Giáo án Toán Lớp 1 - Tiết 122: Đồng hồ. Thời gian - Năm học 2017-2018 - Đỗ Tuyết Nhung

Giáo án Toán Lớp 1 - Tiết 122: Đồng hồ. Thời gian - Năm học 2017-2018 - Đỗ Tuyết Nhung

. Bài mới :

GV: “Trên đây cô có 1 bức tranh. Các con quan sát và cho cô biết:

- Đây là cái gì?

- Đồng hồ dùng để làm gì?

Và đây cũng chính là nội dung bài học ngày hôm nay của chúng ta. Các con cùng vào bài mới: Đồng hô. Thời gian”

Giới thiệu trực tiếp, ghi đề bài.

Hoạt động 1

Giới thiệu mặt đồng hồ và vị trí các kim chỉ giờ đúng trên mặt đồng hồ.

GV: “ Các con hãy quan sát hình ảnh của một chiếc đồng hồ và cho cô biết trên mắt đồng hồ có những gì? (chiếu hình đồng hồ)

 - À đúng rồi, Mặt đồng hồ có kim ngắn, kim dài và các số từ 1 đến 12. Kim ngắn và kim dài đều quay được và quay theo chiều từ số bé đến số lớn.

- Khi kim dài chỉ đúng số 12, kim ngắn chỉ đúng vào số nào đó; chẳng hạn: chỉ vào số 9 thì 9 giờ đúng. Cả lớp đã rõ chưa.

- Các con hãy cùng quan sát bức tranh sau và cho cô biết: Kim ngắn chỉ số mấy? (số 12), kim dài chỉ số mấy (số 5). Vậy đồng hồ chỉ mấy giờ (5 giờ đúng). Lúc này em bé đang làm gì? (đang ngủ), vây ở đây là 5 giờ sáng hay 5 giờ chiều (5 giờ sáng). À vậy là bức tranh vẽ chiếc đồng hồ chỉ 5 giờ sáng, lúc này em bé vẫn còn đang ngủ, chưa tỉnh dậy.

 

doc 3 trang thuong95 4310
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 - Tiết 122: Đồng hồ. Thời gian - Năm học 2017-2018 - Đỗ Tuyết Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: Tiểu học Thăng Long Kidsmart
GVHD: Đỗ Tuyết Nhung 	 Thứ ba ngày 17 tháng 04 năm 2018
Giáo sinh thực tập: Đinh Thị Như Quỳnh
MÔN TOÁN TÊN BÀI DẠY: Đồng hồ. Thời gian
LỚP 1
 I.Mục tiêu : Giúp học sinh:
Kiến thức: 
Làm quen với mặt đồng hồ. 
Biết đọc giờ đúng trên đồng hồ.
Có biểu tượng ban đầu về thời gian.
Kĩ năng:
Biết xác định kim đồng hồ/ đồng hồ 
Xem được giờ trên đồng hồ
Thái độ:
Biết trân trọng thời gian
Thức dậy, sinh hoạt vui chơi hoạt động có giờ giấc
Vận dụng để lập kế hoạch học tập, vui chơi hợp lí
 II.Đồ dùng dạy học:
Gv: 
Mô hình đồng hồ bằng bìa có kim ngắn, kim dài.
Thiết bị tin học: Máy chiếu Phần mềm Microsofltpoint và violet đã soạn sẵn chương trình dạy
HS: 
Xem trước sách giáo khoa 
Mang theo đồng hồ con (nếu có)
 III.Các hoạt động dạy học :
Thời gian
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
1.Kiểm tra bài cũ
GV: “Trước khi vào bài mới cô kiểm tra lại kiến thức chúng ta đã được học. 4 bạn lên bảng thực hiện các phép tính sau. Các bạn còn lại làm ra vở nháp. Bạn nào xung phong lên bảng thực hiện phép tính?
Đặt tính rồi tính:
34 + 42 76 - 42
42 + 34 76 - 34
GV: “Cô mời một bạn nhận xét bài làm của 4 bạn. Dưới lớp bạn nào làm đúng, giống kết quả như trên bảng giơ tay? Cô khen các con. Cảm ơn cả lớp”.
4 HS lên bảng làm
1 HS nhận xét
25’
2. Bài mới :
GV: “Trên đây cô có 1 bức tranh. Các con quan sát và cho cô biết: 
- Đây là cái gì?
- Đồng hồ dùng để làm gì?
Và đây cũng chính là nội dung bài học ngày hôm nay của chúng ta. Các con cùng vào bài mới: Đồng hô. Thời gian”
Giới thiệu trực tiếp, ghi đề bài.
Hoạt động 1 
Giới thiệu mặt đồng hồ và vị trí các kim chỉ giờ đúng trên mặt đồng hồ.
GV: “ Các con hãy quan sát hình ảnh của một chiếc đồng hồ và cho cô biết trên mắt đồng hồ có những gì? (chiếu hình đồng hồ)
 - À đúng rồi, Mặt đồng hồ có kim ngắn, kim dài và các số từ 1 đến 12. Kim ngắn và kim dài đều quay được và quay theo chiều từ số bé đến số lớn. 
- Khi kim dài chỉ đúng số 12, kim ngắn chỉ đúng vào số nào đó; chẳng hạn: chỉ vào số 9 thì 9 giờ đúng. Cả lớp đã rõ chưa.
- Các con hãy cùng quan sát bức tranh sau và cho cô biết: Kim ngắn chỉ số mấy? (số 12), kim dài chỉ số mấy (số 5). Vậy đồng hồ chỉ mấy giờ (5 giờ đúng). Lúc này em bé đang làm gì? (đang ngủ), vây ở đây là 5 giờ sáng hay 5 giờ chiều (5 giờ sáng). À vậy là bức tranh vẽ chiếc đồng hồ chỉ 5 giờ sáng, lúc này em bé vẫn còn đang ngủ, chưa tỉnh dậy.
- Chúng ta cùng chuyển sang bức tranh thứ 2 và thứ 3 (tương tự như bức tranh 1)
HS: “Chiếc đồng hồ ạ. Đồng hồ để xem giờ ạ”
Có kim ngắn, kim dài và các số từ 1 đến 12
HS: “Số 12 ạ, số 5 ạ, 5 giờ ạ, em bé đang ngủ”
Hoạt động 2 : Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành xem đồng hồ, ghi số giờ ứng với từng mặt đồng hồ.
GV: Bây giờ chúng ta sẽ cùng xem các đồng hồ và ghi giờ ứng với từng đồng hồ nhé. 
- Đồng hồ này có kim ngắn chỉ số mấy? (số 8)
- Kim dài chỉ số mấ? (số 12)
- Vậy đồng hồ này chỉ mấy giờ (8 giờ đúng)
(Lần lượt các đồng hồ)
HS: “số 8 ạ; số 12 ạ; 8 giờ đúng ạ”
7’
Hoạt động 3: Cũng cố- dặn dò 
Tổ chức cho các em chơi trò chơi: “Ai nhanh hơn”
- GV: “ Để củng cố lại kiến thức chúng ta vừa học cô và các con sẽ chơi 1 trò chơi, lớp mình có thích không nào? Trò chơi có tên là “Ai nhanh hơn”
- Các con sẽ đoán xem đồng hồ mà cô đưa ra chỉ mấy giờ? Bạn nào giơ tay đúng và nhanh nhất sẽ dành được quyền trả lời. Ai trả lời đúng sẽ dành được 1 sao từ cô. Cả lớp đã rõ cách chơi chưa? Chúng mình sẵn sàng chưa? Trò chơi bắt đầu.
- Đây là mấy giờ? (6h, 7h, 11h, 12h, 4h, 9h...)
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
 GV: “Hôm nay cô đã hướng dẫn các con cách xem đồng hồ, các con về nhà tập xem đồng hồ để mình đi học đúng giờ hơn nhé. Hôm nay cô tuyên dương cả lớp, đặc biệt là bạn....đã có tinh thần học tập rất tổ, cả lớp khen bạn nào. Chúng ta về nhà chuẩn bị tiết thực hành tiếp theo. Cảm ơn cả lớp”
HS tham gia chơi trò chơi
Giáo viên hướng dẫn
Đỗ Tuyết Nhung
Giáo sinh
Đinh Thị Như Quỳnh

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_1_tiet_122_dong_ho_thoi_gian_nam_hoc_2017_2.doc