Giáo án môn Toán Lớp 1 - Chủ đề 5 - Bài: Ôn tập cuối năm (Tiết 3)
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng: Ôn tập
- Đếm, lập số, đọc, viết số trong phạm vi 100
- Giải quyết được vấn đề thực tiễn, đơn giản liên quan đến việc so sánh số, sắp xếp thứ tự số trong phạm vi 100.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, hợp tác nhau trong học tập và làm việc nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin, bước đầu hình thành các vấn đề cơ bản và giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của GV.
b. Năng lực đặc thù:
- Tư duy và lập luận toán học: Thông qua việc quan sát tranh, HS nói được kết quả của việc quan sát theo từng hoạt động cụ thể
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Vận dụng kiến thức đã học để so sánh và sắp xếp các số trong phạm vi 100.
- Giao tiếp toán học: Biết trình bày, diễn đạt (nói và viết) kết quả để người khác hiểu.
Môn: TOÁN Bài: ÔN TẬP CUỐI NĂM (tiết 3) I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng: Ôn tập - Đếm, lập số, đọc, viết số trong phạm vi 100 - Giải quyết được vấn đề thực tiễn, đơn giản liên quan đến việc so sánh số, sắp xếp thứ tự số trong phạm vi 100. Năng lực: Năng lực chung: Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động Giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, hợp tác nhau trong học tập và làm việc nhóm. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin, bước đầu hình thành các vấn đề cơ bản và giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của GV. Năng lực đặc thù: - Tư duy và lập luận toán học: Thông qua việc quan sát tranh, HS nói được kết quả của việc quan sát theo từng hoạt động cụ thể - Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Vận dụng kiến thức đã học để so sánh và sắp xếp các số trong phạm vi 100. - Giao tiếp toán học: Biết trình bày, diễn đạt (nói và viết) kết quả để người khác hiểu. Phẩm chất: Yêu đất nước “Kính yêu và biết ơn Bác Hồ”, giữ gìn đồ dùng học tập và sắp xếp gọn gàng Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài. Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Mĩ thuật, Tự nhiên và xã hội, Tiếng việt. II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - GV: Tranh trình chiếu PowerPoint, phiếu bài tập - HS: Bảng con III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS Khởi động: (2’) -Cả lớp hát “Tìm bạn thân” Hoạt động 1: Tìm số (12’) 1. Mục tiêu: Đọc, viết các số trong phạm vi 100 2. Thiết bị dạy học: Tranh trình chiếu PowerPoint, Thẻ số bài tập 6/150 3. Phương pháp, hình thức: Hỏi đáp, trò chơi nhóm 4. Sản phẩm thu được: Đọc, viết các số trong phạm vi 100 - Cho Hs quan sát bài tập - Phát thẻ số để Hs đếm số tròn chục theo thứ tự (1 thẻ/ Hs) -Theo dõi, đánh giá - GV chốt dãy số tròn chục theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại - Trò chơi: Tiếp sức Đếm thứ tự các số từ lớn đến bé theo dãy số ? 92 93 ? 95 ? ? ? 99 ? 90 89 ? 87 ? ? 84 ? ? ? (Lưu ý Dãy số đếm thêm 1 và dãy số đếm bớt 1) - Thực hiện theo nhóm -Nêu đúng thứ tự các số tròn chục theo thứ tự từ bé đến lớn. - Đại diện nhóm đọc lại dãy số tròn chục. - Thảo luận nhóm. Thực hiện trò chơi đính số tiếp sức theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé. - Đại diện nhóm lên bảng lớp đính số. Hoạt động 2: So sánh số và sắp xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé (13’) 1. Mục tiêu: HS chủ động quan sát thực hiện điền và sắp xếp số. Sắp xếp đúng các số theo thứ tự từ lớn đến bé trong phạm vi 100 2. Thiết bị dạy học: Tranh trình chiếu PowerPoint bài tập 7/150, bảng con 3. Phương pháp, hình thức: Hỏi đáp, nhóm 4. Sản phẩm thu được: Hs so sánh số và sắp xếp được các số theo thứ tự từ lớn đến bé trong phạm vi 100 Lưu ý: So sánh chữ chục (76 82; 70 59) So sánh đơn vị (64 61) -Kiểm tra, nhận xét - GV theo dõi, nhận xét - GV chốt dãy số từ bé đến lớn -Nêu yêu cầu - Cậu a: Thực hiện theo nhóm đôi - Trình bày - Nhận xét - sửa sai - Câu b: Cá nhân thực hiện sắp xếp thứ tự các số từ bé đến lớn vào bảng con. - Trao đổi nhóm đôi, sửa bài - Nêu dãy số trước lớp - Nhận xét Hoạt động 3: Luyện tập - Vận dụng (8’) 1. Mục tiêu: HS chủ động quan sát thực hiện điền và sắp xếp số. Sắp xếp đúng các số theo thứ tự từ lớn đến bé trong phạm vi 100 2. Thiết bị dạy học: Tranh trình chiếu PowerPoint bài tập 8/151, bảng con 3. Phương pháp, hình thức: Hỏi đáp, nhóm 4. Sản phẩm thu được: HS nêu được số bé nhất, lớn nhất trong dãy số -Đưa bài tập 8/151 - Bài toán yêu cầu gì? - Vì sao xe xanh là chở nhiều nhất? => Chốt so sánh số chục, số đơn vị để tìm xe chở quả dưa hấu nhiều nhất hay ít nhất. - Quan sát hình vẽ và nêu (số lượng quả dưa hấu mỗi xe được ghi trên mỗi xe) HS nêu số bé nhất, lớn nhất - Nhận xét - Nêu theo nhóm đôi - Trình bày Hoạt động 4: củng cố - dặn dò (5’) 1. Mục tiêu: HS đểm đúng thứ tự số trong phạm vi 100 2. Thiết bị dạy học: bảng quay số 3. Phương pháp, hình thức: trò chơi bắn tên 4. Sản phẩm thu được: HS đếm đúng thứ tự số trong phạm vi 100 - Hướng dẫn cách thức chơi quay số -Yêu cầu Hs lên bảng quay số và bắn tên => Củng cố thứ tự số trong phạm vi 100 - Lắng nghe - Quan sát vòng quay số rồi đọc số ở mũi tên chỉ và đọc thêm 9 số liền sau nó - Nhận xét và tiếp tục bắn tên - Hs tiếp tục thực hiện
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_toan_lop_1_chu_de_5_bai_on_tap_cuoi_nam_tiet_3.docx