Giáo án môn Toán Lớp 1 - Chủ đề 3: Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 - Bài: Ôn tập học kì I

Giáo án môn Toán Lớp 1 - Chủ đề 3: Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 - Bài: Ôn tập học kì I

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng:

 Hệ thống kiến thức, kĩ năng trong HKI

 - Số và phép tính:

 + Đếm, lập số, đọc, viết các số trong phạm vi 10.

 + So sánh các số trong phạm vi 10, xếp thứ tự các số trong phạm vi 10 (nhóm bốn số).

 + Sơ đồ tách – gộp số.

 + Cộng, trừ trong phạm vi 10.

 Tính chất giao hoán của phép cộng, quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, vai trò của số 0 trong phép cộng và phép trừ qua các trường hợp cụ thể.

 + Quan sát tranh, nói được “câu chuyện” xảy ra phép tính (cộng, trừ), lập sơ đồ tách – gộp số, viết phép tính liên quan.

 + Làm quen quy luật dãy phép tính (cộng, trừ).

 - Hình học:

 + Nhận dạng, gọi tên các hình phẳng đã học.

 + Phân tích, tổng hợp, tưởng tượng hình qua thực hành xếp hình.

 2. Năng lực chú trọng: Phát triển cả 5 năng lực: tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện toán học (bộ xếp hình), giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.

 3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Mĩ thuật.

 

docx 5 trang chienthang2kz 13/08/2022 7460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 1 - Chủ đề 3: Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 - Bài: Ôn tập học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN
CHỦ ĐỀ 3 BÀI: ÔN TẬP HỌC KÌ I
Thời lượng: 3 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
	Hệ thống kiến thức, kĩ năng trong HKI
	- Số và phép tính:
	+ Đếm, lập số, đọc, viết các số trong phạm vi 10.
	+ So sánh các số trong phạm vi 10, xếp thứ tự các số trong phạm vi 10 (nhóm bốn số).
	+ Sơ đồ tách – gộp số.
	+ Cộng, trừ trong phạm vi 10.
	Tính chất giao hoán của phép cộng, quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, vai trò của số 0 trong phép cộng và phép trừ qua các trường hợp cụ thể.
	+ Quan sát tranh, nói được “câu chuyện” xảy ra phép tính (cộng, trừ), lập sơ đồ tách – gộp số, viết phép tính liên quan.
	+ Làm quen quy luật dãy phép tính (cộng, trừ).
	- Hình học:
	+ Nhận dạng, gọi tên các hình phẳng đã học.
	+ Phân tích, tổng hợp, tưởng tượng hình qua thực hành xếp hình.
	2. Năng lực chú trọng: Phát triển cả 5 năng lực: tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện toán học (bộ xếp hình), giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
	3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Mĩ thuật.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	1. Giáo viên: SGK, tranh minh họa S/74, phiếu bài tập, bộ thẻ số, bộ xếp hình.
	2. Học sinh: SGK, bộ thẻ số, bộ xếp hình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1
1. Khởi động: Hát
Mục tiêu: Tạo không khí phấn khởi để bắt đầu tiết học.
Phương pháp : trò chơi . 
Cách thực hiện :
- Giáo viên yêu cầu cả lớp hát bài Năm ngón tay ngoan.
- GV hỏi: 
+ Một bàn tay có mấy ngón tay?
+ Hai bàn tay có mấy ngón?
+ Yêu cầu HS vừa xòe tay vừa đếm từ 1 đến 10.
- GV nhận xét, giới thiệu bài học.
2. Luyện tập:
Bài 1:
- Mục tiêu: Nhận biết tên các con vật trong tranh, đếm được số lượng con vật mỗi loại.
- PP, HTTC: Quan sát, thảo luận, luyện tập thực hành.
- Thiết bị: Tranh minh họa SGK/74, Phiếu học tập
- Cách tiến hành:
- GV treo tranh, yêu cầu học sinh quan sát và thảo luận theo nhóm đôi theo hệ thống câu hỏi để hoàn thành phiếu bài tập.
+ Trong tranh có những con vật nào?
+ Có bao nhiêu con trâu/ bò/ gà/ chim sáo?
- Gọi các nhóm trình bày.
- GV yêu cầu học sinh nhận xét:
+ Con vật nào có số lượng nhiều nhất?
+ Con vật nào có số lượng ít nhất?
+ Có mấy bò vàng và mấy bò sữa?
+ Có mấy chim sáo đang đậu và mấy con đang bay?
+ Những con vật đó có lợi ích gì?
+ Những con vật đó có ích như vậy thì chúng ta cần phải làm gì?
Bài 2:
- Mục tiêu: Quan sát tranh, nói “câu chuyện” theo mẫu, viết sơ đồ tách – gộp số, viết phép tính thích hợp và giải thích tại sao chọn phép tính đó.
- PP, HTTC: Quan sát, luyện tập thực hành, thảo luận.
- Thiết bị: Phiếu bài tập
- Cách tiến hành:
- GV cho học sinh quan sát tranh SGK/74
- Cho học sinh làm việc theo nhóm 4, mỗi nhóm 1 câu thực hiện nói câu chuyện theo tranh và gợi ý, sau đó viết sơ đồ tách – gộp số và phép tính tương ứng trong thời gian 5 phút.
- Cho học sinh các nhóm đếm theo thứ tự từ 1 đến 4, những học sinh nào có cùng số sẽ về một nhóm để thực hiện hoàn thành phiếu bài tập gồm 4 câu a, b, c, d.
- Gọi HS trình bày
- Nhận xét, kết luận.
Thư giãn
TIẾT 2
Bài 3:
- Mục tiêu: Cộng, trừ được các số trong phạm vi 10, biết được quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, vai trò của số 0 trong phép cộng và phép trừ.
- PP, HTTC: Luyện tập, thực hành, cá nhân.
- Thiết bị: Bảng cài, bộ thẻ số.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS lấy bảng cài và bộ thẻ số và lần lượt thực hiện các phép tính.
- Nhận xét, kết luận: giúp học sinh biết được quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, vai trò của số 0 trong phép cộng và phép trừ.
Bài 4:
- Mục tiêu: So sánh và sắp xếp thứ tự các số trong phạm vi 10, làm quen quy luật dãy phép tính cộng, trừ.
- PP, HTTC: Quan sát, luyện tập thực hành, làm theo mẫu, thảo luận.
- Thiết bị: bộ thẻ số, bảng con
- Cách tiến hành: 
a/ 
- GV yêu cầu HS lấy bộ thẻ số và thực hiện xếp dãy số từ 0 đến 10.
- Cho HS đọc lại dãy số đã xếp.
- Gọi 1 HS lên bảng xếp dãy số.
- Tương tự cho HS xếp dãy số từ 10 đến 0 và đọc lại dãy số đã xếp.
- Nhận xét
b/
- Cho HS thảo luận nhóm đôi để sắp xếp các số 3, 0, 9, 6 theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Gọi các nhóm trình bày
- Nhận xét, chốt lại
c/
- Cho HS so sánh các cặp số và điền dấu >, <, = vào ô trống.
- Nhận xét
d/
- GV hướng dẫn HS thực hiện:
+ Chọn 3 số sao cho hai số cộng lại bằng số kia.
+ Dùng 3 số đó để thực hiện một phép cộng và một phép trừ.
Chẳng hạn: 3, 5, 8
+ 3 + 5 = 8
+ 8 – 5 = 3
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để thực hiện chọn 3 số và viết phép tính cộng và trừ vào bảng con.
- Gọi các nhóm trình bày.
- Nhận xét, chốt lại.
Thư giãn
TIẾT 3
Vui học:
- Mục tiêu: Cộng, trừ các số trong phạm vi 10, làm quen quy luật dãy phép tính cộng, trừ.
- PP, HTTC: Trò chơi, cá nhân
- Thiết bị: bảng con
- Cách tiến hành:
- GV giới thiệu trò chơi: Thêm – bớt
- Hướng dẫn HS cách chơi: GV hô: “Thêm – bớt! Thêm – bớt!”, HS sẽ hỏi: “Thêm mấy? Bớt mấy?”, GV hô: “7 thêm 3 rồi bớt 2”, HS sẽ viết phép tính vào bảng con: 7 + 3 – 2 = 8.
- Cho HS chơi trò chơi
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 5:
- Mục tiêu: Nhận dạng, gọi tên các hình phẳng đã học. Phân tích, tổng hợp, tưởng tượng hình qua thực hành xếp hình.
- PP, HTTC: Quan sát, luyện tập thực hành, thảo luận nhóm.
- Thiết bị: bộ xếp hình
- Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS lấy bộ xếp hình để lên bàn và cho HS gọi tên các hình.
- Cho HS quan sát hình gia đình gà S/77 và nêu gia đình gà gồm có những thành viên nào?
- Gia đình gà được ghép từ những hình nào?
- Cho HS làm việc theo nhóm 4 để tiến hành xếp hình gia đình gà gồm 1 gà trống, 1 gà mái và 2 gà con.
- Gọi các nhóm trình bày
- Nhận xét, kết luận
- GV hỏi: Làm thế nào để phân biệt gà trống, gà mái và gà con?
3. Củng cố, dặn dò:
- Cho HS thi đếm nhanh các số theo thứ tự từ 0 đến 10 và ngược lại.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Dặn dò: Xem lại bài và chuẩn bị bài: Thực hành và trải nghiệm.
- Nhận xét tiết học
- Cả lớp hát
- HS trả lời:
+ 5 ngón
+ 10 ngón
+ Thực hiện
- Quan sát, làm việc theo nhóm đôi và ghi vào phiếu bài tập
+ Trâu, bò gà, chim sáo.
+ Trâu: 1; bò: 4; gà: 10; chim sáo: 5
- Đại diện một số nhóm trình bày.
- HS nêu:
+ Gà
+ Trâu
+ 2 bò vàng và 2 bò sữa
+ 2 con đang đậu và 3 con đang bay.
- HS nêu lợi ích của các con vật trong tranh.
- Cần phải chăm sóc và bảo vệ chúng.
- Thực hiện
- Thảo luận nhóm 4 (5 phút).
- Các nhóm thảo luận, ghi vào phiếu bài tập.
- Đại diện các nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Cả lớp thực hiện
- Theo dõi hướng dẫn của GV.
- Thực hiện
- HS đọc.
- 1 HS lên bảng xếp
- Thực hiện 
- Thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày
- HS làm vào bảng con.
- Quan sát, lắng nghe
- Các nhóm thảo luận, viết vào bảng con
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét.
- Lắng nghe
- Theo dõi
- HS chơi trò chơi
- Thực hiện
- Quan sát và trả lời: Gà trống (bố), gà mái (mẹ) và gà con.
- Hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật.
- Các nhóm tiến hành xếp hình
- Một số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và có thể đặt câu hỏi về cách ghép: gà bố/ mẹ/ con được ghép từ những hình nào?
- HS mô tả đuôi gà để phân biệt.
- Thực hiện
- Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_toan_lop_1_chu_de_3_phep_cong_phep_tru_trong_pha.docx