Giáo án Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 20 - Đinh Thị Thương

Giáo án Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 20 - Đinh Thị Thương

Tuần 20

SHDC: Văn nghệ chúc mừng năm mới

I. MỤC TIÊU: Sau chủ đề, học sinh:

 1. Về năng lực:

 - Hình thành được một số thói quen, nề nếp khi tham gia các hoạt động ở trường.

 - Tham gia buổi sinh hoạt, lắng nghe, quan sát bạn trong hoạt động.

 - Thể hiện tình cảm với thầy cô, sự tôn trọng bạn bè bằng việc ngồi lắng nghe và xem văn nghệ.

 2. Về phẩm chất:

 - Yêu thương, gắn kết mọi người thông qua văn nghệ chào mừng năm mới.

 - Đoàn kết khi cùng nhau lắng nghe, theo dõi bạn.

 - Ý thức ngoan ngoãn , trang nghiêm khi dự lễ chào cờ.

 - Biết yêu quý, tôn tọng bản thân, bạn bè.

 II. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

1. Thực hiện nghi lễ chào cờ.

2. Thực hiện hoạt cảnh

- Sau khi lớp 1/9 giới thiệu.

- Hs lên giới thiệu về bản thân mình. Sau đó giới thiệu về bài văn nghệ đã chuẩn bị để chào mừng năm mới.

- Chào thầy cô, các anh chị và các bạn giới thiệu lớp 1/11.

 

docx 57 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 12840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 20 - Đinh Thị Thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND QUẬN BÌNH TÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH THUẬN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KẾ HOẠCH DẠY HỌC LỚP MỘT 10
TUẦN 20 (Từ ngày 18/01/2021 đến 22/01/2021)
Thứ 
Tiết
Môn
Bài dạy
ĐDDH
Ghi chú
Hai
18/01
1
HĐTN
SHDC: Văn nghệ chúc mừng năm mới
Trang 67
2
Tiếng Việt
Bài 1: uân uyên uyt (Tiết 1)
Tranh
3
Tiếng Việt
Bài 1: uân uyên uyt (Tiết 2)
Tranh
4
Đạo đức
Bài 10: Cùng thực hiện nội quy trường, lớp (Tiết 2)
Tranh
Trang 43
5
Tiếng Việt
Bài 2: oăt uât uyêt (Tiết 1)
Tranh
Ba
19/01
1
Tiếng Việt
Bài 2: oăt uât uyêt (Tiết 2)
Tranh
2
Tiếng Việt
Bài 3: oanh uynh uych (Tiết 1)
Tranh
3
Thể dục
Giáo viên bộ môn
4
Tiếng Anh
Giáo viên bộ môn
5
TNXH
Bài 18: Con vật quanh em (Tiết 2)
 Tranh
 Trang 78, 79
Tư
Sáng
20/01
1
Mĩ thuật
Giáo viên bộ môn
2
Tiếng Việt
Bài 3: oanh uynh uych (Tiết 2)
Tranh
3
Tiếng Việt
Bài 4: oăng oam oap (Tiết 1)
Tranh
4
Toán
Các phép tính dạng 12 + 3, 15 - 3
Tranh
Trang 90, 91
Tư
Chiều
20/01
3
Tiếng Việt
Bài 4: oăng oam oap (Tiết 2)
Tranh
4
Tiếng Anh
Giáo viên bộ môn
5
HĐTN
SH theo chủ đề: Gia đinh vui vẻ
Tranh
Trang 67, 68, 69
Năm
21/01
1
Tiếng Việt
Thực hành
VBT
2
Tiếng Việt
Ôn tập (Tiết 1)
Tranh
3
Thể dục
Giáo viên bộ môn
4
Tiếng Anh
Giáo viên bộ môn
5
Toán
Chiếc đồng hồ của em ( Tiết 1)
Tranh
Trang 92, 93
Sáu
Sáng 
22/01
1
Âm nhạc
Giáo viên bộ môn
2
Tiếng Việt
Ôn tập (Tiết 2)
3
Tiếng Việt
Kể chuyện: Vượt qua nỗi sợ
Tranh
4
Toán
Các phép tính dạng 10 + 4, 14 - 4
Tranh
Trang 88, 89
Sáu
Chiều 
22/01
3
TNXH
Bài 19: Chăm sóc và bảo vệ vật nuôi 
(Tiết 1)
 Tranh
Trang 80, 81
4
KNS
Giáo viên bộ môn
5
HĐTN
SH lớp: Chào đón mùa xuân
Trang 69
 Khối trưởng Giáo viên chủ nhiệm
 Tô Thị Sen Đinh Thị Thương 
Thứ hai ngày 18, tháng 01, năm 2021
Tuần 20
SHDC: Văn nghệ chúc mừng năm mới
I. MỤC TIÊU: Sau chủ đề, học sinh:
	1. Về năng lực:
	- Hình thành được một số thói quen, nề nếp khi tham gia các hoạt động ở trường.
	- Tham gia buổi sinh hoạt, lắng nghe, quan sát bạn trong hoạt động..
	- Thể hiện tình cảm với thầy cô, sự tôn trọng bạn bè bằng việc ngồi lắng nghe và xem văn nghệ.
	2. Về phẩm chất:
	- Yêu thương, gắn kết mọi người thông qua văn nghệ chào mừng năm mới.
	- Đoàn kết khi cùng nhau lắng nghe, theo dõi bạn.
	- Ý thức ngoan ngoãn , trang nghiêm khi dự lễ chào cờ.
	- Biết yêu quý, tôn tọng bản thân, bạn bè.
	II. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU
Thực hiện nghi lễ chào cờ.
Thực hiện hoạt cảnh
Sau khi lớp 1/9 giới thiệu.
 Hs lên giới thiệu về bản thân mình. Sau đó giới thiệu về bài văn nghệ đã chuẩn bị để chào mừng năm mới.
Chào thầy cô, các anh chị và các bạn giới thiệu lớp 1/11.
Tiếng Việt 
CHỦ ĐỀ 20: NGÀY TUYỆT VỜI
BÀI 1: UÂN UYÊN UYT(tiết 1-2)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Ngày tuyệt vời . Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần uân, uyên, uyt.
2. Kĩ năng: Nhận diện được vần uân, uyên, uyt,tiếng chứa vần, đánh vần và ghép tiếng chứa vần mới.Đánh vần được tiếng có vần uân, uyên, uyt.Viết chữ cỡ nhỏ , tăng tốc độ viết các từ.Đọc được từ mở rộng và hiểu nghĩa của các từ đó; đọc được bài ứng dụng và trả lời câu hỏi về nội dung bài, tăng tốc độ đọc trơn.Mở rộng vốn từ về những từ chứa tiếng có vần uân, uyên, uyt.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực: Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ từ các vần uân, uyên, uyt; một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ (cờ luân lưu, chơi bóng chuyền, huýt còi, ); tranh chủ đề; bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.
	2. Học sinh: Sách học sinh Tiếng Việt tập 2, vở Tập viết, vở bài tập; viết chì, bảng con, 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định và kiểm tra bài cũ (3-5 phút):
- Giáo viên yêu cầu hs đọc, viết từ ngữ; nói câu có tiếng chứa vần thuộc chủ đề: Ngàn hoa khoe sắc.
2. Dạy bài mới (27-30 phút):
2.1. Khởi động (4-5 phút):
* Mục tiêu: Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần uân, uyên, uyt.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm đôi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh mở sách.
Hs thực hện
- Học sinh mở sách học sinh trang 16.
- Giáo viên giới thiệu, yêu cầu học sinh đọc chữ mà học sinh đã học. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề và tranh chủ đề gợi ra.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Ngày tuyệt vời.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi động, nói về những sự vật có trong tranh liên quan đến uân, uyên, uyt.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có tiếng chứa vần uân, uyên, uyt.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được (có chứa uân, uyên, uyt).
- Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng.
- Giáo viên nêu mục tiêu của bài học.
- Học sinh nghe và quan sát 
- Học sinh trao đổi với bạn 
- Học sinh nêu 
- Học sinh quan sát và nói
- Học sinh nêu 
- Học sinh tìm 
Từ đó, học sinh phát hiện ra uân, uyên, uyt.
- Học sinh lắng nghe .
2.2. Nhận diện vần, tiếng có vần mới (23-25 phút):
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện được vần uân, uyên, uyt,tiếng có vần uân, uyên, uyt, đánh vần và ghép tiếng chứa vần mới.Viết chữ cỡ nhỏ các vần uân, uyên, uyt và các tiếng, từ ngữ có các vần uân, uyên, uyt, tăng tốc độ viết các từ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện vần mới:
- Giáo viên gắn thẻ chữ uân lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát và phân tích vần uân.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc vần uân.
- uyên, uyt tiến hành tương tự như nhận diện vần uân.
- Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh vần uân, uyên, uyt. 
b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng luân.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng luân.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng theo mô hình tiếng luân. 
c. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh từ cờ luân lưu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng khóa luân.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trơn từ khóa cờ luân lưu.
 Từ khóa bóng chuyền, huýt còi: tiến hành tương tự như từ khóa cờ luân lưu. 
- Học sinh quan sát, phân tích vần uân
- Học sinh đọc 
- Học sinh nêu 
- Học sinh quan sát.
- Học sinh phân tích
- Học sinh đánh vần
- Học sinh quan sát từ cờ luân lưu phát hiện tiếng chưa vần uân.
- Học sinh đánh vần
- Học sinh đọc trơn từ khóa: cờ luân lưu.
Nghỉ giữa tiết
d. Tập viết:
- Viết vần uân:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của chữ uân.
- Học sinh quan và phân tích cấu tạo nét chữ của vần uân
- Học sinh viết bảng con.
- Viết từ cờ luân lưu:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của chữ luân
- Viết chữ uyên, bóng chuyền, uyt, huýt còi:
Tương tự như viết chữ uân, cờ luân lưu.
- Viết vào vở tập viết:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết vở Tập viết.
- Giáo viên nhắc học sinh: chú ý khoảng cách giữa chữ trong một từ và độ cao các chữ theo cỡ chữ nhỏ, giúp đỡ hs gặp khó khăn.
- Học sinh quan sát 
- Học sinh viết.
- Học sinh viết 
- Học sinh nhận xét bài, tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.3. Luyện tập đánh vần, đọc trơn (15-18 phút):
* Mục tiêu: Học sinh đọc được từ mở rộng và hiểu nghĩa của các từ đó; đọc được bài ứng dụng và trả lời câu hỏi về nội dung bài, tăng tốc độ đọc trơn.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên treo các tranh, hướng dẫn học sinh tìm từ có tiếng chứa vần uân, uyên, uyt
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần và đọc trơn - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm nghĩa của các từ mở rộng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thêm các từ có chứa uân, uyên, uyt và đọc các từ vừa tìm được.
- Học sinh quan sát tranh, tìm 
- Học sinh đánh vần và đọc trơn 
- Học sinh thảo luận, tìm nghĩa của các từ mở rộng.
- Học sinh tìm và đọc các từ mới.
b. Đọc và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng dụng:
- Giáo viên đọc mẫu bài đọc ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng câu ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của bài đọc ứng dụng: Mẹ nói tuần đầu Huân sẽ làm quen với ai và việc gì? Ai đưa Huân vào lớp?
- Học sinh nghe giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc.
- Học sinh đọc
- Học sinh hiểu được nghĩa của bài đọc ứng dụng.
Nghỉ giữa tiết
3. Hoạt động mở rộng (10-12 phút):
* Mục tiêu: Học sinh biết Tìm các tiếng chứa vần uyt.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu lệnh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng.
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Hoa gì đây?”
- Học sinh đọc 
- Học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng: 
- Học sinh đánh vần và đọc trơn, nói câu có từ chứa tiếng có vần uyt.
4. Hoạt động nối tiếp (3-5 phút):
a. Củng cố:
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm thêm những từ chứa vần mới
b. Dặn dò:
Giáo viên dặn học sinh.
- Học sinh tìm thêm và đọc những từ chứa vần mới. 
- Học sinh chuẩn bị tiết học sau: oăt uât uyêt.
Rút kinh nghiệm:
 .. .
Đạo đức
THỰC HIỆN NỘI QUY TRƯỜNG, LỚP
BÀI 10: CÙNG THỰC HIỆN NỘI QUY TRƯỜNG, LỚP
(tiết 2)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Nêu được những biểu hiện của việc thực thực hiện đúng nội quy trường, lớp; nhận biết được sự cần thiết phải thực thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
2. Kĩ năng: Tự giác thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
3. Thái độ: Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp; không đồng tình với thái độ, hành vi không thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
4. Năng lực chú trọng: Biết được thuận lợi, khó khăn của bản thân khi thực hiện nội quy trường, lớp; tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi do nhà trường, địa phương tổ chức.
5. Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
1. Giáo viên: Sách Đạo đức; các tranh trong sách học sinh (phóng to); bài hát “Bài ca đi học” Nhạc và lời của Phan Trần Bảng.
	2. Học sinh: Sách học sinh, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, Kể chuyện Đạo đức lớp 1; 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
- Cho hs nghe nhạc và hát theo “ Bài ca đi học.”
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu học sinh kể lại việc làm thể hiện bản thân tuân thủ nội quy trường lớp.
3.Bài mới :
- Gv giới thiệu và ghi bảng.
3.1. Hoạt động luyện tập (18-20 phút):
- Hs thực hiện
Hoạt động 1. Xử lí tình huống (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết được sự cần thiết phải thực thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, đàm thoại.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên cho học sinh xem và nêu nội dung hình.
- Giáo viên gợi ý cho học sinh nêu một vài tình huống có thể dẫn đến đánh nhau ở trường.
- Từ từng tình huống cụ thể học sinh đưa ra, giáo viên cho học sinh xử lí.
- Học sinh xem và nêu :
- Học sinh nêu 
- Học sinh xử lí
Hoạt động 2. Liên hệ bản thân (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh tự liên hệ bản thân.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Kể chuyện, đàm thoại.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể lại một việc em và các bạn đã cùng làm để thực hiện đúng nội quy trường, lớp. Chú ý: học sinh phải kể chân thật việc bản thân và bạn bè đã làm. 
- Giáo viên khen ngợi, động viên các học sinh đã biết thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu được biện pháp cụ thể để thực hiện. 
- Học sinh kể 
- Học sinh nêu 
3.2. Hoạt động thực hành (13-15 phút):
Hoạt động 1. Trang trí bảng nội quy lớp học theo ý thích của mình (7-8 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện trang trí bảng nội quy lớp học theo ý thích của mình.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, nhóm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên phát tờ bìa A3 cho mỗi nhóm, trên tờ bìa vẽ sẵn cây xanh.
- Giáo viên theo dõi và hỗ trợ.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
- Học sinh vẽ sửa dụng giấy thủ công trang trí theo gợi ý của cô.
- Thực hiện xong, các nhóm trình bày, cả lớp nhận xét.
Hoạt động 2. Nhắc nhở bạn cùng thực hiện đúng nội quy trường, lớp (6-7 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết nhắc nhở bạn cùng thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, nhóm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh:Tìm hiểu vì sao bạn chưa thực hiện đúng nội quy, quy định ấy.Bạn gặp khó khăn gì khi thực hiện nội quy, quy định đó?Nhắc nhở và gợi ý cho bạn cách khắc phục khó khăn để thực hiện đúng nội quy hơn.
- Học sinh cần thể hiện sự chân thành, quan tâm đến bạn khi nhắc nhở; tránh việc chê bai, ra lệnh, hù doạ bạn.
4.Củng cố - dặn dò:
Giáo viên cho học sinh đọc ghi nhớ.Sau đó, cả lớp đọc ghi nhớ, từng học sinh đọc ghi nhớ; chuẩn bị bài sau.
Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
Rút kinh nghiệm:
 .. .
Tiếng Việt 
CHỦ ĐỀ 20: NGÀY TUYỆT VỜI
BÀI 2: OĂT UÂT UYÊT
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Quan sát , thảo luận và nêu được các sự vật có tên gọi chứa oăt, uât, uyêt.
2. Kĩ năng: Nhận diện được vần, tiếng chứa vần oăt, uât, uyêt,. Đánh vần được tiếng có vần oăt, uât, uyêt.Viết được chữ cỡ nhỏ, tăng tốc độ viết các từ. Đọc được từ mở rộng và hiểu nghĩa của các từ đó; đọc được bài ứng dụng và trả lời câu hỏi về nội dung bài, tăng tốc độ đọc trơn.Mở rộng hiểu biết về các loài hoa.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực: Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ từ các vần oăt, uât, uyêt; một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ ,tranh chủ đề; bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.
	2. Học sinh: Sách học sinh Tiếng Việt tập 2, vở Tập viết, vở bài tập; viết chì, bảng con, 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định và kiểm tra bài cũ (3-5 phút):
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc, viết, tìm tiếng chứa vần uân, uyên, uyt; trả lời một vài câu hỏi về nội dung bài đọc ở vần uân, uyên, uyt.
2. Dạy bài mới (27-30 phút):
2.1. Khởi động (4-5 phút):
* Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa oăt, uât, uyêt.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm đôi.
* Cách tiến hành:
- Hs thực hiện.
- Học sinh mở sách học sinh trang 18.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi động, nói về những sự vật có trong tranh có chứa vần oăt, uât, uyêt.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được .
- Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng.
- Giáo viên nêu mục tiêu của bài học.
- Học sinh quan sát và nói
- Học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được từ đó, học sinh phát hiện ra oăt, uât, uyêt.
- Học sinh lắng nghe 
2.2. Nhận diện vần, tiếng có vần mới (23-25 phút):
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện được vần oăt, uât, uyêt tiếng có vần oăt, uât, uyêt, đánh vần và ghép tiếng chứa vần mới.Viết chữ cỡ nhỏ các vần oăt, uât, uyêtvà các tiếng, từ ngữ có các vần oăt, uât, uyêt, tăng tốc độ viết các từ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện vần mới:
- Giáo viên gắn thẻ chữ oăt lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát và phân tích vần oăt.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc vần oăt.
Vần uât, uyêt: Tiến hành tương tự như nhận diện vần oăt.
- Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh vần oăt, uât, uyêt. 
b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng ngoặt.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng ngoặt và đọc.
c. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh từ chỗ ngoặt.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần, đọc trơn từ khóa chỗ ngoặt.
- Đánh vần và đọc trơn từ khóa xuất phát, vòng nguyệt quế:Tiến hành tương tự như từ khóa chỗ ngoặt. 
- Học sinh quan sát chữ, phân tích vần oăt
- Học sinh đọc 
- Học sinh nêu 
- Học sinh quan sát, đánh vần
- Học sinh phân tích
- Học sinh đọc
- Học sinh quan sát từ nêu vần mới học.
- Học sinh đánh vần, đọc trơn
Nghỉ giữa tiết
d. Tập viết:
- Viết vần oăt:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của chữ oăt.
- Học sinh quan sát 
- Học sinh viết vào bảng con.
- Viết từ chỗ ngoặt:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của chữ ngoặt
- Viết chữ uât, xuất phát, uyêt, vòng nguyệt quế:
Tương tự như viết chữ oăt, chỗ ngoặt.
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết vào vở Tập viết.
- Giáo viên nhắc học sinh: chú ý khoảng cách giữa chữ trong một từ và độ cao các chữ theo cỡ chữ nhỏ
- Giúp đỡ học sinh gặp khó khăn.
- Học sinh quan sát 
- Học sinh viết chữ vào bảng con.
- Học sinh viết 
- Học sinh nhận xét, tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
Rút kinh nghiệm:
 .. .
Thứ ba ngày 19 tháng 01 năm 2021
Tiếng Việt 
CHỦ ĐỀ 20: NGÀY TUYỆT VỜI
BÀI 2: OĂT UÂT UYÊT
MỤC TIÊU: 
Như tiết 1.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.
	2. Học sinh: Sách học sinh Tiếng Việt tập 2, vở Tập viết, vở bài tập; viết chì, bảng con, 
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp (3-5 phút):
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc, viết, tìm tiếng chứa vần oăt, uât, uyêt.
2. Dạy bài mới (27-30 phút):
2.3. Luyện tập đánh vần, đọc trơn (15-18 phút):
* Mục tiêu: Học sinh đọc được từ mở rộng và hiểu nghĩa của các từ đó; đọc được bài ứng dụng và trả lời câu hỏi về nội dung bài, tăng tốc độ đọc trơn.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Đánh vần, đọc trơn các từ mở rộng, hiểu nghĩa các từ mở rộng:
Hs thực hiện.
- Giáo viên treo các tranh, hướng dẫn học sinh tìm từ có tiếng chứa vần oăt, uât, uyêt
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần và đọc trơn các từ mở rộng 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm nghĩa của các từ mở rộng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thêm các từ có tiếng chứa vần oăt, uât, uyêtvà đọc các từ đó.
- Học sinh quan sát tranh, tìm từ 
- Học sinh đánh vần và đọc trơn 
- Học sinh thảo luận, tìm nghĩa của các từ mở rộng
- Học sinh tìm và đọc
b. Đọc và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng dụng:
- Giáo viên yêu cầu 1 hs đọc bài đọc ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc một số từ khó 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của bài đọc ứng dụng: Nhà sách nằm ở đâu?Nêu tên truyện mà anh em Nguyệt đã đọc ở nhà sách.
- Học sinh nghe.
- Học sinh tìm 
- Học sinh đọc
- Học sinh hiểu được nghĩa của bài đọc ứng dụng.
Nghỉ giữa tiết
3. Hoạt động mở rộng (10-12 phút):
Mục tiêu: Học sinh biết giới thiệu về bài đọc đã đọc.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu lệnh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chú ý đề cập đến tên cuốn sách, tác giả, và nói một vài câu về nội dung bài đã đọc.
- Học sinh đọc câu lệnh: 
- Học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng: 
- Học sinh giới thiệu về cuốn sách/ bài đọc đã đọc, nói về một bài thơ, một bài hướng dẫn, một mẩu chuyện.
4. Củng cố - dặn dò: (3-5 phút):
- Giáo viên yêu cầu học tìm thêm từ ngữ có vần oăt, uât, uyêt.
Giáo viên dặn học sinh.
- Học sinh tìm và đọc từ ngữ có oăt, uât, uyêt.
- Học sinh chuẩn bị bài: oanh, uynh, uych.
Rút kinh nghiệm:
 .. .
Tiếng Việt 
CHỦ ĐỀ 20: NGÀY TUYỆT VỜI
BÀI 3: OANH UYNH UYCH(tiết 5-6, sách học sinh tập 2, trang 20-21)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Quan sát nêu được các sự vật có tên gọi chứa vần oanh, uynh, uych
2. Kĩ năng: Nhận diện được vần, tiếng có vần oanh, uynh, uych. Đánh vần được tiếng có vần oanh, uynh, uych.Viết được chữ cỡ nhỏ các vần oanh, uynh, uychvà các tiếng, từ ngữ, tăng tốc độ viết các từ.Đọc được từ mở rộng và hiểu nghĩa của các từ đó; đọc được bài ứng dụng và trả lời câu hỏi về nội dung bài, tăng tốc độ đọc trơn.Mở rộng hiểu biết về các loài hoa.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực: Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ từ các vần oanh, uynh, uych; một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ , tranh chủ đề; bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.
	2. Học sinh: Sách học sinh Tiếng Việt tập 2, vở Tập viết, vở bài tập; viết chì, bảng con, 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp (3-5 phút):
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc, viết, tìm tiếng chứa vần oăt, uât, uyêt; trả lời một vài câu hỏi về nội dung bài đọc ở vần oăt, uât, uyêt.
2. Dạy bài mới (27-30 phút):
2.1. Khởi động (4-5 phút):
* Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa oanh, uynh, uych.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
Hs thực hiện
- Học sinh mở sách học sinh trang 20.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi động, nói về những sự vật có trong tranh liên quan đến oanh, uynh, uych
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được (có chứa oanh, uynh, uych).
- Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng.
- Giáo viên nêu mục tiêu của bài học.
- Học sinh quan sát và nói
- Học sinh nêu 
- Học sinh lắng nghe 
2.2. Nhận diện vần, tiếng có vần mới (23-25 phút):
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện được vần oanh, uynh, uych, tiếng chứa vần. Đánh vần được tiếng có vần oanh, uynh, uych.Viết được chữ cỡ nhỏ các vần oanh, uynh, uych và các tiếng, từ ngữ có các vầnoanh, uynh, uych; tăng tốc độ viết các từ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện vần mới:
- Giáo viên gắn thẻ chữ oanh lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát và phân tích vần oanh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc vần oanh.
Nhận diện vầnuynh, uych:Tiến hành tương tự như nhận diện vần oanh.
- Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh vần oanh, uynh, uych. 
b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng doanh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng doanh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng theo mô hình tiếng doanh. 
c. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh từ doanh trại.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần, đọc trơn 
- Đánh vần và đọc trơn từ khóa phụ huynh, chạy huỳnh huỵch: Tiến hành tương tự như từ khóa doanh trại. 
- Học sinh quan sát 
- Học sinh đọc 
- Học sinh nêu 
- Học sinh quan sát.
- Học sinh phân tích
- Học sinh đánh vần 
- Học sinh quan sát từ phát hiện tiếng chứa vần
- Học sinh đánh vần.
- Học sinh đọc 
Nghỉ giữa tiết
d. Tập viết:
- Viết vần oanh:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của chữ oanh.
- Học sinh quan sát 
- Học sinh viết vần oanh vào bảng con.
- Viết từ doanh trại:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của chữ doanh
- Viết chữ uynh, phụ huynh, uych, chạy huỳnh huỵch:Tương tự như viết chữ oanh, doanh trại.
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết vào vở Tập viết.
- Giáo viên nhắc học sinh: chú ý khoảng cách giữa chữ trong một từ và độ cao các chữ theo cỡ chữ nhỏ.
- Gv giúp đỡ hs gặp khó khăn.
- Học sinh quan sát 
- Học sinh viết chữ doanh trạivào bảng con.
- Học sinh viết 
- Học sinh nhận xét, tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
Rút kinh nghiệm:
 .. .
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TNXH
CHỦ ĐỀ: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
BÀI 18: CON VẬT XUNG QUANH EM
Tiết 2
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, các em nêu tên và đặt được câu hỏi về một số đặc điểm bên ngoài nổi bật của con vật.
Chỉ và nói được tên các bộ phận bên ngoài của một số con vật.
Phân biệt được một số con vật theo ích lợi hoặc tác hại của chúng đối với con người.
* Phẩm chất:
Nhân ái: Biết chăm sóc con vật, trân trọng thành quả lao động của mọi người.
Chăm chỉ: tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học.
Trung thực: ghi nhận kết quả việc làm của mình một các trung thực
Trách nhiệm: ý thức được chăm sóc con vật trong nhà.
* Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.
Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
* Năng lực đặc thù:
Nhận thức khoa học: biết chăm sóc và bảo vệ con vật.
Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Biết vận dụng kiến thức đã học để chăm sóc và bảo vệ con vật.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
Bài giảng điện tử, bảng nhóm.
Tranh ảnh minh hoạ trong SGK.
- Học sinh:
Sách TNXH
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động và khám phá: 
a. Mục tiêu:
- Tạo không khí vui tươi và khơi gợi lại nội dung bài học của tiết trước.
b. Cách tiến hành:
- GV cho HS nghe hát bài: “Con muỗi”
- GV mở video cả lớp cùng hát và vỗ tay theo nhịp.
- GV nhận xét: Cô thấy các em hát rất hay, cô tuyên dương cả lớp.
- Theo em con muỗi gây hại gì cho sức khỏe con người?
- GV nói tên bài và viết lên bảng: Bài 18: Con vật quanh em.
2. Hoạt động 1: Lợi ích và tác hại của một số con vật đối với sức khỏe con người
a. Mục tiêu:
- HS nêu được một số lợi ích và tác hại của một số con vật đối với sức khỏe con người
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS quan sát trang 78,79 và hỏi :
+ Tranh vẽ con gì?
+ Con vật đó có ích lợi, tác hại gì đối với con người?
-GV yêu cầu HS kể thêm tên vài con vật khác và nói với bạn về lợi ích hoặc tác hại của những con vật ấy
=> GV nhận xét – chốt: Xung quanh chúng ta có rất nhiều con vật. Có những con vật có ích cho con người như : cung cấp thức ăn, giữ nhà, Nhưng cũng có những con vật gây hại cho con người: phá hoại mùa màng, truyền dịch bệnh 
3. Hoạt động 2: Phân nhóm “ con vật có ích” và “ con vật gây hại” cho con người.
a. Mục tiêu: HS phân biệt được một số con vật theo lợi ích hoặc tác hại của chúng đối với con người.
b. Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành các nhóm 4 HS, yêu cầu HS quan sát tranh trang 78,79 và xếp vào 2 nhóm : “ có ích” hoặc “ có hại”
- Có thể kể thêm tên con vật có ích và gây hại cho con người.
-GV có thể hỏi thêm : Chúng ta cần phải có hành động gì đối với con vật có ích, đối với con vật gây hại?
=> GV nhận xét – chốt: Có những con vật có ích và cũng có những con vật gây hại cho con người
4. . Củng cố - dặn dò:
- Sưu tầm một số tranh ảnh của một số con vật có ích và gây hại cho con người.
- Chuẩn bị tranh ảnh của một số con vật nuôi cho bài học : Chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.
- HS hát và vỗ tay theo yêu cầu.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS quan sát SGK/T.78, 79 và trả lời câu hỏi.
Lắng nghe
Thảo luận nhóm 4
- HS chia sẻ ý kiến theo nhóm 4
- HS trả lời – nhận xét.
-HS đọc từ khóa: “Con vật – Có ích- Có hại”
Hs thực hiện
Rút kinh nghiệm:
 .. .
Thứ tư ngày 20 tháng 01 năm 2021
Tiếng Việt 
CHỦ ĐỀ 20: NGÀY TUYỆT VỜI
BÀI 3: OANH UYNH UYCH
I. MỤC TIÊU: - Như tiết 1
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.
	2. Học sinh: Sách học sinh Tiếng Việt tập 2, vở Tập viết, vở bài tập; viết chì, bảng con, 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp (3-5 phút):
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc, viết, tìm tiếng chứa vần oanh uynh uych .
2. Dạy bài mới (27-30 phút):
2.3. Luyện tập đánh vần, đọc trơn (15-18 phút):
* Mục tiêu: Học sinh đọc được từ mở rộng và hiểu nghĩa của các từ đó; đọc được bài ứng dụng và trả lời câu hỏi về nội dung bài, tăng tốc độ đọc trơn.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Đánh vần, đọc trơn các từ mở rộng, hiểu nghĩa các từ mở rộng:
- Giáo viên treo các tranh, hướng dẫn học sinh tìm từ có tiếng chứa vần oanh, uynh, uych và đọc.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm nghĩa của các từ mở rộng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thêm các từ có tiếng chứa vần oanh, uynh, uych và đọc các từ đó.
- Học sinh quan sát tranh, tìm từ , đọc 
- Học sinh thảo luận, tìm nghĩa của các từ mở rộng:
- Học sinh tìm và đọc
b. Đọc và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng dụng:
- Giáo viên yêu cầu hs đọc bài đọc ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh t

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_20_dinh_thi_thuon.docx