Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 21 - Năm học 2021-2022

Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 21 - Năm học 2021-2022

Chủ đề 3: MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU

Bài 4: CÂY BÀNG VÀ LỚP HỌC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ,nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau

- Thuộc lòng hai khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ.

2. Kĩ năng

- Đọc đúng, rõ ràng một bài thơ

3. Hình thành và phát triển phẩm chất

- Tình cảm đối với trường lớp và thầy cô giáo;

4. Góp phần phát triển các NL

- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh

II. ĐỒ DÙNG:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở Tập viết, BTTV

 

docx 22 trang Kiều Đức Anh 5640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 21 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Thứ hai ngày 24 tháng 1 năm 2022
Tiết 1+2: Tiếng Việt
Chủ đề 3: MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU
Bài 4: CÂY BÀNG VÀ LỚP HỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ,nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau
- Thuộc lòng hai khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ.
2. Kĩ năng
- Đọc đúng, rõ ràng một bài thơ
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Tình cảm đối với trường lớp và thầy cô giáo;
4. Góp phần phát triển các NL
- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở Tập viết, BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ôn và khởi động (5p)
- Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó. 
- Khởi động:
 + GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi.
 a.Tranh vẽ cây gì?
 b. Em thường thấy cây này ở đâu?. 
+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ Cây bàng và lớp học.
-HS nhắc lại
-HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi
2. Đọc (30p)
- GV đọc mẫu cả bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ. 
- HS đọc từng dòng thơ 
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ (xoe, xanh mướt, quản, buổi, tưng bừng,...). 
+ GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ. 
+ GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ 
+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài thơ (xanh mướt, tưng bừng )
- YC HS đọc cả bài thơ 
- HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1.
- HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2.
- HS đọc từng khổ thơ theo nhóm, CN. 
-HS đọc cả bài thơ 
3. Tìm tiếng cùng vần với mỗi nhau (5p)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm tiếng ngoài bài cùng vần với nhau: giả - ra, bài – mai – lại, nắng - vắng, bừng - mừng
- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả, GV và HS nhận xét, đánh giá 
-HS làm việc nhóm
- HS viết những tiếng tìm được vào vở TV. 
TIẾT 2
4. Trả lời câu hỏi (10p)
-GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi 
a. Trong khổ thơ đầu, cây hàng như thế nào? 
b. Cây hàng ghé cửa lớp để làm gì? 
c. Thứ hai, lớp học như thế nào? 
- GV và HS nhận xét, đánh giá, thống nhất câu trả lời.
-HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi
a. Cây bàng trồng đã lâu năm (già), nhưng vẫn xanh tốt (Tán lá xoè ra /Như ô xanh mướt); .
5. Học thuộc lòng (20p)
- GV chiếu hai khổ thơ đầu. 
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ bằng cách xoá / che dần một số từ ngữ trong hai khổ thơ cho đến khi xóa ! che hết, HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá / che dần. 
- HS đọc thành tiếng hai khổ thơ. 
-HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá
6. Trò chơi Ngôi trường mơ ước: Nhìn hình nói tên sự vật (9p)
- GV chiéu những hình ảnh không gian trường học cho HS QS để nêu tên sự vật
- GV nhận xét, tuyên dương
7. Củng cố (1p)
-GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
-GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- HS nhìn hình ảnh để gọi tên không gian của trường học
Tiết 3: Toán
ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Nhận biết được đơn vị đo độ dài dạng đơn vị tự quy ước và đơn vị đo cm (xăng-ti-mét). Có biểu tượng về “độ dài” của vật (theo số đo bằng đơn vị quy ước hoặc đơn vị đó cm).
2. Kĩ năng
- Biết cách đo độ dài một số đồ vật theo đơn vị cm hoặc đơn vị tự quy ước.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn,
4. Góp phần phát triển các NL
- Qua hoạt động thực hành đo, HS biết phân tích, so sánh độ dài các vật theo số đo của vật.
-Phát triển tư duy qua ước lượng, so sánh độ dài của các vật trong thực tế.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu nội dung các BT.
- HS: Vở BTT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
Trò chơi: “Đoán ý đồng đội”
-GV cho 1 học sinh sẽ lựa chọn đồ vật trong túi đưa gợi ý cho các bạn đoán. Các dồ vật trong túi là dồ dùng học tập như bút, thước, ..
GVNX: Để đo chiều dài cái bút phải thực hiện như thế nào?
- GV giới bài.
- HS quan sát trả lời
2. Khám phá:(15p)
-GV giới thiệu để HS nhận biết được thước thẳng có vạch chia xăng -ti- mét, đơn vị
đo xăng-di-mét (ước lượng độ dài khoảng 1 đốt ngón tay của HS), cách viết tắt cm
- GV giới thiệu cách đo một vật (bút chỉ) bằng thước có vạch chia xăng-ti-mét (đặt một đầu bút chì ở vạch 0 của thước, vạch cuối của bút chỉ ứng với số nào của thước, đó là số đo độ dài của bút chỉ).
3. Hoạt động (19p)
Bài 1 : Bạn nào đặt thước đo dúng
- HS kiểm tra cách đo độ dài bút chỉ của ba bạn. Từ đó xác định được ai đặt thước đo đúng.
+ Ai đặt thước sai?
+ Bút chì dài mấy xăng – ti – mét?
Bài 2: 
-GV cho HS thực hành bài tập. 
a) Dựa vào cách đo độ dài ở phần khám phá, 
b) Từ các số đo độ dài tìm được, HS so sánh các số đo, xác định được bút dài nhất, bút ngắn nhất.
Bài 3: 
-GV đưa ra bốn đồ vật trên bảng lớp.
-HS quan sát rồi ước lượng độ dài mỗi vật (dài khoảng bao nhiêu cm). 
-Sau đó HS biết "kiểm tra” lại bằng thước có vạch chia xăng-ti-mét (đo chính xác). Từ
đó nêu “số đo độ dài ước lượng” và “số đo độ dài chính xác” thích hợp trong mỗi ô
Bài 4: Mỗi băng giấy dài bao nhiêu cm ?
HD HS có thể đếm số ô trong mỗi băng giấy để biết mỗi băng giấy dài bao nhiêu cm(ước lượng mỗi ô dài 1 cm). Sau đó học sinh sẽ cắt các băng giấy màu.
-GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò(1p)
-Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
-Nhận xét, tuyên dương HS.
- HS quan sát 
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS quan sát tranh,
- HS phát biểu, lớp nhận xét.
- HS thực hành đo, ghi KQ vào VBT
- HS trình bày.
- HS so sánh các số đo được rồi đưa ra kết quả.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS phát biểu.
- HS thực hiện đo.
-HS có thể đếm số ô trong mỗi băng giấy để biết mỗi băng giấy dài bao nhiêu cm
- HS nêu KQ
Tiết 4: Hoạt động trải nghiệm
HĐGDTCĐ: CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG QUÊ EM 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
	 - Biết được những công trình công cộng của quê hương mình.
2. Kĩ năng
 - Biết cách giữ gìn những công trình công cộng của quê hương mình.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
 - Phấn khởi và hào hứng với việc tìm hiểu về các công trình công cộng của quê hương.
4. Góp phần phát triển các NL
- Có ý thức bảo vệ môi trường công cộng.
5.GDMT: Tham giavà nhắc nhở người thân cùng tham gia làm vệ sinh công trình công cộng ở quê em vào các dịp lễ, tết.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu nội dung các bài.
- HS: Vở BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- Cho HS nghe hát bài: Quê hương tươi đẹp
- HS nghe hát
- Giới thiệu bài
2. Khám phá(15p)
Hoạt động 1. Kể tên các công trình công cộng ở quê em 
-GV chiếu các hình ảnh về công trình công cộng có trong SGK. 
- GV mời một vài HS giới thiệu về những công trình công cộng mà mình biết sau khi quan sát, chia sẻ cùng các bạn.
KL: HS biết được một vài công trình công cộng có ý nghĩa đối với bản thân, với quê hương. 
3. Luyện tập và vận dụng. (15p)
Hoạt động 2. Thực hành giữ gìn công trình công cộng ở quê em 
- Y/C HS quan sát tranh có trong SGK. 
- GV tổ chức cho HS thể hiện các hành động để giữ gìn công trình công cộng bằng hoạt động đóng vai. 
- GV nhận xét.
- GV cho HS tự nêu và gọi tên các hoạt động các em đã làm đó là gì để giúp các em khắc sâu việc cần làm
? Em và người thân cần làm bảo vệ môi trường các công trình công cộng ở thôn xóm mình vào những dịp lễ, tết?
4. Hoạt động nối tiếp: (1p)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- HS quan sát các hình ảnh/ về công trình công cộng có trong SGK. 
- HS trình bày những gì biết và quan sát được.
-HS theo dõi, lắng nghe
- Quan sát theo nhóm. Tìm cách thể hiện những hành động, việc làm mà thấy và hiểu được từ hình ảnh đã quan sát.
- Các nhóm xung phong đóng vai
- Trả lời các câu hỏi của GV sau khi đóng vai
-HS chia sẻ
Tiết 5: Đạo đức
NHẶT ĐƯỢC CỦA RƠI TRẢ LẠI NGƯỜI ĐÁNH MẤT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
	- Biết được ý nghĩa của việc nhặt được của rơi trả lại người đánh mất.
2. Kỹ năng	
	- Biết cách xử lí khi nhặt được của rơi.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
	 - Nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện nhặt được của rơi trả lại người đánh mất.
4. Góp phần phát triển các NL
	- Chủ động thực hiện những cách xử lí khi nhặt được của rơi, nhắc nhở người khác trả lại của rơi mỗi khi nhặt được.
II. ĐỒ DÙNG: 
	- Tranh ảnh, bài hát, truyện (truyện ngụ ngôn “Cậu bé chăn cừu”), hình dán mặt cười - mặt mếu,... gắn với bài học học “Nhặt được của rơi tra lại người đánh mất”;
	 - Máy tính, ti vi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động(5p)
GV cho HS nghe bài hát Bà còng đi chợ trời mưa
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài
2. Khám phá (15p)
GV cho HS quan sát tranh “Bà Còng đi chợ trời mưa” mời HS kể tiếp sức từng bức tranh (ở từng tranh, nếu HS kể thiếu ý, GV cho các bạn trong lớp bổ sung).
+ Tranh 1: Bà Còng đi chợ trời mưa; Tôm, Tép dẫn đường cho bà.
+ Tranh 2: Tôm, Tép đưa bà đến đoạn đường cong thì bà đánh rơi tiền và Tôm
nhặt được.
+ Tranh 3: Tôm, Tép đưa bà về tới nhà, trả tiền cho bà.
+ Tranh 4: Bà Còng cẩm tiền, cảm động ôm hai cháu: “Các cháu ngoan quá!”
GV mời một HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
GV mời HS cả lớp chia sẻ:
+ Em nhận xét gì về hành động của Tôm và Tép?
+ Bà Còng cảm thấy thế nào khi nhận lại tiền?
+ Theo em, vì sao nhặt được của rơi cần trả lại người đánh mất?
GV khen ngợi HS, sử dụng bĂng nhạc cho cả lớp hát theo bài “Bà Còng đi chợ trời mưa”.
Kết luận: Người bị mất tiền hay đồ thường cảm thấy buồn và tiếc 
3. Luyện tập, vận dụng(15p)
Hoạt động 1: Em chọn việc nên làm
-GV hướng dẫn các nhóm quan sát tranh, trong tranh có ba cách làm khi bạn nhìn thấy chiếc điện thoại của ai đánh rơi, các nhóm đọc kĩ và lựa chọn:
Việc nào nên làm, việc nào không nên làm? Vì sao? 
-GV mời đại diện các nhóm nêu ý kiến vì sao chọn cách làm 2, vì sao không chọn cách làm 1 và 3.
-GV khen ngợi, tổng kết ý kiến của HS qua lời kết luận sau:
Kết luận: Nhìn thấy của rơi, bỏ đấy, không quan tâm; hoặc coi của rơi nhặt được là của mình là không nên. Nhặt được của rơi nhờ người đáng tin cậy trả lại người đánh mất là hành động nên làm.
GV đặt câu hỏi: Đã bao giờ em nhặt được đổ của người khác chưa? Lúc đó, em đã làm gì?
Hoạt động 2:Xử lí tình huống
-GV cho HS quan sát ba tranh tình huống trong SGK, nêu yêu cầu: Em sẽ làm gì khi ở trong các tình huống sau?
- GV lần lượt treo từng tranh (hoặc chiếu hình hay sử dụng vật thật như: tiền, đồng hồ đeo tay, ba lô đẹp 
- để tạo tình huống). Ở mỗi tình huống, GV mời một sổ HS lên chia sẻ cách xử lí.
- GV khen ngợi, tổng kết các cách xử lí tình huống của HS qua lời kết luận sau:
Kết luận: Các cách xử lí đáng khen:
- Nếu em là bạn trong tranh 1, khi quét nhà thấy tờ tiền rơi, em sẽ báo cho người thân trong nhà .
Thông điệp:GV chiếu thông điệp lên bảng 
5. Hoạt động nối tiếp: (1p)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
HS lắng nghe, 
-HSQS, lắng nghe kể chuyện
-HS kể tóm tắt câu chuyện. 
- HS trả lời
-HS lắng nghe
-HS QS thảo luận nhóm
-Đại diện một nhóm lên trình bày KQ
HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.
-HS quan sát ba tranh tình huống trong SGK,
-HS thảo luận theo nhóm đôi.
Đại diện một số nhóm trình bày.
-HS lắng nghe, thực hiện
-HS đọc
Thứ ba ngày 25 tháng 1 năm 2022
Tiết 1: Mĩ thuật (GVBM)
Tiết 2+3: Tiếng Việt
Chủ đề 3: MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU
Bài 5: BÁC TRỐNG TRƯỜNG
I I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung văn bản.
2. Kĩ năng
- Đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin ngắn viết dưới dạng tự sự: đọc đúng vần ong và tiếng, từ ngữ có vần ong.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Ý thức tuân thủ nền nếp học tập (
4. Góp phần phát triển các NL
- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở Tập viết, BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi 
a. Em thấy những gì trong tranh? 
b. Trong tranh, đồ vật nào quen thuộc với tín nhất? 
Nó được dùng để làm gì? 
- GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc: Bác trống trường. 
-HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi
2. Đọc (30p)
- GV đọc mẫu toàn VB. Chú ý đọc đúng lời người kể, ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. 
-GV hướng dẫn HS luyện phát âm từ ngữ có vần mới: reng reng 
- GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số tiếng tiếng, dõng dạc, chuông điện, thỉnh thoảng, ring reng...
- GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. 
- GV chia VB thành 3 đoạn
-GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB (đẫy đà: nâu bỏng; bóng báo hiệu), 
- GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang
-Hs lắng nghe
- HS luyện đọc ngữ có vần mới 
- HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.
- HS đọc nối tiếp từng câu lần 2.
- HS đọc đoạn theo nhóm, CN. 
-HS đọc cả bài 
TIẾT 2
3. Trả lời câu hỏi (15p)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi 
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. 
a. Trong trường có vẻ ngoài như thế nào?
b. Hằng ngày, trống trường giúp học sinh việc giữ 
c. Ngày khai trường, tiếng trống bảo hiệu điều gì? 
-HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi
-HS trả lời
a. Trong trường có vẻ ngoài đẫy đà, nước da nâu bóng: 
b. Hằng ngày, trong trường giúp học sinh ra vào lớp đúng giờ; 
c. Ngày khai trường, tiếng trống báo hiệu một năm học mới đã đến
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b ở mục 3 (24p)
- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở. 
 - GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu; đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí. GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
- HS viết câu trả lời vào vở. 
* Củng cố(1p)
-GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
-GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
Tiết 4: Tự nhiên xã hội
CƠ THỂ EM (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Xác định được tên, hoạt động của các bộ phận bên ngoài cơ thể. 
2. Kĩ năng
- Hợp tác, tự chủ, tự học.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Có ý thức thực hiện giữ vệ sinh cơ thể hằng ngày.
4. Góp phần phát triển các NL
-Tự đánh giá được việc thực hiện giữ vệ sinh cơ thể 
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
1.Khởi động (5p)
- Cho HS nghe hát bài “Ô sao bé không lắc ”.
- Dẫn dắt, giới thiệu bài
2. Khám phá (15p)
Hoạt động 3: Quan sát hình vẽ, phát hiện hoạt động của một số bộ phận cơ thể
Bước 1: Làm việc theo cặp 
-HS quan sát các hình trang 97 (SGK), một HS chỉ vào từng bộ phận trên hình vẽ để hỏi và HS kia trả lời. Sau đó lại đổi nhau 
Bước 2: Làm việc cả lớp
 - HS của cặp này đặt câu hỏi và chỉ định cặp khác trả lời ; nếu trả lời đúng, sẽ được đặt câu hỏi cho cặp khác...
- GV cho HS quan sát hình về cơ thể em trai và em gái với đầy đủ các bộ phận bên ngoài của cơ thể để trả lời câu hỏi trang 98 (SGK): về sự vận động của các bộ phận trong cơ thể
- GV dành thời gian cho HS đọc lời con ong ở trang 98 (SGK). 
3. Luyện tập, vận dụng:(10p)
Hoạt động 4: Thảo luận về những khó khăn gặp phải khi tay hoặc chân không cử động được 
Bước 1: Làm việc theo cặp 
- Kể ra những việc tay và chân có thể làm được trong cuộc sống thường ngày. 
- Nếu những khó khăn đối với người có tay hoặc chân không cử động được 
- Khi gặp những người có chân hoặc tay không cử động được cần 
sự hỗ em sẽ làm gì? 
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV nhận xét, bổ sung
- YC HS đọc lời con ong trang 98 (SGK). 
4.Củng cố: (1p)
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương Hs
- HS nghe hát
- HS lắng nghe, thực hiện
-HS đặt câu hỏi và trả lời
-HS thảo luận nhóm
-HS trả lời
-HS đọc
-HS thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
-HS đọc lời con ong trang 98 (SGK). 
Tiết 5: TC Tiếng Việt
ÔN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
	- Viết được khổ thơ trong bài: Cây bàng và lớp học (khổ thơ 1).
2. Kĩ năng
- Đọc thuộc lòng bài Cây bàng và lớp học.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Tình cảm đối với bạn bè, thầy cô, trường lớp.
4. Góp phần phát triển các NL
- Phát triển năng lực văn học.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: SGK, Vở Luyện viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- Cho HS nghe hát bài: Hoa lá mùa xuân
- GV dẫn dắt vào bài học.
-HS nghe hát
2. Đọc (17p)
- GV đọc mẫu cả bài. 
- YC HS đọc khổ thơ 
-GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nhọp thơ.. 
-YC HS toàn đoạn 
- HD HS đọc thuộc lòng cả bài 
3. Nghe-viết (17p)
- GV đọc to bài chính tả 
- Đọc và viết chính tả:
-GV đọc lại một lần cả hai câu và yêu cầu HS rà soát lỗi. 
-GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
4.Củng cố: (1p)
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương Hs
- HS lắng nghe
- HS đọc nối tiếp câu
- HS lắng nghe
-HS đọc cá nhân
-HS đọc TL trong nhóm, trước lớp. 
- HS lắng nghe
- HS viết 
- HS soát lỗi
Thứ tư ngày 26 tháng 1 năm 2022
Tiết 1: Thể dục: GVBM
Tiết 2+3: Tiếng Việt
Chủ đề 3: MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU
Bài 5: BÁC TRONG TRƯỜNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Kĩ năng
- Kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ nhất. 
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Ý thức tuân thủ nền nếp học tập.
4. Góp phần phát triển các NL
- Hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở Tập viết, vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở (20p)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu, 
-GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả, các bạn nhận xét đánh giá. 
-GV và HS thống nhất câu hoàn chỉnh. (Năm nào cũng vậy, chúng em háo hức chờ đón ngày khai trường.)
- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở 
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 
-HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu
-Đại diện một số nhóm trình bày kết quả,
-HS viết câu hoàn chỉnh vào vở TV 
6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh (20p)
- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh. Yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý. 
-GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh.
- HS và GV nhận xét. 
-HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh
-HS trình bày kết quả nói theo tranh.
TIẾT 4
7. Nghe viết (25p)
- GV đọc to bài chính tả 
- Đọc và viết chính tả:
-GV đọc lại một lần cả hai câu và yêu cầu HS rà soát lỗi. 
-GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 
-HS theo dõi
-HS viết 
-HS đổi soát lỗi. 
8. Tìm trong hoặc ngoài bài đọc “Bác trống trường” từ ngữ có tiếng chứa vần ang, an, au, ao (5p)
- GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể có ở trong bài hoặc ngoài bài. HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc thành tiếng từ ngữ có tiếng chứa các vần ương, ươn, ươi, ươu.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
-HS thực hiện yêu cầu
-HS làm việc nhóm đôi để tìm những TN phù hợp. 
-HS đánh vần, đọc trơn các TN vừa tìm được
9. Đọc và giải câu đố (9p)
- - GV đưa tranh về chuông điện, trống trường, bàn ghế, bảng lớp và lần lượt đưa ra các cầu đố.
-GV nhận xét, tuyen dương HS.
10. Củng cố (1p)
- GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- HS đọc câu đố.
- HS giải câu đố về các vật dụng thân thiết với trường học và nói về công dụng của mỗi vật.
Tiết 4: Tiếng Việt
Chủ đề 3: MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU
Bài 6. GIỜ RA CHƠI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ;
2. Kĩ năng
- Đọc đúng, rõ ràng một bài thơ.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Tình cảm và sự gắn kết với bạn bè. 
4. Góp phần phát triển các NL
- Phát triển năng lực văn học.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở Tập viết, BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ôn và khởi động (5p)
- Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó. 
- Khởi động:
 + GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời CH
a. Trong giờ ra chơi, em và các bạn thường làm gì?
b. Em cảm thấy thế nào khi ra chơi 
+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn dắt vào bài học Giờ ra chơi
-HS nhắc lại
-HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời và nói về những gì quan sát được trong tranh
2. Đọc (30p)
- GV đọc mẫu toàn VB. Giáo viên hướng dẫn HS luyện phát âm từ ngữ có vần mới 
- GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ khó
- GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài (nhịp nhàng: vun vút). 
- GV đọc toàn VB 
-GV nhận xét, tuyên dương
3. Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vẳn với nhau(4p)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ vả tìm tiếng cùng vần với nhau ở cuối các dòng thơ 
- GV và HS thống nhất câu trả lời (trắng - nắng, gái - ái - tai - tải, nhàng - vang - vàng - trang).
*Củng cố (1p)
-GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
-GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
-HS luyện phát âm từ ngữ có vần mới
- HS đọc nối tiếp từng câu lần 1
- HS đọc nối tiếp từng câu lần 2
-HS đọc đoạn trong nhóm, cá nhân
-HS đọc thành tiếng toàn VB. 
-HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ vả tìm tiếng cùng vần với nhau ở cuối các dòng thơ
-HS viết những tiếng tìm được vào vở TV.
Tiết 5: Tự nhiên xã hội
CƠ THỂ EM (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Xác định được tên, hoạt động của các bộ phận bên ngoài cơ thể. 
- Nêu được những việc cần làm để giữ vệ sinh cơ thể và lợi ích của việc làm đó. 
2. Kĩ năng
- Hợp tác, tự chủ, tự học.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Có ý thức thực hiện giữ vệ sinh cơ thể hằng ngày.
4. Góp phần phát triển các NL
-Tự đánh giá được việc thực hiện giữ vệ sinh cơ thể 
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
1.Khởi động (5p)
- Cho HS hát và vận động theo bài “Xúc xắc xúc xẻ ”.
- Dẫn dắt, giới thiệu bài
2. Khám phá (15p)
Hoạt động 5: Tìm hiểu về các việc cần làm để giữ cơ thể sạch sẽ
Bước 1: Làm việc theo cặp 
-Cho HS quan sát các hình trang 99 (SGK) và trả lời câu hỏi: Các bạn trong mỗi hình đang làm gì để giữ cơ thể sạch sẽ?
Bước 2: Làm việc cả lớp
 - YC Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương 
3. Luyện tập, vận dụng:(10p)
Hoạt động 6: Tự đánh giá về việc giữ vệ sinh cơ thể
Bước 1: Làm việc theo cặp 
+ Hằng ngày, bạn đã làm gì để giữ sạch cơ thể của mình? Cơ thể sạch sẽ có lợi ich gi? 
+ Bạn thấy mình cần thay đổi thói quen gì để giữ cơ thể sạch sẽ?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV nhận xét, bổ sung
KL: “Giữ cơ thể luôn sạch sẽ để giúp em mạnh khoẻ và phòng tránh bệnh tật ”
4.Củng cố: (1p)
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương Hs
- HS hát và vận động
-HS quan sát các hình trang 99 (SGK) và trả lời câu hỏi 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời, 
-HS thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
Thứ năm ngày 27 tháng 1 năm 2022
Tiết 1: Âm nhạc GVBM
Tiết 2: Tiếng Việt
Chủ đề 3: MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU
Bài 6. GIỜ RA CHƠI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ,nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau
- Thuộc lòng một số khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ;
2. Kĩ năng
- Đọc đúng, rõ ràng một bài thơ
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Tình cảm và sự gắn kết với bạn bè. 
4. Góp phần phát triển các NL
- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở Tập viết, BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 2
4. Trả lời câu hỏi (10p)
-GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi 
a. Những trò chơi nào được nói tới trong bài? 
b. Những từ ngữ nào cho biết các bại chơi trò chơi rất giỏi? 
c. Giờ ra chơi của các bạn như thế nào? 
- GV và HS nhận xét, đánh giá, thống nhất câu trả lời.
-HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi
a. Trò chơi nhảy dây và trò chơi đá cầu
 .
5. Học thuộc lòng (20p)
- GV chiếu khổ thơ 2 và 3. 
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ bằng cách xoá / che dần một số từ ngữ trong hai khổ thơ cho đến khi xóa ! che hết, HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá / che dần. 
- HS đọc thành tiếng hai khổ thơ. 
-HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá
6. Trò chơi Nhìn hình đoán tên trò chơi (9p)
- GV GV chiếu một số tranh về trò chơi dân gian như Bịt mắt bắt dê, Chơi chuyển, Trốn tìm, Cướp cờ, Kéo co, Nhảy bao bố, Tranh bóng
- GV nhận xét, tuyên dương
7. Củng cố (1p)
-GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
-GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
-HS QS. Nê tên trò chơi
Tiết 3: Tiếng Việt
ÔN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học trong chủ đề Mái trường niên yêu thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học; ôn và mở rộng vốn từ ngữ dùng để nói về nhà trường. 
2. Kĩ năng
- Nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. 
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Tình cảm đối với thầy cô và bạn bè.
4. Góp phần phát triển các NL
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở Tập viết, vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Tìm từ ngữ có tiếng chửa vần yêm, iêng, eng, uy, oay (15p)
- GV cho HS làm việc nhóm 
- YC HS neu KQ
-Cho Hs đọc lại
-HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc từ ngữ có tiếng chửa các vần yêm, iêng, eng, uy, oay
-HS đọc lại các tiếng vừa tìm được 
2. Tìm tử ngữ về trường học (15p)
- GV có thể gợi ý: Trong các từ ngữ đã cho, từ ngữ nào chỉ những người làm việc ở trường? Từ ngữ nào chỉ đố vật dùng để dạy và học? Từ ngữ nào chỉ không gian, địa điểm trong trường...
-GV gọi một số HS trình bày. 
-GV và HS nhận xét 
3. Kể về một ngày ở trường của em (10p)
- GV gợi ý: Em thưởng đến trường lúc mấy giờ? Rời khỏi trường lúc mấy giờ? Ở trường, hằng ngày, em thường làn những việc gì? Việc gì em thấy thú vị nhất?... 
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Củng cố(1p)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết tiếp theo.
- HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ. 
-HS trình bày.
- HS chia sẻ
Tiết 4: Toán
THỰC HÀNH ƯỚC LƯỢNG VÀ ĐO ĐỘ DÀI (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Biết cách thực hiện ước lượng và đo độ dài những đồ vật thực tế ở trong lớp học,ở xung quanh, gần gũi các em theo đơn vị “tự quy ước” như gang tay, sải tay, bước chân và theo đơn vị xăng-ti- mét.
2. Kĩ năng
- Có biểu tượng về độ dài các đơn vị đo “quy ước” (gang tay, sải tay, bước chân), đơn vị xăng -ti- mét.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn,
4. Góp phần phát triển các NL
- Phát triển tư duy qua ước lượng, so sánh độ đài của các vật trong thực tế.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu nội dung các BT.
- HS: Vở BTT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
Trò chơi: “Đoán ý đồng đội”
-GV cho 1 học sinh sẽ lựa chọn đồ vật trong túi đưa gợi ý cho các bạn đoán. Các dồ vật trong túi là dồ dùng học tập như bút, thước, ..
GVNX: Để đo chiều dài cái bút phải thực hiện như thế nào?
- GV giới bài.
- HS quan sát trả lời
2. Khám phá:(15p)
-HS quan sát các đồ dùng học tập (SGK), ước lượng nhận biết độ dài mỗi đồ vật, từ đó lựa chọn một trong hai số đo đã cho, số đo nào phù hợp với độ dài thực tế của đồ vật đó.
- GV tổ chức cho học sinh làm trong phiếu học tập sau đó sửa bài bằng trò chơi “Tìm bạn thân” chọn đồ vật và số đo phù hợp.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Hoạt động (19p)
Bài 1: Số?
- GV chiếu ND BT và nêu yêu cầu
- YC HS thực hành
- GV nhận xét.
Bài 2: Số? (Tiến hành TT BT 1)
- GV chiếu ND BT và nêu yêu cầu
- YC HS thực hành
- GV nhận xét 
4. Củng cố, dặn dò(1p)
-Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
-Nhận xét, tuyên dương HS.
- HS quan sát 
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
-HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe.
- HS thực hành đo bảng lớp bằng sải tay
- HS lắng nghe.
- HS thực hành đo chiều dài chiều rộng lớp học bằng bước chân
Tiết 5: TC Toán
ÔN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Biết cách thực hiện ước lượng và đo độ dài những đồ vật thực tế ở trong lớp học,ở xung quanh, gần gũi các em theo đơn vị “tự quy ước” như gang tay, sải tay, bước chân và theo đơn vị xăng-ti- mét.
2. Kĩ năng
- Có biểu tượng về độ dài các đơn vị đo “quy ước” (gang tay, sải tay, bước chân), đơn vị xăng -ti- mét.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn,
4. Góp phần phát triển các NL
- Phát triển tư duy qua ước lượng, so sánh độ đài của các vật trong thực tế.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu nội dung các BT.
- HS: Vở BTT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của H

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_21_na.docx