Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 28: Trong chiếc cặp của em - Bài 2: Trong chiếc cặp của em

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 28: Trong chiếc cặp của em - Bài 2: Trong chiếc cặp của em

I/ MỤC TIÊU

1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Từ những kinh nghiệm xã hội của bản thân nói về các đồ dùng học tập thường để trong cặp.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi với bạn về những người bạn xung quanh mình.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát triển thông qua việc thực hành.

2. Năng lực đặc thù:

- Phát triển năng lực về văn học:

 + Đọc trơn bài thơ, bước đầu ngắt nhịp, nghỉ đúng chỗ xuống dòng khi đọc một bài thơ.

 + Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm hiểu tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài có tiếng cần luyện tập và đặt câu.

 + Học thuộc lòng 2 khổ thơ bài thơ.

- Phát triển năng lực về ngôn ngữ:

 + Đọc đúng tiếng chứa vần khó đọc. Nhận diện từ chỉ sự vật. Luyện nói về các đồ dùng học tập .

 

doc 8 trang chienthang2kz 13/08/2022 10531
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 28: Trong chiếc cặp của em - Bài 2: Trong chiếc cặp của em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
Chủ đề 28: TRONG CHIẾC CẶP CỦA EM
 	Bài 2: Trong chiếc cặp của em
I/ MỤC TIÊU
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Từ những kinh nghiệm xã hội của bản thân nói về các đồ dùng học tập thường để trong cặp.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi với bạn về những người bạn xung quanh mình.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát triển thông qua việc thực hành. 
Năng lực đặc thù:
Phát triển năng lực về văn học:
 + Đọc trơn bài thơ, bước đầu ngắt nhịp, nghỉ đúng chỗ xuống dòng khi đọc một bài thơ.
 + Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm hiểu tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài có tiếng cần luyện tập và đặt câu. 
 + Học thuộc lòng 2 khổ thơ bài thơ.
Phát triển năng lực về ngôn ngữ:
 + Đọc đúng tiếng chứa vần khó đọc. Nhận diện từ chỉ sự vật. Luyện nói về các đồ dùng học tập . 
 Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất nhân ái: biết yêu quý đồ dùng học tập của mình. 
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
GV: 
- SHS, SGV
- Một số tranh ảnh minh họa, mô hình hoặc vật thật minh hoạ cho các tiếng chứa vần an, ang, oan kèm thẻ từ ( nếu có)
- Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu tranh ảnh, video ( nếu có).
- Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc ngắt nghỉ bài thơ Trong chiếc cặp của em.
2. HS: 
- SHS, VBT
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
ĐIỀU MONG ĐỢI Ở HỌC SINH
TIẾT 1
1/ Hoạt động 1: Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
* Mục tiêu: Ổn định lớp và ôn lại một vài nội dung đã học từ bài trước
- Cho HS chơi trò chơi “gọi tên đồ dùng học tập”
- Gọi 3 HS nhận được hoa lên đọc lại nội dung bài Câu chuyện về giấy kẻ và trả lời câu hỏi liên quan đến bài vừa đọc
- GV nhận xét.
2/ Hoạt động 2: Khởi động
* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài mới và kết nối bài.
- GV đưa tranh như tranh SHS/92 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
+ kể tên các đồ vật trong bức tranh?
- GV gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn và bổ sung (nếu có)
- GV nhận xét. Giới thiệu bài mới Trong chiếc cặp của em HS nhắc lại tên bài
3.Hoạt động 3: Luyện đọc văn bản
* Mục tiêu: Đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài văn; Đọc đúng tiếng chứa vần khó đọc Đọc trơn bài, bước đầu ngắt nhịp, nghỉ đúng chỗ xuống dòng khi đọc một bài thơ. 
3.1. Luyện đọc tiếng, từ ngữ
GV đọc mẫu . GV nhấn mạnh ở các ý thơ chính. VD: em có nhiều bạn bè/ Nằm ngoan trong chiếc cặp/ Gặp gỡ nhau mỗi ngày/
Làm sao không yêu mến/Muốn nghe chúng kháo chuyện/ Em mở chiếc cặp ra
GV đưa ra từ khó đọc hoặc dễ đọc sai, đọc mẫu hoặc yêu cầu những học sinh đọc tốt đọc mẫu và sửa sai cho HS đọc chưa tốt: ngoan, gầy, sách, rất, vở, nhau, ngày, kháo chuyện, ra, quyển, 
GV hướng dẫn HS phân tích, đọc lại từ khó.
GV chỉ bất kì các từ khó không theo thứ tự.
3.2. Luyện đọc khổ thơ
- GV cùng HS chia đoạn cho bài đọc
- GV hướng dẫn ngắt nghỉ từng câu, khổ thơ. Gv hướng dẫn ngắt nghỉ theo logic ngữ nghĩa: VD: Gầy nhom/ là cây thước// Thích sạch/ là thỏi gôm//những trang sách giấy thơm//Cây bút/ cùng quyển vở//
- GV tổ chức cho HS đọc từng đoạn theo nhóm 3
- GV gọi HS đọc từng khổ thơ 
+ Khổ thơ1: Em có ..thỏi gôm. 
+ Khổ thơ 2: Những trang một lời.
+ Khổ thơ 3: Gặp gỡ cặp ra.
- GV gọi 3 nhóm đọc trước lớp, nhận xét.
- GV hướng dẫn HS nhận xét bạn đọc
- GV nhận xét
- GV giải nghĩa từ khó
HS đọc từ khó: kháo chuyện, thỏi gôm
GV chốt 
- GV giải thích từ HS chưa hiểu (nếu có)
3.3. Luyện đọc cả bài
- Tổ chức cho HS đọc nhóm 4 ( mỗi HS đọc cả bài cho bạn nghe)
- Cho HS đọc tốt đọc lại cả bài
- GV mời bạn nhận xét.
- GV nhận xét
TIẾT 2
4.Hoạt động 4: Tìm hiểu bài 
* Mục tiêu: Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm hiểu tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài có tiếng cần luyện tập và đặt câu. Hiểu được nội dung bài đọc . Nhận diện từ chỉ sự vật
4.1 Tìm tiếng trong bài có vần an, ang, oan 
 - GV yêu cầu HS tìm tiếng trong bài có vần
 an, ang, oan
-GV hướng dẫn HS đọc
- GV phân tích kĩ để HS phân biệt cách đọc cũng như phân biệt các từ có các vần vừa tìm
. Tìm từ ngoài bài có tiếng chứa vần: an, ang, oan và đặt câu
- GV yêu cầu HS tìm từ ngoài bài có các vần an, ang, oan
-GV yêu cầu HS nói câu có tiếng chứa vần an, ang, oan
- GV mời bạn nhận xét bạn.
- GV nhận xét
4.3 Trả lời câu hỏi
- GVcho HS đọc lại bài
- GV đặt câu hỏi, tổ chức cho HS hoạt động nhóm 2 để hỏi và trả lời
1. Đồ dùng học tập của bạn nhỏ ở đâu ?
2. Kể tên các đồ dùng học tập được nhắc đến trong bài thơ.
3. Học thuộc 2 khổ thơ mà em thích (chỉ khuyến khích chứ không bắt buộc thuộc tại lớp) 
- GV hướng dẫn HS trình bày, nhận xét, bổ sung 
5. Hoạt động 5 : Luyện tập nói sáng tạo
*Mục tiêu: Luyện nói theo chủ đề học và chơi cùng bạn. Phát triển ý tưởng thông qua việc trao đổi với bạn. HS biết chia sẻ kiến thức, kinh nghệm khi sử dụng đồ dùng học tập
- GV cho HS đọc yêu cầu luyện nói
+Em thích đồ dùng học tập nào?
+Em dùng đồ dùng học tập đó để làm gì?
+Em giữ gìn đồ dùng học tập đó như thế nào?
-GV yêu cầu HS hỏi và trả lời theo câu hỏi trong SHS
-GV yêu cầu HS trình bày trước lớp 
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét và giáo dục HS liên hệ thực tế biết sử dụng đồ dùng đúng cách và giữ gìn và yêu quý đồ dùng học tập của mình. 
6. Hoạt động 6: Hoạt động mở rộng
* Mục tiêu: HS biết giải câu đố liên quan đến đồ dùng học tập .
- GV yêu cầu HS đọc câu đố trong SHS 
- GV hướng dẫn HS tìm từ khoá để giải câu đố
- GV giáo dục HS sử dụng bút chì đúng và hiệu quả, giữ vệ sinh đồng thời gắn với bảo vệ môi trường
7. Hoạt động 7: Củng cố, dặn dò 
* Mục tiêu: Nắm và nhớ kĩ hơn bài cũ. Có sự chuẩn bị cho bài mới
- Cho HS nhắc lại nội dung vừa học: tên bài, đồ dùng nào có trong bài, khổ thơ nào em thích nhất?
- GV tổ chức thi đua bình chọn bạn giữ gìn đồ dùng học tập tổ trong tổ của mình
-GV tuyên dương HS được bình chọn
- GV yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng 2 khổ thơ mà em thích
- HS về nhà chuẩn bị tiết sau bài những điều cần biết về bút chì 
Cả lớp chơi gọi tên các đồ dùng học tập
 3 HS đọc và trả lời câu hỏi
 HS lắng nghe, nhận xét.
HS thực hiện theo yêu cầu.
+ Bạn trong tranh đang bỏ sách vở vào cặp
+ thước, bút mực, vở, hộp bút, gôm, bút chì .
HS nhận xét.
HS lắng nghe và nhắc lại tên bài.
HS lắng nghe
HS rèn đọc từ khó ngoan, gầy, sách, rất, vở, nhau, ngày, kháo chuyện, ra, quyển, 
HS đọc từ khó theo hướng dẫn của GV
HS cùng chia đoạn với GV
HS cùng GV nhận xét giọng đọc và ngắt nghỉ các khổ thơ
HS theo dõi và thực hiện đọc ngắt nghỉ phù hợp
HS đọc từng đoạn theo nhóm được phân công
+ Khổ thơ1: Em có ..thỏi gôm. 
+ Khổ thơ 2: Những trang một lời.
+ Khổ thơ 3: Gặp gỡ cặp ra HS đọc trước lớp, nhận xét bạn
Mỗi HS đọc 1 đoạn nối tiếp nhau đến hết bài.
Thi đua đọc giữa các nhóm.( Chú ý: bạn đầu tiên đọc cả tựa bài, bạn cuối đọc luôn tên tác giả)
HS nhận xét bạn
HS nêu vốn hiểu biết của mình về: kháo chuyện, thỏi gôm 
HS nêu từ mà mình chưa hiểu để nhờ GV giải thích thêm
Cho HS đọc nhóm 4 ( mỗi HS đọc cả bài cho bạn nghe).
HS đọc lại bài
HS nhận xét bạn
HS tìm các tiếng: bạn, ngoan, trang, 
HS đọc các tiếng vừa tìm được
HS lắng nghe
HS chơi trò bắn tên để nói các từ
+ an: cái bàn, thợ hàn, nhà sàn, bán 
+ ang: khoai lang, cầu thang, màu vàng, ...
+ oan: máy khoan, cây xoan, liên hoan..
HS nói câu 
+ Ba em là thợ hàn.
+ Em lên cầu thang.
+ Chị Na đi liên hoan.
HS nhận xét bạn
Lắng nghe
HS đọc bài
HS thảo luận nhóm và trả lời:
+HS: Đồ dùng của bạn nhỏ nằm trong cặp
+HS: thước kẻ, sách, cây bút, vở, gôm
+HS: cùng học thuộc trong nhóm 
HS trình bày nhận xét, bổ sung
HS đọc yêu cầu
HS trao đổi nhóm 6 chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân với bạn
HS trình bày 
HS nhận xét bổ sung
HS lắng nghe
- HS đọc câu đố
- HS tìm được các từ: ruột dài, mòn theo .=> bút chì
- HS lắng nghe
Tên trong chiếc cặp của em. Có: sách, vở, bút, thước, gôm
HS hội ý trong 2 phút và bình chọn. 
Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu.doc