Giáo án Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Hương

Giáo án Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Hương

CHỦ ĐỀ 13: THĂM QUÊ

BÀI 1: AM ĂM ÂM(tiết 1-2)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề (và tranh chủ đề) gợi ra, sử dụng được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Thăm quê .Quan sát tranh khởi động, trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần am, ăm, âm.

2. Kĩ năng: Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần am, ăm, âm. Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “m”.Viết được các vần am, ăm, âmvà các tiếng, từ ngữ có các vần am, ăm, âm.Đánh vần, đọc trơn và hiểu nghĩa của các từ mở rộng; đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng ở mức độ đơn giản.Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với bài học; biết nói lời cảm ơn;cùng bạn nói lời cảm ơn qua các hoạt động mở rộng.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.

5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Thẻ từ, chữ có các vần am, ăm, âm (quả cam, cảm ơn, cầm, ); bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc, tranh chủ đề; Video một số hoạt động có các sự vật, hoạt động có tên gọi chứa vần có âm cuối “m”; tranh chủ đề.

 2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con,

 

docx 59 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 5012
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2020
Tiếng Việt 
CHỦ ĐỀ 13: THĂM QUÊ
BÀI 1: AM ĂM ÂM(tiết 1-2)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề (và tranh chủ đề) gợi ra, sử dụng được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Thăm quê .Quan sát tranh khởi động, trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần am, ăm, âm.
2. Kĩ năng: Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần am, ăm, âm. Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “m”.Viết được các vần am, ăm, âmvà các tiếng, từ ngữ có các vần am, ăm, âm.Đánh vần, đọc trơn và hiểu nghĩa của các từ mở rộng; đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng ở mức độ đơn giản.Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với bài học; biết nói lời cảm ơn;cùng bạn nói lời cảm ơn qua các hoạt động mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ từ, chữ có các vần am, ăm, âm (quả cam, cảm ơn, cầm, ); bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc, tranh chủ đề; Video một số hoạt động có các sự vật, hoạt động có tên gọi chứa vần có âm cuối “m”; tranh chủ đề.
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp (3-5 phút):
- Giáo viên cho hs đọc viết vần, từ, đoạn, nói câu có chưa các vần đã học chủ đề 12
2. Dạy bài mới (27-30 phút):
2.1. Khởi động (4-5 phút):
* Mục tiêu: Học sinh trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề (và tranh chủ đề) gợi ra, sử dụng được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Thăm quê. Quan sát tranh khởi động, trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần am, ăm, âm.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm đôi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh mở sách.
- Học sinh mở sách học sinh trang 130.
- Giáo viên giới thiệu tên chủ đề và chữ ghi tên chủ đề, yêu cầu học sinh nhận diện và đọc chữ mà học sinh đã học. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề và tranh chủ đề gợi ra.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Thăm quê.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi động, nói về những sự vật có trong tranh liên quan đến am, ăm, âm.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có tiếng chứa vần am, ăm, âm.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được (có chứa am, ăm, âm).
- Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng.
- Giáo viên nêu mục tiêu của bài học.
- Học sinh nghe 
- Học sinh trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề và tranh chủ đề gợi ra.
- Học sinh nêu được một số từ khoá 
- Học sinh quan sát và nói
- Học sinh nêu các tiếng 
- Học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được có chứa am, ăm, âm. Từ đó, học sinh phát hiện ra am, ăm, âm.
- Học sinh lắng nghe.
2.2. Nhận diện vần, tiếng có vần mới (23-25 phút):
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần am, ăm, âm. Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “m”.
 * Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện vần mới:
- Giáo viên gắn thẻ chữ am lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát và phân tích vần am.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc 
- Nhận diện vần ăm, âm:
Tiến hành tương tự như nhận diện vần am.
- Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh vần am, ăm, âm.
b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng có vần kết thúc bằng “m”.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng cam.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng theo mô hình tiếng cam. 
c. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh từ quả cam.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đánh vần .
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trơn từ khóa quả cam.
 cá trắm, nấm mối:Tiến hành tương tự như từ khóa quả cam. 
- Học sinh quan sát, phân tích vần am
- Học sinh đọc 
- Học sinh nêu điểm giống nhau giữa các vần am, ăm, âm.
- Học sinh quan sát mô hình đánh vần 
- Học sinh phân tích tiếng cam gồm âm c, vần am.
- Học sinh đánh vần 
- Học sinh quan sát từ quả cam phát hiện tiếng chứa vần.
- Học sinh đánh vần 
- Học sinh đọc trơn 
Nghỉ giữa tiết
d. Tập viết:
* Mục tiêu: Học sinh viết được các vần am, ăm, âm và các tiếng, từ ngữ có các vần am, ăm, âm.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trựcquan, vấn đáp, thực hành
- Viết vần am:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của chữ am.
- Học sinh quan sát và phân tích vần am
- Học sinh viết bảng con.
- Viết từ cam:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của chữ cam
- Viết chữ ăm, cá trắm, âm, nấm:
Tương tự như viết chữ am, cam.
- Viết vào vở tập viết:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết am, cam, ăm, cá trắm, âm, nấmvào vở Tập viết.
- Giáo viên giúp đỡ học sinh yếu.
- Học sinh quan sát 
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh nhận xét 
- Học sinh viết am, cam, ăm, cá trắm, âm, nấm.
- Học sinh nhận xét, tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.3. Luyện tập đánh vần, đọc trơn (15-18 phút):
* Mục tiêu: Học sinh đánh vần thầm, gia tăng tốc độ đọc trơn và hiểu nghĩa của các từ mở rộng; đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng ở mức độ đơn giản.Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với bài học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện, đánh vần, đọc trơn và hiểu nghĩa các từ mở rộng:
- Giáo viên treo các tranh, hướng dẫn học sinh tìm từ có tiếng chứa vần am, ăm, âm theo chiều kim đồng hồ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đánh vần và đọc trơn các từ mở rộng có tiếng chứa vần am, ăm, âm.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm nghĩa của các từ mở rộng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nói câu có chứa từ 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu một số từ ngữ có tiếng chứa vần am, ăm, âmvà đặt câu (đơn giản).
- Học sinh quan sát tranh, tìm từ 
- Học sinh đánh vần và đọc trơn các từ:
- Học sinh thảo luận, tìm nghĩa của các từ mở rộng
- Học sinh nói trong nhóm, vài học sinh nói trước lớp. 
- Học sinh tìm thêm và nói câu (đơn giản).
b. Đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng dụng:
- Giáo viên đọc mẫu bài đọc ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng câu ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của bài đọc ứng dụng: Nghỉ hè, Nam đi đâu? Ông dẫn Nam đi đâu? Nam cảm thấy như thế nào?
- Học sinh nghe giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc.
- Học sinh đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng bài đọc ứng dụng.
- Học sinh hiểu được nghĩa của bài đọc ứng dụng.
Nghỉ giữa tiết
3. Hoạt động mở rộng (10-12 phút):
* Mục tiêu: Học sinh biết cùng bạn cùng bạn nói lời cảm ơn.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu lệnh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh, hỏi gợi mở nội dung tranh: Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh qua các câu hỏi gợi ý: Cảm ơn những ai? Cảm ơn khi nào? Cảm ơn như thế nào?
- Giáo viên giáo dục và lưu ý học sinh về tư thế, khoảng cách, ánh mắt, gương mặt, cử chỉ, điệu bộ khi cảm ơn.
- Học sinh đọc 
- Học sinh quan sát tranh và phát hiện được nội dung tranh.
- Học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng.
- Học sinh cùng bạn thực hành nói lời cảm ơn (nhóm, trước lớp); nêu việc vận dụng bài tập cảm ơn khi về nhà, khi tham gia các hoạt động.
4.Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại tiếng, từ ngữ có am, ăm, âm.
Giáo viên dặn học sinh.
- Học sinh đọc lại tiếng, từ ngữ có am, ăm, âm.
- Học sinh chuẩn bị cho tiết học sau (em, êm).
RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
 .. .
Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Đạo đứctuần 13
THỰC HIỆN NỘI QUY TRƯỜNG, LỚP
BÀI 10: CÙNG THỰC HIỆN NỘI QUY TRƯỜNG, LỚP
(tiết 1, sách học sinh, trang 40-41)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Nêu được những biểu hiện của việc thực thực hiện đúng nội quy trường, lớp; nhận biết được sự cần thiết phải thực thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
2. Kĩ năng: Tự giác thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
3. Thái độ: Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp; không đồng tình với thái độ, hành vi không thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
4. Năng lực chú trọng: Biết được thuận lợi, khó khăn của bản thân khi thực hiện nội quy trường, lớp; tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi do nhà trường, địa phương tổ chức.
5. Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
1. Giáo viên: Sách Đạo đức; các tranh trong sách học sinh (phóng to); bài hát “Bài ca đi học” Nhạc và lời của Phan Trần Bảng.
	2. Học sinh: Sách học sinh, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, Kể chuyện Đạo đức lớp 1; 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp - gợi mở, thuyết trình, đóng vai, trò chơi, kể chuyện, ...
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2-3 phút):
* Mục tiêu:Kích hoạt vốn kiến thức, kĩ năng đã có của học sinh, tạo tâm thế, hứng thú để chuẩn bị bước vào bài học, tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hát bài “Bài ca đi học” và dẫn dắt học sinh vào bài mới “Cùng thực hiện nội quy trường, lớp”.
- Học sinh cùng hát với giáo viên.
2. Hoạt động khám phá (29-32 phút):
2.1. Hoạt động 1. Xem hình và trả lời câu hỏi (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được những biểu hiện của việc thực thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, đàm thoại.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát từng hình và trả lời.
- Học sinh quan sát từng hình và trả lời:Hình 1: Giữ vệ sinh sân trường và chăm sóc cây xanh. Hình 2: Lễ phép chào cô giáo khi cô vào lớp.Hình 3: Chào hỏi người lớn trong trường học.Hình 4: Học sinh biết bỏ rác đúng quy định (bỏ rác vào thùng rác phân loại).
2.2. Hoạt động 2. Thảo luận (11-12 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh tự giác thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp - gợi mở.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm 4, thảo luận và đóng góp ý kiến.
- Sau khi các nhóm trình bày xong, giáo viên cho nhóm tiếp tục kể thêm những việc làm thực hiện đúng nội quy và những việc làm chưa thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
- Các nhóm tham gia đóng góp ý kiến:Hình 1: Bạn nam chưa thực hiện đúng nội quy vì đi muộn.Hình 2: Hai bạn nam nói chuyện làm mất trật tự trong giờ học, chưa thực hiện đúng nội quy.Hình 3: Học sinh mặc đồng phục gọn gàng, sạch sẽ khi đến trường, biết chào bác bảo vệ. Hình 4: Hai bạn đuổi nhau trên cầu thang, chưa thực hiện đúng nội quy.
- Các nhóm tiếp tục kể thêm theo yêu cầu của giáo viên.
2.3. Hoạt động 3. Chia sẻ (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp; không đồng tình với thái độ, hành vi không thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, thuyết trình.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình và nêu lên ý kiến của mình.
- Giáo viên cho học sinh nêu nội quy nào khó thực hiện nhất và nói rõ vì sao. Từ đó, giáo viên gợi ý cho cho học sinh biện pháp để thực hiện tốt nội quy ấy. Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi và trình bày vì sao phải thực hiện nội quy trường, lớp.
- Học sinh quan sát hình và nêu lên ý kiến của mình:Hình 1: Em không đồng tình khi các bạn để phòng học như thế vì phòng học phải luôn sạch sẽ, gọn gàng.Hình 2: Em không đồng tình với bạn nam đã vẽ lên bàn học vì vẽ như thế sẽ làm hư và bẩn bàn học.Hình 3: Em không đồng tình khi các bạn chơi đùa trong lớp, leo lên bàn học vì chơi đùa như thế có thể gây tai nạn và làm hư hỏng bàn ghế.Hình 4: Em không đồng tình với bạn nữ chơi gấu bông trong giờ học vì trong giờ học phải tập trung nghe giảng.
- Học sinh nêu nội quy khó thực hiện nhất và nói rõ vì sao. 
- Học sinh thảo luận nhóm đôi và trình bày vì sao phải thực hiện nội quy trường, lớp.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
 .. 
Tiếng Việt 
CHỦ ĐỀ 13: THĂM QUÊ
BÀI 2: em êm (tiết 3)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần em, êm
2. Kĩ năng: Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần em, êm. Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “m”.Viết được các vần em, êmvà các tiếng, từ ngữ có các vần em, êm.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ chữ em, êm(in thường, in hoa, viết thường); một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ tranh chủ đề; bảng phụ.
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (3-5 phút):
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Tiếp sức”. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc, viết, tìm tiếng chứa vần am, ăm, âm; trả lời một vài câu hỏi về nội dung bài đọc ở vần am, ăm, âm.
2. Dạy bài mới (27-30 phút):
2.1. Khởi động (4-5 phút):
* Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần em, êm.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm đôi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh mở sách.
Hs thực hiện.
- Học sinh mở sách học sinh trang 132.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có tiếng chứa em, êm.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các tiếng tìm được có em, êm.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được (có chứa em, êm).
- Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng.
- Giáo viên nêu mục tiêu của bài học.
- Học sinh quan sát tranh khởi động, nói 
- Học sinh nêu
- Học sinh nêu
- Học sinh lắng nghe .
2.2. Nhận diện vần, tiếng có vần mới (23-25 phút):
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần em, êm. Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “m”.
 * Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện vần mới:
- Giáo viên gắn thẻ chữ em ên bảng, giới thiệu
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc chữ em.
Vần êm tiến hành tương tự như nhận diện vần em.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh các vần em, êm.
b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng có vần kết thúc bằng “m”.
- Giáo viên yêu cầu học sinh phân tích tiếng 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng nemtheo mô hình.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng têm.
c. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa:
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh từ nem chua.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đánh vần tiếng khóa nem.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc trơn từ khóa nem chua.
Từ tấm nệm:Tiến hành tương tự
- Học sinh quan sát, phân tích 
- Học sinh đọc 
- Học sinh nêu 
- Học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng - Học sinh phân tích
- Học sinh đánh vần.
- Học sinh đánh vần: tờ-êm-têm.
- Học sinh quan sát nêu tiếng chứa vần
- Học sinh đánh vần 
- Học sinh đọc trơn.
Nghỉ giữa tiết
d. Tập viết:
* Mục tiêu: Học sinh viết được các vần em, êm và các tiếng, từ ngữ có các vần em, êm.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thực hành
- Viết vần em:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của vần em
- Học sinh quan sát và phân tích 
- Học sinh viết vần em vào bảng con.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có. 
- Viết từ nem chua:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của từ nem
- Viết êm, tấm nệm:
Tiến hành tương tự như viết em, nem chua. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết em, nem chua, êm, tấm nệm vào vở Tập viết.
- Giáo viên giúp đỡ học sinh gặp khó khăn.
- Học sinh quan sát 
- Học sinh viết từ nem chua vào bảng con; nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có.
- Học sinh viết em, nem chua, êm, tấm nệm.
- Học sinh nhận xét, tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
Thứ ba ngày 01 tháng 12 năm 2020
Tiếng Việt 
CHỦ ĐỀ 13: THĂM QUÊ
BÀI 2: em êm (tiết 4)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần em, êm
2. Kĩ năng:.Đánh vần , đọc trơn và hiểu nghĩa của các từ mở rộng; đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng ở mức độ đơn giản.Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với bài học;cùng bạn chơi trò chơi nói nối đuôi từ ngữ chỉ tên gọi các sự vậtthông qua các hoạt động mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ chữ em, êm(in thường, in hoa, viết thường); một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ (ghép hình, tấm nệm, têm trầu, thềm nhà, giỏ đệm, xâu nem) tranh chủ đề; bảng phụ.
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (3-5 phút):
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc, viết, tìm tiếng chứa vần em êm.
2. Dạy bài mới (27-30 phút):
2.1. Luyện tập đánh vần, đọc trơn (15-18 phút):
* Mục tiêu: Học sinh đánh vần đọc trơn và hiểu nghĩa của các từ mở rộng; đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng ở mức độ đơn giản.Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với bài học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện, đánh vần, đọc trơn và hiểu nghĩa các từ mở rộng:
Hs thực hiện
- Giáo viên treo các tranh, hướng dẫn học sinh tìm từ có tiếng chứa vần em, êm.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần và đọc trơn các từ mở rộng có tiếng chứa vần em, êm.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm nghĩa của các từ mở rộng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nói câu có chứa từ ngữ que kem têm trầu, con tem, mắm nêm.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu một số từ ngữ có tiếng chứa vần em, êm và nói câu chứa từ vừa tìm.
- Học sinh quan sát tranh, tìm từ có tiếng chứa vần em, êm
- Học sinh đánh vần và đọc trơn 
- Học sinh thảo luận, tìm nghĩa của các từ mở rộng.
- Học sinh nói trong nhóm, vài học sinh nói trước lớp. 
- Học sinh tìm thêm vần em, êm và nói câu chứa từ vừa tìm.
b. Đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng dụng:
- Giáo viên đọc mẫu bài đọc ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng bài đọc ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của bài đọc: Con theo nội đi đâu?Bà nội mua gì?Mọi người gặp nhau như thế nào?
- Học sinh nghe giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh tìm 
- Học sinh đánh vần 
- Học sinh tìm hiểu nội dung của bài đọc ứng dụng.
Nghỉ giữa tiết
3. Hoạt động mở rộng (10-12 phút):
* Mục tiêu: Học sinh biết cùng bạn chơi trò chơi nói nối đuôi từ ngữ chỉ tên gọi các sự vật.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu lệnh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh.
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý tìm hiểu nội dung: Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng.
- Giáo viên hướng dẫn cách chơi: Học sinh 1 nói từ hoặc cụm từ có hai tiếng trở lên, học sinh 2 nói nối đuôi có từ, cụm từ bắt đầu bằng tiếng cuối của cụm từ mà học sinh 1 đã nói, cứ như thế cho đến hết.
- Giáo viên nhận xét, khuyến khích theo số lượt nói. 
- Học sinh đọc câu lệnh.
- Học sinh quan sát tranh.
- Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên và phát hiện được nội dung tranh.
- Học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng: cùng bạn chơi trò chơi nói nối đuôi từ ngữ chỉ tên gọi các sự vật.
- Học sinh nêu từ ngữ chỉ vật gần gũi, quen thuộc chỉ vật, việc, hoạt động thường thấy ở quê, từ ngữ có tiếng chứa vần có m là âm cuối có thể chỉ xuất hiện ở từ ngữ đầu tiên, ví dụ: chăm làm " làm ruộng " ruộng lúa " ...; chim sáo" sáo nâu " nâu đỏ " ).
4. Củng cố dặn dò: (3-5 phút):
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại tiếng, nói câu từ có em, êm.
Giáo viên dặn học sinh.
- Học sinh đọc lại tiếng, nói câu có em, êm
- Học sinh chuẩn bị sau ( bài om, ôm, ơm).
RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
 .. 
Tiếng Việt 
CHỦ ĐỀ 13: THĂM QUÊ
BÀI 3: om ôm ơm (tiết 5)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần om, ôm, ơm 
2. Kĩ năng: Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần om, ôm, ơm. Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “m”.Viết được các vần om, ôm, ơm và các tiếng, từ ngữ có các vần om, ôm, ơm.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ chữ om, ôm, ơm (in thường, in hoa, viết thường); một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ (thôn xóm, lom khom, khóm, ôm, cây rơm); tranh chủ đề; bảng phụ.
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (3-5 phút):
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc, viết, tìm tiếng chứa vần em, êm(nem chua, tấm nệm, têm trầu, mắm nêm, con vẹm, rèm).
2. Dạy bài mới (27-30 phút):
2.1. Khởi động (4-5 phút):
* Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần om, ôm, ơm.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh mở sách.
- Hs thực hiện
- Học sinh mở sách học sinh trang 134.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có vầnom, ôm, ơm.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các tiếng có vần om, ôm, ơm đã tìm được.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được.
- Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng.
- Học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có tiếng chứa vần om, ôm, ơm
- Học sinh nêu 
- Học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được có chứa vầnom, ôm, ơm. Từ đó, học sinh phát hiện ra om, ôm, ơm.
- Học sinh lắng nghe.
2.2. Nhận diện vần, tiếng có vần mới (23-25 phút):
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần om, ôm, ơm. Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “m”.
 * Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện vần mới:
- Giáo viên dùng hình ảnh, thẻ từ có vần om.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vầnvần om.
Vần ôm, ơm:Tiến hành tương tự như vần om.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh các vần om, ôm, ơm.
b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng đóm.
- Giáo viên hướng dẫn học sinhđánh vần tiếng “đóm” theo mô hình.
c. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa;
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh từ đom đóm.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đánh vần 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc trơn 
- Từ khoá con tôm, cây rơm:Tiến hành tương tự như từ khóa đom đóm.
- Học sinh quan sát và phân tích 
- Học sinh đọc 
- Học sinhnêu điểm giống nhau giữa các vần om, ôm, ơm
- Học sinh quan sát, phân 
- Học sinh đánh vần 
- Học sinh xem tranh đom đóm, phát hiện tiếng chứa vần vừa học.
- Học sinh đánh vần
- Học sinh đọc
Nghỉ giữa tiết
d. Tập viết:
* Mục tiêu: Học sinh viết được các vần om, ôm, ơm và các tiếng, từ ngữ có các vần om, ôm, ơm.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thực hành
- Viết vần om:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của vầnom
- Học sinh quan sát 
- Học sinh viết chữ om vào bảng con.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có. 
- Viết từ đom đóm:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của chữ đóm
- Viết ôm, tôm, ơm, rơm:
Tiến hành tương tự như viết om, đom đóm.
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết om, đom đóm, ôm, tôm, ơm, rơm vào vở Tập viết.
- Giáo viên giúp đỡ học sinh gặp khó khăn.
- Học sinh quan sát 
- Học sinh viết từ đom đóm vào bảng con.
- Học sinh viết om, đom đóm, ôm, tôm, ơm, rơm.
- Học sinh nhận xét, tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
CHỦ ĐỀ 2: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
BÀI 6: TẾT NGUYÊN ĐÁN 
Thời lượng: 2 tiết
MỤC TIÊU:
Giới thiệu được tên gọi và thời gian diễn ra tết Nguyên đán.
Kể được một số công việc của gia đình và người dân cho tết Nguyên đán.
Nêu được cảm xúc trong ngày tết Nguyên đán. 
Phẩm chất chủ yếu 
- Nhân ái: yêu quý gia đình, bạn người thân.
- Chăm chỉ: Có ý thức giữ gìn vệ sinh nhà cửa.
- Trách nhiệm: hiểu được trách nhiệm của bản thân đối với gia đình khi chuẩn bị đón Tết.
2.Năng lực chung 
- Tự chủ và tự học: Thể hiện qua việc thực hiện các hoạt động tại trường lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ cùng bạn những điều đã biết tết Nguyên đán của mình.
- Giải quyết các vấn đề sáng tạo: Thể hiện được cách ứng xử phù hợp với các tình huống xảy ra vào ngày Tết.
 3.Năng lực khoa học
- Nhận thức khoa học: Giới thiệu được tên gọi và thời gian diễn ra tết Nguyên đán.
- Tìm hiểu môi trường tự nhiên xã hội xung quanh: Kể được một số công việc của gia đình và người dân cho tết Nguyên đán.
- Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học: Nêu được cảm xúc trong ngày tết Nguyên đán. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- SGV, SHS, tranh ảnh, máy chiếu, clip 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
TIẾT 1
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động: 
a. Mục tiêu:
- Tạo không khí vui tươi trước khi bắt đầu vào tiết học.
- Tạo tình huống dẫn vào bài.
b. Cách tiến hành:
- GV cho HS hát bài: “Sắp đến tết rồi”.
- GV mở video cả lớp cùng hát và vỗ tay theo nhịp.
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới 
- GV nói tên bài và viết lên bảng: Bài 13: Tết Nguyên đán.(tiết 1)
2. Hoạt động 1: Hình thành, phát triển năng lực nhận thức và tìm hiểu
a. Mục tiêu: Giới thiệu được tên gọi và thời gian diễn ra tết Nguyên đán.
- Kể được một số công việc của gia đình và người dân cho tết Nguyên đán.
b. Cách tiến hành
- Tết Nguyên đán diễn ra vào thời gian nào?
Nhận xét- kết luận
Giao việc
- Quan sát tranh, thảo luận kể được một số công việc của gia đình chuẩn bị cho tết Nguyên đán
Kết luận, giáo dục: Tết là dịp để cả gia đình quay quần bên nhau, mọi người cùng vui vẻ tham gia các công việc để chuẩn bị cho dịp tết.
3. Hoạt động 2: Hình thành, phát triển năng lực vận dụng thức và kỹ năng
a. Mục tiêu: 
- Kể được một số công việc của gia đình mình để đón tết Nguyên đán.
b. Cách tiến hành:
- Giao việc
Nhận xét- tuyên dương
=> Kết luận: Em cùng gia đình chuẩn bị đón Tết thật vui.
4. Củng cố – dặn dò
- GV hỏi lại về bài học
- GV liên hệ thực tế, GDTT 
* Hoạt động tiếp nối: Vẽ tranh về ngày tết quê em, ảnh gia đình vào dịp tết
- HS hát và vỗ tay theo yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại tên bài.
- Đôi bạn trao đổi cùng nhau
- Trình bày
HS quan sát tranh, lắng nghe
 - Làm việc theo nhóm 4/1 tranh 
- Trình bày- nhận xét- bổ sung
HS lắng nghe
-Đôi bạn kể cho nhau nghe: Những người trong gia đình mình đã làm những việc gì để đón tết Nguyên đán.
-Trình bày
HS lắng nghe
HS nhắc lại tựa bài
HS lắng nghe, vận dụng
Thứ tư ngày 02 tháng 12 năm 2020
Tiếng Việt 
CHỦ ĐỀ 13: THĂM QUÊ
BÀI 3: om ôm ơm (tiết 6)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần om, ôm, ơm (thôn xóm, lom khom, khóm, ôm, cây rơm).
2. Kĩ năng: Đánh vần, độ đọc trơn và hiểu nghĩa của các từ mở rộng; đọc đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_13_nam_hoc_2020_2.docx