Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 21 - Năm học 2021-2022

Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 21 - Năm học 2021-2022

CHỦ ĐỀ 6: VUI ĐÓN MÙA XUÂN

 BÀI 15 : SẮP XẾP NHÀ CỬA GỌN GÀNH ĐỂ ĐÓN TẾT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực:

a. Năng lực chung:

Năng lực tư chủ và tự học; NL giao tiếp và hợp tác; NL Giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù:

- NL thích ứng với cuộc sống:

+ Nhận biết được những việc nên làm và những việc không nên làm để nhà cửa luôn gọn gàng.

 + Xác định và thực hiện được những việc sắp xếp nhà cửa gọn gàng phù hợp với lứa tuổi và khả năng của bản thân. Rèn luyện tính tự giác, chăm chỉ lao động và thói quen gọn gàng, ngăn nắp.

2. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: hứng thú tham gia việc sắp xếp nhà cửa gọn gàng.

- Trách nhiệm: nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong gia đình.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng a) Đối với GV

 Tranh ảnh minh hoạ: nhà cửa gọn gàng/ nhà cửa bừa bộn. File bài hát “Một sợi rơm vàng”, một số công việc gia đình. Phần thưởng cho các đội thi. Bài giảng Power Point.

b) Đối với HS

 Ôn lại kiến thức đã học về “Gọn gàng, ngăn nắp” trong môn Đạo đức. Mỗi tổ chuẩn bị 1-2 bộ trang phục trẻ em. Thẻ ý kiến (xanh/đỏ).

2. Dự kiến PPDH, KTDH

PPQS, PP hỏi đáp, sắm vai; KT đặt câu hỏi, HT nhóm, cá nhân.

 

docx 29 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 3482
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 21 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TUẦN 21
Từ ngày 7/ 2 /2022 – 12 / 2 /2022
Thứ, ngày
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài học
Điều chỉnh
Thứ hai
Chiều
1
HĐTN
HĐTNTCĐ: 
Bài 15: Sắp xếp cửa nhà gọn gàng để đón tết (T1)
2
Toán
So sánh số có hai chữ số (T1) 
3
Tiếng Việt
Bài 1: Nụ hôn trên đôi bàn tay (T1)
4
Tiếng Việt
Bài 1: Nụ hôn trên đôi bàn tay (T2)
Thứ tư
Chiều
1
Toán
So sánh số có hai chữ số (T2) 
2
Tiếng Việt
Bài 1: Nụ hôn trên đôi bàn tay (T3)
Tiếng Việt
Bài 1: Nụ hôn trên đôi bàn tay (T4)
Thứ năm 
Chiều
1
Ôn toán
So sánh số
2
Tiếng Việt
Bài 2: Làm anh (T1)
3
Tiếng Việt
Bài 2: Làm anh (T2)
Thứ sáu
Chiều
1
Toán
So sánh số có hai chữ số (T3) 
2
Tiếng Việt
Bài 3: Cả nhà đi chơi núi (T1)
 3
Tiếng Việt
Bài 3: Cả nhà đi chơi núi (T2)
Thứ bảy
Chiều
1
Tiếng Việt
Bài 3: Cả nhà đi chơi núi (T3)
2
Tiếng Việt
Bài 3: Cả nhà đi chơi núi (T4)
3
Ôn TV
Ôn luyện bài 2, 3 
3
HĐTN
Sinh hoạt lớp
 Thứ hai ngày 7 tháng 2 năm 2022
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM:
CHỦ ĐỀ 6: VUI ĐÓN MÙA XUÂN
 BÀI 15 : SẮP XẾP NHÀ CỬA GỌN GÀNH ĐỂ ĐÓN TẾT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực: 
a. Năng lực chung: 
Năng lực tư chủ và tự học; NL giao tiếp và hợp tác; NL Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù:
- NL thích ứng với cuộc sống: 
+ Nhận biết được những việc nên làm và những việc không nên làm để nhà cửa luôn gọn gàng.
 + Xác định và thực hiện được những việc sắp xếp nhà cửa gọn gàng phù hợp với lứa tuổi và khả năng của bản thân. Rèn luyện tính tự giác, chăm chỉ lao động và thói quen gọn gàng, ngăn nắp.
2. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: hứng thú tham gia việc sắp xếp nhà cửa gọn gàng.
- Trách nhiệm: nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong gia đình.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 a) Đối với GV
 Tranh ảnh minh hoạ: nhà cửa gọn gàng/ nhà cửa bừa bộn. File bài hát “Một sợi rơm vàng”, một số công việc gia đình. Phần thưởng cho các đội thi. Bài giảng Power Point.
b) Đối với HS
 Ôn lại kiến thức đã học về “Gọn gàng, ngăn nắp” trong môn Đạo đức. Mỗi tổ chuẩn bị 1-2 bộ trang phục trẻ em. Thẻ ý kiến (xanh/đỏ).
2. Dự kiến PPDH, KTDH
PPQS, PP hỏi đáp, sắm vai; KT đặt câu hỏi, HT nhóm, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Cho HS hát theo bài “Một sợi rơm vàng”
+ Bạn nhỏ trong bài hát đã giúp bà làm gì?
- Chốt, dẫn dắt vào bài mới.
2. Khám phá – kết nối
Hoạt động 1: Nhận xét việc sắp xếp đồ đạc để nhà cửa gọn gàng.
- Liên hệ: GV mời 1 số HS liên hệ bản thân với nội dung:
+ Kể lại việc em đã làm để giữ nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ.
+ Em cảm thấy thế nào khi tham gia sắp xếp nhà cửa gọn gàng?
- Nhận xét, nêu kết luận: Các em còn nhỏ nhưng có thể làm được những việc để nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp. Đây là việc tốt mà các em cần phát huy và thực hiện thường xuyên.
Hoạt động 2: Xác định những việc nên làm đẻ nhà cửa luôn gọn gàng.
GV đưa hình ảnh vào bảng gồm cột:
- Nhận xét kết quả thảo luận, nêu một số việc nên/ không nên làm để giữ nhà cửa luôn gọn gàng. 
Hoạt động 3: Luyện tập – thực hành
Hoạt động 4: Vận dụng – trải nghiệm
- Hát theo bài hát
+ Bạn nhỏ quét nhà giúp bà.
- Quan sát tranh, HS thảo luận nhóm 2 với nội dung:
+ Nhận xét cách sắp xếp nhà cửa trong hai căn phòng.
+ Em thích cách sắp xếp đồ đạc ở tranh nào? Vì sao?
- Đại diện 3-4 nhóm trình bày kết quả thảo luận từng tranh và giải thích ý kiến của mình. HS lắng nghe, bổ sung.
HS trình bày ý kiến
+ Tranh 1: nhà cửa bừa bãi, lộn xộn
+ Tranh 2: nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ
HS nghe GV kết luận:
+ Nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ giúp ngôi nhà thoáng mát, đẹp, đảm bảo an toàn khi đi lại.
+ Mọi người không mất thời gian tìm đồ đạc khi cần dùng.
+ Em quét nhà, cất dọn đồ chơi, ...
+ Nêu ý kiến
- Lắng nghe
- Quan sát tranh, thảo luận theo nhóm.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận, HS nêu lí do lựa chọn. Cả lớp theo dõi, giơ thẻ ý kiến: nêu những việc nên làm và những việc không nên làm để nhà cửa luôn gọn gàng.
+ Những việc nên làm (màu xanh)
+ Những việc không nên làm (màu đỏ)
- Lắng nghe
Kể những việc em đã làm để đón Tết
HS chia sẻ những điều thu hoạch/ học được/ rút ra được bài học kinh nghiệm sau khi tham gia các hoạt động
HS có thể làm để sắp xếp nhà cửa gọn gàng như:
+ Sắp xếp sách vở, đồ dùng ngay ngắn
+ Gấp, xếp gọn chăn, màn, gối
+ Gấp, xếp quần áo, đồ dùng của từng người......
HS về nhà tham gia cùng gia đình sắp xếp nhà cửa ngăn nắp gọn gàng để đón mùa xuân mới.
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG( nếu có)
 ...
TOÁN: ( T 61) BÀI 22 SO SÁNH SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực: 
a. Năng lực chung: 
Năng lực tư chủ và tự học; NL giao tiếp và hợp tác; NL Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù: 
- NL tư duy lập luận toán học: Biết cách so sánh hai số có hai chữ số ( dựa vào cấu tạo số, so sánh các số chục rồi so sánh số đơn vị ). Vận dụng để xếp thứ tự các sô ( từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé), xác định số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số cho trước ( có không quá 4 số).
( HĐ 1, 2, 3, 4)
2. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: chịu khó hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, máy tính, Bài giảng Power Point, Các phiếu ( photo tranh bài tập 4 trong sách giáo khoa), những tư liệu để thực hiện trò chơi trong SGK.
- HS: SGK, vở, nháp, bảng con, bút. Bộ đồ dùng học toán 1.
2. Dự kiến PPDH, KTDH
PPQS, PP hỏi đáp, KT đặt câu hỏi, HT nhóm, cá nhân.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu bài : So sánh số có hai chữ số
2. Khám phá: 
* Hướng dẫn so sánh: 16 và 19
- Quan sát hình vẽ và hỏi
+ Đĩa thứ nhất có bao nhiêu quả cà chua?
+ Vậy số 16 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- Ghi bảng : 16
+ Đĩa thứ hai có bao nhiêu quả cà chua?
+ Vậy số 19 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- Ghi bảng : 19
- Hướng dẫn HS so sánh số 16 và 19.
+ So sánh chữ số ở hàng chục
+ So sánh chữ số ở hàng đơn vị?
+ Vậy 6 đơn vị so với 9 đơn vị như thế nào?
+ Vậy số16 như thế nào so với số 19?
- Ghi bảng: 16 < 19
+ Vậy số 19 như thế nào so với số 16?
- Ghi bảng: 19 > 16
* So sánh: 42 và 25
- Quan sát hình vẽ và hỏi:
+ Đĩa thứ nhất có bao nhiêu quả cà chua?
+ Vậy số 42 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- Ghi bảng : 42
+ Đĩa thứ hai có bao nhiêu quả cà chua?
+ Vậy số 25 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- Ghi bảng : 25
- Hướng dẫn HS so sánh số 42 và 25.
+ So sánh chữ số ở hàng chục
+ Vậy 4 chục như thế nào so với 2 chục?
+ Vậy sô 42 như thế nào so với số 25?
- Ghi bảng: 42 > 25
+ Số 25 như thế nào so với số 42?
Ghi: 25 < 42
Chốt: khi so sánh số có hai chữ số ta so sánh như sau: nếu số nào có số chục lớn hơn thì số đó lớn hơn. Nếu hai số có số chục bằng nhau thì số nào có số đơn vị lớn hơn thì lớn hơn.
3. Luyện tập – thực hành:
* Bài 1: So sánh ( theo mẫu)
- Hướng dẫn mẫu 13 quả táo ít hơn 16 quả táo nên 13 < 16
- Yêu cầu HS làm bài.
- Mời HS lên bảng chia sẻ
+ Số 25 gồm có mấy chục và mấy đơn vị?
+ Số 15 gồm có mấy chục và mấy đơn vị?
- Nhận xét
Chốt: khi so sánh số có hai chữ số nếu số nào có số chục lớn hơn thì số đó lớn hơn. Nếu hai số có số chục bằng nhau thì số nào có số đơn vị lớn hơn thì lớn hơn.
* Bài 2: 
- Quan sát tranh câu a
+ Số 35 như thế nào so với số 53?
+ Túi nào có số lớn hơn?
- Quan sát tranh câu b
+ Số 57 như thế nào so với số 50?
+ Túi nào có số lớn hơn?
- Quan sát tranh câu c
+ Số 18 như thế nào so với số 68?
+ Túi nào có số lớn hơn? 
- Nhận xét
* Bài 3: 
- Nhận xét
* Bài 4: 
- Phát phiếu bài tập 4 và hướng dẫn cách làm khoanh tròn vào:
a. Chiếc lọ nào có số lớn nhất?
b. Chiếc lọ nào có số bé nhất?
- Trình bày kết quả
4. Vận dụng – trải nghiệm
+ Muốn so sánh số có hai chữ số ta làm như thế nào?
- Hát
- Lắng nghe
- Quan sát, đếm số quả cà chua và nêu
+ Có 16 quả cà chua
+ Số 16 gồm 1 chục và 6 đơn vị.
+ Có 19 quả cà chua
+ Số 19 gồm 1 chục và 9 đơn vị.
+ Hai số 16 và 19 đều có chữ số ở hàng chục bằng nhau là 1 chục.
+ Số 16 có 6 đơn vị, số 19 có 9 đơn vị.
+ 6 đơn vị bé hơn 9 đơn vị
+ 16 bé hơn 19
+ 19 lớn hơn 16
+ Đọc: Mười chín lớn hơn mười sáu.
- Quan sát, đếm sô quả cà chua và nêu
+ Có 42 quả cà chua
+ Số 42 gồm 4 chục và 2 đơn vị.
+ Có 25 quả cà chua
+ Số 25 gồm 2 chục và 5 đơn vị.
+ Số 42 có 4 chục; số 25 có 2 chục
+ 4 chục lớn hơn 2 chục.
+ 42 lớn hơn 25
+ Đọc: Bốn mươi hai lớn hơn hai mươi lăm.
+ số 25 bé hơn số 42
+ Đọc: Hai mươi lăm bé hơn bốn mươi hai.
HS nêu cách so sánh số 25 và số 15?
- Tiến hành tương tự với những bài còn lại.
- Làm bài
- Nêu miệng: 
+ 25 quả táo nhiều hơn 15 quả táo nên 25 > 15
+ Số 25 gồm 2 chục và 5 đơn vị.
+ Số 15 gồm 1 chục và 5 đơn vị.
+ Nêu
+ 14 quả táo ít hơn 16 quả táo nên 14 < 16
+ 20 quả táo bằng 20 quả táo nên 20 = 20
- Nhận xét bạn
HS nêu yêu cầu của bài.
- Nêu: Túi nào có số lớn hơn?
- Quan sát.
+ Số 35 bé hơn số 53.
+ Túi 53 có số lớn hơn
+ Số 57 lớn hơn số 50.
+ Túi 57 có số lớn hơn 
+ Số 18 bé hơn số 68.
+ Túi 68 có số lớn hơn
- Nhận xét bạn
- Nêu yêu cầu của bài
- Nêu: Điền dấu >, < , =
- Làm bài vào vở.
- Trình bày kết quả.
24 > 19 56 < 65
35 89
68 = 68 71 < 81
- Trình bày cách làm.
- Nhận xét bạn
- Nhận phiếu bài tập và làm việc theo nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Vài HS nêu cách so sánh.
- HS lấy ví dụ so sánh sos có hai chữ số từ thực tiễn.
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG( nếu có)
 ...
TIẾNG VIỆT: CHỦ ĐỀ 2: MÁI ẤM GIA ĐÌNH
BÀI 1: NỤ HÔN TRÊN BÀN TAY (Tiết 1, 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực: 
a. Năng lực chung: 
Năng lực tư chủ và tự học; NL giao tiếp và hợp tác; NL Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: 
+ Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng văn bản tự sự ngắn và đơn giản, kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ ba, có lời thoại (HĐ2)
+ Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc: hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện. 
- Năng lực văn học: Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. 
2. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: hứng thú và ham thích học bài. 
- Nhân ái: yêu thương của mẹ dành cho con. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, máy tính, Bài giảng Power Point.
- HS: SGK, vở, nháp, bảng con, bút, Sách tiếng Việt HS, vở tập viết.
2. Dự kiến PPDH, KTDH
PPQS, PP hỏi đáp, KT đặt câu hỏi, HT nhóm, cá nhân.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TIẾT 1 
Hoạt động 1. Khởi động
- GV nhận xét câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Nụ hôn trễn bàn tay.
HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi nói về những gì em quan sát được trong tranh. (Câu hỏi gợi ý : Em nhìn thấy những gì trong tranh? Bức tranh giúp em hiểu điều gì về tình yêu của mẹ dành cho con ?) 
- HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác .
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
a. Đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài 
- Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: 
+ Bài tập đọc có mấy câu? 
+ Tìm những tiếng, từ khó đọc có trong bài
+ GV ghi từ khó lên bảng 
- Luyện đọc câu:
* (Nghỉ giữa tiết)
- Luyện đọc đoạn:
+ GV chia đoạn: 
Đoạn 1: từ đầu đến ở bên con
Đoạn 2: phần còn lại.
- Luyện đọc toàn bài.
- HS theo dõi 
+ Bài tập đọc có 11 câu 
+ HS nêu: nụ hôn, bàn tay, dặn, đột nhiên. 
+ HS đọc CN + ĐT 
- HS đọc nối tiếp từng câu (CN)
+HS chú ý GV hướng dẫn đọc những câu dài:
 Mẹ nhẹ nhàng đặt một nụ hôn vào bàn tay Nam/ và dặn; Mỗi khi lo lắng/con hãy áp bàn tay này lên má.)
- HS đọc CN
- HS theo dõi 
HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, 2 kết hợp giải nghĩa từ ngữ khó trong bài. 
 (đồng phục: quần áo được may hàng loạt cùng một kiểu dáng, cùng một màu sắc theo quy định của một trường học, cơ quan, tổ chức; hãnh diện: vui sướng và tự hào, chững chạc: đàng hoàng, ở đây ý nói: có cử chỉ và hành động giống như người lớn).
- HS đọc đoạn theo nhóm. 
+ HS chú ý GV hướng dẫn HS đọc đúng lời người kể và lời nhân vật. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.
+ HS đọc toàn bài.
TIẾT 2
b. Trả lời câu hỏi: 
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi:
+ Ngày đầu đi học, Nam thế nào?
+ Mẹ dặn Nam điều gì?
+ Sau khi chào mẹ, Nam làm gì?
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. 
* (Nghỉ giữa tiết)
- HS thảo luận nhóm và câu trả lời cho từng câu hỏi. 
+ Ngày đầu đi học, Nam hồi hộp lắm.
+ Mẹ dặn Nam: “ Mỗi khi lo lắng, con hãy áp bàn tay này lên má.
+ Sau khi chào mẹ, Nam tung tăng bước vào lớp.
- HS trình bày câu trả lời.
- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.
3. Luyện tập – thực hành
c. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a ở mục 3
 Ngày đầu đi học, Nam ( ) .
+ Ngày đầu đi học, Nam thế nào? 
- GV hướng dẫn HS tô chữ hoa N
- GV hướng dẫn HS viết từ: hảnh diện, chững chạc
- GV hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở.
4. vận dụng – trải nghiệm
+ Ngày đầu đi học, Nam hồi hộp lắm.
- HS tô vào vở tập viết.
- HS viết vào vở tập viết.
- HS viết vào vở tập viết: Ngày đầu đi học, Nam hồi hộp lắm.
HS viết hoa chữ cái đầu câu và tên riêng, đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí. 
Tìm và luyện viết các câu có chữ N viết hoa ngoài bài.
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG( nếu có)
 ... .. .......
 Thứ tư ngày 9 tháng 2 năm 2022
TOÁN: SO SÁNH SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ ( tiết 2 ) 
 LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực: 
a. Năng lực chung: 
Năng lực tư chủ và tự học; NL giao tiếp và hợp tác; NL Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù: 
- NL tư duy lập luận toán học: Biết cách so sánh hai số có hai chữ số ( dựa vào cấu tạo số, so sánh các số chục rồi so sánh số đơn vị ). Vận dụng để xếp thứ tự các sô ( từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé), xác định số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số cho trước ( có không quá 4 số).
( HĐ 1, 2, 3)
2. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: chịu khó hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, máy tính, Bài giảng Power Point, Các phiếu ( photo tranh bài tập 4 trong sách giáo khoa), những tư liệu để thực hiện trò chơi trong SGK.
- HS: SGK, vở, nháp, bảng con, bút. Bộ đồ dùng học toán 1.
2. Dự kiến PPDH, KTDH
PPQS, PP hỏi đáp, KT đặt câu hỏi, HT nhóm, cá nhân.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Nhận xét, tuyên dương 
- Giới thiệu bài
2. Luyện tập
Bài 1: Số nào lớn hơn trong mỗi cặp?
+ Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì?
- Đính tranh hướng dẫn học sinh so sánh.
- Cho HS “Đố bạn” theo nhóm đôi: 1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời, giải thích vì sao?
- Nhận xét, chốt đáp án.
Bài 2: Số nào bé hơn trong mỗi cặp?
- Cho HS đọc yêu cầu
+ Muốn tìm được số bé hơn em cần làm gì ?
- Phát phiếu học tập yêu cầu HS làm phiếu bài tập
- Nhận xét chốt đáp án.
Bài 3 
- Đính các ô tô theo hình trong sách.
+ Để sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn ta cần làm gì?
- Nhận xét, kết luận: Chúng ta cần so sánh, các số tìm số bé nhất xếp đầu tiên, số bé nhất xếp sau cùng. Từ đó đổi chỗ hai ô tô để xếp được số theo thứ tự từ bé đến lớn.
Bài 4
- Đính các ô tô theo hình trong sách.
+ Để sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn ta cần làm gì?
- Nhận xét, kết luận 
Chơi trò chơi: 
- Giám sát các em chơi, nhóm nào thắng sẽ được tuyên dương. 
3. Vận dụng – trải nghiệm
Trò chơi “ Sai ở đâu? Sửa thế nào?”
- Đưa các bài toán so sánh các số trong phạm vi 10 lên bảng:
 14 > 91 56> 65
 35 89
 68 = 80 + 6 71< 81
- Chia lớp thành 2 đội. HS chú ý GV hướng dẫn cách chơi.
HS đọc yêu cầu
- Nhận đội theo yêu cầu GV và thảo luận
- Cả lớp cùng chơi cùng truy tìm ra chỗ sai của bài toán, đồng thời đưa ra phương án sửa sai.
- Đọc yêu cầu.
+ Xung phong trả lời.
- Mở SGK trang 18.
- “Đố bạn” theo nhóm đôi: 1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời, giải thích vì sao?
- Đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Đọc yêu cầu bài 2
+ Cá nhân HS trả lời : ta cần so sánh hai số.
- Cả lớp làm bài tập phiếu học tập.
- Đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- Theo dõi
+ Xung phong lên bảng đổi chỗ hai chiếc ô tô để được kết quả đúng.
- Lớp nhận xét, sửa sai.
- HS nghe GV nêu cách chơi: Người chơi bắt đầu từ ô xuất phát, khi đến lượt, người chơi gieo xúc xắc. Đếm số chấm ở mặt trên xúc xắc rồi di chuyển số ô bằng số chấm nhận được. Đọc số bé hơn trong ô đó. Khi di chuyển đến chân cầu thang hãy leo lên. Nếu là ô ở đỉnh cầu trượt, hãy trượt xuống. Trò chơi kết thúc khi có người về đích.
- Phân chia nhóm 4 HS chơi. HS chơi.
- Xung phong lên bảng đổi chỗ hai chiếc ô tô để được kết quả đúng.
- Lớp nhận xét, sửa sai.
Học sinh đếm và so sánh số bạn nam và bạn nữ trong lớp. 
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG( nếu có)
 ... .. .......
TIẾNG VIỆT: BÀI 1: NỤ HÔN TRÊN BÀN TAY (Tiết 3, 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực: 
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: 
+ Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. 
+ Phát triển kĩ năng nghe viết một đoạn ngắn. 
2. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: hứng thú và ham thích học bài. 
- Nhân ái: yêu thương của mẹ dành cho con. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, máy tính, Bài giảng Power Point.
- HS: SGK, vở, nháp, bảng con, bút, 
 2. Dự kiến PPDH, KTDH
PPQS, PP hỏi đáp, KT đặt câu hỏi, HT nhóm, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TIẾT 3 
Hoạt động 1: Ôn và khởi động 
- Ôn: GV cho HS đọc lại bài “Nụ hôn trên bàn tay “.
- Khởi động: Trò chơi: “Gió thổi”
- HS đọc cá nhân 
- HS chơi trò chơi.
Hoạt động 2: Luyện tập - thực hành
a. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở
 mỉm cười, lo lắng, thủ thỉ 
 Mỗi lần em bị ốm, mẹ rất ( ). 
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 
(Nghỉ giữa tiết)
b. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh
- GV nhận xét
- HS thảo luận nhóm đôi. 
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. 
- HS lắng nghe 
- HS viết vào vở tập viết: Mỗi lần em bị ốm, mẹ rất lo lắng. 
HS thống nhất câu hoàn thiện.
HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. 
HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý. 
- HS quan sát tranh thảo luận nhóm.
- HS trình bày kết quả nói theo tranh.
Tranh 1: Mỗi khi em bị ốm, mẹ đều chăm sóc em rất tận tình./ Mẹ luôn ở bên em, chăm sóc em, mỗi khi em bị ốm; Tranh 2: Trong công viên, hai bố con đang chơi trò lái ô tô điện.
- HS nhận xét
TIẾT 4
c. Nghe viết
- GV đọc hai câu: Mẹ nhẹ nhàng đặt nụ hôn vào bàn tay Nam. Nam thấy thật ấm áp.
- GV đọc câu theo từng cụm từ cho HS viết. 
- GV đọc lại một lần cả câu và yêu cầu HS soát lỗi.
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 
d. Chọn chữ phù hợp thay cho bông hoa
 n hay l? 
 iềm vui o lắng òng mẹ 
c hay k? 
 mẹ on ỉ niệm ì diệu 
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm 4
- GV tổ chức cho HS thi đua theo nhóm
- GV nhận xét, yêu cầu HS đọc lại các từ đã hoàn thiện. 
 (Nghỉ giữa tiết)
- HS chú ý lắng nghe
HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết:
+ Viết lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm.
 + Chữ dễ viết sai chính tả: nụ hôn, bàn tay. 
HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách. 
- HS viết vào vở tập viết. 
- HS đổi vở cho nhau để soát lỗi.
- HS thảo luận nhóm 4 để tìm những chữ phù hợp.
- Đại diện mỗi nhóm 3 em thi tiếp sức.
- HS nhận xét 
- HS đọc CN, đồng thanh 
 niềm vui lo lắng lòng mẹ 
 mẹ con kỉ niệm kì diệu 
Hoạt động 3: Vận dụng – trải nghiệm
* Hát một bài hát về mẹ 
- HS lắng nghe và hát theo.
- Cả lớp hát một bài hát về mẹ. 
- HS luyện đọc, viết thêm ở nhà.
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG( nếu có)
 ... .. .......
 Thứ năm ngày 10 tháng 2 năm 2022
TIẾNG VIỆT: BÀI 2: LÀM ANH 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực: 
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: 
+ Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng một khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ. 
+ Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. 
- Năng lực văn học: Trả lời được các câu hỏi: Làm anh thì cần làm những gì cho em? Theo em, làm anh dễ hay khó? Em thích làm anh hay làm em? Vì sao? 
2. Phẩm chất: 	
- Chăm chỉ: hứng thú và ham thích học bài. 
- Nhân ái: Cảm nhận được giá trị của gia đình, biết yêu thương và bày tỏ tình cảm của bản thân với anh chị em trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
- GV: SGK, máy tính, Bài giảng Power Point.
- HS: SGK, vở, nháp, bảng con, bút, Sách tiếng Việt HS tập 2, vở tập viết.
 2. Dự kiến PPDH, KTDH
PPQS, PP hỏi đáp, KT đặt câu hỏi, HT nhóm, cá nhân
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TIẾT 1 
Hoạt động 1. Ôn và khởi động
- Khởi động: 
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi:
a. Người em nói gì với anh ? 
b. Người anh nói gì với em ? 
c.Tình cảm của người anh đối với em như thế nào ? 
- GV nhắc lại một số câu trả lời của HS, sau đó dẫn vào bài thơ Làm anh. 
- HS đọc cá nhân “Nụ hôn trên bàn tay”. 
+ HS quan sát tranh và thảo luận trong nhóm.
+ HS trình bày kết quả trước lớp. Các HS khác nhận xét bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
a. Đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài thơ
- Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: 
+ Bài thơ có mấy dòng? 
+ Tìm những tiếng, từ khó đọc có trong bài.
+ GV ghi lên bảng và hướng dẫn HS đọc
- Luyện đọc câu:
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng dòng thơ. 
+ GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ.
- Luyện đọc khổ thơ:
+ GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ.
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng khổ thơ lần 1.
+ GV yêu cầu 
+ GV cho HS đọc từng khổ thơ theo nhóm
- Luyện đọc cả bài thơ
* (Nghỉ giữa tiết)
- HS theo dõi 
+ Bài thơ có 16 dòng 
+ HS tìm và nêu: chuyện, dịu dàng, phần hơn. 
+ HS đọc CN + ĐT 
- HS đọc nối tiếp từng dòng thơ. (CN)
- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ lần 2 kết hợp giải nghĩa của một số từ ngữ trong bài: dỗ dành, dịu dàng. 
+ dỗ dành: tìm cách nói chuyện để em bé không khóc; (nâng) dịu dàng: đỡ em bé dậy mà không làm em bé bị đau.
+ HS đọc từng khổ thơ theo nhóm.
- HS đọc CN + ĐT
b. Tìm tiếng cùng vần với mỗi tiếng bánh, đẹp, vui 
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV yêu cầu HS viết những tiếng tìm được vào vở tập viết.
- HS thảo luận nhóm đôi, cùng đọc lại bài thơ và tìm tiếng ngoài bài cùng vần với một số tiếng trong bài: bánh, đẹp, vui.
- HS thảo luận nhóm đôi và trình bày kết quả. 
- HS khác nhận xét
- HS viết những tiếng tìm được vào vở.
TIẾT 2
c. Trả lời câu hỏi 
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi:
+ Làm anh thì cần làm những gì cho em? 
+ Theo em, làm anh dễ hay khó? 
+ Em thích làm anh hay làm em? Vì sao? 
- GV nhận xét, đánh giá
- HS thảo luận nhóm và câu trả lời cho từng câu hỏi. 
+ Dỗ em, khi em khóc; nâng em dậy, khi em ngã; cho em quà bánh phần hơn; nhường em đồ chơi đẹp.
+ HS nói suy nghĩ của mình.
+ HS trả lời 
- HS trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 3: Luyện tập – Thực hành
*Học thuộc lòng 
HS học thuộc lòng hai khổ thơ cuối bằng cách xóa một số từ ngữ trong khổ thơ cho đến khi xoá hết. 
 HS đọc thành tiếng bài thơ. 
 HS nhớ và đọc thuộc 2 khổ thơ (CN+ĐT) 
Hoạt động 4: Vận dụng – trải nghiệm
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
Kể về anh, chị hoặc em của em
HS kể dựa theo gợi ý gv đưa ra một số câu hỏi gợi ý và yêu cầu HS kể theo nhóm đôi. 
+ Em của em là trai hay gái? Em của em mấy tuổi? Em của em đã đi học chưa, học trường nào? Sở thích của em bé là gì? Có khi nào em bé làm em khó chịu không? Vì sao? Em cảm thấy thế nào khi chơi đùa cùng em bé? 
+ Từng HS trong nhóm nói về anh / chị em trong gia đình. 
+ Đại diện một vài nhóm nói trước lớp 
- HS nhận xét 
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG( nếu có) ... .. .......
ÔN TOÁN: ÔN TẬP VỀ SO SÁNH SỐ CÓ 2 CHỮ SỐ 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực: 
a. Năng lực chung: 
Năng lực tư chủ và tự học; NL giao tiếp và hợp tác; NL Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù:
- NL tư duy lập luận toán học: Biết cách so sánh hai số có hai chữ số ( dựa vào cấu tạo số, so sánh các số chục rồi so sánh số đơn vị ). Vận dụng để xếp thứ tự các sô ( từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé), xác định số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số cho trước ( có không quá 4 số).
( HĐ 1, 2, 3)
 2. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: chịu khó hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, máy tính, Bài giảng Power Point, Các phiếu ( photo tranh bài tập 4 trong sách giáo khoa), những tư liệu để thực hiện trò chơi trong SGK.
- HS: SGK, vở, nháp, bảng con, bút. Bộ đồ dùng học toán 1.
2. Dự kiến PPDH, KTDH
PPQS, PP hỏi đáp, KT đặt câu hỏi, HT nhóm, cá nhân.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Nhận xét, tuyên dương 
- Giới thiệu bài
2. Luyện tập
Bài 1: Viết các số: 12, 19, 11, 17, 10, 14.
- Nhận xét, chốt đáp án.
Bài 2: Viết các số 7, 15, 19, 20, 13, 10 theo thứ tự:
- Nhận xét chốt đáp án.
Bài 3 
Bài 4
- Nhận xét, kết luận 
3. Vận dụng – trải nghiệm
Trò chơi “ Sai ở đâu? Sửa thế nào?”
- Đưa các bài toán so sánh các số trong phạm vi 10 lên bảng:
 17 > 13 56> 46
 45 89
 66 = 60 + 6 51< 71
- Chia lớp thành 2 đội. HS chú ý GV hướng dẫn cách chơi.
HS đọc yêu cầu
- Theo thứ tự từ bé đến lớn: ...............................
- Theo thứ tự từ lớn đến bé:................................
HS thảo luận nhóm đôi.
Nhóm báo cáo kết quả.
Đọc yêu cầu.
HS làm phiếu bài tập.
Từ bé đến lớn: ....................................................
Từ lớn đến bé: ...................................................
HS nêu yêu cầu.
HS làm bài cá nhân.
Khoanh tròn vào số lớn nhất: 10 ; 7 ; 12 ; 19 ; 15
Khoanh tròn vào số bé nhất: 13 ; 8 ; 14 ; 16 ; 20
- Đọc yêu cầu bài 4
+ Cá nhân HS trả lời: ta cần so sánh hai số.
- Cả lớp làm bài tập phiếu học tập.
77...78 86....95 60......80
37...73 96...68 37....87
Học sinh tìm và đố bạn so sánh các số có 2 chữ số bằng hình thức “ truyền điện”.
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG( nếu có)
 ... .. .......
 Thứ sáu ngày 11 tháng 2 năm 2022
TIẾNG VIỆT: BÀI 3: CẢ NHÀ ĐI CHƠI NÚI (Tiết 1, 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực: 
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: 
+ Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một văn bản tự sự đơn giản, kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ ba, không có lời thoại; đọc đúng các vần uya, uyp, uynh, uych, uyu và các tiếng, từ ngữ có các vần uya, uyp, uynh, uych, uyu.
 + Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc: hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện. 
- Năng lực văn học: Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. 
2. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: hứng thú và ham thích học bài.
- Nhân ái: Quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với những người thân trong gia đình. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 GV: Ti vi, máy tính, sách Tiếng Việt 1 tập 2. Bài giảng Powerpoint.
- HS: Sách tiếng Việt 1, vở tập viết. 
 2. Dự kiến PPDH, KTDH
PPQS, PP hỏi đáp, KT đặt câu hỏi; HT cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TIẾT 1 
Hoạt động 1. Ôn và khởi động
- Khởi động: 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi 
+ Gia đình trong tranh gồm những ai? 
+ Họ có vui không? Vì sao em biết? 
- GV nhắc lại một số câu trả lời của HS, sau đó dẫn vào bài đọc Cả nhà đi chơi núi
- HS đọc cá nhân bài “ Làm anh”.
+ HS quan sát tranh thảo luận nhóm.
+ HS trình bày kết quả trước lớp. Các HS khác nhận xét bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.
+ Gia đình trong tranh có bố, mẹ, Nam và em của Nam.
+ Mọi người trong gia đình rất vui....... 
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
a. Đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài 
- Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: 
+ Bài tập đọc có mấy câu? 
+ GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm từ ngữ có tiếng chứa vần mới trong bài: uya, uyp, uynh, uych, uyu.
+ GV ghi lên bảng và hướng dẫn HS đọc
- Luyện đọc câu:
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu 
+ GV hướng dẫn đọc câu dài
* (Nghỉ giữa tiết)
- Luyện đọc đoạn:
+ GV chia đoạn: 
Đoạn 1: từ đầu đến côn trùng
Đoạn 2: Hôm sau đến anh em
Đoạn 3: phần còn lại
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa của một số từ ngữ trong bài: tuýp thuốc; côn trùng; huỳnh huych; khúc khuỷu 
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm. 
- Luyện đọc toàn bài.
+ GV yêu cầu HS đọc toàn bài.
- HS theo dõi 
+ Bài tập đọc có 7 câu 
+ HS thảo luận nhóm đôi tìm từ ngữ và trình bày: khuya, tuýp, uynh, huỳnh huỵch, khúc khuỷu. 
+ HS đọc CN + ĐT 
- HS đọc nối tiếp từng câu (CN)
- HS đọc CN
- HS theo dõi 
- HS đọc CN 
- HS đọc CN kết hợp giải nghĩa từ: 
(tuýp thuốc: ống nhỏ, dài trong có chứa thuốc; côn trùng: chỉ loài động vật chân đốt, có râu, ba đôi chân và phần lớn có cánh; huỳnh huych: từ mô phỏng tiếng động trầm, liên tiếp do một hoạt động nặng nhọc nào đó gây ra; khúc khuỷu: không bằng phẳng, có nhiều đoạn gấp khúc ngắn liên tiếp nhau). 
- HS đọc đoạn theo nhóm. 
- Thi đọc trước lớp.
- HS đọc CN + ĐT
TIẾT 2
b. Trả lời câu hỏi: 
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi:
+ Nam và Đức được bố mẹ cho đi đâu?
+ Mẹ chuẩn bị những gì cho chuyến đi?
+ Đến đoạn đường dốc và khúc khuỷu, bố phải làm gì? 
* (Nghỉ giữa tiết)
- HS thảo luận nhóm và câu trả lời cho từng câu hỏi. 
+ Nam và Đức được bố mẹ cho đi ch

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_cv2345_tua.docx