Giáo án Toán Lớp 1 - Bài 16: Phép cộng trong phạm vi 6 (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Nhung

Giáo án Toán Lớp 1 - Bài 16: Phép cộng trong phạm vi 6 (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Nhung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết cách tìm kết quả một phép cộng trong phạm vi 6.

2. Kỹ năng

- Thực hiện làm các phép tính cộng trong phạm vi 6 thành thạo.

- Học sinh bắt đầu có kĩ năng nhìn tranh vẽ hay vật thật nêu bài toán đầy đủ và nêu các phép tính thích hợp với bài toán đó.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

3. Thái độ

- Tích cực học bài và làm bài.

- Say mê, yêu thích học Toán.

4. Năng lực và phẩm chất

* Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập, biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

* Năng lực đặc thù

- Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

* Phẩm chất

- Chăm chỉ, trung thực.

 

docx 7 trang Kiều Đức Anh 25/05/2022 4680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 - Bài 16: Phép cộng trong phạm vi 6 (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Phạm Thị Nhung
Ngày dạy: 12/07/2021
Lớp dạy: 1A5
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN
Bài 16: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 6
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết cách tìm kết quả một phép cộng trong phạm vi 6.
2. Kỹ năng
- Thực hiện làm các phép tính cộng trong phạm vi 6 thành thạo.
- Học sinh bắt đầu có kĩ năng nhìn tranh vẽ hay vật thật nêu bài toán đầy đủ và nêu các phép tính thích hợp với bài toán đó.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
3. Thái độ
- Tích cực học bài và làm bài.
- Say mê, yêu thích học Toán.
4. Năng lực và phẩm chất
* Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập, biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
* Năng lực đặc thù
- Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
* Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Sách giáo khoa, máy tính, giáo án điện tử, các chấm tròn.
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng trong phạm vi 6.
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, đồ dùng học tập, bảng con, phấn.
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng trong phạm vi 6.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của Gíao viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động ( 5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, kết nối vào bài học.
b. Phương pháp: cá nhân, nhóm
c. Cách tiến hành
- GV cho HS khởi động bằng bài hát tập đếm.
- GV hỏi: Trong bài hát có câu 1 với 1 là 2, 2 thêm 2 là 4. Vậy khi thêm vào ta làm phép tính gì?
- GV nhận xét.
- GV cho học sinh chơi trò chơi hái táo để ôn lại dấu cộng và các phép tính cộng
- GV dẫn dắt và giới thiệu vào bài mới: Qua trò chơi vừa rồi, cô thấy các con đã ghi nhớ được dấu cộng và thực hiện tính nhẩm các phép tính cộng rất tốt, sang bài ngày hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục học về các phép tính cộng, cụ thể là bài Phép tính cộng trong phạm vi 6.
- GV cho 4,5 HS nhắc lại tên bài.
- Cho HS hoạt động theo cặp (nhóm bàn) và thực hiện lần lượt các hoạt động:
+ Quan sát bức tranh trong SGK.
+ Nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh liên quan đến phép cộng, chẳng hạn GV làm mẫu: “Có 4 con chim ở dưới sân. Có 2 con chim đang bay đến. Có tất cả bao nhiêu con chim?”, HS đếm rồi nói: “Có tất cả 6 con chim”.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và lần lượt đố các bạn.
- GV nhận xét và chốt: Vừa rồi cô thấy các con hoạt động rất tích cực và sôi nổi. Ngoài ra các con còn quan sát tranh và nói rất đúng nữa đấy! Cô khen lớp mình nào.
- HS đứng dậy nhảy và hát theo bài hát tập đếm.
- Khi thêm vào ta làm phép tính cộng
- HS lắng nghe.
- HS chơi trò chơi.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày
+ Có 4 con chim dưới sân, có 2 con chim đang bay tới. Có tất cả 6 con chim .
+ Có 2 bạn đang chơi đá bóng, có 3 bạn đi tới. Có tất cả 5 bạn trên sân.
- HS lắng nghe.
B. Hoạt động hình thành kiến thức ( 17 phút) 
a. Mục tiêu
- HS quan sát và trình bày được kết quả phép cộng trong phạm vi 6.
- Nhận biết ý nghĩa của phép trừ trong một số tình huống gắn với thực tế.
b. Phương pháp: Vấn đáp
c. Cách tiến hành
*HĐ1. Hình thành phép cộng 3 + 1 = 4
- GV yêu cầu HS quan sát lại hình ảnh chong chóng, GV hỏi:
+ Có mấy chong chóng màu xanh?
+ Có 3 chong chóng màu xanh cô sẽ lấy 3 chấm tròn màu xanh. 3 chấm tròn màu xanh cô viết số mấy?
+ Có mấy chong chóng màu hồng?
+ Có 1 chong chóng màu hồng cô sẽ lấy 1 chấm tròn màu đỏ. 1 chấm tròn màu đỏ cô viết số mấy?
- Có 3 chấm tròn màu xanh thêm 1 chấm tròn màu đỏ. Có tất cả bao nhiêu chấm tròn? Làm sao em biết?
- Vậy theo em hai bạn có tất cả bao nhiêu chóng chóng? Làm sao em biết?
- GV chốt lại: Để biết có tất cả bao nhiêu chong chóng hay chấm tròn ta thực hiện phép cộng: 3 + 1 = 4
- GV mời 4,5 cá nhân và tổ, cả lớp đọc
* HĐ2. Hình thành phép cộng 4 + 2 = 6
 và 2 + 4 =6
Phép cộng 4 + 2 = 6
- GV yêu cầu HS quan sát tranh
+ Có mấy con chim trên sân? Cô mời 1 bạn lên bảng dán số chấm tròn tương ứng?
+ Có mấy con chim đang bay xuống sân? 
Cô mời 1 bạn lên bảng dán số chấm tròn tương ứng?
- Có 4 chấm tròn màu xanh thêm 1 chấm tròn màu đỏ. Có tất cả bao nhiêu chấm tròn? Làm sao con biết?
+ Cô mời cả lớp lấy bảng. Dựa vào số chấm tròn vừa lấy hãy viết 1 phép tính cộng vào bảng con.
+ Giơ bảng
- GV lấy bảng con của 1 HS và yêu cầu nhận xét.
- GV nhận xét.
Phép cộng 2 + 4= 6
- GV yêu cầu HS cùng quan sát trên bảng và hỏi :
+ Có mấy chấm tròn màu xanh và mấy chấm tròn màu đỏ?
+ Có 2 chấm tròn màu xanh thêm 4 chấm tròn màu đỏ nữa. Có tất cả mấy chấm tròn?
+ Bạn nào giỏi nêu cho cô phép tính cộng tương ứng nào?
+ Cô mời 1 bạn đọc lại hai phép tính trên bảng.
+ Quan sát hai phép tính chúng mình vừa lập được, các em có nhận xét gì về kết quả của hai phép tính này? 
- Trong phép tính cộng, vị trí của các số thay đổi nhưng kết quả của các phép tính vẫn bằng nhau: phép tính 4+ 2 và 2+4 đều có kết quả bằng 6.
- GV yêu cầu HS đọc tất cả các phép tính.
+ Cô mời cả lớp cùng quan sát kết quả của các phép tính này: các phép tính này đều có kết quả bằng 6 hoặc bé hơn 6 chính là các phép tính cộng trong phạm vi 6.
- GV mời cả lớp đọc lại tất cả các phép tính cho cô, cô mời cả lớp.
- GV chốt: Vừa rồi chúng mình đã biết dựa vào tình huống lấy được số chấm tròn và dựa vào chấm tròn viết được phép tính tương ứng. Để củng cố kiến thức vừa được học, Cô mời cả lớp xem tình huống sau ( GV chuyển sang HĐ3).
* HĐ3: Củng cố kiến thức mới
- GV yêu cầu HS xem video tình huống và trả lời: Tay phải có bao nhiêu que tính? Tay trái có bao nhiêu que tính? Có tất cả bao nhiêu que tính?
- GV mời 1 HS nhận xét.
- GV hỏi: Em hãy nêu phép tính?
- GV chốt: Qua quan sát cô thấy các con rất hăng hái phát biểu, phép tính đưa ra rất đúng với tình huống . Cô khen lớp mình nào!
Bây giờ vận dụng kiến thức vừa được học, chúng mình cùng làm bài số 1 nhé!
- HS quan sát tranh.
- Có 3 chong chóng màu xanh.
- 3 chấm tròn màu xanh cô viết số 3.
- Có 1 chong chóng màu hồng.
- Có 1 chấm tròn màu đỏ cô viết số 1.
- Có 3 chấm tròn màu xanh thêm 1 chấm tròn màu đỏ. Có tất cả 4 chấm tròn. ( con đếm gộp số chấm tròn/ em cộng số chấm tròn 2 lần lại)
- Có tất cả 4 chong chóng. 
Em lấy 3 + 1=4 
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại phép tính 3 + 1= 4.( cá nhân, lớp)
- HS quan sát tranh.
+ Có 4 con chim trên sân. Dán 4 chấm tròn màu xanh lên bảng.
+ Có 2 con chim bay xuống. Dán 2 chấm tròn màu đỏ lên bảng,
- Có tất cả 6 chấm tròn. Con đếm gộp số chấm tròn/ Em cộng số chấm tròn.
- HS viết phép tính 4 + 2 = 6
- HS giơ bảng.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- Có 2 chấm tròn màu xanh và 3 chấm tròn màu đỏ.
- Có tất cả 6 chấm tròn
- Phép tính: 2 + 4 =6
- HS đọc phép tính 4 + 2 = 6 và 2 + 4 =6
- Hai phép tính này có kết quả bằng nhau.
- HS lắng nghe
- HS đọc các phép tính.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS xem video tình huống.
- HS trả lời.
- Phép tính 3 + 2 =5
- HS lắng nghe.
C. Hoạt động thực hành luyện tập ( 6 phút )
a. Mục tiêu: HS thực hiện được phép tính cộng trong phạm vi 6.
b. Phương pháp: vấn đáp
c. Cách tiến hành:
Bài 1:
GV hướng dẫn HS làm mẫu 1 phép tính.
- Có mấy chấm tròn màu xanh? Có mấy chấm tròn màu đỏ?Vậy có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
- Em làm cách nào để có kết quả đó?
- GV: Nhận xét cách làm của HS
- Cho HS làm bài cá nhân các bài còn lại, sau đó cho các em chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét, chữa bài, tuyên dương.
- Có 2 chấm tròn màu xanh, có 1 chấm tròn màu đỏ. Có tất cả 3 chấm tròn
- Em lấy 2 + 1 =3
- HS làm bài.
- HS lắng nghe
D. Hoạt động vận dụng ( 5 phút)
a. Mục tiêu: Vận dụng bảng cộng trong phạm vi 6 để giải quyết các bài tập toán học và một số tình huống trong thực tế.
b. Phương pháp: thảo luận
c. Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS dựa vào các tình huống thực tế, thảo luận nhóm đôi trong thời gian 2 phút, một bạn nêu tình huống, bạn còn lại đưa ra phép tính cộng trong phạm vi 6. ( GV lấy ví dụ cụ thể:Tớ đố cậu tớ có 2 cái kẹo, tớ có thêm 2 cái kẹo? Tớ có tất cả mấy cái kẹo? Cậu có 4 cái kẹo. Cậu hãy nêu phép tính).
- GV yêu cầu các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Các nhóm đôi trình bày.
- HS lắng nghe
E. Củng cố, dặn dò ( 2 phút)
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Phương pháp: Vấn đáp
c. Cách thực hiện:
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6 để hôm sau chia sẻ với các bạn.
- GV nhận xét tiết học.
- Biết cách tìm kết quả một phép cộng trong phạm vi 6.
- HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_1_bai_16_phep_cong_trong_pham_vi_6_tiet_1_n.docx