Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Quyến

Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Quyến

Môn: Đạo đức

Bài: Tự giác làm việc ở nhà

I. Mục tiêu:

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được những việc cần tự giác tham gia ở trường.

- Biết được vì sao phải tự giác tham gia các hoạt động ở trường.

- Thực hiện được hành động tự giác tham gia các hoạt động ở trường.

II. Chuẩn bị

- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;

- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Em làm kế

hoạch nhỏ” - sáng tác: Phong Nhã),. gắn với bài học “Tự giác tham gia các hoạt động ở trường”;

- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,. (nếu có điều kiện ).

 

docx 29 trang chienthang 31/08/2022 5532
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Quyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2021
BUỔI CHIỀU
Môn: Đạo đức
Bài: Tự giác làm việc ở nhà
I. Mục tiêu:
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được những việc cần tự giác tham gia ở trường.
Biết được vì sao phải tự giác tham gia các hoạt động ở trường.
- Thực hiện được hành động tự giác tham gia các hoạt động ở trường.
II. Chuẩn bị
SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Em làm kế
hoạch nhỏ” - sáng tác: Phong Nhã),... gắn với bài học “Tự giác tham gia các hoạt động ở trường”;
Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,... (nếu có điều kiện ).
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài "Em làm kế hoạch nhỏ"
GV cho cả lớp hát theo video bài “Em làm kế hoạch nhỏ”.
GV đặt câu hỏi cho HS:
+ Trong bài hát, niềm vui của bạn nhỏ được thể hiện như thế nào?
+ Em đã tham gia các hoạt động tập thể nào ở trường?
GV mời một đến hai HS phát biểu, HS khác lắng nghe, bổ sung và đặt câu hỏi (nếu có). GV khen ngợi hoặc chỉnh sửa.
Kết luận: Nếu mỗi em HS đều tự giác tham gia: quét dọn trường lớp; chăm sóc “Công trình măng non” (như: cây, hoa, vườn trường); hoạt động từ thiện (giúp bạn nghèo, người khuyết tật,...); sinh hoạt Sao Nhi đổng;... thì các em sẽ hiểu sâu sắc hơn về trách nhiệm với bản thân, chăm sóc người thân và việc chia sẻ trách nhiệm với cộng đổng.
Khám phá
Tìm hiểu những việc ở trường em cần tự giác tham gia
- GV gợi ý HS quan sát tranh ở mục Khám phá trong SGK và trả lời câu hỏi:
+ Em cần tự giác tham gia các hoạt động nào ở trường?
+ Vì sao em cần tự giác tham gia các hoạt động ở trường?
- GV mời một đến hai HS trả lời; HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).
Kết luận: Ở trường, ngoài các giờ học trên lớp, em cần tự giác tham gia đẩy đủ các hoạt động khác như: quét dọn trường lớp; chăm sóc công trình măng non (cây, hoa,...); hoạt động từ thiện (quyên góp ủng hộ người nghèo, khuyết tật, khó khăn,...); sinh hoạt Sao Nhi đồng; hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn,...
3. Luyện tập
Hoạt động 1 Xác định bọn tự giác/bạn chưa tự giác tham gia các hoạt động ở trường
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm từ 4 - 6 HS quan sát tranh mục Luyện tập trong SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi: Bạn nào tự giác, bạn nào chưa tự giác tham gia các hoạt động ở trường? Vì sao?
GV mời đại diện một đến hai nhóm lên trình bày kết quả; Các nhóm khác quan sát, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Sau đó, GV hỏi có nhóm nào có cách làm khác không? Đánh giá, khen ngợi hoặc chỉnh sửa các ý kiến.
+ Các bạn trong tranh 1, 3 và 4 đã tự giác tham gia các hoạt động của trường vì ở tranh 1 - các bạn tích cực tham gia sinh hoạt Sao Nhi đồng; tranh 3 - bạn đã
nhanh chóng đưa thông báo của lớp về việc ủng hộ bạn nghèo cho mẹ; tranh 4 -
bạn đã tự giác kiểm tiền tiết kiệm để xin được đóng góp ủng hộ bạn có hoàn cảnh khó khăn. Việc làm tích cực, tự giác của các bạn cẩn được phát huy, làm theo.
+ Trong tranh 2 còn có các bạn chưa tự giác tham gia các hoạt động ở trường.
Hai bạn đùa nhau, chưa tự giác chăm sóc cây, hoa,... cùng các bạn khác. Việc làm của các bạn chưa tự giác cẩn được nhắc nhở, điều chỉnh, rèn luyện thêm để biết cách chia sẻ, hợp tác,...
GV có thể mở rộng, đặt câu hỏi cho HS liên quan tới nội dung bài học vê' ý thức tự giác tham gia các hoạt động ở trường nhằm giúp các em hiểu rõ ý nghĩa của việc tự giác tham gia các hoạt động ở trường.
Kết luận: HS cần tự giác tham gia đẩy đủ các công việc ở trường theo sự phân công của thầy, cô giáo để đạt kết quả học tập tốt và điều chỉnh được hành vi, thói quen của bản thân.
Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn
" GV nêu yêu cầu: Em đã tự giác tham gia các hoạt động nào ở trường? Hãy chia sẻ cùng các bạn.
GV tủy thuộc vào thời gian của tiết học có thể mởi một số em chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.
HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.
GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã tích cực, tự giác tham gia các hoạt động ở trường.
4. Vận dụng
Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho bạn
GV nêu tình huống: Khi các bạn cùng nhau quét dọn, lau bàn ghế, làm vệ sinh lớp học nhưng bạn gái không tham gia mà ngổi đọc truyện. Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn.
GV gợi ý để HS trả lời:
1/ Bạn ơi, làm xong rồi bọn mình cùng đọc truyện nhé!
2/ Bạn ơi, tham gia lao động vệ sinh cùng mọi người nhé!
GV mời HS trả lời. Các bạn khác nhận xét, góp ý (nếu có). Ngoài ra, GV có thể mở rộng, nêu thêm một vài tình huống phù hợp liên quan tới nội dung bài học và yêu cầu HS đóng vai xử lí tình huống nhằm giúp HS hiểu được ý nghĩa của việc tự giác tham gia các hoạt động ở trường.
Kết luận: Em nên tự giác tham gia dọn dẹp vệ sinh lớp học cùng các bạn, không nên ngồi đọc truyện hay chơi đùa trong khi các bạn lớp mình đang tích cực làm việc.
Hoạt động 2 Em rèn luyện thói quen tự giác tham gia các hoạt động ở trường
GV thông báo cho các em Kế hoạch hoạt động tập thể của lớp, trường hằng tháng. Phân tích các điều kiện , yêu cầu để HS thực hiện các công việc ở trường, lớp sao cho phù hợp với điều kiện của gia đình mỗi em; sau đó hướng dẫn các em tự điều chỉnh kế hoạch tham gia các công việc của mình bằng cách hoàn thiện thời gian biểu hoạt động theo tháng và trả lời câu hỏi: Em tham gia được công việc gì mỗi tháng theo kế hoạch hoạt động của lớp, trường mình? Vì sao?
GV mời một đến hai HS phát biểu, cả lớp lắng nghe, cho ý kiến phản hồi (nếu có); GV khen ngợi ý kiến đúng hoặc điều chỉnh các ý kiến khác (nếu cần).
Kết luận: HS cần trao đồi cách thực hiện công việc trường, lớp với bạn để nhắc nhau cùng rèn luyện và chia sẻ cách thực hiện linh hoạt nhằm đảm bảo đủ các buổi sinh hoạt dưới cờ; sinh hoạt lớp; tham gia nhiều nhất có thể vào các hoạt động đóng góp ủng hộ bạn nghèo, người khuyết tật,...; chăm sóc công trình măng non; sinh hoạt Sao Nhi đồng; vệ sinh trường, lớp,...
Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc
HS hát
-HS trả lời
- HS quan sát tranh 
- HS trả lời
- Các nhóm lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.
 -HS lắng nghe
- Học sinh trả lời
- HS tự liên hệ bản thân kể ra.
HS lắng nghe.
HS quan sát
-HS chọn
-HS lắng nghe
-HS quan sát
-HS trả lời
-HS chọn
-HS lắng nghe
-HS chia sẻ
-HS nêu
-HS lắng nghe
-HS thảo luận và nêu
-HS lắng nghe
*********************************
Môn: Tiếng Việt
Luyện đoc: Bữa cơm gia đình (T: 1)
I.MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết sắp xếp các từ thành câu hoàn chỉnh.
- Làm bài tập phân biệt ch/tr, an/ang; uc/ưc
- Tìm và sửa được từ viết sai
- Viết được từ, câu phù hợp với tranh
II. CHUẨN BỊ:
 Vở bài tập tiếng việt.,vở viết 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1, Khởi động.
Gv cho hs hát 
*Gv cho hs đọc lại bài học buổi sáng.
 2. Luyện tập thực hành.
Bài 1 :sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết lại cho đúng
-GV hướng dẫn HS
-GV nhận xét, chữa bài:
 a)Bà thường kể chuyện cho cháu nghe.
b)Hai bố con thường xem bóng đá với nhau.
Bài 2: Chọn từ đúng điền vào chỗ trống
GV HD làm bài
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
-GV nhận xét tuyên dương, chữa bài:
chúc - rán- phúc
Bài 3:
-GV yêu cầu nêu quy tắc chính tả
-HD hs làm bài
-GV cùng lớp chữa bài
Bài 4: viết một câu phù hợp với tranh
- GV hướng dẫn
-GV thu vở nhận xét.
GV nhận xét HS, tuyên dương.
3. Vận dụng 
- Dặn HS về nhà học bài, hoàn thiện các BT chưa hoàn thành vào VBT, chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
-Hs đọc yêu cầu. 
-HS làm theo HD
-HS chữa bài
-Hs đọc yêu cầu 
-Hs thảo luận nhóm đôi 
-Hs đại diện nhóm trình bày 
-HS nêu yêu cầu bài
-HS nêu
-HS làm bài theo nhóm
-Hs đại diện nhóm trình bày 
-Hs đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở
*********************************
Thứ tư ngày 24 tháng 2 năm 2021
BUỔI SÁNG
Môn: Tiếng Việt
Bài 5 : Bữa cơm gia đình (Tiết 3, 4)
I. MỤC TIÊU 
Giúp HS :
 1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản , kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ ba , có yếu tố thông tin , có lời thoại ; đọc đúng vẫn cong và tiếng , từ ngữ có vấn này ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB ; quan sát , nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát . 
2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc ; hoàn thiện cấu dựa vào những từ ngữ cho sản và viết lại đúng cầu đã hoàn thiện ; nghe viết một đoạn ngắn . 
3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh . 
4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung : yêu thương , gắn bó với gia đình , người thân ; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm , cảm xúc của bản thân ; khả năng làm việc nhóm . 
II CHUẨN BỊ 
1. Kiến thức ngữ văn 
- GV nắm được đặc điểm của VB tự sự , kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ ba , có yếu tố thông tin , có lời thoại ; nội dung của VB Bữa cơm gia đình ; cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện
 - GV nắm được đặc điểm phát âm , cấu tạo vẩn ong ; nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB ( liên hoan , quây quấn ) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này . 2. Kiến thức đời sống 
- GV nắm được ngày 4/5/2001 , Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72 / 2001 / QĐ - TTg về Ngày Gia đình Việt Nam ( ngày 28 tháng 6 hằng năm ) . Ngày Gia đình Việt Nam là một sự kiện văn hoá nhằm tôn vinh những giá trị văn hoá truyền thống của gia đình Việt Nam , là dịp để các gia đình giao lưu , chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình văn hoá , hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kì công nghiệp hoá , hiện đại hoá và hội nhập quốc tế .
 3. Phương tiện dạy học 
Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp , máy chiếu , màn hình , bảng thông minh . 
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu , GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả , các bạn nhận xét đánh giá . GV và HS thống nhất câu hoàn chỉnh . ( Buổi tối , gia đình em thường quây quần bên nhau . ) 
- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở 
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS . 
HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu
6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh 
- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh . Yêu cầu HS làm việc nhóm , quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh , có dùng các từ ngữ đã gợi ý . GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh .
- HS và GV nhận xét . 
HS làm việc nhóm , quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh
TIẾT 4
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
7. Nghe viết 
- GV đọc to cả hai câu ( Ngày nghỉ lễ , gia đình Chi quây quần bên nhau . Chỉ thích ngày nào cũng vậy . ) 
GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết . 
+ Viết lùi đầu dòng . Viết hoa chữ cái đầu cầu và tên riêng của Chi , kết thúc câu có dấu chấm
+ Chữ dễ viết sai chính tả : quây quần , ngày - GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế , cầm bút đúng cách .
 Đọc và viết chính tả :
 + GV đọc từng câu cho HS viết . Mỗi cầu cần đọc theo từng cụm từ ( Ngày nghỉ lễ / gia đình Chi quây quần bên nhau . Chi thích ngày nào cũng vậy : ) . Mỗi cụm từ đọc 2 - 3 lần . GV cần đọc rõ ràng , chậm rãi , phù hợp với tốc độ viết của HS .
 + Sau khi HS viết chính tả , GV đọc lại một lần cả hai câu và yêu cầu HS rà soát lỗi . 
+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS . 
HS ngồi đúng tư thế , cầm bút đúng cách .
HS viết 
+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi . 
8. Chọn chữ phù hợp thay bông hoa
GV có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu . GV nêu nhiệm vụ . 
- Một số HS đọc to các từ ngữ . Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần .
HS thực hiện yêu cầu
HS làm việc nhóm đôi để tìm những chữ phù hợp . Một số ( 2 – 3 ) HS lên trình bày kết quả trước lớp ( có thể điền vào chỗ trống của tử ngữ được ghi trên bảng )
9. Trò chơi : Cây gia đình
- Chuẩn bị cho trò chơi : Hai bảng phụ , mỗi bảng có vẽ một cây xanh . Treo trên cây là những quả chín , HS có nhiệm vụ gắn thẻ tử chỉ các thành viên trong gia đình vào những quả đó ( không yêu cầu sắp xếp theo cấp bậc thân tộc ) . Một số thẻ tử ; ông nội , 
bà nội , ông ngoại , bà ngoại , bố , mẹ , anh , chị , em trai , em gái , tôi và một số thẻ từ gây nhiễu : bạn , chúng tớ , họ , bác sĩ , hoạ sĩ , ca sĩ , giáo viên , đầu bếp .
 Cách chơi : GV gắn hại bảng phụ lên bảng lớp . Hai đội tham gia chơi . Mỗi đội có 10 người ( theo thứ tự 1 , 2 , 3 ... ) . GV phát hộp thẻ từ cho mỗi đội . Khi nghe hiệu lệnh , HS số 1 của mỗi đội lên gắn thẻ từ vào bảng của đội mình . HS số 1 về chỗ . HS số 2 tiếp tục lên bảng gắn thẻ . Cứ thế cho đến hết . Đội chiến thắng là đội gắn thẻ từ nhanh , đúng và đẹp . Số HS còn lại chú ý quan sát kết quả của hai đội để nhận xét . 
HS tham gia trò chơi
10. Củng cố 
GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học . 
GV tóm tắt lại những nội dung chinh . 
. 
GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học .
 - GV nhận xét , khen ngợi , động viên HS .
HS nêu ý kiến về bài học ( hiểu hay chưa hiểu , thích hay không thích , cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào )
********************************
Môn: Toán
Bài 22: Luyện tập chung (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nhận biết được số có hai chữ số. 
- Đọc, viết số, so sánh và sắp xếp được thứ tự các số có hai chữ số.
- 2. Phát triển năng lực: 
- Qua một số bài toán vui (ghép hình, dãy số theo “quy luật”, lập số từ các chữ số). 
- HS làm quen với phương pháp phân tích, tổng hợp, phát triển tư duy lôgic, năng lực giải quyết vấn đề.
- Giao tiếp, diễn đạt, trình bày bằng lời nói khi tìm phép tính và câu trả lời cho bài toán.
 3. Năng lực – phẩm chất chung:
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: Bộ đồ dùng học toán 1.
HS: Bộ đồ dùng học toán 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- GV tổ chức trò chơi “Hoa nở”.
Cách chơi:
- GV đọc số, HS thi cài số vào bảng cài.
- Hết thời gian quy định, bạn nào cài được nhiều số đúng nhất thì được thưởng ngôi sao.
- GV nhận xét, tuyên dương và dẫn vào bài.
2. Luyện tập
* Bài 1: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- GV yêu cầu HS quan sát hình.
- Gọi HS trả lời.
- GV nhận xét chốt lại ý kiến đúng.
* Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu
+ Muốn tìm được số lớn hơn, bé hơn thì chúng ta phải làm gì?
- GV yêu cầu HS làm theo nhóm đôi.
- GV cùng lớp chữa bài. 
GIẢI LAO
* Bài 3: 
- Gọi HS nêu yêu cầu
- GV gọi HS đọc số.
- GV cho HS làm vào vở.
- Giáo viên chữa bài:
+ Số lớn nhất: 40
+ Số bé nhất: 31
* Bài 4: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Một chú mèo nghịch ngợm làm rách rèm. Em hãy giúp chú vá lại rèm nhé!
- GV hướng dẫn HS quan sát các số ở các miếng ghép trước theo thứ tự A, B, C
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 tìm mảnh ghép
+ Vì sao em chọn đáp án đó?
- GV nhận xét chữa bài, chốt đáp án đúng: C
* Bài 5: 
+ Đề bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 tìm đáp an.
- GV tổ chức trò chơi “Giúp bạn”
Cách chơi:
- Lớp chia thành 4 đội tương ứng với 4 tổ. Các thành viên trong tổ lần lượt lên viết các số có 2 chữ số khác nhau.
- Đội nào viết được nhiều số nhất thì giành chiến thắng.
- GV nhận xét, tuyên dương, tuyên bố đội thắng cuộc.
- Các số có hai chữ số khác nhau: 37;38;73;78;83;87
 4. Củng cố:
- GV cho HS đếm số HS nam và số học sinh nữ của lớp mình, sau đó so sánh số học sinh nam và số học sinh nữ.
- GV nhận xét, dặn dò.
- HS tham gia chơi.
- HS lắng nghe.
- Số?
- HS quan sát hình tìm ra quy luật rồi điền số thích hợp bằng bút chì vào SGK.
- HS đọc nối tiếp số
a. 10; 20;30;40;50;60
b. 1;3;5;7;9;11
c. 80 ; 82 ; 84 ; 86 ; 90
d. 5 ; 10 ; 15 ; 20 ; 25; 30.
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu.
- Chúng ta phải so sánh hai số.
- HS làm bài.
- 1 nhóm làm bảng phụ và treo lên bảng.
- HS đọc yêu cầu.
- HS đọc và phân tích số
- HS làm bài cá nhân.
- 1 HS lên bảng làm
- HS nhận xét.
- HS nêu yêu cầu.
- HS quan sát.
- Đại diện nhóm trình bày các nhóm còn lại nhận xét.
- HS giải thích.
- HS nêu yêu cầu
- HS thảo luận nhóm
- HS tham gia chơi
- HS quan sát và đếm số học sinh nam và nữ của lớp mình.
Sau đó so sánh số học sinh nam và số học sinh nữ.
********************************
Thứ năm ngày 25 tháng 2 năm 2021
BUỔI SÁNG
Môn: Giáo dục thể chất
Bài: Vận động phối hợp của cơ thể (TT)(Tiết 2)
I. Mục tiêu bài học
1.Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:
- Tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
- Tích cực tham gia các trò chơi vận động và các bài tập phát triển thể lực, có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi.
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự xem trước cách thực hiện các tư thế vận động phối hợp của cơ thể trong sách giáo khoa.
- Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện các lỗi sai thường mắc khi thực hiện động tác và tìm cách khắc phục.
2.2. Năng lực đặc thù:
- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.
- NL vận động cơ bản: Thuộc tên động tác và thực hiện được các tư thế vận động phối hợp của cơ thể, vận dụng vào các hoạt động tập thể .
- NL thể dục thể thao: Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện. Thực hiện được các tư thế vận động phối hợp của cơ thể.
II. Địa điểm – phương tiện 
- Địa điểm: Sân trường 
- Phương tiện: 
+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, còi phục vụ trò chơi. 
+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.
 III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu. 
- Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt (tập thể), tập theo nhóm, tập luyện theo cặp.
IV. Tiến trình dạy học
Phương pháp, tổ chức và yêu cầu
T.G/
Số lần
Hoạt động GV
Hoạt động HS
I. Phần mở đầu
1. Nhận lớp
- GV nhận lớp, thăm hỏi sức khỏe học sinh phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
- Y/c HS thực hiện vận động nhẹ.
2. Khởi động
- GV HD học sinh khởi động.
a) Khởi động chung
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,... 
b) Khởi động chuyên môn
- Các động tác bổ trợ chuyên môn
c) Trò chơi
- Trò chơi “diệt con vật có hại”
- GV hướng dẫn chơi
II. Phần cơ bản
*/ Kiến thức
*/ Ôn tập các tư thế cơ bản.
- GV nêu các con đã học cá tư thế cơ bản nào?
- Ôn các bài tập tư thế vận động phối hợp của cơ thể
- GV tập mẫu các tư thế cơ bản, HS tập theo
- Y/c lớp trưởng điều khiển
* Luyện tập
- GV làm mẫu + pt
- GV HD HS học từng động tác
- Y/c HS tập lớp trưởng điều khiển, GV theo dõi uốn nắn
- Y,c Tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu.
- Y/c các tổ thi tập
- Thi tập giữa các tổ.
III. Phần kết thúc:
* Thả lỏng cơ toàn thân. 
- GV hướng dẫn
* Nhận xét, đánh giá chung của buổi học. 
- Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của HS.
 Hướng dẫn HS tự ôn ở nhà
* Xuống lớp
- Đội hình nhận lớp hai hàng dọc. Cán sự tập trung lớp, điểm số, báo, cáo sĩ số, 
- Đội hình khởi động 
- HS khởi động theo hướng dẫn của GV
- HS thực hiện
- HS tích cực, chủ động tham gia trò chơi
- HS nêu.
- HS theo dõi + tập theo 
- Lớp thực hiện
- HS tập theo tổ
- HS luyện tập theo tổ
- Thi giữa các tổ.
- HS thực hiện thả lỏng
- HS thực hiện.
- Nghe nhớ
5 – 7’
2x8N
16-18’
2 lần
2x8N
4 lần
3-4’
	********************************
Môn: Tiếng Việt
Bài: Ngôi nhà (T1,2)
I MỤC TIÊU 
Giúp HS : 
1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một bài thơ ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ , nhận biết một số tiếng cùng vấn với nhau , củng cố kiến thức về vấn ; thuộc lòng một số khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vấn và hình ảnh thơ ; quan sát , nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát 
, 2. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh . 
3. Phát triển phẩm chất và năng lực chung : tình yêu đối với người thân trong gia định ; cảm nhận được giá trị tinh thần của ngôi nhà , khả năng làm việc nhóm , khả năng nểu được thắc mắc về sự vật , hiện tượng . 
II CHUẨN BỊ 
1. Kiến thức ngữ văn 
- GV nắm được đặc điểm vắn , nhịp và nội dung của bài thơ Ngôi nhà ; nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài thơ ( xao xuyến , đầu hối , lảnh lót , mải vàng , rạ , mộc mạc ) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này . 
2. Phương tiện dạy học 
Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp , máy chiếu , màn hình , bảng thông minh . 
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ôn và khởi động
- Ôn : HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó . 
- Khởi động : 
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để giải câu đố ( Cái gì để tránh nắng mưa Đêm được an giấc , từ xưa vẫn cẩn ? ) .
 + Một số ( 2 - 3 ) HS trả lời câu hỏi . Các HS khác có thể bổ sung nếu có câu trả lời khác . 
+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời , sau đó dẫn vào bài thơ Ngôi nhà . 
HS nhắc lại
HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để giải câu đố
2. Đọc 
- GV đọc mẫu toàn bài thơ . Chú ý đọc diễn cảm , ngắt nghỉ đúng nhịp thơ . 
- HS đọc từng dòng thơ 
+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1. GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ khó phát âm ( do có vấn khó hoặc do đặc điểm phát âm phương ngữ của HS ) : xao xuyến , vở , lảnh lót , nước , 
+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2. GV hướng dẫn HS cách đọc , ngắt nghỉ đúng dòng thơ , nhịp thơ 
- HS đọc từng khổ thơ :
 + GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ . 
 + Một số HS đọc nối tiếp từng khổ , 2 lượt , 
+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ ( xao xuyến ; trạng thái xúc động kéo dài ( VD : tiếng chim hót làm xao xuyến lòng người ) ; đẩu hổi : phần tường hai đầu nhà ; lảnh lót : âm thanh cao , trong và vang ; mái vàng : mái nhà được lợp bằng rạ , có màu vàng , mộc mạc giản dị , đơn giản ; rạ : phần của cây lúa còn lại sau khi gåt ) .
 + HS đọc từng khổ thơ theo nhóm . 
+ Một số HS đọc từng khổ thơ , mỗi HS đọc một khổ thơ . Các bạn nhận xét , đánh giá . 
- HS đọc cả bài thơ 
+ 1- 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ . 
+ Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ . 
- HS đọc từng dòng thơ 
- HS đọc từng khổ thơ
- HS đọc cả bài thơ
3. Tìm tiếng cùng vần với mỗi tiếng chùm , phơi , nước 
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm , cùng đọc lại bài thơ và tìm tiếng ngoài bài cùng vần với một số tiếng trong bài : chùm , phơi , nước . 
- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả . 
- GV và HS nhận xét , đánh giá . GV và HS thống nhất câu trả lời 
HS làm việc nhóm
HS viết những tiếng tìm được vào vở .
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4. Trả lời câu hỏi 
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài đọc và trả lời các câu hỏi 
 a . Trước ngõ nhà của bạn nhỏ có gi ?
 b . Tiếng chim hót ở đầu hội như thế nào ? 
c . Câu thơ nào nói về hình ảnh mái nhà ? 
- GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời . Các bạn nhận xét , đánh giá . GV và HS thống nhất câu trả lời ( a , hàng xoan ; b . tiếng chim hót lảnh lót ; C. Mái vàng thơm phức ) . 
HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài đọc và trả lời các câu hỏi
- HS làm việc nhóm ( có thể đọc to từng câu hỏi ) , cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi 
5. Học thuộc lòng 
- GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu hai khổ thơ đầu . 
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ đầu bằng cách xoá / che dẫn một số từ ngữ trong hai khổ thơ cho đến khi xoả che hết , HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoái che dần . Chủ ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng hai khổ thơ này .
Một HS đọc thành tiếng hai khổ thơ đầu .
HS học thuộc lòng hai khổ thơ đầu
6. Về ngôi nhà mà em yêu thích và đặt tên cho bức tranh em vẽ 
- GV đưa ra một số bức tranh vẽ ngôi nhà , giới thiệu khái quát về những ngôi nhà có trong tranh . 
- GV đưa ra gợi ý để HS vẽ tranh : 
+ Em vẽ ngôi nhà vào thời điểm nào trong ngày ( sáng , chiều , hay tối ) ? 
+ Ngôi nhà có những bộ phận gì ? 
+ Có những cảnh vật gì xung quanh ngôi nhà ? 
+ Em định đặt tên bức tranh là gì ? 
- HS vẽ ngôi nhà yêu thích vào vở và đặt tên cho bức tranh vừa vẽ .
 - HS trao đổi sản phẩm với bạn bên cạnh , nhận xét sản phẩm của nhau . 
7.Củng cố
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học . GV tóm tắt lại những nội dung chính . 
- GV giao nhiệm vụ cho HS tìm một bài thơ hoặc một câu chuyện về gia đình để chuẩn bị cho bài học sau . GV cũng cần chủ động chuẩn bị một số bài thơ , câu chuyện về gia đình để cung cấp thêm nguồn tài liệu đọc mở rộng cho HS . 
- HS nêu ý kiến về bài học ( hiểu hay chưa hiểu , thích hay không thích , cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào ) . GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học , GV nhận xét , khen ngợi , động viên HS .
Môn: Tự nhiên và xã hội
Bài 18: Ôn tập chủ đề thực vật, động vật
MỤC TIÊU
Sau bài học, HS sẽ:
Hệ thống được những kiến thức đã học được về thực vật và động vật.
Phân loại được thực vật và động vật theo tiêu chí thời gian.
Yêu quý và có ý thức nhắc nhở mọi người xung quanh cùng chăm sóc, bảo vệ cây và vật nuôi.
CHUẨN BỊ
GV:
+ 2 sơ đồ tư duy để trống như trong SGK cho mỗi nhóm 4 HS.
+ Các bộ tranh, ảnh cây và con vật.
+ Giấy khổ lớn cho các nhóm (nhóm 4 HS)
+ Bút dạ cho các nhóm hoặc bộ thẻ từ (để hoàn thành sơ đồ).
HS: Sưu tầm hình về cây và các con vật.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
Mở đầu: Khởi động
Hoạt động 1
-GV yêu cầu một HS lên bảng để đố các bạn bên dưới hoặc bạn trên bảng đeo tên cây, con vật vào lưng và các bạn ngồi dưới gọi ý bằng các câu hỏi chỉ có câu trả lời đúng, sai, 
-GV chốt đáp án đúng
Yêu cầu cần đạt: HS nêu được tên các cây, con vật dựa vào đặc điểm của chúng hoặc ngược lại dựa và tên các cây, con vật nêu đặc điểm của chúng. HS được củng cố kiến thức đã học và rèn phản xạ.
Hoạt động 2
-GV cung cấp cho các nhóm 2 sơ đồ tư duy để trống. 
- Yêu cầu các em HS thảo luận và hoàn thành sơ đồ theo gợi ý.
Yêu cầu cần đạt: HS hệ thống được những kiến thức về cây, con vật đã học và hoàn thành sơ đồ theo các nhánh: cấu tạo (các bộ phận), lợi ích, cách chăm sóc và bảo vệ, lưu ý khi tiếp xúc.
-GV nhận xét
2. Đánh giá
Thấy được sự đa dạng của thế giới động vật và thực vật. Có ý thức bảo vệ cây và con vật.
Hướng dẫn về nhà
Chuẩn bị sản phẩm dự án cho tiết sau.
* Tổng kết tiết học
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau
- HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe
- HS theo dõi
- HS thảo luận và hoàn thành sơ đồ theo gợi ý
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe
HS lắng nghe
- HS lắng nghe
*********************************
BUỔI CHIỀU
Môn: Hoạt động trải nghiệm
Bài 15: Sắp xếp nhà cửa gọn gàng đón Tết ( Tiết 2)
MỤC TIÊU: HS có khả năng:
Nhận biết được những việc nên làm và những việc không nên làm để nhà cửa luôn gọn gàng.
Xác định và thực hiện được những việc nên sắp xếp nhà cửa gọn gàng phù hợp với lứa tuổi và khả năng của bản thân.
Rèn luyện tính tự giác, chăm chỉ lao động và thói quen gọn gàng, ngăn nắp.
Hứng thú tham gia việc sắp xếp nhà cửa gọn gàng, nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong gia đình. 
CHUẨN BỊ:
Giáo viên: - Tranh ảnh nhà cửa sắp xếp gọn gàng và nhà cửa bừa bộn
Video clip về một số công việc gia đình (nếu có điều kiện)
6 tờ thăm cho các đội dự thi, trong tờ thăm ghi yêu cầu dự thi
Phần thưởng cho các độ dự thi.
Học sinh: - Ôn lại kiến thức đã học về “Gọn gàng, ngăn nắp” trong môn Đạo đức
Mỗi tổ chuẩn bị: 1 đến 2 chiếc chăn mỏng, gối, màn đơn dùng cho trẻ em; hai bộ quần áo, tất, khăn của trẻ em
CÁC PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THỨC DẠY HỌC TÍCH CỰC:
Phương pháp tổ chức trò chơi, động não, thảo luận theo cặp, thảo luận nhóm, sắm vai, thực hành, suy ngẫm
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
KHỞI ĐỘNG
-GV tổ chức cho HS hát tập thể để tạo không khí vui vẻ.
-HS tham gia
22’
THỰC HÀNH
Hoạt động 3: Trò chơi “Sắp xếp nhà cửa gọn gàng”
-GV phổ biến luật chơi và cách chơi như SGV/140
-Tổ chức cho HS thi
-Dựa vào kết quả chấm thi của các đội, GV công bố đội thắng cuộc và phát phần thưởng cho các đội thi để động viên, cổ vũ các em
-Nhận xét chung về kết quả thực hiện hoạt động
-HS tham gia trò chơi
-HS lắng nghe
10’
VẬN DỤNG
Hoạt động 4: Thực hành sắp xếp nhà cửa gọn gàng ở gia đình
GV yêu cầu HS về nhà thực hiện những việc sau:
-Nhờ bố mẹ/ người thân HD thêm và tự giác thực hiện những công việc sắp xếp nhà cửa gọn gàng phù hợp với khả năng
-Thường xuyên sắp xếp gọn gàng đồ dùng cá nhân để rèn luyện tính ngăn ngắp, gọn gàng
-Cùng gia đình dọn dẹp, trang trí nhà cửa để đón Tết
-Nhờ bố mẹ/ người thân nhận xét về việc sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập và đồ dùng cá nhân của em ở gia đình.
Tổng kết: 
-Yêu cầu HS chia sẻ những điều thu hoạch/ Rút ra bài học kinh nghiệm và cảm nhận của em sau khi tham gia các hoạt động
-GV đưa ra thông điệp và yêu cầu HS nhắc lại để ghi nhớ: Sắp xếp nhà cửa gọn gàng để nơi ở của em luôn thoáng mát, sạch đẹp, an toàn và giúp mọi người trong gia đình nhanh chóng tìm được đồ dùng cần thiết khi muốn sử dụng.
-HS lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu
-HS chia sẻ
-HS lắng nghe, nhắc lại
2’
CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò chuẩn bị bài sau
-HS lắng nghe
*********************************
Môn: Tiếng Việt
Luyện tập thực hành củng cố kỹ năng (t 1,2)
A MỤC TIÊU
* Phát triển kĩ năng đọc Đọc được yêu cầu của các bài tập trong bài.
 *. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động chép lại cho đúng chính tả , điền từ ngữ đúng vào chỗ trống , sắp xếp từ ngữ và viết lại câu
*. Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự chuẩn bị đồ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_1_tuan_22_nam_hoc_2020_2021_nguyen_thi_q.docx