Giáo án Tiếng việt Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 46 đến 51 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tiếng việt Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 46 đến 51 - Năm học 2020-2021

3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần iêm? Tiếng nào có vần iêp?)

- HS đánh vần, đọc trơn từng từ ngữ cho: dừa xiêm, múa kiếm,.

- GV giải nghĩa từ: dừa xiêm (dừa thân lùn, quả nhỏ, nước rất ngọt); tấm liếp (đồ đan bằng tre, nứa, ken dày thành tấm, dùng để che chắn); diếp cá (cây thân cỏ, lá hình trái tim, vò ra có mùi tanh, dùng để ăn hay làm thuốc).

- Từng cặp HS làm bài.

- 2 HS báo cáo kết quả.

 - GV chỉ từng chữ cho HS đọc

 - HS nói thêm 3 4 tiếng ngoài bài có vần iêm (chiếm, điểm, hiếm, tiệm,.); có vần iêp (diệp, hiệp, khiếp, tiếp,.).

 3.2 Tập viết (bảng con - BT 4)

a) Cả lớp nhìn bảng đọc các vần, tiếng: iêm, yêm, iêp, diêm, yếm, tấm thiếp.

b) Viết vần iêm, yêm, iêp

- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn cách viết. Chú ý chiều cao các con chữ, cách nối nét giữa iê và m, iê và p.

- HD HS viết

c) Viết: diêm, yếm, thiếp (như mục b)

- GV viết mẫu, hướng dẫn: diêm (viết chữ d cao 4 li, tiếp đến vần iêm); yếm (viết yê, m, dấu sắc đặt trên ê); thiếp (viết th rồi đến iêp, dấu sắc đặt trên ê).

- HD HS viết bảng con: diêm, yếm, (tấm) thiếp.

 

doc 22 trang thuong95 11260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng việt Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 46 đến 51 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 46	 iêm yêm iêp
 (2 tiết)
Ngày soạn: / 10 / 2020 Ngày dạy: / 11 / 2020
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1.Năng lực:
- Nhận biết các vần iêm, yêm, iêp; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần iêm, yêm, iêp.
 -Nhìn chữ, tìm đúng tiếng có các vần iêm, yêm, iêp.
 -Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Gà nhỉ nằm mơ.
 -Viết đúng vần iêm, yêm, iêp và tiếng diêm, yếm, (tấm) thiếp (trên bảng con).
2.Phẩm chất:
 -Phát triển năng lực tiếng việt. Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. 
Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm.
Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Thẻ cho HS làm BT chọn ý đúng / sai.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
 Tiết 1
A/KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS đọc bài Tập đọc Đêm ở quê (bài 45).
- Hs trả bài cũ
B/DẠY BÀI MỚI
 1/Giới thiệu bài: vần iêm, vần yêm, vần iêp.
2/Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
Dạy vần iêm
GV chỉ vần iêm (từng chữ iê, m). 
 Phân tích vần iêm. 
Đánh vần: iê - mờ - iêm / iêm.
Cho HS nhìn tranh, hỏi: Đây là cái gì?
Phân tích tiếng diêm
Đánh vần: dờ - iêm - diêm 
 Đánh vần, đọc trơn lại: iê - mờ - iêm / dờ - iêm - diêm / diêm.
 2.2.Dạy vần yêm: ( Tương tự dạy vần iêm)
Vầm iêm và iêm khác nhau thế nào?
2.3.Dạy vần iêp (như iêm, yêm)
* Củng cố: HS nói 3 vần mới học,3 tiếng mới học
1 HS: iê - mờ - iêm. Cả lớp: iêm. 
HS phân tích
Đánh vần
HS nói: (que) diêm
Phân tích tiếng diêm
Đánh vần
Cả lớp đoc
-Yêm và iêm khác nhau chỉ ở chữ y dài và i ngắn
-HS nói 3 vần mới học: iêm, yêm, iêp, 3 tiếng mới học: diêm, yếm, thiếp.
Luyện tập
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần iêm? Tiếng nào có vần iêp?)
HS đánh vần, đọc trơn từng từ ngữ cho: dừa xiêm, múa kiếm,... 
GV giải nghĩa từ: dừa xiêm (dừa thân lùn, quả nhỏ, nước rất ngọt); tấm liếp (đồ đan bằng tre, nứa, ken dày thành tấm, dùng để che chắn); diếp cá (cây thân cỏ, lá hình trái tim, vò ra có mùi tanh, dùng để ăn hay làm thuốc).
Từng cặp HS làm bài.
2 HS báo cáo kết quả.
 - GV chỉ từng chữ cho HS đọc
 - HS nói thêm 3 4 tiếng ngoài bài có vần iêm (chiếm, điểm, hiếm, tiệm,...); có vần iêp (diệp, hiệp, khiếp, tiếp,...).
 3.2 Tập viết (bảng con - BT 4)
Cả lớp nhìn bảng đọc các vần, tiếng: iêm, yêm, iêp, diêm, yếm, tấm thiếp.
Viết vần iêm, yêm, iêp
GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn cách viết. Chú ý chiều cao các con chữ, cách nối nét giữa iê và m, iê và p.
HD HS viết
Viết: diêm, yếm, thiếp (như mục b)
GV viết mẫu, hướng dẫn: diêm (viết chữ d cao 4 li, tiếp đến vần iêm); yếm (viết yê, m, dấu sắc đặt trên ê); thiếp (viết th rồi đến iêp, dấu sắc đặt trên ê).
HD HS viết bảng con: diêm, yếm, (tấm) thiếp.
GV cùng HS nhận xét
- Hs đọc
- Hs lắng nghe
-HS làm bài theo cặp
-HS báo cáo kết quả
- cả lớp: Tiếng xiêm có vần iêm... Tiếng liếp có vần iêp,...
- 1 HS đọc các vần, nói cách viết.
- Hs chú ý quan sát
- HS viết: iêm, yêm, iêp (2 lần).
- HS viết bảng con: diêm, yếm, (tấm) thiếp
Tiết 2
Tập đọc (BT 3)
GV giới thiệu hình minh hoạ: Gà nhí nằm mơ trong đôi cánh cùa mẹ. Các em cùng đọc bài để biết gà nhí mơ thấy gì.
GV đọc mẫu.
Luyện đọc từ ngữ: nằm mơ, bị quạ cắp, chiêm chiếp, khe khẽ, êm quá, ngủ thiếp.
Luyện đọc câu
GV: Bài có 6 câu. / GV chỉ từng câu..
Đọc tiếp nối từng câu
Thi đọc đoạn, bài
Từng cặp HS nhìn SGK cùng luyện đọc trước khi thi.
Các cặp, tổ thi đọc tiếp nối 3 đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn).
Các cặp, tổ thi đọc cả bài. 
g) Tìm hiểu bài đọc
GV chỉ từng ý a, b cho cả lớp đọc.
HS làm bài, viết lên thẻ (chỉ kí hiệu: a hay b). / GV: Ý nào đúng (HS giơ thẻ: ý b). 1 HS đọc kết quả: ý b đúng (Gà nhí nằm mơ bị quạ cắp đi). / GV: Ý a sai (Gà nhí bị quạ cắp đi) vì gà nhí không bị quạ cắp đi, nó chỉ nằm mơ bị quạ cắp.
Cả lớp nhắc lại: Gà nhí nằm mơ bị quạ cắp đi.
- Hs lắng nghe 
-HS luyện đọc.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc.
- Hs đọc (cá nhân, từng cặp).
- Hs thực hiện
- 1 HS đọc cả bài. / Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Hs thực hiện
- Hs thực hiện
- Hs thực hiện
4.Củng cố, dặn dò
 Rút kinh nghiệm: .
 Bài 47: om op
 (2 tiết)
Ngày soạn: 25 / 10 / 2020 Ngày dạy: 3 / 11 / 2020
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1.Năng lực:
Nhận biết các vần om, op; đánh vần, đọc đúng tiếng	có	các vần	om,	op.
Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần om, vần op.
Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Lừa và ngựa.
Viết đúng các vần om, op; các tiếng đom đóm, họp	trên	 bảng	 con.
 2.Phẩm chất:
 -Phát triển năng lực tiếng việt. Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. 
Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm.
Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy chiếu hoặc bảng phụ.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
 Tiết 1
A/KIỂM TRA BÀI CŨ: 
- HS đọc bài Gà nhí nằm mơ (bài 46); 
- HS trả lời câu hỏi: Vì sao gà nhí nằm mơ bị quạ cắp đi, kêu ầm ĩ nhưng lại ngủ thiếp đi?
-HS đọc và trả lời câu hỏi
B/DẠY BÀI MỚI
Giới thiệu bài: vần om, vần op.
-HS lắng nghe
Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
Dạy vần om
HS đọc: o - mờ - om. 
 Phân tích vần om. / Đánh vần: o - mờ - om / om.
HS nhìn hình. GV hỏi: Đây là con gì?
 Phân tích tiếng đom. / Đánh vần: đờ - om - đom / đom. (Làm tương tự với đóm).
HS nhìn mô hình, đánh vần, đọc trơn: o - mờ - om / đờ - om - đom / đờ - om - đom - sắc - đóm / đom đóm.
Dạy vần op
Phân tích vần op. Đánh vần: o - pờ - op / op. 
GV cho HS nhìn tranh, hỏi: Các bạn trong tranh đang làm gì? 
 Đánh vần tiếng họp: hờ - op - hop - nặng - họp / họp.
Đánh vần, đọc trơn: o - pờ - op / hờ - op - hop - nặng - họp / họp tổ.
* Củng cố: HS nói 2 vần mới học: om, op, 2 tiếng mới học: đom, họp.
-HS đọc
-Phân tích, đánh vần
-HS nói: đom đóm. 
-Phân tích, đánh vần
-Cả lớp đánh vần ,đọc trơn
-Phân tích, đánh vần
-Các bạn đang họp tổ
-Đánh vần
-Đánh vần, đọc trơn
-HS nói: om, op, đom, họp
Luyện tập
Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần om? Tiếng nào có vần op?)
 -HS đọc: cọp (hổ), khóm tre,...
GV giải nghĩa: chỏm mũ (phần nhô lên trên cùng của cái mũ); lom khom (tư thế còng lưng xuống); gom góp (tập hợp dần dần).
Từng cặp HS làm bài. / 2 HS báo cáo: HS 1 nói tiếng có vần om. HS 2 nói tiếng có vần op.
GV chỉ từng chữ, yêu cầu HS đọc : Tiếng cọp có vần op. Tiếng khóm có vần om,...
HS nói thêm 3-4 tiếng ngoài bài có vần om (bom, còm, hòm, tóm,...); có vần op (bóp, chóp, ngóp, tóp,...)
 3.2. Tập viết (bảng con - BT 4)
a) Cả lớp nhìn bảng đọc các vần, tiếng vừa học.
Viết vần om, op.
GV viết mẫu, hướng dẫn cách viết. Chú ý: viết o và m, 0 và p không xa quá hay gần quá. 
Yêu cầu HS viết: om, op (2 lần).
Viết: đom đóm, họp tổ (tương tự mục b).
GV viết mẫu, hướng dẫn: đom (viết chữ đ cao 4 li, tiếp đến vần om); / đóm có dấu sắc trên o; / họp (viết chữ h cao 5 li, p 4 li, dấu nặng đặt dưới o).
HS viết: đom đóm, họp (tổ).
- Hs thực hiện
-Cả lớp đọc: Tiếng cọp có vần op. Tiếng khóm có vần om,...
 - Hs đọc bài vừa học
 -1 HS đọc vần om, op, nói cách viết, độ cao các con chữ.
-HS viết ở bảng con
- Hs quan sát
- Hs viết ở bảng con
Tiết 2
3.3. Tập đọc (BT 3)
GV chỉ hình, giới thiệu truyện Lừa và ngựa. Câu chuyện nói về mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc sống.
GV đọc mẫu.
Luyện đọc từ ngữ: còm nhom, lắm đồ, chả nghe, thở hí hóp, xếp đồ. Giải nghĩa từ: thở hí hóp (thở mệt nhọc, yếu ớt, như sắp hết hơi).
Luyện đọc câu
GV: Bài có 6 câu. GV chỉ từng câu. 
Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp).
Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (4 câu / 2 câu); thi đọc cả bài.
g) Tìm hiểu bài đọc
GV nêu YC; chỉ từng ý a, b (chưa hoàn chỉnh) cho 1 HS đọc.
HS hoàn thành 2 câu văn, làm bài trong VBT.
Một vài HS nói kết quả. GV khuyến khích cách nói sáng tạo:
Ý a: Lừa nhờ ngựa chở đỡ đồ, ngựa chả thèm nghe lừa / (hoặc) ngựa mặc kệ, không chịu giúp lừa / ngựa phớt lờ, chẳng chịu giúp bạn /...
 Ý b: Lừa ngã, thở hí hóp, thế là bà chủ xếp hết đồ từ lừa qua ngựa. / (hoặc) bà chủ xếp tất cả đồ đạc nặng trịch từ lưng lừa sang lưng ngựa /...
GV: Qua câu chuyện, em hiểu điều gì? 
GV: Ngựa phải chịu hậu quả từ việc không giúp đỡ lừa. Nếu ngựa chịu giúp lừa một chút thì lừa đã không ngã ra bờ cỏ, thở hí hóp và ngựa đã không phải chở tất cả đồ của lừa. Cho nên, giúp đỡ người khác nhiều khi cũng là giúp mình. Chắc là chú ngựa trong câu chuyện này đã hiểu ra điều đó.
-HS lắng nghe
- Hs luyện đọc
-1 HS đọc, cả lớp đọc.
-HS thi đọc
-HS đọc 
-HS làm vào vở BT
-Ngựa không giúp lừa. / Ngựa không thương bạn. / Ngựa không giúp lừa nên khi lừa ngã, ngựa phải chở cả đồ của lừ a. / Vì không chở giúp lừa một ít đồ nên ngựa đã phải chở tất cả đồ đạc của lừa. /...).
4.Củng cố, dặn dò: GV dặn HS về nhà kể cho người thân nghe điều em đã hiểu ra từ câu chuyện Lừa và ngựa.
Rút kinh nghiệm: .
 .
 Bài 48 	 ôm ôp
 (2 tiết)
Ngày soạn: 27 / 10 / 2021 Ngày dạy: 4 / 11 / 2021
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1.Năng lực:
Nhận biết các vần ôm, ôp; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ôm, ôp.
Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ôm, vần ôp.
Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Chậm... như thỏ.
Viết đúng các vần ôm, ôp và các tiếng tôm, hộp (sữa) (trên bảng con).
 2.Phẩm chất:
 -Phát triển năng lực tiếng việt. Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. 
Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm.
Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy chiếu / Bảng phụ viết nội dung BT đọc hiểu.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Tiết l
A/KIỂM TRA BÀI CŨ:
2 HS đọc bài Tập đọc Lừa và ngựa (bài 47); 1 HS nói lời khuyên của câu chuyện.
- Hs trả bài cũ
B/DẠY BÀI MỚI
Giới thiệu bài: vần ôm, vần ôp.
Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
Dạy vần ôm
HS đọc từng chữ ô - mờ - ôm. / Phân tích vần ôm. / Đánh vần: ô - mờ - ôm / ôm.
Cho HS nhìn hình, hỏi: Trnh vẽ con gì?
HS nói: tôm. / Phân tích tiếng tôm. / Đánh vần: tờ - ôm - tôm / tôm. Đánh vần, đọc trơn lại: ô - mờ - ôm / tờ - ôm - tôm / tôm.
Dạy vần ôp (như vần ôm)
Phân tích vần ôp. / Đánh vần: ô - pờ - ôp. / Đánh vần: hờ - ôp - hôp - nặng - hộp.
Cho HS nhìn sách, hỏi: Đây là cái gì?
Đánh vần, đọc trơn: ô - pờ - ôp / hờ - ôp - hôp - nặng - hộp / hộp sữa.
* Củng cố: HS nói 2 vần mới học: ôm, ôp, 2 tiếng mới học: tôm, hộp.
-HS đọc, phân tích, đánh vần
- Con tôm
-HS nói, phân tích, đánh vần
-HS đọc, phân tích, đánh vần
- Hộp sữa
-HS nói, phân tích, đánh vần
-HS nói: ôm, ôp, tôm, hộp
3. Luyện tập
Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần ôm? Tiếng nào có vần ôp?)
HS nhìn hình, đọc: lốp xe, cốm, đốm lửa,... 
GV giải nghĩa: cốm (thóc nếp non rang chín, giã sạch vỏ, màu xanh, hương vị thơm ngon), đồ gốm (sản phẩm làm từ đất sét, đưa vào lò nung).
HS tìm tiếng có vần ôm, vần ôp; làm bài trong VBT. / 2 HS nói kết quả.
GV chỉ từng tiếng, cả lớp: Tiếng lốp (xe) có vần ôp. Tiếng cốm có vần ôm,...
Tập viết (bảng con - BT 4)
HS nhìn bảng đọc các vần, tiếng: ôm, ôp, tôm, hộp sữa.
Viết vần ôm, ôp: 1 HS nói cách viết vần ôm. / GV viết mẫu, hướng dần: viết ô trước, m sau; các con chữ ô, m đều cao 2 li; lưu ý viết ô và m không gần hay xa quá. / Làm tương tự với vần ôp.
HS viết bảng con: ôm, ôp (2 lần).
Viết tiếng: tôm, hộp sữa (như mục b)
GV viết tôm: viết t trước (cao 3 li), vần ôm sau.
GV viết hộp: viết h cao 5 li, p cao 4 li, dấu nặng đặt dưới chữ ô.
HS viết bảng: tôm, hộp (sữa). 
GV cùng HS nhận xét
-HS đọc
-HS lắng nghe
-HS làm vào vở BT
-Cả lớp nói
-HS đọc
-HS lắng nghe
-HS viết ở bảng con
-HS lắng nghe
-HS viết ở bảng con
Tiết 2
Tập đọc (BT 3)
a/GV đưa bài đọc lên bảng lớp, giới thiệu: Bài có tên là Chậm... như thỏ. Có đúng là thỏ rất chậm không? Câu chuyện Thỏ thua rùa các em đã học cho thấy: Thỏ phi nhanh như gió, rùa thì bò rất chậm chạp, vất vả. Nhưng thỏ vẫn thua rùa vì thỏ chủ quan, kiêu ngạo, chứ không phải vì thỏ chậm. Người ta thường nói “chậm như rùa”, không ai nói “chậm như thỏ”. Nhưng bài vè này nói ngược lại với sự thật: Chậm như thỏ /Lẹ như rùa. Cách nói ngược làm bài vè trở nên thú vị.
b/GV đọc bài: giọng vui, chậm rãi; vừa đọc (2 dòng thơ một), vừa chỉ vào hình ảnh từng con vật, sự vật; kết hợp giải nghĩa từ, giúp HS hiếu cách nói ngược:
-“Chó thì mổ mổ / Gà thì liếm la”. Liếm la: là liếm. Sự thực thì gà có liếm la không? (GV chỉ hình trong SGK). Gà không liếm mà mổ mổ thức ăn. Chó mới liếm thức ăn.
“Dữ như quả na / Nhu mì gã cọp”. Nhu mì là hiền (Hiền như gã cọp). Gã cọp - anh cọp. Sự thực thì cọp rất dữ tợn. Còn quả na rất hiền, mềm mại, thom ngon.
“Cò thì phốp pháp / Bò thì ốm o”. Phốp pháp: to béo. Sự thực thì cò chân dài, gầy, trông ốm o. Lợn, bò mới to béo, phốp pháp.
- “Cá thì la to / Im như trẻ nhỏ”. Cá bơi trong nước, không thể la to. Trẻ em mới la to.
“Chậm như cô thỏ / Lẹ như cụ rùa”. Lẹ: là nhanh. Cụ rùa bò rất chậm chạp. Thỏ phi rất nhanh.
Luyện đọc từ ngữ (vài lượt): mổ mổ, liếm la, nhu mì, gã cọp, phốp pháp, ốm o, la to, chậm, lẹ.
Luyện đọc câu
GV: Bài có 10 dòng thơ.
(Đọc vỡ từng câu) GV chỉ 2 dòng thơ một cho 1 HS đọc, cả lớp đọc.
Đọc tiếp nối 2 dòng thơ một (mỗi cá nhân / mồi cặp HS đều đọc 2 dòng thơ).
Thi đọc đoạn, bài: Từng cặp HS luyện đọc trước khi thi.
Từng cặp / tổ thi đọc tiếp nối 2 đoạn (4 dòng / 6 dòng).
Từng cặp / tổ thi đọc cả bài. /1 HS đọc cả bài. / Cả lớp đọc đồng thanh.
g) Tìm hiểu bài đọc
gl. Nói ngược (như SGK)
GV đưa nội dung BT lên bảng lớp; nêu YC: Trong bài vè, 2 dòng thơ tạo thành một
cặp, có nội dung trái ngược nhau, trái ngược với thực tế. GV chỉ từng dòng, đọc 2 chữ đầu câu, cả lớp nói tiếp để hoàn thành các câu nói ngược.
-HS lắng nghe
-HS luyện đọc từ ngữ
-HS đọc vỡ
- Đọc nối tiếp câu
-HS thi đọc 
-HS thực hiện
g2. Nói đúng thực tế
GV đọc 2 dòng thơ đầu, sau đó hỏi: Nói đúng sự thật thì phải thế nào? 
-GV nhận xét 
- HS đọc lại bài tập đọc
-HS nói
4/Củng cố , dăn dò:
Rút kinh nghiệm: .
 .
Bài 49: ơm ơp
(2 tiết)
Ngày soạn: 27 / 10 / 2021 Ngày dạy: 4 / 11 / 2021
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 1.Năng lực:
Nhận biết các vần ơm, ơp; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ơm, ơp.
Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ơm, vần ơp.
Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Ví dụ.
Viết đúng các vần ơm, ơp, các tiếng cơm, (tia) chớp (trên bảng con).
 2.Phẩm chất:
 -Phát triển năng lực tiếng việt. Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. 
 -Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm.
 -Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 4 thẻ từ viết nội dung BT đọc hiểu (BT 3).
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Tiết 1
A/KIỂM TRA BÀI CŨ: 
GV kiểm tra 2 HS đọc bài Chậm... như thỏ (bài 48).
-HS đọc bài
B/DẠY BÀI MÓI
1/Giới thiệu bài: vần ơm, ơp.
2/Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
Dạy vần ơm
HS đọc từng chữ ơ - mờ - ơm. 
Phân tích vần ơm. / Đánh vần: ơ - mờ - ơm / ơm.
 - HS xem hình, hỏi: Đây là cái gì?
 -HS nói: cơm. / Phân tích tiếng cơm. / - - Đánh vần: cờ - ơm - cơm / cơm. / Đánh vần, đọc trơn: ơ - mờ - ơm / cờ - ơm - cơm / cơm.
 1.2Dạy vần ơp (như vần ơm)
Phân tích vần ơp. Đánh vần: ơ - pờ - ơp / ơp. Phân tích tiếng chớp. / Đánh vần: chờ - ơp - chơp - sắc - chớp.
Đánh vần, đọc trơn: ơ - pờ - ơp / chờ - ơp - chơp - sắc - chớp / tia chớp.
 * Củng cố: HS nói 2 vần mới học: ơm, ơp, 2 tiếng mới học: cơm, chớp.
 -HS đọc ơ - mờ - ơm
-HS phân tích đánh vần:ơ - mờ - ơm / ơm.
-HS trả lời: bát cơm
-HS nói : Cơm
-Phân tích đánh vần, đọc trơn
-HS phân tích,đánh vần , đọc trơn
-HS nói:ơm, ơp, cơm, chớp.
3. Luyện tập
Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần ơm? Tiếng nào có vần ơp?)
HS đọc từng chữ dưới hình: bơm, lớp, bờm ngựa,... GV giải nghĩa: bờm ngựa (đám lông dài mọc trên cổ, trên gáy ngựa), nơm (đồ đan thưa bằng tre, hình cái chuông, dùng để chụp bắt cá).
HS tìm tiếng có vần ơm, vần ơp, làm bài trong VBT. / 2 HS nói kết quả.
GV chỉ từng chữ, cả lớp: Tiếng bơm có vần ơm. Tiếng lớp có vần ơp,...
HS nói thêm 3-4 tiếng ngoài bài có vần ơm (đơm, sớm, thơm,...); có vần ơp
(chợp, khớp, rợp,...).
Tập viết (bảng con - BT 4)
HS đọc các vần, tiếng vừa học: ơm, ơp, cơm, tia chớp.
Viết vần ơm, ơp
- 1 HS đọc, nói cách viết vần ơm
GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn: viết ơ trước, m sau; các chữ đều cao 2 li. / Làm tương tự với vần ơp.
c) Viết: cơm, tia chóp (như mục b)
GV hướng dẫn: Chú ý nét nối, khoảng cách, độ cao giữa các chữ; dấu sắc đặt trên ơ (chớp). / HS viết: cơm, (tia) chớp
GV cùng HS nhận xét
- Hs đọc bài
- Hs thực hiện
- Hs đọc
-HS đọc
-HS nói
-HS lắng nghe
-HS viết: ơm, ơp (2 lần).
-Hs thực hiện
-HS nhận xét
Tiết 2
3.3. Tập đọc (BT 3)
GV giới thiệu: Bài đọc là mẩu chuyện vui về tính cách của bạn Bi.
GV đọc mẫu.
Luyện đọc từ ngữ: chị Thơm, quả cam, ra lớp, tiếp, Bốp, nhầm.
Luyện đọc câu
GV: Bài có 10 câu. GV chỉ từng câu, HS đọc vỡ.
Đọc tiếp nối từng câu (vài lượt).
Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (4 câu / 6 câu); thi đọc cả bài.
g) Tìm hiểu bài đọc
GV nêu YC, chỉ từng cụm từ ngữ cho HS đọc.
HS làm bài trên VBT. /1 HS đọc đáp án (GV ghép các thẻ từ trên bảng).
Cả lớp đọc 2 câu đã ghép hoàn chỉnh: a - 2) Chị Thơm chỉ đưa ra ví dụ. / b -1) Bi cho là chị Thơm nhầm.
GV: Chị Thơm có nhầm không? 
GV: Câu chuyện có gì vui? 
-. GV: Ra đề toán cho Bi, chị Thơm luôn lấy ví dụ. Nhưng Bi không thích các ví dụ đó. Bi luôn đòi hỏi chị Thơm phải ra đề toán đúng thực tế
-HS lắng nghe
- Hs luyện đọc
- Hs thực hiện
- Hs thực hiện
- Hs thực hiện
- Hs thực hiện
-Chị Thơm không nhầm. Chị chỉ nêu ví dụ).
 -Chị Thơm chỉ đưa ví dụ, nhưng Bi luôn cho là chị Thơm nhầm
3. Củng cố, dặn dò
Rút kinh nghiệm: ..
 ..
 ..
TẬP VIẾT
iêm, yêm, iêp, om,op
Ngày soạn: 26 / 10 / 2021 Ngày dạy: 5 / 11 / 2021
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1.Năng lực:
Viết đúng iêm, yêm, iêp, om, op, diêm, yếm, tấm thiếp, đom đóm, họp tổ - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
 2.Phẩm chất:
Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết.
II.ĐÔ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết các vần, tiếng cần luyện viết.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1/Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học.
Luyện tập
Cả lớp đọc: iêm, diêm, yêm, yếm, iêp, tấm thiếp, om, đom đóm, op, họp tổ.
Tập viết: iêm, diêm, yêm, yếm, iêp, tấm thiếp.
GV vừa viết mẫu từng vần, tiếng, vừa hướng dẫn. Chú ý cách nối nét, khoảng cách, vị trí dấu thanh ở các chữ yếm, tẩm thiếp.
HS viết trong vở Luyện viết 1, tập một.
Tập viết: om, đom đóm, op, họp tổ (như mục b).
-GV nhận xét, chữa bài cho HS, khen ngợi những HS viết đúng, viết nhanh
- Hs đọc
1 HS nhìn bảng, đọc; nói cách viết, độ cao các con chữ.
- Hs theo dõi, quan sát.
- Hs viết bài
3.Củng cố, dặn dò
- GV khen ngợi những HS viết đúng, viết nhanh, đẹp
-Nhắc HS chưa viết xong về nhà tiếp tục luyện viết
Rút kinh nghiệm: 
 TẬP VIẾT
 ôm, ôp, ơm, ơp, tôm,
Ngày soạn: 27 / 10 / 2021 Ngày dạy: 5 / 11 / 2021
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
 1.Năng lực:
Viết đúng ôm, ôp, ơm, ơp, tôm, hộp sữa, cơm, tia chớp - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
 2.Phẩm chất:
Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết.
ĐÔ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết các vần, tiếng cần luyện viết.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1/Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học.
2/Luyện tập
 a/- HS đọc các vần, tiếng: ôm, tôm, ôp, hộp sữa, ơm, cơm, ơp, tia chớp
 b/Tập viết: ôm, tôm, ôp, hộp sữa.
-Yêu cầu HS nhìn bảng đọc, nói cách viết
 - GV vừa viết mẫu vừa nhắc lại cách viết. Chú ý vị trí đặt dấu thanh (hộp sữa).
HS tập viết: ôm, tôm, ôp, hộp sữa trong vở Luyện viết 1, tập một.
Tập viết: ơm, cơm, ơp, (tia) chớp (như mục b)
-GV chữa bài cho HS, khen ngợi những HS viết đúng, nhanh ,đẹp
HS đọc
1 HS nhìn bảng, đọc; nói cách viết, độ cao, nối nét hay để khoảng cách giữa các 
-Hs viết vào vở
3.Củng cố, dặn dò: 
-NHận xét tiết học, khen ngợi , biểu dương HS
-Nhắc HS chưa hoàn thành bài viết, tiếp tục luyện viết
Rút kinh nghiệm: 
 .
Bài 50	 KỂ CHUYỆN
 VỊT VÀ SƠN CA
 (1 tiết)
Ngày soạn: 28 / 10 / 2021 Ngày dạy: 6 / 11 / 2021
 I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 1.Năng lực:
Nghe hiểu và nhớ câu chuyện.
Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi dưới tranh.
Nhìn tranh, có thể tự kể từng đoạn của câu chuyện.
Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Mỗi người đều có ưu điểm riêng. Vịt con không biết hát nhưng dũng cảm và tốt bụng, đã cứu gà con thoát khỏi nguy hiểm.
2.Phẩm chất:
 - Biết yêu thương những người dũng cảm và tốt bụng
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK (phóng to).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A/KIỂM TRA BÀI CŨ:
GV chỉ 3 tranh đầu của truyện Ba chú lợn con (bài 44), nêu từng câu hỏi, mời 1 HS trả lời. Làm tương tự với HS 2 và tranh 4, 5, 6.
- Hs trả bài cũ
B/DẠY BÀI MỚI
Chia sẻ và Giới thiệu câu chuyện (gợi ý)
-Quan sát và phỏng đoán: GV chỉ tranh minh hoạ, HS quan sát, nói truyện có những con vật nào? 
Vịt làm gì ở mỗi tranh? 
-Giới thiệu câu chuyện: Thấy sơn ca hót hay, vịt nhờ sơn ca dạy hát nhưng vịt không hát được như sơn ca. Tuy thế, vịt lại có ưu điểm mà các bạn khác không có. Đó là ưu điểm gì? Các em hãy lắng nghe câu chuyện.
-HS quan sát tranh 
-Vịt, sơn ca, bồ câu, gà con
-Vịt lắng nghe sơn ca hót. Vịt học hát. Vịt lao xuống hồ cứu gà con
-HS lắng nghe
Khám phá và luyện tập
2.1. Nghe kể chuyện: GV kể chuyện 3 lần: 
Vịt và sơn ca
Một sớm mùa thu, sơn ca cất tiếng hót vang. Bồ câu, gà, vịt say sưa lắng nghe sơn ca hót. Vịt mê giọng hót của sơn ca quá, nó tìm gặp sơn ca, năn nỉ nhờ sơn ca dạy hót.
Sơn ca nhận lời giúp vịt. Nó hót làm mẫu. Vịt làm theo. Vịt nín thở, ưỡn ngực, vươn cổ. Nhưng nó chỉ thốt lên được mấy tiếng “Cạc! Cạc!”. Vịt buồn lắm. Nó nghĩ mình thật vô tích sự, chả có tài gì.
Bỗng phía hồ sen có tiếng kêu: “Chiếp! Chiếp!”. Gà con gặp nạn rồi. Vịt lạch bạch lao tới. Các bạn bồ câu, gà trống, sơn ca cũng đi theo.
Đến hồ sen, vịt nhào ngay xuống nước, bơi gấp đến chỗ gà con đang vùng vẫy. Các bạn lo lắng nhìn theo vịt và gà con. Ngụp lặn một lúc, vịt đã đưa được gà con ướt lướt thướt lên bờ.
Sơn ca và các bạn nể phục vịt lắm. Các bạn cùng cất tiếng hát vang ngợi khen vịt bơi giỏi và tốt bụng.
Theo Truyện ngụ ngôn dành cho bé (Nguyễn Ly kể)
Trả lời câu hỏi theo tranh
Mỗi HS trả lời câu hỏi theo 1 tranh
 GV chỉ tranh 1, hỏi: Thấy sơn ca hót rất hay, vịt làm gì?
GV chỉ tranh 2: Vịt học hát như thế nào? Vì sao nó nghĩ mình vô tích sự? 
GV chỉ tranh 3: Vì sao vịt và các bạn đều lao tới hồ sen? 
GV chỉ tranh 4: Vịt cứu gà con như thể nào? 
GV chỉ tranh 5: Các bạn đã làm gì sau khi vịt cứu gà con? 
Mỗi HS trả lời các câu hỏi theo 2 hoặc 3 tranh.
1 HS trả lời tất cả các câu hỏi theo 5 tranh.
Kể chuyện theo tranh (GV không nêu câu hỏi)
Mồi HS nhìn 2 hoặc 3 tranh, tự kể chuyện.
HS kể chuyện theo tranh bất kì (HS bốc thăm hoặc chơi trò chơi Ô cửa sổ).
1 HS tự kể toàn bộ câu chuyện theo 5 tranh.
* GV cất tranh, 1 HS kể lại câu chuyện. 
- GV cùng HS bình chọn bạn kể chuyện hay, rõ ràng
Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
GV: Em nhận xét gì về vịt con?
GV: Vịt không biết hát nhung có ưu điểm riêng: dũng cảm, sẵn sàng cứu bạn. Vịt biết giúp đỡ bạn bè nên được các bạn yêu quý. Ai biết giúp đỡ mọi người sẽ được mọi người yêu quý.
- Thấy sơn ca hót rất hay, vịt mê quá. Nó năn nỉ nhờ sơn ca dạy hát.
- Sơn ca hót làm mẫu, vịt làm theo. Vịt nghĩ mình vô tích sự, dù rất cố gắng thì nó cũng chỉ thốt lên được mấy tiếng Cạc! Cạc!
.
- Vì ở phía hồ sen có tiếng gà con Chiếp! Chiếp! kêu cứu.
-Vịt nhào xuống hồ, bơi gấp đến chỗ gà con, đưa được gà lên bờ.
- Các bạn thán phục vịt con, cùng cất tiếng hát vang ngợi khen vịt bơi giỏi và tốt bụng.
-HS trả lời câu hỏi
- Hs kể theo tranh
- Vịt hát không hay nhưng dũng cảm và tốt bụng. Thấy gà con gặp nạn, vịt nhảy ào xuống hồ cứu gà con.
3.	Củng cố, dặn dò
-	GV nhận xét tiết học; khen những HS kể chuyện hay.
 -	Dặn HS về nhà kể cho người thân nghe câu chuyện về chú vịt dũng cảm. Nhắc HS chuẩn bị cho tiết KC Sói và sóc, dặn dò 3 HS được chọn KC phân vai.
Rút kinh nghiệm: 
Bài 51. ÔN TẬP
(1 tiết)
Ngày soạn: 28 / 10 / 2021 Ngày dạy: 6 / 11 / 2021
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Thực hiện đúng trò chơi: dỡ từng mặt hàng vào thùng hàng chứa vần.
Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Rùa nhí tìm nhà.
Nghe viết đúng câu văn (chữ cỡ vừa).
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình ảnh đoàn tàu có 4 toa, 4 thùng (BT 1).
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1/Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học.
2/Luyện tập
BT 1 (Củng cố - Dỡ hàng...)
GV nêu YC; chỉ tên từng mặt hàng trên mỗi toa tàu.
HS làm bài trong VBT (dùng bút nối tên từng mặt hàng ở mỗi toa vào một thùng hàng chứa vần tương ứng).
HS báo cáo. 
GV cùng Hs nhận xét
GV chỉ tên mặt hàng ở từng toa, cả lớp: 1) xếp diêm vào thùng vần iêm. 2) xếp yếm vào thùng vần yêm...
BT 2 (Tập đọc)
GV chỉ hình minh hoạ: hình 1 (rùa đội trên lưng một cái mai); hình 2 (rùa đội trên lưng 1 mái nhà); giới thiệu: Bài đọc kể chuyện rùa nhí đi t ìm nhà nhưng rùa đã có nhà rồi. Nhà của rùa ở đâu? Các em hãy nghe.
GV đọc mẫu.
Luyện đọc từ ngữ: rùa nhí, nơm nớp lo, thú dữ, lập bập, khà khà, rì rà rì rà, ngớ ra.
Luyện đọc câu
GV: Bài đọc có 10 câu. Hai câu —Rì rà rì rà. Đem nhà đi phố. ” vốn là lời của 1 bài hát đồng dao nguyên văn: —Rì rà rì rà / Đội nhà đi chơi / Tối lặn mặt trời / úp nhà đi ngủ.” SGK phải thay đổi lời vì HS chưa học các vần ôi, ơi.
GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ (1 HS, cả lớp). Có thể chỉ liền 3 câu: Rì rà rì rà... ra chưa?, liền 2 câu: Rùa ngớ ra: ừ nhỉ.
Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2, 3 câu ngắn) 
Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (4 câu / 6 câu); thi đọc cả bài.
Tìm hiểu bài đọc: GV: Đố em: Nhà rùa đâu? 
GV: Hình ảnh cái mai rùa như căn nhà di động trên lưng rùa là hình ảnh rất thú vị trong câu chuyện này.
BT 3 (Nghe viết)
GV viết lên bảng câu văn (chữ cỡ nhỡ), chỉ từng chữ cho HS cả lớp đọc.
GV: Hôm nay, các em sẽ làm một bài tập chính tả khó hơn: Nghe thầy (cô) đọc và viết lại 1 câu văn. Để viết đúng chính tả, các em hãy đọc thầm câu văn; chú ý các từ mình dễ viết sai. 
HS gấp SGK. (GV sẽ đọc 2, 3 tiếng một [Rùa nhí - nơm nớp lo.] cho HS viết vào vở
HS viết xong, GV đọc lại câu văn cho HS soát lỗi.
HS đổi bài với bạn để sửa lồi cho nhau.
- GV chữa bài cho HS, nhận xét chung.
-HS đọc: 1) diêm, 2) yếm,...
- Hs làm vào vở BT
-HS báo cáo
-HS lắng nghe
- Hs luyện đọc
- Hs đọc(cá nhân, từng cặp).
-HS đọc nối tiếp
-HS thi đọc
-Nhà rùa là cái mai rùa đội trên lưng. / Nhà rùa chính là cái mai trên lưng rùa.
-HS đọc
- Hs lắng nghe
-HS viết vào vở / VBT). HS viết xong Rùa nhí (tô chữ đầu câu đã viết hoa),
-HS sửa lỗi
3.Củng cố, dặn dò
Rút kinh nghiệm: .
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_1_canh_dieu_bai_46_den_51_nam_hoc_202.doc