Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 30 - Năm học 2021-2022

Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 30 - Năm học 2021-2022

Tiết 3: Toán

ÔN TẬP CÁC SỐ VÀ PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 10 (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Ôn tập, củng cố kiến thức về số và chữ số trong phạm vi 10, phân tích số, đọc viết, xếp thứ tự và so sánh số.

- Củng cố bài toán có lời văn (bài toán thực tế về phép cộng, phép trừ). Quan sát tranh, viết phép tính thích hợp và nêu câu trả lời.

2. Kĩ năng

- Củng cố thực hiện phép tính(tính nhẩm) các phép cộng, trừ trong phạm vi 10.

3. Hình thành và phát triển phẩm chất

- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn,

4. Góp phần phát triển các NL

- Nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.

II. ĐỒ DÙNG:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu nội dung các BT.

- HS: Vở BTT.

 

docx 22 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 3480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 30 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Thứ hai ngày 4 tháng 4 năm 2022
Tiết 1+2: Tiếng Việt
Chủ đề 8: ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI
Bài 1: CẬU BÉ THÔNG MINH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung văn bản.
2. Kĩ năng
- Đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản. 
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Tình yêu đối với con người, sự trân trọng đối với khả năng của mỗi con người.
 4. Góp phần phát triển các NL
- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở Tập viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi. 
a. Chuyện gì xảy ra khi các bạn nhỏ đang chơi đá cẩu? 
b. Theo em, các bạn cần làm gì để lấy được quả cầu?
- GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Cậu bé thông minh.
- HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi
2. Đọc (30p)
- GV đọc mẫu toàn VB. Chủ ý đọc đúng lời người kế và lời nhắn vật. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ 
- GV hướng dẫn HS luyện phát âm: nuối tiếc, thán phục, nhà toán học, xuất sắc.
- GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. 
- GV chia VB thành 3 đoạn
- GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB: nuối tiếc, thán phục, nhà toán học, xuất sắc. 
- GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang Tiết 2
- Hs lắng nghe
- HS luyện đọc từ khó 
- HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.
- HS đọc nối tiếp từng câu lần 2.
- HS đọc đoạn theo nhóm, CN. 
- HS đọc cả bài 
TIẾT 2
3. Trả lời câu hỏi (15p)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi 
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. 
a. Cậu bé Vinh và các bạn chơi trò chơi gì?
b. Vinh làm thế nào để lấy được quả bóng ở dưới hố lên? 
c. Vì sao các bạn nhìn Vinh trầm trồ thán phục? 
- HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi
- HS trả lời
a. Cậu bé Vinh và các bạn chơi đá bóng (bằng quả bưởi).
b. Vinh rủ bạn đi mượn mấy cái nón, rồi múc nước đổ đầy hố.
c. Các bạn nhìn Vinh trầm trồ thán phục vì cậu ấy thông minh, nhanh trí. 
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a và c ở mục 3 (24p)
- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở. 
 - GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu; đặt dấu chấm đúng vị trí. GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
- HS viết câu trả lời vào vở. 
Cậu bé Vinh và các bạn chơi đá bóng (bằng quả bưởi)/ Các bạn nhìn Vinh trầm trồ thán phục vì cậu ấy thông minh, nhanh trí.
* Củng cố (1p)
- GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
Tiết 3: Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ VÀ PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 10 (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Ôn tập, củng cố kiến thức về số và chữ số trong phạm vi 10, phân tích số, đọc viết, xếp thứ tự và so sánh số. 
- Củng cố bài toán có lời văn (bài toán thực tế về phép cộng, phép trừ). Quan sát tranh, viết phép tính thích hợp và nêu câu trả lời.
2. Kĩ năng
- Củng cố thực hiện phép tính(tính nhẩm) các phép cộng, trừ trong phạm vi 10.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn,
4. Góp phần phát triển các NL
- Nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu nội dung các BT.
- HS: Vở BTT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra: (5p)
- Kiểm tra HS đọc bang cộng, trừ trong phạm vi 10
- GV nhận xét, tuyên dương
2. Luyện tập : (34p)
Bài 1: Những phép tính nào có kết quả bằng 8?
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS quan sát tranh
- Yêu cầu HS thực hiện các phép tính trong hình vẽ.
- Yêu cầu HS tìm các phép tính có kết quả bằng 
- GV nhận xét và tuyên dương.
Bài 2:
- Cho HS quan sát tranh, hướng dẫn HS thực hiện phép tính ở trên các chú thỏ và cách sắp xếp thỏ vào chuồng. 
- Yêu cầu HS thực hiện các phép tính trong hình vẽ và xếp thỏ vào các chuồng. 
- Yêu cầu HS tìm chuồng có 2 chú thỏ.
- GV nhận xét và tuyên dương.
Bài 3: Số? 
- GV yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh. 
- HD HS làm thêm để tìm ra số thích hợp (3+1)
- Vậy ta cần điền vào ô trống số mấy?
- GV cho HS làm phần còn lại.
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn” để sửa bài. 
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 4: >; <; = ?
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS thực hiện nhẩm các phép tính rồi thực hiện so sánh. 
- Yêu cầu HS làm bài. 
- GV yêu cầu HS chia sẻ. 
- GV nhận xét, bổ sung.
Bài 5: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS quan sát tranh, hướng dẫn HS thực hiện các phép tính trên bướm và đậu vào bông hoa tương ứng. 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và làm bài. 
- GV tổ chức trò chơi “Chú bướm thông minh” để sửa bài, tìm ra số bướm đậu ở mỗi bông hoa. 
- GV nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò (1p)
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- HS đọc
- HS đọc yêu cầu BT.
- Hs quan sát tranh.
- HS thực hiện các phép tính vào vở 
- HS quan sát, trình bày. 
- HS quan sát tranh, lắng nghe GV hướng dẫn. 
- HS thực hiện phép tính vào vở và xếp thỏ vào các chuồng tương ứng.
- HS phát hiện được 2 chú thỏ mang phép tính (5+2) và (10-3) có kết quả là 7 nên cùng chạy vào chuồng số 7. 
- HS đọc 
- HS lắng nghe. 
- Số 4.
- HS làm vào vở. 
- HS tham gia trò chơi. 
- HS nêu yêu cầu bài. 
- HS lắng nghe. 
- HS làm vào vở. 
- HS chia sẻ.
- HS nêu yêu cầu bài. 
- HS lắng nghe. 
- HS làm bài nhóm đôi. 
- HS tham gia chơi. 
Tiết 4: Hoạt động trải nghiệm
HĐGDTCĐ: BÁC HỒ KÍNH YÊU 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
	- Hiểu được tình cảm của Bác Hồ với các cháu thiếu nhi.
2. Kĩ năng
 - Giao tiếp, hợp tác.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Thể hiện được thái độ yêu quý Bác Hồ.
4. Góp phần phát triển các NL
- HS tập luyện các bài hát về Bác Hồ kính yêu.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu nội dung các bài.
- HS: Vở BT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- Cho HS nghe hát bài: Ai yêu nhi đồng bằng BHCM
- HS nghe
- Giới thiệu bài
2. Khám phá(15p)
Hoạt động 1: Hát về Bác Hồ
- GV bắt nhịp cho toàn lớp hát bài Em mơ gặp Bác Hồ (Sáng tác: Xuân Giao). 
- Cho HS lần lượt hát các bài hát về Bác Hồ Kết luận: Chúng ta sẽ luôn ghi nhớ công ơn lớn lao của Bác Hồ đối với dân tộc, với đất nước.
3. Luyện tập và vận dụng. (15p)
Hoạt động 2: Kể chuyện về Bác Hồ
- GV kể câu chuyện Quả táo Bác Hồ một vài lần.
- GV yêu cầu HS kể chuyện theo câu chuyện Quả táo Bác Hồ 
- GV mời đại diện từng tổ lên kể chuyện. 
- GV mời một vài HS phát biểu cảm tưởng sau khi nghe các câu chuyện về Bác Hồ.
Kết luận: Bác Hồ luôn yêu quý và quan tâm tới HS mặc dù bận trăm công nghìn việc. Mỗi HS chúng ta hãy cố gắng chăm ngoan học giỏi 
4. Hoạt động nối tiếp: (1p)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Cả lớp hát theo nhạc
- HS lần lượt lên trình bày 
- Theo dõi, lắng nghe
- HS lắng nghe.
- HS tập kể trong nhóm
- Đại diện từng tổ lên kể chuyện.
- Cả lớp bình chọn người kể chuyện hay nhất.
- HS lắng nghe.
Tiết 5: Đạo đức
PHÒNG,TRÁNH XÂM HẠI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
	- Nhận biết được những vùng cấm trên cơ thể mà người khác không được chạm vào; những việc cần làm để phòng, tránh bị xâm hại.
2. Kỹ năng	
	- Có KN phòng tránh bị xâm hại.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
	 - Rèn luyện thói quen phòng, tránh ngộ độc thực phẩm.
4. Góp phần phát triển các NL
 - Thực hiện được những cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh bị xâm hại.
II. ĐỒ DÙNG: 
	- Tranh ảnh, video bài hát, trò chơi,... gắn với bài học “Phòng, tránh xâm hại”;
	- Máy tính, ti vi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động (5p)
- GV cho HS hát bài"Chào ngwif bạn mới đến"
- GV dấn dắt, giới thiệu bài.
2.Khám phá (15p)
Hoạt động 1: Nhận biết vùng cấm trên cơ thể
GV cho HS quan sát bức tranh trong mục Khám phá để trả lời câu hỏi: “Người khác không được chạm vào vùng nào trên cơ thể của em?”
Kết luận: Không được cho người khác chạm vào miệng, ngực, phần giữa hai đùi và mông của mình, những vùng đó là bất khả xâm phạm, 
Hoạt động 2 Tìm hiểu những việc cần làm để phòng tránh bị xâm hại
GV YC HS thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi: “Quy tắc 5 ngón tay” dạy các em điều gì?
+ Ngón cái: Ồm hôn (với người thân trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột).
+ Ngón trỏ: Nắm tay, khoác taỵ (với bạn bè, thầy cô, họ hàng) .
Kết luận: Để phòng, tránh bị xâm hại em không tiếp xúc với người lạ. Giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với mọi người.
3. Luyện tập: (10p)
Hoạt động 1 Em chọn việc nên làm
- GV chiếu 5 tranh ở mục Luyện tập trong SGK lên bảng và giao nhiệm vụ: “Hãy quan sát các bức tranh, thảo luận và lựa chọn việc nào nên làm, việc nào không nên làm để phòng, tránh bị xâm hại”.
- YC đại diện nhóm lên bảng, dán sticker mặt cười vào việc nên sticker mặt mếu vào việc không nên làm 
GV nhận xét, bổ sung các ý kiến.
Kết luận: Việc nên làm tranh 1, 3, 4, 5. Việc không nên làm tranh 2.
Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn
GV nêu yêu cầu: Hãy chia sẻ với bạn cách em đã làm để phòng, tránh bị xâm hại.
GV nhận xét và bổ sung các ý kiến.
4. Vận dụng: (9p)
Hoạt động 1: Xử lí tình huống
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm: Quan sát tranh ở mục Vận dụng trong SGK, thảo luận và đưa ra các phương án xử lí tình huống: Một người đàn ông dụ dỗ bé gái: “Cháu bé, vào nhà chú chơi, chú có nhiều đồ ăn ngon lắm!”.
GV cho HS các nhóm đóng vai cách xử lí của nhóm, các nhóm khác quan sát, nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung, khen ngợi nhóm đóng vai hay và có cách xử lí tình huống tốt; 
Hoạt động 2: Em thực hiện một số cách phòng, tránh bị xâm hại
Kết luận: Em thực hiện phòng, tránh xâm hại để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Thông điệp: GV chiếu thông điệp lên bảng 
5. Hoạt động nối tiếp: (1p)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
HS hát 
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh 
- HS trả lời
- HS lắng nghe
HS quan sát tranh trong SGK. 
- Học sinh trả lời
- HS lắng nghe
- HS quan sát các bức tranh, thảo luận và lựa chọn việc nào nên làm, việc nào không nên làm để phòng, tránh bị xâm hại
Đại diện nhóm lên bảng, dán sticker mặt cười vào việc nên sticker mặt mếu vào việc không nên làm 
- HS lắng nghe.
- HS tự liên hệ bản thân kể ra.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát
- HS các nhóm đóng vai cách xử lí 
- HS chia sẻ
- HS đọc thông điệp
Thứ ba ngày 5 tháng 4 năm 2022
Tiết 1: Mĩ thuật (GVBM)
Tiết 2+3: Tiếng Việt
Chủ đề 8: ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI
Bài 1: CẬU BÉ THÔNG MINH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Kĩ năng
- Rèn KN viết, nghe và nói.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Tình yêu đối với con người, sự trân trọng đối với khả năng của mỗi con người.
 4. Góp phần phát triển các NL
- Hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở Tập viết, vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở (20p)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu, 
- GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả, các bạn nhận xét đánh giá. 
- GV và HS thống nhất câu hoàn chỉnh. 
a. Chúng tôi rất nuối tiếc vì đội bóng mình yêu thích đã bị thua. 
b, Hoa vẽ rất đẹp. Cả lớp ai cũng thán phục bạn ấy. 
- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở 
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 
- HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả,
- HS viết câu hoàn chỉnh vào vở TV 
6. Quan sát tranh và nói về các trò chơi trong tranh (20p)
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, quan sát các bức tranh, thảo luận viết tên trò chơi gắn liền với mỗi tranh
Tranh 1: Ô ăn quan; tranh 2: Đánh quay 
- GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh. 
- GV và HS nhận xét. 
- HS làm việc theo nhóm, quan sát các bức tranh, thảo luận và phân loại tranh theo yêu cầu của bài
- Đại diện HS trình bày KQ
TIẾT 4
7. Nghe viết (25p)
- GV đọc to bài chính tả 
- Đọc và viết chính tả:
- GV đọc lại một lần cả hai câu và yêu cầu HS rà soát lỗi. 
-GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 
- HS theo dõi
- HS viết 
- HS đổi soát lỗi. 
8. Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông (5p)
- GV chiếu để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu. 
- Yc HS lên trình bày kết quả trước lớp 
- HS thực hiện yêu cầu
- HS đánh vần, đọc trơn các TN chứa vần vừa tìm được
9. Giải ô chữ HS đọc từng câu đố (9p)
- GV hướng dẫn HS giải đổ. 
- GV trình chiếu ô chữ hoặc làm bảng phụ. 
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
10. Củng cố (1p)
- GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- HS điển kết quả giải đố vào vở. thỏ, mèo, cá bống, quả bóng, chó, cọp, cà rốt. Từ ngữ xuất hiện ở hàng dọc: TOÁN HỌC
Tiết 4: Tự nhiên xã hội
BẦU TRỜI BAN NGÀY VÀ BAN ĐÊM (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Kế ra những gì thường thấy trên bầu trời ban ngày và ban đêm.
2. Kĩ năng
- Hợp tác, tự chủ, tự học.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Có ý thức bảo vệ mắt, không nhìn trực tiếp vào Mặt Trời và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện . 
4. Góp phần phát triển các NL
- Vận dụng được kiến thức đã học để thể hiện vào hình vẽ bầu trời.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
1.Khởi động(5p)
- Cho HS hát bài: Ngôi sao lấp lánh
- Dẫn dắt, giới thiệu bài
2. Khám pháLuyện tập, vận dụng (30p)
 động 3 : Thực hành quan sát bầu trời 
- GV cho các em tự đọc phần “ Em có biết ? ” ở cuối trang 133 ( SGK ) . 
- Cho HS khi ra ngoài trời quan sát bầu trời : Trên bầu trời có những gi, có nhiều hay ít mây, mây màu gì ? 
- GV cho HS vào lớp, yêu cầu một số em trình bày trước lớp kết quả quan sát . 
Hoạt động 4 : Vẽ bức tranh về bầu trời mà em thích và giới thiệu với các bạn
- Cho HS có thể vẽ bầu trời ban ngày hoặc đêm 
- GV tổ chức cho các em giới thiệu bức vẽ của mình 
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố: (1p)
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương Hs
- Dặn Hs chuẩn bị bài Ôn tập tiếp theo
- HS hát
- Đọc theo hướng dẫn
- HS QS và hoàn thành phiếu quan sát
- 2, 3 HS trình bày trước lớp
- HS vẽ tranh: 
- HS GT tranh 
Tiết 5: TC Tiếng Việt
ÔN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
	- Viết được một khổ thơ trong bài: Cậu bé thông minh.
2. Kĩ năng
- Đọc đúng bài: Cậu bé thông minh.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Tình yêu đối với con người, sự trân trọng đối với khả năng của mỗi con người.
4. Góp phần phát triển các NL
- Phát triển năng lực văn học.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: SGK, Vở Luyện viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- Cho HS hát bài: Gà gáy
- GV dẫn dắt vào bài học.
- HS hát 
2. Đọc (17p)
- GV đọc mẫu cả bài. 
- YC HS đọc từng câu
- GV hướng dẫn HS cách đọc. 
- YC HS từng đoan.
- HD HS đọc toàn bài
3. Nghe-viết (17p)
- GV đọc to bài chính tả 
- Đọc và viết chính tả:
- GV đọc lại một lần cả hai câu và yêu cầu HS rà soát lỗi. 
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
4.Củng cố: (1p)
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương Hs
- HS lắng nghe
- HS đọc nối tiếp câu
- HS lắng nghe
- HS đọc cá nhân
- HS đọc trong nhóm, trước lớp. 
- HS lắng nghe
- HS viết 
- HS soát lỗi
Thứ tư ngày 6 tháng 3 năm 2022
Tiết 1: Thể dục: GVBM
Tiết 2+3+4: Tiếng Việt
Chủ đề 8: ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI
Bài 2: LÍNH CỨU HOẢ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung văn bản.
- Quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Kĩ năng
- Đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản 
- Rèn KN viết, nghe và nói.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Yêu quỷ, trân trọng sự đóng góp, hi sinh của những con người bình dị thông qua hình ảnh của người lính cứu hoả.
4. Góp phần phát triển các NL
- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở Tập viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi. 
a. Có chuyện gì đang xảy ra?
b. Chúng ta phải làm gì khi cả hoả hoạn? 
- GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Lính cứu hỏa
- HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi
2. Đọc (30p)
- GV đọc mẫu toàn VB. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. 
- GV hướng dẫn HS luyện phát âm: chuông, sẵn sàng,... 
- GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. 
- GV chia VB thành 3 đoạn
- GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB:ủng, lính cứu hỏa, hỏa hoạn 
- GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang Tiết 2
- Hs lắng nghe
- HS luyện đọc từ khó 
- HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.
- HS đọc nối tiếp từng câu lần 2.
- HS đọc đoạn theo nhóm, CN. 
- HS đọc cả bài 
TIẾT 2
3. Trả lời câu hỏi (15p)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi 
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. 
a. Trang phục của lính cứu hoả gồm những gì?
b. Lính cứu hoả dập tắt đám cháy bằng cách nào?
c. Em nghĩ gì về những người lính cứu hoả?
- HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi
- HS trả lời
a. Trang phục của lính cứu hoả gồm quần áo chữa cháy, ủng, găng tay và mũ.
 b. Lính cứu hoả dập tắt đám cháy bằng cách dùng vòi phun nước.
 c. Câu trả lời mở
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b và c ở mục 3 (24p)
- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở. 
 - GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu; đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí. GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
- HS viết câu trả lời vào vở. 
b. Lính cứu hoả dập tắt đám cháy bằng cách dùng vòi phun nước. 
c. Câu trả lời mở 
TIẾT 3
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở (20p)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu, 
- GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả, các bạn nhận xét đánh giá. 
- GV và HS thống nhất câu hoàn chỉnh. 
a. Giống như xe cứu hoả, xe cứu thương cũng có đèn báo hiệu.
b. Chúng ta cần bảo vệ tài sản của nhà trường. 
- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở 
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 
- HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả,
- HS viết câu hoàn chỉnh vào vở TV 
6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh (20p)
- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh. Yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý. 
- GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh.
- HS và GV nhận xét. 
* Củng cố (1p)
- GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh
- HS trình bày kết quả nói theo tranh.
Tiết 5: Tự nhiên xã hội
THỜI TIẾT (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Nêu được một số dấu hiệu cơ bản của một số hiện tượng thời tiết khác nhau. 2. Kĩ năng
- Hợp tác, tự chủ, tự học.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Biết chọn dùng trang phục phù hợp thời tiết.
4. Góp phần phát triển các NL
- Trình bày được một số dấu hiệu cơ bản của một số hiện tượng thời tiết khác nhau. 
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
1. Khởi động(5p)
- Cho HS nghe hát bài: Trời nắng, trời mưa
- Dẫn dắt, giới thiệu bài
2. Khám phá: (30p)
Hoạt động 1 : Quan sát và nhận xét về hiện tượng thời tiết 
- GV tổ chức cho HS học theo nhóm 6 : 
?Mô tả về hiện tượng thời tiết của một hình .
? Bầu trời và quang cảnh xung quanh khi trời mưa có gì khác với khi trời nắng ? 
? Dựa vào dấu hiệu nào mà em biết trời có gió ? 
? Khi trời nóng hoặc khi trời lạnh , em cảm thấy thế nào ? 
- YC đại diện trả lời câu hỏi 
- GV nhận xét, tuyên dương. 
Hoạt động 2 : Thi nói về hiện tượng thời tiết
- Cho HS học theo cặp hoặc theo nhóm.
- GV quan sát các nhóm, khuyến khích các em huy động kiến thức đã học, kinh nghiệm và vốn từ các em có để nói về hiện tượng thời tiết.
- GV nhận xét, tuyên dương. 
3. Củng cố: (1p)
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương Hs
- Dặn Hs chuẩn bị bài Ôn tập tiếp theo
- HS nghe hát
- HĐ theo hướng dẫn của GV
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. 
- HS thảo luận, nêu ý kiến
Khi trời nắng:Trời xanh. Mây trắng. Nắng vàng. Khi trời mưa: Bầu trời phủ toàn mây xám; Không nhìn thấy Mặt Trời .
Thứ năm ngày 7 tháng 4 năm 2022
Tiết 1: Âm nhạc GVBM
Tiết 2: Tiếng Việt
Chủ đề 8: ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI
Bài 2: LÍNH CỨU HOẢ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Kĩ năng
- Rèn KN viết, nghe và nói.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Yêu quỷ, trân trọng sự đóng góp, hi sinh của những con người bình dị thông qua hình ảnh của người lính cứu hoả,.
4. Góp phần phát triển các NL
- Nghe viết một đoạn ngắn.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở Tập viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 4
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
7. Nghe viết (25p)
- GV đọc to bài chính tả 
- Đọc và viết chính tả:
- GV đọc lại một lần cả hai câu và yêu cầu HS rà soát lỗi. 
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 
- HS theo dõi
- HS viết 
- HS đổi soát lỗi. 
8. Chọn vẫn phù hợp thay cho ô vuông (5p)
- GV chiếu để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu. 
- Yc HS lên trình bày kết quả trước lớp
- HS thực hiện yêu cầu
- HS đánh vần, đọc trơn các TN chứa vần vừa tìm được
9. Đặt tên cho hình (9p)
- GV yêu cầu HS chia nhóm và trao đổi về hình vẽ. 
- GV có thể gợi ý: HS chú ý đến các chi tiết trong hình người lính cứu hoả: trang phục, thân hình khoẻ mạnh, khuôn nhặt đen sạm vi khói,... 
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
10. Củng cố (1p)
- GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- HS chia nhóm và trao đổi về hình vẽ. 
- Đại diện một số nhóm nói tên hình do nhóm đặt. 
Tiết 3: Tiếng Việt
Chủ đề 8: ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI
Bài 3: LỚN LÊN BẠN LÀM GÌ?
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ, nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau.
- Thuộc lòng bài thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ.
2. Kĩ năng
- Đọc đúng, rõ ràng một bài thơ.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Tình yêu đối với bạn bè và với thiên nhiên.
4. Góp phần phát triển các NL
- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở Tập viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi.
Mỗi người trong hình làm nghề gì?
- GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ: Lớn lên bạn làm gì?
- HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi
2. Đọc (30p)
- GV đọc mẫu cả bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ. 
- HS đọc từng dòng thơ 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ: lớn lẽn, thuỷ thủ, lái tàu, sóng dữ,...
- GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ. 
- GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ 
- GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài thơ: thuỷ thủ, sóng đu, đầu bếp, gieo 
- YC HS đọc cả bài thơ 
- HS theo dõi
- HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1.
- HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2.
- HS đọc từng khổ thơ theo nhóm, CN. 
- HS đọc cả bài thơ 
3. Tìm trong khổ thơ thứ hai và thứ ba những tiếng có vần at, ep, êp (5p)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ về tìm trong khổ thơ thứ hai và thứ ba những tiếng có vần at, ep, êp
- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả
- GV và HS nhận xét, đánh giá 
- HS làm việc nhóm
- HS viết những tiếng tìm được vào vở TV
- HS trình bày kết quả: hạt, đẹp, bếp
Tiết 4: Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ VÀ PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 10 (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Ôn tập, củng cố kiến thức về số và chữ số trong phạm vi 10, phân tích số, đọc viết, xếp thứ tự và so sánh số. 
- Củng cố bài toán có lời văn (bài toán thực tế về phép cộng, phép trừ). Quan sát tranh, viết phép tính thích hợp và nêu câu trả lời.
2. Kĩ năng
- Củng cố thực hiện phép tính (tính nhẩm) các phép cộng, trừ trong phạm vi 10 (dựa vào bảng cộng, trừ trong phạm vi 10). Thực hiện tính trong trường hợp có hai phép tính. 
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn,
4. Góp phần phát triển các NL
- Nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu nội dung các BT.
- HS: Vở BTT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra: (5p)
- Kiểm tra HS đọc bang cộng, trừ trong phạm vi 10
- GV nhận xét, tuyên dương
2. Luyện tập : (34p)
Bài 1: Xếp que tính 
a) Em hãy xếp que tính thành các số 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9 theo hình dưới đây
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS quan sát tranh
- Yêu cầu HS dùng que tính thực hiện xếp các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
- Yêu cầu HS chia sẻ
- GV nhận xét, bổ sung.
b) Với 5 que tính, em xếp được những số nào trong các số trên? 
- GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm đôi. 
-Yêu cầu HS chia sẻ.
- GV nhận xét và tuyên dương.
Bài 2:
- GV gọi HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS quan sát tranh, hướng dẫn HS đổi chỗ 1 que tính để tạo thành phép tính đúng. 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện. 
- Yêu cầu HS chia sẻ. 
- GV nhận xét và tuyên dương.
Bài 3: Thỏ và cà rốt
- GV yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS thực hiện cộng hai số ở hai cửa tương ứng để có kết quả là 10. 
- Yêu cầu HS thực hiện. 
- Yêu cầu HS chia sẻ
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn” để sửa bài. 
- GV nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò (1p)
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- HS đọc
- HS nêu yêu cầu bài toán. 
- HS quan sát tranh. 
- HS thực hiện xếp
- HS chia sẻ kết quả. 
- HS thảo luận nhóm đôi , chia sẻ KQ: các số: 2, 3, 5
-1 HS đọc, nêu yêu cầu 
- HS quan sát tranh, lắng nghe GV hướng dẫn. 
- HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện. 
a) đổi số 3 thành số 2
b) đổi số 9 thành số 0. 
- HS đọc và nêu yêu cầu 
- HS lắng nghe. 
- HS làm bài. 
- HS chia sẻ
Tiết 5: TC Toán
ÔN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Đặt tính và thực hiện phép tính cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số.
2. Kĩ năng
- Tính nhẩm được các phép cộng trừ (không nhớ) số có hai chữ số.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn,
4. Góp phần phát triển các NL
- Đọc hiểu và tự nêu phép tính các bài toán yêu cầu đặt phép tính.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu nội dung các BT.
- HS: Vở BTT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
Trò chơi Bắn tên
- Thực hiện nhanh các phép tính khi được gọi tới tên mình.
23 + 2 = ... 10 + 5 = ....
48 – 8 = ... 60 - 10 = .....
- GVNX
2. Thực hành – luyện tập:(34p)
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV gọi 4 HS lên bảng thực hiện phép tính, dưới lớp HS thực hiện vào vở.
- GV yêu cầu HS cùng bàn đổi vở kiểm tra kết quả lẫn nhau.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét.
Bài 2: Số
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 thực hiện vào VBT 
- GV chữa BT trên hành trang số.
- Nhận xét.
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 thực hiện thực hiện vào VBT 
- GV yêu cầu hs chia sẻ.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò (1p)
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Cả lớp cùng chơi.
- HS nêu yêu cầu.
- HS thực hiện.
 22 32 56 47
 + + - -
 5 15 6 20 
 27 47 50 27
- HS nhận xét
64
-4
60
+10
70
58
-18
40
+30
70
- HS lắng nghe, 
- HS nêu
- HS tự thực hiện vào VBT
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS tự thực hiện vào VBT
85
-
15
=
70
Thứ sáu ngày 8 tháng 4 năm 2022
Tiết 1: Tiếng Việt
Chủ đề 8: ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI
Bài 3: LỚN LÊN BẠN LÀM GÌ?
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ, nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau.
- Thuộc một số khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ.
2. Kĩ năng
- Đọc đúng, rõ ràng một bài thơ.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Tình yêu đối với bạn bè và với thiên nhiên.
4. Góp phần phát triển các NL
- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở Tập viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4. Trả lời câu hỏi (10p)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi 
a. Bạn nhỏ muốn trở thành thuỷ thủ để làm gì? 
b. Bạn nhỏ muốn tr

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_30_na.docx