, viết nét ngang nhỏ trùng với đường kẻ 3 cắt qua nét xiên để tạo thành số 7
Tập tô, tập viết
Yêu cầu học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết
GV hướng dẫn, dặn dò học sinh mở vở TV tô và viết
à Nhận xét phần viết
3. Củng cố, dặn dò
	GV nhận xét tiết học
HS lắng nghe
HS đọc gh, gi, k, ghế gỗ, giá đỗ, kì đà số 6, 7.
HS quan sát, lắng nghe 
Đoc gờ
Đoc gi
HS viết bảng
HS quan sát, lắng nghe 
Cao 4 ô li, rộng 2 ô li
Là nét cong trên nối với nét cong kín 
Cho hS viết bảng con
Cao 4 ô li, rộng 2 ô li
Là 2 nét ngang, nét xiên phải.
- HS tập viết bảng con.
HS mở vở luyện viết để tô và viết
Lưu ý : Điểm đặt bút, điểm kết thúc, nét nối giữa các con chữ và vị trí dấu thanh và khoảng cách giữa các chữ
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 4
MÔN: TIẾNG VIỆT
 BÀI 18 : KH, M Tiết 1+ Tiết 2 
Ngày: 30 - 09 - 2020
	I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1/ Phát triển năng lực đặc thù - năng lực ngôn ngữ
Nhận biết các âm và chữ cái 	kh, m; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có mô hình “âm đầu+ âm chính + dấu thanh” với mô hình “âm đầu+ âm chính” khế, me
Nhìn hình minh họa, phát âm và tự phát hiện được tiếng có âm kh, âm m.
Đọc đúng bài Tập đọc. Viết được chữ kh, m, tiếng khế, me
2/ Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất
Phát triển năng lực tiếng việt. Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. 
Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm.
Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bộ đồ dùng, SGK, SGV, Bảng con, phấn, bút dạ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Tiết 1
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài học và ghi tựa bài kh, m
2. Chia sẻ - Khám phá Bài tập 1: Làm quen
Âm kh và chữ kh
- GV đưa quả khế, hỏi: Đây là quả gì?
a/ Phân tích: GV phân tích tiếng khế 
khế
kh
ê
khờ - ê – khê – sắc – khế
tiếng ghế gồm những âm nào? Âm nào đứng trước, Âm nào đứng sau?
Yêu cầu HS nhắc lại
b) Đánh vần: GV hướng dẫn cách đánh vần kết hợp động tác tay khế: khờ - ê – khê – sắc – khế
3. Luyện tập
Mở rộng vốn từ: Bài tập 2
Gv yêu cầu học sinh làm việc nhóm, GV chỉ từng hình 
GV cho Hs đọc lại từ vừa đọc
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 2
4/ Tập đọc: Bài tập 3
GV chỉ hình giới thiệu Đố bé
GV đọc mẫu
Luyện đọc từ ngữ Đố bi, mẹ có gì, các kho khế, có bé Li
Luyện đọc câu
Hướng dẫn HS đọc theo lời nhân vật
Tìm hiểu bài
GV dựa vào tranh nêu câu hỏi
GV cho hs đọc lại hai trang vừa học.
5/ Tập viết : Bài tập 4 
GV giới thiệu kh, m, khế, me
Chữ kh: ghép của chữ k và chữ h, đọc là khờ.
Cách viết: Viết chữ k sau đó rê bút viết liền chữ h.
Chữ m: cao 2 ô li, rộng 5 ô li. Gồm nét 2 nét móc xuôi và nét móc ngược
- Cách viết: 
+ Nét 1: Đặt bút giữa đường kẻ ngang 2 và 3, viết nét móc xuôi rộng 1 ô li, dừng bút trên đường kẻ ngang 1
+ Nét 2: Rê bút đến giữa đường kẻ ngang 1 và 2, trên nét móc xuối thứ nhất viết nét móc xuối thứ 2 cao 2 ô li, rộng 1 ô li rưỡi, dừng bút trên đường kẻ ngang 1.
+ Nét 3. Rê bút đến giữa đường kẻ ngang 1 và 2, trên nét móc xuối thứ 2 viết nét móc 2 đầu cao 2 ô li, rộng 2 ô li rưỡi (phần nét xuôi rộng 1 ô li rưỡi), dừng bút trên đường kẻ ngang 2.
Tiếng khế : Viết kh trước, ê sau dấu sắc đặt trên âm ê 
Tiếng me: Viết m trước, e sau Chú ý nét nối giữa hai con chữ
6/ Củng cố, dặn dò
GV củng cố đọc lại bài nhận xét tiết học
HS nhận diện được âm kh, âm m, phát âm đúng âm kh, âm m, các tiếng có âm kh, âm m rõ ràng, mạch lạc.
quả khế 
Tiếng khế gồm âm kh, âm ê. Âm kh đứng trước, Âm ê đứng sau, dấu sắc đặt trên âm ê
Đánh vần kết hợp động tác tay 
khế: khờ - ê – khê – sắc – khế 
HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp
HS nhận diện hình chứa từ có âm kh âm m HS đọc to, đoán hình ảnh chứa từ có âm kh, âm m 
HS luyện đọc các từ theo tranh
HS quan sát
HS lắng nghe
HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp
HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp
HS thi đọc giữa các nhóm
HS trả lời câu hỏi
HS đọc cá nhân, nhóm đôi
HS quan sát, nhận xét.
HS tập viết bảng con.
Cho hs viết bảng con
HS quan sát
HS tập viết bảng con.
3 – 4 bạn lên giới thiệu bài viết của mình
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 4
MÔN: TIẾNG VIỆT
 BÀI 19 : N, NH Tiết 1+ Tiết 2 
Ngày: 01 - 10 - 2020
	I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1/ Phát triển năng lực đặc thù - năng lực ngôn ngữ
Nhận biết các âm và chữ cái 	n, nh; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có mô hình “âm đầu+ âm chính” nơ, nho. 
Nhìn hình minh họa, phát âm và tự phát hiện được tiếng có âm n, âm nh.
Đọc đúng bài Tập đọc. Viết được âm bi, bia, số 8, 9
2/ Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất
Phát triển năng lực tiếng việt. Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. 
Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm.
Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bộ đồ dùng, SGK, SGV, Bảng con, phấn, bút dạ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Tiết 1
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài học và ghi tựa bài
2. Chia sẻ - Khám phá
Bài tập 1: Làm quen
GV cho học sinh xem tranh. 
Tranh vẽ quả gì?. 
GV ghi chữ n, lên bảng
a/ Phân tích: GV phân tích tiếng nơ 
nơ
n
ơ
nờ – ơ – nơ
Tiếng nơ gồm những âm nào? Âm nào đứng trước, Âm nào đứng sau?
Yêu cầu HS nhắc lại
b) Đánh vần: GV hướng dẫn cách đánh vần kết hợp động tác tay nơ: nờ – ơ – nơ
3. Luyện tập
Mở rộng vốn từ: Bài tập 2
Gv yêu cầu học sinh làm việc nhóm, GV chỉ từng hình 
GV cho Hs đọc lại từ vừa đọc
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 2
4/ Tập đọc: Bài tập 3
GV chỉ hình giới thiệu
GV đọc mẫu
Luyện đọc từ ngữ cô Nhã, bờ hồ,nhà nho nhỏ, cá mè, ba ba, nho khế.
Luyện đọc câu; Bài có mấy câu
Hướng dẫn HS thi đọc đoạn bài
Tìm hiểu bài
GV dựa vào tranh nêu câu hỏi
GV cho hs đọc lại hai trang vừa học.
5/ Tập viết : Bài tập 4 
GV giới thiệu n, nh, số 8, 9
Chữ n cao 2 ô ly, rộng 3 ô li rưỡi. Tạo bởi 2 nét móc xuối và nét móc 2 đầu
Chữ nh: ghép của chữ n và chữ h, đọc là nhờ.
Cách viết: Viết chữ n sau đó rê bút viết liền chữ h.
Tiếng nơ: Viết n trước, ơ sau, chú ý nét nối giữa hai con chữ
Tiếng nho: Viết nh trước, o sau, ý nét nối giữa hai con chữ 
GV treo mẫu số 8 lên bảng.
- HS quan sát, nhận xét.
+ Số 8 cao bao nhiêu ô li? Rộng bao nhiêu ô li? 
+ Số 8 được tạo bởi bao nhiêu nét? Đó là những nét nào? 
GV treo mẫu số 9 lên bảng.
- HS quan sát, nhận xét.
+ Số 9 cao bao nhiêu ô li? Rộng bao nhiêu ô li? 
+ Số 9 được tạo bởi bao nhiêu nét? Đó là những nét nào?
6/ Củng cố, dặn dò
GV củng cố đọc lại bài nhận xét tiết học
HS nhận diện được âm n, nh phát âm đúng âm n, nh, các tiếng có âm n, nh rõ ràng, mạch lạc.
nơ
Tiếng nơ gồm âm n, âm ơ. Âm n đứng trước, Âm ơ đứng sau.
Đánh vần kết hợp động tác tay 
nơ: nờ – ơ – nơ 
HS nhận diện hình chứa từ có âm n âm nh HS đọc to, đoán hình ảnh chứa từ có âm n, âm nh 
HS luyện đọc các từ theo tranh
HS quan sát
HS lắng nghe
HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp
HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp
Bài có 4 câu
HS đọc nối tiếp
HS thi đọc giữa các nhóm
HS trả lời câu hỏi
HS đọc cá nhân, nhóm đôi
HS quan sát, nhận xét.
HS tập viết bảng con.
Cao 4 ô li, rộng 2 ô li
Là nét cong trái nối với nét cong phải
Cho hs viết bảng con
HS quan sát
Cao 4 ô li, rộng 2 ô li
Là nét cong kín nối với nét cong dưới
HS tập viết bảng con.
3 – 4 bạn lên giới thiệu bài viết của mình
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 4
MÔN: TIẾNG VIỆT
 BÀI : TẬP VIẾT
Ngày: 01 - 10 - 2020
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1/ Phát triển năng lực đặc thù - năng lực ngôn ngữ
Tô đúng, viết đúng các chữ kh, m, n, nh các tiếng khế, me, nơ, nho - chữ viết thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu trong vở Luyện Viết 1, tập một.
Tô, viết đúng các chữ số 8, 9
2/ Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất
Rèn cho học sinh tính kiên nhẫn, cẩn thận, có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bộ đồ dùng, SGK, SGV, Bảng con, phấn, bút dạ, Tranh chữ mẫu.
	III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài học và ghi tên bài: Tập Viết kh, m, n, nh, khế, me, nho, số 8, 9
2. Khám phá và Luyện tập
Tập Viết kh, khế, m, me, n, nơ, nh, nho.
GV viết mẫu trên bảng lần lượt từng chữ, tiếng vừa hướng dẫn.
Chữ kh: ghép của chữ k và chữ h, đọc là khờ.
Cách viết: Viết chữ k sau đó rê bút viết liền chữ h Chữ khế: chú ý dấu sắc đặt đầu chữ ê nối nét giữa kh và ê
Chữ m: cao 2 ô li, rộng 5 ô li. Gồm nét 2 nét móc xuôi và nét móc ngược
Cách viết: 
+ Nét 1: Đặt bút giữa đường kẻ ngang 2 và 3, viết nét móc xuôi rộng 1 ô li, dừng bút trên đường kẻ ngang 1
+ Nét 2: Rê bút đến giữa đường kẻ ngang 1 và 2, trên nét móc xuối thứ nhất viết nét móc xuối thứ 2 cao 2 ô li, rộng 1 ô li rưỡi, dừng bút trên đường kẻ ngang 1.
+ Nét 3. Rê bút đến giữa đường kẻ ngang 1 và 2, trên nét móc xuối thứ 2 viết nét móc 2 đầu cao 2 ô li, rộng 2 ô li rưỡi (phần nét xuôi rộng 1 ô li rưỡi), dừng bút trên đường kẻ ngang 2.
Tiếng me: Viết m trước, e sau Chú ý nét nối giữa hai con chữ
Chữ n cao 2 ô ly, rộng 3 ô li rưỡi. Tạo bởi 2 nét móc xuối và nét móc 2 đầu
Chữ nh: ghép của chữ n và chữ h, đọc là nhờ.
Cách viết: Viết chữ n sau đó rê bút viết liền chữ h.
Tiếng nơ: Viết n trước, ơ sau, chú ý nét nối giữa hai con chữ
Tiếng nho: Viết nh trước, o sau, ý nét nối giữa hai con chữ 
Tập Viết số 8, 9
GV treo mẫu số 8 lên bảng.
- HS quan sát, nhận xét.
+ Số 8 cao bao nhiêu ô li? Rộng bao nhiêu ô li? 
+ Số 8 được tạo bởi bao nhiêu nét? Đó là những nét nào? 
- GV hướng dẫn cách viết số 8.
+ Nét 1: Dưới đường kẻ ngang số 5 viết nét cong trái đến đường kẻ ngang 3 thì viết tiếp nét cong phải đến đường kẻ ngang 1 lại chuyển hướng viết nét cong trái đến đường kẻ ngang 3 lại chuyển hướng viết nét cong phải đến khi về điểm bắt đầu.
GV treo mẫu số 9 lên bảng.
- HS quan sát, nhận xét.
+ Số 9 cao bao nhiêu ô li? Rộng bao nhiêu ô li? 
+ Số 9 được tạo bởi bao nhiêu nét? Đó là những nét nào? 
- GV hướng dẫn cách viết số 9.
+ Nét 1: Dưới đường kẻ ngang số 5 viết nét cong kín đến rê bút từ đường kẻ 4 xuống đến đường kẻ 2 viết tiếp nét cong dưới từ phải sang trái, dừng bút ở đường kẻ ngang 2
Yêu cầu học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết
3/ Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học, khen những HS học tốt.
 Dặn học sinh đọc lại bài ở nhà. Xem trước bài 20 chuẩn bị cho bài sau.
HS lắng nghe
HS đọc kh, m, n, nh, khế, me, nơ, nho, số 8, 9
HS quan sát, lắng nghe
HS tô viết kh, khế, m, me
HS quan sát, nhận xét.
HS quan sát, nhận xét.
+ Số 8 Cao 4 ô li, rộng 1 ô li
Là nét cong trái nối với nét cong phải 
HS quan sát, nhận xét.
+ Số 9 cao 4 ô li, rộng 2 ô li
+ Số 9 được tạo bởi nét cong kín nối với nét cong dưới
- HS tô viết n, nơ, nh, nho, số 8, 9
Lưu ý : Điểm đặt bút, điểm kết thúc, nét nối giữa các con chữ và vị trí dấu thanh và khoảng cách giữa các chữ
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 4
MÔN: KỂ CHUYỆN
 BÀI 20 : ĐÔI BẠN
Ngày: 02 - 10 - 2020
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	Nghe hiểu và nhớ câu chuyện
	Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi dưới tranh
Nhìn tranh, không cần GV hỏi, có thể tự kể từng đoạn của câu chuyện.
	Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Cuộc sống sẽ rất tốt đẹp nếu mọi người quan tân đến nhau
Phát triển năng lực tiếng việt đặc biệt khả năng sử dụng ngôn ngữ. Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	 SGK, GSV
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Chia sẻ - giới thiệu câu chuyện:
GV giới thiệu bài học và ghi tên đề bài: Đôi bạn
Giới thiệu các nhân vật trong chuyện qua tranh ảnh
GV giới thiệu bối cảnh câu chuyện, tạo hứng thú cho học sinh.
Khám phá và luyện tập
a/ GV kể từng đoạn
GV cho HS vừa xem tranh vừa nghe GV kể chuyện
GV kể nhiều lần
b/ Trả lời câu hỏi theo tranh
GV dựa vào tranh nêu câu hỏi dưới tranh HS trả lời câu hỏi theo từng tranh
c/ Kể chuyện theo tranh không dựa vào câu hỏi
Hướng dẫn, khuyến khích HS nhìn tranh kể câu chuyện 
	GV nhận xét – tuyên dương
d/ Tìm hiểu ý nghĩa câu truyện
Câu chuyện khuyên các em điều gì?
Lớp bình chọn bạn nêu ý nghĩa đúng
Lời khuyên của câu chuyện : Cuộc sống sẽ rất tốt đẹp nếu mọi người quan tân đến nhau
3/ Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học
 Tuyên dương những HS kể đúng ý chính của câu chuyện.
Vể nhà kể cho gia đình mình nghe câu chuyện này
 Dặn học sinh đọc lại bài ở nhà. Xem trước bài 21 chuẩn bị cho bài sau.
Hs đọc theo
Hs nhắc và phân biệt các nhân vật
Hs ghi nhớ
Hs chú ý quan sát/ lắng nghe
Học sinh lắng nghe Giáo viên kể.
Học sinh quan sát
Hs lắng nghe và trả lời câu hỏi
Học sinh kể lại theo từng tranh 
Hs kể cá nhân, nhóm, tổ
Thảo luận nhóm đôi, trình bày
Học sinh nêu lại ý nghĩa câu chuyện
Lớp bình chọn bạn nêu ý nghĩa đúng
Hs lắng nghe
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 4
MÔN: TIẾNG VIỆT
BÀI 21 : ÔN TẬP
Ngày: 02 - 10 - 2020
	I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1/ Phát triển năng lực đặc thù - năng lực ngôn ngữ
Biết ghép các âm đã học thành tiếng theo đúng quy tắc chính tả c, g + a,o,ô,ơ... k, gh + e, ê, i. Đọc đúng bài Tập đọc Bi ở nhà. 
2/ Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất
Phát triển năng lực tiếng việt. Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. 
Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm.
Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bộ đồ dùng, SGK, SGV, Bảng con, phấn, bút dạ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Giới thiệu bài: 
 2/ Luyện tập
Bài tập 1: Ghép các âm đã học thành tiếng
a
o
ô
ơ
e
ê
i
ia
c
ca
co
cô
cơ
k
ke
kê
ki
kia
g
ga
go
gô
gơ
gh
ghe
ghê
ghê
Ghép thêm dấu thanh vào tiếng vừa tìm được
Bài tập 2: Tập đọc
GV cho HS quan sát tranh
Tranh vẽ gì?
Bài có mấy câu
GV giải nghĩa từ
GV cho HS đọc từng câu
Thi đọc đoạn bài
Bài tập 3: Tìm từ ứng với hình
GV cho HS tham gia trò chơi tìm từ đúng
Tuyên dương bạn tìm đúng
3/ Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học về nhà tập viết các chữ vừa ôn vào bảng con
Chuẩn bị bài 22
Học sinh lắng nghe
Học sinh quan sát .
Học sinh ghép tiếng 
1 Học sinh đọc âm cần ôn.
Học sinh thực hiện hoàn thành bảng ôn.
cá nhân ,dãy bàn , đồng thanh .
Học sinh đọc bảng ôn
Ghép thêm dấu thanh vào tiếng vừa tìm được
Đọc cá nhân –nhóm đôi – dãy bàn
Cả lớp đọc đồng thanh tiếng mới
HS quan sát tranh
Tranh vẽ anh đanh bế em
Bài có 7 câu
HS xung phong đọc từ ngữ trong sách giáo khoa 
Đọc cá nhân –nhóm đôi – dãy bàn
Cả lớp đọc đồng thanh 
Đọc cá nhân –nhóm đôi – dãy bàn
Các nhóm chơi trò chơi tìm từ đúng với hình
Cho Học sinh thực hiện ghép từ và hình phù hợp
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_1_canh_dieu_tuan_4_nam_hoc_2020_2021.doc