Giáo án Toán Lớp 1 (Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 20 - Năm học 2020-2021

Giáo án Toán Lớp 1 (Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 20 - Năm học 2020-2021

2. Phép trừ không nhớ trong phạm vi 20.

a) 16 - 12

- GV tay trái cầm bó 1 chục que tính, tay phải cầm 6 que tính, cho HS nhận xét:

?/ Tay trái cô có mấy que tính?

?/ Tay phải cô có mấy que tính?

?/ Cả hai tay cô có bao nhiêu que tính?

- GV cài 1 bó chục và 6 que tính lên bảng cài.

- GV tay trái cầm bó 1 chục que tính, tay phải cầm 2 que tính, cho HS nhận xét:

?/ Tay trái cô có mấy que tính?

?/ Tay phải cô có mấy que tính?

?/ Cả hai tay cô có bao nhiêu que tính?

- GV cài 1 bó chục và 2 que tính lên bảng cài.

- GV viết bảng phép tính 16 – 12 theo cột dọc.

?/ 6 que tính bớt 2 que tính còn mấy que tính?

?/ Vậy 6 trừ 2 bằng mấy ?

- GVKL và viết bảng : 6 trừ 2 bằng 4, viết 4.

?/ 1 chục que tính bớt 1 chục que tính còn mấy que tính?

?/ Vậy 1 trừ 1 bằng mấy ?

- GVKL và viết bảng : 1 trừ 1 bằng 0, viết 0.

- GV : Ta có : 16 – 14 = 4

- Gọi HS nêu lại cách trừ.

 

docx 5 trang thuong95 8970
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 (Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 20 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán
BÀI 57. PHÉP TRỪ KHÔNG NHỚ TRONG PHẠM VI 20
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu thực hiện được phép trừ không nhớ trong phạm vi 20.
- Bước đầu vận dụng được phép trừ không nhớ trong phạm vi 20 để tính toán và xử lí các tình huống trong cuộc sống.
- Giáo dục HS ý thức tích cực, tự giác học tập.
- Góp phần hình thành năng lực thực hiện các phép tính, năng lực ngôn ngữ toán, năng lực vận dụng toán học, năng lực sử dụng các công cụ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: que tính
- HS: que tính
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động
- GV cho HS chơi trò chơi.
- Nhận xét, tuyên dương
- GV giới thiệu bài.
2. Phép trừ không nhớ trong phạm vi 20.
a) 16 - 12
- GV tay trái cầm bó 1 chục que tính, tay phải cầm 6 que tính, cho HS nhận xét:
?/ Tay trái cô có mấy que tính?
?/ Tay phải cô có mấy que tính?
?/ Cả hai tay cô có bao nhiêu que tính?
- GV cài 1 bó chục và 6 que tính lên bảng cài.
- GV tay trái cầm bó 1 chục que tính, tay phải cầm 2 que tính, cho HS nhận xét:
?/ Tay trái cô có mấy que tính?
?/ Tay phải cô có mấy que tính?
?/ Cả hai tay cô có bao nhiêu que tính?
- GV cài 1 bó chục và 2 que tính lên bảng cài.
- GV viết bảng phép tính 16 – 12 theo cột dọc.
?/ 6 que tính bớt 2 que tính còn mấy que tính?
?/ Vậy 6 trừ 2 bằng mấy ?
- GVKL và viết bảng : 6 trừ 2 bằng 4, viết 4.
?/ 1 chục que tính bớt 1 chục que tính còn mấy que tính?
?/ Vậy 1 trừ 1 bằng mấy ?
- GVKL và viết bảng : 1 trừ 1 bằng 0, viết 0.
- GV : Ta có : 16 – 14 = 4
- Gọi HS nêu lại cách trừ.
?/ Nêu thứ tự trừ ?
?/ Nêu cách trừ ?
- Gọi HS nêu lại cách trừ.
b) 18 – 3
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 thực hiện phép trừ.
- GV nhận xét, HD lại cách trừ nếu nhiều HS chưa biết cách thực hiện.
- Gọi HS nêu lại cách trừ.
?/ Nêu thứ tự thực hiện phép trừ và nêu cách trừ ?
3. Luyện tập
Bài 1 : Cách đặt tính nào đúng ?
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Gọi HS trả lời miệng.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
Bài 2 : Đặt tính rồi tính
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Gọi 3HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.
- Nhận xét, khen ngợi HS. GV lưu ý HS cách đặt tính và thực hiện trừ.
Bài 3 : Tính
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm bài.
- Nhận xét, khen ngợi HS. GV lưu ý HS thực hiện trừ lần lượt từ trái sang phải.
4. Vận dụng
Bài 4 : Quan sát tranh và nêu phép trừ thích hợp.
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm bài.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
5. Củng cố
?/ Nêu thứ tự thực hiện phép trừ và nêu cách trừ ?
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài 58.
- HS chơi trò chơi Truyền điện: Mỗi HS đố bạn các phép tính trong các bảng trừ 6,7,8,9.
- HS nghe.
- HS quan sát GV thao tác và TLCH:
- ... 10 que tính.
- ... 6 que tính.
- ... 16 que tính.
- HS quan sát GV thao tác và TLCH:
- ... 10 que tính.
- ... 2 que tính.
- ... 12 que tính.
- còn 4 que tính.
- 6 trừ 2 bằng 4.
- còn 0 que tính.
- 1 trừ 1 bằng 0.
- 1 vài HS nêu.
- Trừ từ phải sang trái.
- Trừ đơn vị cho đơn vị, trừ chục cho chục.
- 1 vài HS nêu.
- HS thảo luận nhóm thực hiện phép trừ.
- Đại diện các nhóm báo cáo, nêu kết quả và cách làm.
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- 1 vài HS nêu.
- 2 HS nêu.
- 1 HS nêu.
- HS trả lời và nêu chỗ sai của các phép tính chưa đúng : 
Phép tính 1,3 đúng. 
- 1 HS nêu.
- HS làm bài cá nhân.
- Nhận xét bài trên bảng.
- HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
- HS làm bài theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nêu cách làm ; các nhóm khác theo dõi, nhận xét :
12 + 7 – 14 = 5
18 – 7 + 5 = 16
15 – 5 + 8 = 18
- 1 HS nêu.
- HS làm bài theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nêu cách làm ; các nhóm khác theo dõi, nhận xét :
15 – 5 = 10 hoặc 15 – 10 = 5
- 2 HS nêu.
Toán
BÀI 58. LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 20 và vận dụng được để tính toán, xử lí các tình huống trong cuộc sống.
- Lắp ghép được hình theo yêu cầu.
- Giáo dục HS ý thức tích cực, tự giác học tập.
- Góp phần hình thành năng lực thực hiện các phép tính, năng lực ngôn ngữ toán, năng lực vận dụng toán học, năng lực sử dụng các công cụ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- HS: mảnh gỗ hình tam giác, vở bài tập toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động
- GV cho HS chơi trò chơi.
- Nhận xét, tuyên dương
- GV giới thiệu bài.
2. Luyện tập
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân bài 1,2,3 vào vở bài tập toán.
- Gọi HS lên chữa bài.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
Bài 4 : 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm bài.
- Nhận xét, khen ngợi HS. 
3. Vận dụng
Bài 5 : Quan sát tranh và nêu phép tính thích hợp.
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm bài.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
5. Củng cố
?/ Nêu thứ tự thực hiện phép trừ và nêu cách trừ ?
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài 59.
- HS chơi trò chơi Truyền điện: Mỗi HS đố bạn các phép tính trong các bảng trừ 6,7,8,9.
- HS nghe.
- HS làm bài cá nhân.
- HS chữa bài
- Nhận xét bài trên bảng.
- HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
- 1 HS nêu.
- HS thảo luận nhóm đôi, dùng 6 mảnh gỗ hình tam giác ghép thành hình theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nêu cách làm ; các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
- 1 HS nêu.
- HS làm bài theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nêu cách làm ; các nhóm khác theo dõi, nhận xét :
15 – 5 = 10 ; 15 – 10 = 5 
hoặc 5 + 10 = 15 ; 10 + 5 = 15
- 2 HS nêu.
Toán
BÀI 59. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM : EM KHÁM PHÁ CÁC NHÓM VẬT
I. MỤC TIÊU
- Khám phá, phát hiện các nhóm vật thường thấy theo nhóm đôi, ba, bốn, năm.
- Giáo dục HS ý thức tích cực, tự giác học tập.
- Góp phần hình thành năng lực vận dụng toán học, năng lực sử dụng các công cụ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-GV : Giấy khổ to, băng dính, keo,...
- HS: các đồ vật hoặc tranh, ảnh theo nhóm 2,3,4,5.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động
- GV cho HS chơi trò chơi: Thò - thụt.
- Nhận xét, tuyên dương
- GV giới thiệu bài.
2. Khám phá
- Gv chia lớp làm 6 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, hướng dẫn vị trí các nhóm.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
- GV quan sát các nhóm làm việc, giúp đỡ HS (nếu cần).
- Nhận xét, khen ngợi HS.
3. Củng cố
- Dặn HS về nhà kể lại cho gia đình và người thân về những điều lí thú lớp em vừa khám phá.
- HS chơi trò chơi .
- HS nghe.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ: 3 nhóm thực hiện 1 chủ đề:
+ Chủ đề 1: Kể tên (vẽ, dán tranh,...) các nhóm vật thường thấy theo nhóm đôi, nhóm ba.
+ Chủ đề 2: Kể tên các nhóm vật thường thấy theo nhóm bốn, nhóm năm.
- Các nhóm về vị trí được phân công và thực hiện nhiệm vụ.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung:
+ Nhóm vật thường thấy theo nhóm đôi: con chim có 2 cánh, xe đạp có 2 bánh, đôi dép có 2 chiếc,...
+ Nhóm vật thường thấy theo nhóm ba: Chân đỡ máy quay, xe lam có 3 bánh...
+ Nhóm vật thường thấy theo nhóm bốn: xe có 4 bánh, con trâu có 4 chân,...
+ Nhóm vật thường thấy theo nhóm năm: bàn tay có năm ngón, ngôi sao 5 cánh,...

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_1_vi_su_binh_dang_va_dan_chu_trong_giao_duc.docx