Giáo án Tiếng việt Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 33 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm
2 Thảo luận: HS chia sẻ về gia đình.
1.3. Giới thiệu bài
b) GV đưa lên bảng hình minh hoạ bài tập đọc. HS quan sát tranh.
2. Khám phá và luyện tập
2.1. Luyện đọc
a) GV đọc mẫu: Lời dẫn chuyện đọc nhẹ nhàng, tình cảm; lời thỏ mẹ giao hẹn lúc chơi cờ: vui, thân mật, lời thỏ con khi thì hồn nhiên
b) Luyện đọc từ ngữ: giao hẹn, nấu ăn, làm vườn, thỏ thẻ, làm việc, thích lắm, vui vẻ, ấm áp,. Giải nghĩa: thỏ thẻ (lời nói nhỏ nhẹ, đáng yêu).
c) Luyện đọc câu
- GV cùng HS đếm số câu.
- HS đọc tiếp nối từng câu
TIẾT 2
d) Thi đọc tiếp nối 3 đoạn (Từ đầu đến . ra vườn chăm cây. ( Tiếp theo đến . cùng nhau đi! Còn lại); thi đọc cả bài. Cuối cùng, 1 HS đọc, cả lớp đọc.
2.2. Tìm hiểu bài đọc
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi và BT; các ý trả lời, lời dưới 4 tranh (BT 2).
- Từng cặp HS trao đổi, làm bài.
- GV hỏi - HS trong lớp trả lời:
+ Câu hỏi 1: Ai thắng ván cờ?
GV: Thỏ mẹ giao hẹn Ai thắng nấu ăn, ai thua làm vườn. Hết ván cờ, thỏ mẹ vào bếp nấu ăn nghĩa là thỏ mẹ thắng.
+ Câu hỏi 2: GV: Thỏ con muốn gì? Chọn 2 tranh thích hợp để trả lời.
GV hỏi lại: Thỏ con muốn gì?
+ Câu hỏi 3: GV: Vì sao thỏ con nói: “Nhà mình thật ấm áp”?
GV: Vì sao thỏ con nói “Nhà mình thật là ấm áp”?
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 33 MÔN: TẬP ĐỌC BÀI: NGÔI NHÀ ẤM ÁP Tiết 1+ Tiết 2 Ngày: - - 2021 I. MỤC TIÊU - Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu. - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Hiểu câu chuyện nói về tình cảm gia đình: Thỏ con rất vui vì được sống trong ngôi nhà ấm áp, bố mẹ con cái vui chơi, làm việc cùng nhau. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Thẻ để HS làm BT trắc nghiệm. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1 1. Chia sẻ và giới thiệu bài (gợi ý) 1.2 Thảo luận: HS chia sẻ về gia đình. 1.3. Giới thiệu bài b) GV đưa lên bảng hình minh hoạ bài tập đọc. HS quan sát tranh. 2. Khám phá và luyện tập 2.1. Luyện đọc a) GV đọc mẫu: Lời dẫn chuyện đọc nhẹ nhàng, tình cảm; lời thỏ mẹ giao hẹn lúc chơi cờ: vui, thân mật, lời thỏ con khi thì hồn nhiên b) Luyện đọc từ ngữ: giao hẹn, nấu ăn, làm vườn, thỏ thẻ, làm việc, thích lắm, vui vẻ, ấm áp,... Giải nghĩa: thỏ thẻ (lời nói nhỏ nhẹ, đáng yêu). c) Luyện đọc câu - GV cùng HS đếm số câu. - HS đọc tiếp nối từng câu TIẾT 2 d) Thi đọc tiếp nối 3 đoạn (Từ đầu đến ... ra vườn chăm cây. ( Tiếp theo đến ... cùng nhau đi! Còn lại); thi đọc cả bài. Cuối cùng, 1 HS đọc, cả lớp đọc. 2.2. Tìm hiểu bài đọc - 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi và BT; các ý trả lời, lời dưới 4 tranh (BT 2). - Từng cặp HS trao đổi, làm bài. - GV hỏi - HS trong lớp trả lời: + Câu hỏi 1: Ai thắng ván cờ? GV: Thỏ mẹ giao hẹn Ai thắng nấu ăn, ai thua làm vườn. Hết ván cờ, thỏ mẹ vào bếp nấu ăn nghĩa là thỏ mẹ thắng. + Câu hỏi 2: GV: Thỏ con muốn gì? Chọn 2 tranh thích hợp để trả lời. GV hỏi lại: Thỏ con muốn gì? + Câu hỏi 3: GV: Vì sao thỏ con nói: “Nhà mình thật ấm áp”? GV: Vì sao thỏ con nói “Nhà mình thật là ấm áp”? + GV: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? 2.3. Luyện đọc lại (theo vai) - 1 tốp (3 HS) đọc (làm mẫu) theo các vai người dẫn chuyện, thỏ mẹ, thỏ con. - 2 tốp HS phân vai, thi đọc truyện. GV khen HS, tốp HS đọc đúng, đọc hay. 3. Củng cố, dặn dò - Cho HS đọc lại một vài câu trong bài đọc. - Qua bài đọc này em học được điều gì? - Chia sẻ bài đọc với bạn bè, người thân trong gia đình. 1.1 Cả lớp hát bài Cả nhà thương nhau (Nhạc sĩ: Phan Văn Minh). HS thảo luận HS lắng nghe HS quan sát tranh HS lắng nghe Cá nhân, cả lớp đọc từ ngữ: giao hẹn, nấu ăn, làm vườn, thỏ thẻ, làm việc, thích lắm, vui vẻ, ấm áp,... Bài đọc có 13 câu Cá nhân, từng cặp đọc tiếp nối từng câu đọc liền 2 câu lời nhân vật - Các cặp, tổ thi đọc tiếp nối - Các cặp, tổ thi đọc cả bài. HS đọc cả bài. HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi trong SGK. Cả lớp viết lên thẻ phương án mình chọn, giơ thẻ. Đáp án: Ý b đúng Thỏ mẹ thắng. HS: Cả lớp đáp: (Tranh 3 và tranh 4) cùng nấu ăn, cùng chăm cây. Cả lớp: cùng nấu ăn, cùng chăm cây. Cả lớp giơ thẻ. Đáp án: Ý a đúng (Vì cả nhà thỏ yêu thương nhau). - Cả lớp: Vì cả nhà thỏ yêu thương nhau. - Gia đình sẽ rất hạnh phúc, rất ấm áp khi mọi người yêu thương nhau, cùng nhau làm việc, vui chơi HS đọc làm mẫu theo 3 vai: người dẫn chuyện, thỏ mẹ, thỏ con - 2 tốp thi đọc truyện theo vai. Cả lớp bình chọn tốp đọc hay GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 33 MÔN: CHÍNH TẢ BÀI: CẢ NHÀ THƯƠNG NHAU ( Tập chép) Ngày: - - 2021 I. MỤC TIÊU - Nghe viết lại bài Cả nhà thương nhau (28 chữ), không mắc quá 1 lỗi. - Điền đúng âm đầu r, d hay gi, điền đúng vần (an, ang hay oan, anh) vào chỗ trống để hoàn thành các câu văn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ viết bài thơ cần tập chép. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2. Luyện tập 2.1. Nghe viết - GV: Bài thơ nói về điều gì? - GV chỉ từng tiếng dễ viết sai cho HS đọc. GV có thể đọc 3 – 4 chữ một: Đọc “Ba thương con” 2 - 3 lần, rồi đọc tiếp “ vì con giống mẹ”... GV nhắc HS tô các chữ hoa đầu câu hoặc viết chữ in hoa (nếu viết vở) - HS đổi vở, xem lại bài viết của nhau. - GV chấm một số bài viết, chữa bài, nhận xét. 2.2. Làm bài tập chính tả 2.2.1. BT 2 (Em chọn chữ nào: r, d hay gi? ) - 1 HS đọc YC. - GV viết bảng: ...ao hẹn, ...a vườn, ...úp mẹ, ...ễ thương. - (Chữa bài) 1 HS làm bài trên bảng lớp. GV chốt đáp án: giao hẹn, ra vườn, giúp mẹ, dễ thương. - Cả lớp đọc lại 4 câu đã hoàn chỉnh và sửa bài theo đáp án (nếu sai): 1) Thỏ mẹ giao hẹn... 2) Hai mẹ con thỏ cùng ra vườn... 3) Hai bố con thỏ cùng vào bếp giúp mẹ... 4) Thỏ con rất dễ thương. 2.2.2. BT 3 (Tìm vần hợp với chỗ trống: an, ang hay oan, anh?). GV chốt đáp án 3. Củng cố, dặn dò - GV tuyên dương những HS viết cẩn thận, sạch đẹp. cả lớp hát bài Cô và mẹ Cá nhân, cả lớp đọc lại bài thơ cần chép. HS: Cả nhà bố mẹ, con cái đều thương yêu nhau, ai cũng vui vẻ, hạnh phúc Cả lớp đọc tiếng dễ viết sai: thương yêu, giống, cười, - HS nhẩm đọc lại những từ các em dễ viết sai. - HS gấp SGK, mở vở Liên viết 1 tập hai, nghe GV đọc từng dòng thơ, viết lại. - HS viết xong, rà soát lại bài viết; đổi vở với bạn để sửa lỗi. - 1 HS đọc yêu cầu. Em chọn chữ nào: r, d hay gi? HS làm bài vào vở Luyện viết 1, tập hai. - HS Chữa bài đọc kết quả: giao hẹn, ra vườn, giúp mẹ, dễ thương. - Cả lớp đọc lại đáp án. Sửa bài theo đáp án (nếu sai). HS đọc yêu cầu: Tìm vần hợp với chỗ trống: an, ang hay oan, anh? - (Thực hiện tương tự BT 2) HS làm bài vào vở Luyện viết 1, tập hai. - (Chữa bài) 1 HS làm bài trên bảng lớp. GV chốt lại đáp án. - Cả lớp đọc lại các câu văn đã hoàn chỉnh và sửa bài theo đáp án (nếu sai): Thỏ con ngoan ngoãn, đáng yêu. Cả nhà thỏ thương nhau. Ngôi nhà tràn ngập hạnh phúc. GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 33 MÔN: TẬP ĐỌC BÀI: EM NHÀ MÌNH LÀ NHẤT Tiết 1+ Tiết 2 Ngày: - - 2021 I. MỤC TIÊU - Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu. - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc. - Hiểu câu chuyện nói về tình cảm anh em: Nam thích em trai. Dù mẹ sinh em gái Nam vẫn rất yêu em. Với Nam, em nhà mình là nhất. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Các thẻ chữ để HS làm BT chọn ý đúng. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1 1. Chia sẻ và giới thiệu bài (gợi ý) 1.1. Thảo luận nhóm - Nhà bạn có anh, chị hoặc em không? Anh, chị hoặc em của bạn có gì đáng yêu? Bạn thường làm gì với anh, chị hoặc em của mình? 1.2. Giới thiệu bài: 2. Khám phá và luyện tập 2.1. Luyện đọc a) GV đọc mẫu bài, giọng nhẹ nhàng, tình cảm. b) Luyện đọc từ ngữ: giao hẹn, mừng quýnh, xinh lắm, vùng vằng, kêu toáng, quả quyết,... Giải nghĩa từ: mừng quýnh (mừng tới mức cuống quýt); vùng vằng (điệu bộ tỏ ra giận dỗi, vung tay vung chân), kêu toáng (kêu to lên), quả quyết (tỏ ý chắc chắn, không thay đổi). c) Luyện đọc câu - GV: Bài đọc có bao nhiêu câu. TIẾT 2 d) Thi đọc đoạn, bài - Từng cặp HS (nhìn SGK) cùng luyện đọc trước khi thi. 2.2. Tìm hiểu bài đọc - 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi và các ý lựa chọn. - Từng cặp HS trao đổi, làm bài. - GV hỏi - HS trả lời: + GV: Mẹ Nam sinh em trai hay em gái? + GV: Vì sao Nam không vui khi mẹ gọi vào với em? + GV: Vì sao Nam không muốn đổi em gái? - GV: Qua câu chuyện, em hiểu điều gì? GV: Nam thích em trai. Dù mẹ sinh em gái, Nam vẫn rất yêu em. Với Nam, em nhà mình là nhất. 2.3. Luyện đọc lại (theo vai) - 1 tốp (4 HS) đọc (làm mẫu) theo 4 vai: người dẫn chuyện, Nam, mẹ, bố. - 2 tốp thi đọc theo vai. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà đọc (kể) cho người thân nghe câu chuyện Em nhà mình là nhất. HS thảo luận theo nhóm đôi - Một vài HS phát biểu trước lớp. HS quan sát tranh HS lắng nghe Cá nhân, cả lớp đọc từ ngữ: giao hẹn, mừng quýnh, xinh lắm, vùng vằng, kêu toáng, quả quyết,... Giải nghĩa từ: mừng quýnh Bài đọc có 20 câu - HS đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 hoặc 3 câu) (cá nhân, từng cặp). Cá nhân, từng cặp đọc tiếp nối từng câu đọc liền 2 câu lời nhân vật - Các cặp, tổ thi đọc tiếp nối 3 đoạn - Các cặp, tổ thi đọc cả bài. HS đọc cả bài. - Cả lớp đọc. - 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi trong SGK. Từng cặp HS trao đổi, trả lời từng câu hỏi. HS: Mẹ Nam sinh em gái. HS (ý b): Vì Nam thích em trai HS (ý a): Vì Nam yêu em mình. - (Lặp lại) 1 HS hỏi - Cả lớp đáp. HS trả lời theo suy nghĩ riêng. -HS đọc bài theo các vai: người dẫn chuyện, Nam, mẹ, bố. - Lặp lại với tốp HS khác. GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 33 MÔN: TẬP VIẾT BÀI: TÔ CHỮ HOA T Ngày: - - 2021 I. MỤC TIÊU - Biết tô chữ viết hoa T theo cỡ chữ vừa và nhỏ. - Viết đúng các từ, câu ứng dụng (mừng quýnh, quả quyết; Thỏ con thật đáng yêu) bằng chữ viết thường, cỡ nhỏ; chữ viết rõ ràng, đều nét; đặt dấu thanh đúng vị trí. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ viết chữ viết hoa I, K; từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giới thiệu bài - GV giới thiệu chữ in hoa T - GV: Bài 35 đã giới thiệu mẫu chữ T in hoa và viết hoa. Hôm nay, các em sẽ học tô chữ viết hoa T; luyện viết các từ ngữ và câu ứng dụng cỡ nhỏ. 2. Khám phá và luyện tập 2.1. Tô chữ viết hoa T - GV đưa lên bảng chữ viết hoa T, hướng dẫn HS quan sát cấu tạo nét chữ và cách tô (vừa mô tả vừa cầm que chỉ “tô” theo từng nét): Chữ T viết hoa gồm 1 nét là sự kết hợp của 3 nét cơ bản: cong trái (nhỏ), lượn ngang và cong trái (to). Đặt bút giữa ĐK 4 và ĐK 5, tô nét cong trái (nhỏ) nối liền với nét lượn ngang từ trái sang phải, sau đó chuyển hướng tô nét cong trái (to) cắt nét lượn ngang, tạo vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ, cuối nét cong tô lượn vào trong, dừng bút trên ĐK 2. - HS tô chữ viết hoa T cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập hai. 2.2. Viết từ ngữ, câu ứng dụng (cỡ nhỏ) - Cả lớp đọc: mừng quýnh, quả quyết; Thỏ con thật đáng yêu. - GV hướng dẫn HS nhận xét độ cao của các con chữ, khoảng cách giữa các chữ (tiếng), cách nối nét giữa T và h, viết liền mạch các chữ, vị trí đặt dấu thanh, 3. Củng cố, dặn dò - GV nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết Góc sáng tạo: Tìm một tấm ảnh của mình hoặc tự vẽ mình; chuẩn bị giấy A4, giấy màu, bút màu, hồ dán, kéo,... HS nhận biết đó là mẫu chữ in hoa T. HS lắng nghe - HS quan sát cấu tạo nét chữ và cách tổ chữ viết hoa T. - HS tô các chữ hoa T cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập hai. HS đọc từ, : mừng quýnh, quả quyết; Thỏ con thật đáng yêu. - HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai; hoàn thành phần Luyện tập thêm. GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 33 MÔN: TẬP ĐỌC BÀI: LÀM ANH Ngày: - 0 - 2021 I. MỤC TIÊU - Đọc trơn bài thơ, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dòng thơ. - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Hiểu, trả lời đúng các câu hỏi về bài đọc. - Hiểu điều bài thơ muốn nói: Làm anh, làm chị rất khó vì phải biết cư xử “người lớn”. Những ai yêu thương em của mình thì đều làm được người anh, người chị tốt. - Học thuộc lòng khổ thơ đầu và khổ thơ cuối. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC SGK, SGV, Bảng con, phấn, bút dạ III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Chia sẻ và giới thiệu bài (gợi ý) 1.1. HS nghe hát hoặc hát bài Làm anh khó đấy (Thơ: Phan Thị Thanh Nhàn, nhạc: Huỳnh Đình Khiêm). 1.2. Giới thiệu bài 2. Khám phá và luyện tập 2.1. Luyện đọc a) GV đọc mẫu, giọng vui tươi, nhí nhảnh, tình cảm. b) Luyện đọc từ ngữ: chuyện đùa, người lớn, dỗ dành, dịu dàng, quà bánh, nhường em luôn,...; đọc một số dòng thơ; Phải “người lớn” cơ / Anh phải dỗ dành / Anh nâng dịu dàng. c) Luyện đọc dòng thơ - GV: Bài có bao nhiêu dòng thơ. - HS đọc tiếp nối 4 dòng thơ một cá nhân từng cặp). d) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (mỗi đoạn 2 khổ thơ); thi đọc cả bài thơ. 2.2. Tìm hiểu bài đọc - 2 HS đọc 2 câu hỏi trong SGK. (Với câu hỏi 2, đọc lần lượt các vế câu ở mỗi bên). - Từng cặp HS trao đổi, làm bài trong VBT. - Thực hành hỏi đáp (theo 2 câu hỏi). - GV hỏi - HS trả lời: + GV (câu hỏi 1): Làm anh dễ hay khó? + GV nêu YC nối ghép: Làm anh phải như thế nào?; gắn lên bảng lớp nội dung BT 2. / 2 HS nói kết quả. GV giúp HS nối các vế câu trên bảng. - GV: Ai “làm anh” được? HS: Ai yêu em bé thì làm được. GV: Làm anh, làm chị rất khó vì đòi hỏi anh, chị phải biết cư xử “người lớn”; phải yêu thương, chăm sóc, nhường nhịn em. Nhưng làm anh, làm chị cũng rất vui. Ai yêu em của mình thì đều làm được người anh, người chị tốt. 2.3. Học thuộc lòng GV hướng dẫn HS học thuộc lòng khổ thơ đầu và khổ thơ cuối tại lớp theo cách xoá dần từng chữ. - HS thị đọc thuộc lòng khổ thơ đầu / khổ thơ cuối. - HS thi đọc thuộc lòng khổ thơ đầu hoặc cả bài thơ. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết học Góc sáng tạo. 1.1. HS hát bài Làm anh. HS lắng nghe HS đọc cá nhân, cả lớp: chuyện đùa, người lớn, dỗ dành, dịu dàng, quà bánh, nhường em luôn,... Bài thơ có16 dòng - Cá nhân, cặp đọc tiếp nối 4 dòng thơ một. d) Thi đọc tiếp nối 2 khổ thơ Thi đọc cả bài. - HS đọc 2 câu hỏi trong SGK - Từng cặp HS trao đổi, cùng trả lời các câu hỏi. - HS: Làm anh rất khó. / Làm anh khó vì đòi hỏi phải biết cư xử “người lớn”. Cả lớp đọc: a) Khi em bé khóc – 3) anh phải dỗ dành. b) Nếu em bé ngã – 1) anh nâng dịu dàng c)Mẹ cho quà bánh – 4)chia em phần hơn d)Có đồ chơi đẹp-2) cũng nhường em luôn (Lặp lại) 1 HS hỏi - cả lớp đáp: HS lắng nghe - HS học thuộc lòng khổ thơ đầu và khổ thơ cuối tại lớp theo cách xoá dần từng chữ. - HS thị đọc thuộc lòng khổ thơ đầu / khổ thơ cuối. - HS thi đọc thuộc lòng khổ thơ đầu hoặc cả bài thơ. GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 33 MÔN: TIẾNG VIỆT BÀI: GÓC SÁNG TẠO “EM LÀ CÂY NẾN HỒNG” Ngày: - - 2021 I. MỤC TIÊU - Làm được một sản phẩm giới thiệu bản thân: Dán ảnh (hoặc tranh vẽ) bản thân vào giấy, trang trí, tô màu. Viết được một vài câu tự giới thiệu bản thân (gắn với gia đình). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC a) Chuẩn bị của GV: Các viên nam châm để gắn lên bảng sản phẩm của HS; Những mảnh giấy có dòng kẻ ô li GV phát cho HS để dán vào sản phẩm, viết lên đó. b) Chuẩn bị của HS: - Ảnh HS, tranh HS tự hoạ bản thân. - Giấy màu, giấy trắng, bút chì màu, bút dạ, kéo, keo dán,... - Các viên nam châm để gắn lên bảng sản phẩm của HS. - Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Chia sẻ và giới thiệu bài 1.1. Chia sẻ GV hướng dẫn HS quan sát tranh, ảnh ở BT 1, nhận ra hình ảnh các bạn HS; 1.2. Giới thiệu bài Tiết học Góc sáng tạo hôm nay có tên Em là cây nến hồng. Tiết học này, các em sẽ tự giới thiệu mình bằng cách: dán ảnh mình hoặc tự vẽ chân dung mình lên giấy, trang trí, tô màu, viết lời tự giới thiệu. Các em hãy cố gắng để có một sản phẩm ấn tượng. 2. Khám phá - Cả lớp nhìn SGK, nghe 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 YC của tiết học. + HS 1 đọc YC 1, + HS 2 đọc YC 2. GV giới thiệu vài sản phẩm do HS năm trước đã làm( nếu có). + HS 3 đọc YC 3. * Thời gian dành cho hoạt động chuẩn bị không quá 8 phút. 3. Luyện tập 3.1. Chuẩn bị - HS bày lên bàn ĐDHT, ảnh hoặc tranh em tự vẽ mình hoặc người thân vẽ. - GV phát cho HS những mẩu giấy trắng có dòng kẻ ô li, cắt hình chữ nhật đơn giản hoặc hình gì đó vui mắt để HS sẽ viết lời tự giới thiệu rồi đính vào sản phẩm. - HS mở VBT, GV nhắc lại cách sử dụng trang vở (như đã hướng dẫn). 3.2. Làm sản phẩm - HS dán tranh, ảnh vào giấy, trang trí, tô màu. Những HS chưa có tranh, ảnh sẽ vẽ nhanh tranh tự hoạ - vẽ vào giấy hoặc VBT. - HS viết lời giới thiệu. Viết ở trên, dưới hoặc bên cạnh tranh, ảnh. GV khuyến khích HS viết 3 – 5 câu; nhắc HS viết hoa chữ đầu câu; viết hoa họ, tên mình. 3.3. Giới thiệu sản phẩm với các bạn trong nhóm - GV đính lên bảng lớp 4 – 5 sản phẩm ấn tượng, mời HS giới thiệu. Có thể phóng to sản phẩm trên màn hình cho cả lớp nhận xét: sản phẩm nào có tranh, ảnh đẹp; lời giới thiệu hay. * GV cần động viên để tất cả HS đều mạnh dạn thể hiện mình. Chấp nhận nếu HS viết sai chính tả, viết thiếu dấu câu. Không đòi hỏi chữ viết phải đẹp. 4. Củng cố, dặn dò - GV khen ngợi những HS hoàn thành tốt BT sáng tạo; - Nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết KC Hai tiếng kì lạ. HS lắng nghe, quan sát Cả lớp quan sát lắng nghe Cả lớp nhìn SGK, nghe 3 bạn tiếp nối nhau đọc 3 yêu cầu trong SGK: - HS 1 đọc yêu cầu của BT1 - Cả lớp quan sát tranh, ảnh trong SGK. HS tiếp nối nhau đọc 3 lời giới thiệu làm mẫu bên tranh, ảnh của 3 HS (SGK). - HS 3 đọc yêu cầu của BT 3. GV mời 2 HS (đóng vai bạn nam, bạn nữ) đọc lời trao đổi của 2 HS trong SGK. - HS bày lên bàn ĐDHT; ảnh hoặc tranh em tự vẽ mình hoặc người thân vẽ. - HS dán tranh, ảnh vào giấy, trang trí, tô màu. Những HS chưa có tranh, ảnh sẽ vẽ nhanh tranh tự hoạ - vẽ vào giấy hoặc VBT. - HS viết lời giới thiệu. Viết ở trên, dưới hoặc bên cạnh tranh, ảnh. -Từng cặp hoặc nhóm giới thiệu cho nhau sản phẩm, nghe các bạn góp ý. GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 33 MÔN: KỂ CHUYỆN BÀI: HAI TIẾNG KÌ LẠ Ngày: - 0 - 2021 I. MỤC TIÊU - Nghe hiểu câu chuyện Hai tiếng kì lạ. - Nhìn tranh, kể lại được từng đoạn, toàn bộ câu chuyện. Bước đầu biết thay đổi giọng để phân biệt lời của người dẫn chuyện, lời của bà cụ, cậu bé, chị cậu bé. - Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Lời nói lễ phép, lịch sự có sức mạnh kì diệu. Nó làm cho mọi người yêu mến, sẵn lòng giúp đỡ em. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC SGK, SGV III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện (gợi ý) 1.1. Quan sát và phỏng đoán GV gắn lên bảng 6 tranh minh họa câu chuyện, hướng dẫn HS quan sát 1.2. Giới thiệu truyện Có một cậu bé tức giận cả nhà. Vì sao cậu giận? Vì sao cậu thay đổi và mọi chuyện trở nên tốt đẹp. Các em hãy cùng nghe câu chuyện Hai tiếng kì lạ để biết đó là hai tiếng gì. Sức mạnh diệu kỳ của hai tiếng đó. 2. Khám phá và luyện tập 2.1. Nghe kể chuyện GV kể chuyện 3 lần với giọng diễn cảm. 2.2. Trả lời câu hỏi theo tranh Mỗi HS trả lời câu hỏi theo 1 tranh. - GV chỉ tranh 1: Vì sao cậu bé ngồi trước nhà cau có? - GV chỉ tranh 2: Bà cụ nói gì với cậu? - GV chỉ tranh 3: Cậu bé chạy vào nhà làm gì? Chị cậu làm gì khi thấy cậu? - GV chỉ tranh 4: Vì sao sau đó chị cậu cho cậu mượn bút màu? GV chỉ tranh 5: Muốn thử tiếp phép màu, cậu bé đã tìm gặp ai? Kết quả ra sao? - GV chỉ tranh 6: Hai tiếng kì lạ đó là gì? GV: Đó là những tiếng thể hiện thái độ lễ phép, lịch sự. Cậu bé cảm ơn ai? 2.3. Kể chuyện theo tranh (GV không nêu câu hỏi) a) Mỗi HS kể chuyện theo 2 tranh. b) 2 hoặc 3 HS kể toàn bộ câu chuyện theo 6 tranh. * GV cất tranh, 1 HS giỏi kể lại câu chuyện, không nhìn tranh. 2.4. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện - GV: Câu chuyện giúp các em hiểu điều gì? ( - Cả lớp bình chọn HS, nhóm HS kể chuyện hay. 3. Củng cố, dặn dò - GV dặn HS về nhà kể cho người thân nghe điều em mới học được qua câu chuyện. - Dặn HS chuẩn bị cho tiết KC Chuyện của thước kẻ. HS lắng nghe, quan sát. HS lắng nghe HS trả lời câu hỏi - Vì cậu cảm thấy không ai trong nhà yêu cậu. Chị cậu không cho cậu mượn bút màu. Anh đi bơi cũng không cho cậu đi theo - Bà cụ nói: Bà sẽ dạy cháu hai tiếng kì lạ để mọi người đều yêu cháu - Cậu bé chạy ngay vào nhà vì muốn thử phép màu - Chị cậu đang ngồi vẽ. Thấy cậu, chị vội lấy tay che đống bút màu - Chị cho cậu mượn bút màu vì thấy cậu nhìn vào mắt chị, nói dịu dàng: Chị cho em mượn một cái bút, chị nhé! - Muốn thử tiếp phép màu của hai tiếng kì lạ, cậu liền tìm anh. Cậu đặt tay lên tay anh, hỏi: Ngày mai, anh cho em đi bơi cùng, anh nhé!). - Kết quả thật bất ngờ, anh cậu gật đầu đồng ý ngay - HS: Hai tiếng kì lạ đó là “chị nhé”, “anh nhé”, Cậu bé muốn cảm ơn bà cụ hàng xóm a) Mỗi HS nhìn 2 tranh, tự kể chuyện. b) HS kể chuyện theo tranh bất kì. c)HS nhìn 6 tranh, tự kể toàn bộ câu chuyện. HS phát biểu - Cả lớp bình chọn HS, nhóm HS kể chuyện hay trong tiết học. GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 33 MÔN: TẬP VIẾT BÀI : TÔ CHỮ HOA U, Ư Ngày: - 0 - 2021 I. MỤC TIÊU - Biết tô chữ viết hoa U, Ư theo cỡ chữ vừa và nhỏ. - Viết các từ ngữ, câu ứng dụng (dỗ dành, tràn ngập; Uốn cây từ thuở còn non) bằng chữ viết thường, cỡ nhỏ, đúng kiểu, đều nét; đặt dấu thanh đúng vị trí, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Bảng phụ viết mẫu chữ hoa L đặt trong khung chữ; từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giới thiệu bài - GV chiêu lên bảng chữ in hoa U, Ư. - GV: Bài 35 đã giới thiệu mẫu chữ U, Ư in hoa và viết hoa. Hôm nay, các em sẽ học tô chữ viết hoa U, Ư; tập viết các từ ngữ và câu ứng dụng cỡ chữ nhỏ. 2. Khám phá và luyện tập 2.1. Tô chữ viết hoa U, Ư - HS quan sát cấu tạo nét chữ và cách tô (GV vừa mô tả vừa cầm que chỉ “tô” theo từng nét): + Chữ U viết hoa gồm 2 nét: Nét 1 là nét móc hai đầu; tô từ điểm bắt đầu trên ĐK 5, lượn theo đường cong đầu móc bên trái phía trên rồi tô thẳng xuống chân móc bên phải. Rê bút lên ĐK 6, tô tiếp nét 2 là nét móc ngược phải, từ trên xuống dưới. + Chữ Ư viết hoa gồm 3 nét: Nét 1 và 2 tô như chữ U hoa. Sau đó tô tiếp nét 3 là “nét râu” (đường cong nhỏ bên phải nét móc) tạo thành chữ hoa U. - HS tô các chữ viết hoa U, Ư cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập hai. 2.2. Viết từ ngữ, câu ứng dụng (cỡ nhỏ) - HS đọc: dỗ dành, tràn ngập; Uốn cây từ thuở còn non. - GV hướng dẫn HS nhận xét độ cao của các chữ cái, khoảng cách giữa các chữ (tiếng), cách nối nét giữa các chữ (nối giữa U và ô), vị trí đặt dấu thanh. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhắc HS sẽ học 2 tiết Tự đọc sách báo ở thư viện trường. HS nhận biết đó là mẫu chữ in hoa U, Ư. HS lắng nghe HS nhìn bảng, theo dõi quan sát cấu tạo nét chữ - HS tô các chữ viết hoa U, Ư cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập hai. -HS theo dõi, quan sát. - HS đọc từ ngữ, câu ứng dụng: dỗ dành, tràn ngập; Uốn cây từ thuở còn non. HS nhìn bảng, đọc; nói cách viết, độ cao con chữ. - HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai; hoàn thành phần Luyện tập thêm. GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 33 MÔN: TIẾNG VIỆT BÀI: TỰ ĐỌC SÁCH BÁO Tiết 1+ Tiết 2 Ngày: - - 2021 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Biết cách chọn sách, mượn sách và trả sách ở thư viện. - Hiểu quy định và thực hiện đúng quy định về mượn sách, trả sách, đọc và bảo quản sách ở thư viện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Thư viện trường có một số cuốn sách thiếu nhi được phân loại theo nhóm (truyện cổ tích, truyện thiếu nhi, sách khoa học, thơ, sách giáo khoa,...), được sắp xếp khoa học, gọn gàng, dễ tìm. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giới thiệu bài Hôm nay, các em sẽ học 2 tiết Tự đọc sách báo ở thư viện trường. Tiết học sẽ giúp các em: - Biết chọn sách, mượn sách, trả sách ở thư viện. - Hiểu và thực hiện đúng quy định ở thư viện; học được phép lịch sự khi đọc sách ở thư viện (giữ trật tự, không làm ồn, không ăn trong thư viện), bảo quản sách (không làm bẩn, làm rách sách). 2. Luyện tập - 3 HS tiếp nối đọc 3 yêu cầu 2, 3, 4 của bài học. Cả lớp nghe, quan sát minh hoạ. 2.1. Tự chọn sách, mượn sách a) GV (hoặc nhân viên thư viện (NVTV) giới thiệu cho HS nơi sắp xếp các loại sách. b) GV hướng dẫn HS tự tìm sách. * HS thực hành mượn sách theo hướng dẫn. 2.2. Hướng dẫn HS đọc sách - GV nhắc HS không làm ồn khi đọc sách; không làm bẩn, làm rách sách; không ăn trong thư viện. 2.3. Trả sách Hết giờ, GV nhắc HS để sách lại chỗ cũ. Nếu mượn sách của NVTV, các em cần trả lại sách. GV hướng dẫn HS cách giao tiếp lịch sự với NVTV. 3. Củng cố, dặn dò - GV hỏi: Khi đến thư viện đọc sách, để thể hiện là một người lịch sự, thực hiện đúng quy định của thư viện, em cần chú ý điều gì? - GV khen ngợi những HS đã thể hiện tốt trong giờ học. - Nhắc HS chuẩn bị trước cho tiết Tự đọc sách báo tuần sau: Đọc trước nội dung bài; tìm sách, báo, truyện, bài thơ yêu thích mang đến lớp để giới thiệu, đọc hoặc kể cho các bạn nghe. HS đọc 4 yêu cầu của bài học trong SGK. Cả lớp nghe, quan sát minh hoạ. - HS trả lời - Mỗi HS cầm 1 quyển sách đi đến bàn đọc sách. - HS trật tự đọc sách. - Một vài HS báo cáo đã đọc được sách gì, truyện gì; đã biết thêm được điều gì mới. Cả lớp nghe nội dung thông tin mà mỗi bạn cung cấp. HS để sách lại chỗ cũ. Nếu mượn sách của NVTV, các em cần trả lại sách. - HS nói lại những gì đã học được: Biết giao tiếp lịch sự với NVTV khi mượn sách, trả sách. / Giữ trật tự, không làm ồn, không ăn trong thư viện. / Không làm bẩn, làm rách sách GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_1_canh_dieu_tuan_33_nam_hoc_2020_2021.doc