Giáo án Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 10 - Đinh Thị Hương

Giáo án Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 10 - Đinh Thị Hương

CHỦ ĐỀ 10: CHỦ NHẬT

BÀI 1: at ăt ât (tiết 1-2)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Ngày chủ nhật Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần at, ăt, ât.

2. Kĩ năng: Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần at, ăt, ât. Đánh vần và ghép tiếng chứa vần có bán âm cuối “t”; hiểu nghĩa của các từ đó.Viết được các vần at, ăt, âtvà các tiếng, từ ngữ có các vần at, ăt, ât.

 3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.

5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Thẻ từ các vần at, ăt, ât; một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ bản nhạc bài hát “Đi học” (thơ Minh Chính); tranh chủ đề.

 2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con,

 

docx 64 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 17720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 10 - Đinh Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng Việt 
CHỦ ĐỀ 10: CHỦ NHẬT
BÀI 1: at ăt ât (tiết 1-2)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Ngày chủ nhật Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần at, ăt, ât.
2. Kĩ năng: Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần at, ăt, ât. Đánh vần và ghép tiếng chứa vần có bán âm cuối “t”; hiểu nghĩa của các từ đó.Viết được các vần at, ăt, âtvà các tiếng, từ ngữ có các vần at, ăt, ât.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ từ các vần at, ăt, ât; một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ bản nhạc bài hát “Đi học” (thơ Minh Chính); tranh chủ đề.
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp (3-5 phút):
- Giáo viên yêu cầu các bạn học sinh đọc câu, đoạn/ viết từ ngữ/ nói câu có tiếng chứa ac, âc, ăc, oc, ôc, uc, ưc; trả lời một vài câu hỏi về nội dung của các bài đọc thuộc chủ đề Vui học.
2. Dạy bài mới (27-30 phút):
2.1. Khởi động (4-5 phút):
* Mục tiêu: Học sinh Trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Ngày chủ nhật. Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần at, ăt, ât.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm đôi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh mở sách.
Hs thực hiện
- Học sinh mở sách học sinh trang 100.
- Giáo viên giới thiệu tên chủ đề và chữ ghi tên chủ đề, yêu cầu học sinh nhận diện và đọc chữ mà học sinh đã học. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề và tranh chủ đề gợi ra.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Ngày chủ nhật.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi động, nói về những sự vật có trong tranh liên quan đến at, ăt, ât.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có tiếng chứa vần at, ăt, ât.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được (có chứa at, ăt, ât).
- Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng.
- Học sinh nghe 
- Học sinh nêu
- Học sinh nêu 
- Học sinh quan sát và trả lời 
- Học sinh nêu các tiếng tìm được
- Học sinh so sánh
- Học sinh lắng nghe.
2.2. Nhận diện vần, tiếng có vần mới (23-25 phút):
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần at, ăt, ât. Đánh vần và ghép tiếng chứa vần có bán âm cuối “t”; hiểu nghĩa của các từ đó. 
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện vần mới:
Nhận diện vần at:
- Giáo viên gắn thẻ chữ at lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát và phân tích vần at.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc chữ at.
Nhận diện vần ăt, ât:
Tiến hành tương tự như nhận diện vần at.
Tìm điểm giống nhau giữa các vần at, ăt, ât:
- Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh các vần at, ăt, ât.
b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng có vần kết thúc bằng “t”.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng đại diện hát.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng theo mô hình. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đánh vần tiếng khác.
c. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa:
Đánh vần và đọc trơn từ khóa ca hát:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh từ ca hát.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng khóa hát.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trơn từ khóa ca hát.
Đánh vần và đọc trơn từ khóa cắt giấy, bật ti vi:
Tiến hành tương tự như từ khóa ca hát. 
- Học sinh quan sát 
- Học sinh đọc
- Học sinh so sánh
- Học sinh quan sát, đánh vần 
- Học sinh phân tích
- Học sinh đánh vần 
- Học sinh quan sát, phát hiện vần at trong tiếng khoá hát.
- Học sinh đánh vần 
- Học sinh đọc trơn 
Nghỉ giữa tiết
d. Tập viết:
* Mục tiêu: Học sinh viết được các vần at, ăt, âtvà các tiếng, từ ngữ có các vần at, ăt, ât.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thực hành
Viết vào bảng con chữ at, ca hát, ăt, cắt giấy, ât, bật:
- Viết vầnat:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của vần at.
- Học sinh quan sát 
- Học sinh viết chữ at vào bảng con.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có. 
- Viết từ ca hát:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của chữ hát
- Viết chữ ăt, cắt giấy, ât, bật:
Tương tự như viết chữ at, ca hát.
Viết vào vở tập viết:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết chữ at, ca hát, ăt, cắt giấy, ât, bậtvào vở Tập viết.
- Giáo viên giúp đỡ học sinh yếu.
- Học sinh quan sát 
- Học sinh viết chữ ca hát vào bảng con.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có.
- Học sinh viết chữ at, ca hát, ăt, cắt giấy, ât, bật.
- Học sinh nhận xét, tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.3. Luyện tập đánh vần, đọc trơn (15-18 phút):
* Mục tiêu: Học sinh đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được đoạn ứng dụng và hiểu nghĩa của đoạn ứng dụng mức độ đơn giản. Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với nội dung bài học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Đánh vần, đọc trơn các từ mở rộng, hiểu nghĩa các từ mở rộng:
- Giáo viên treo các tranh, hướng dẫn học sinh tìm từ có tiếng chứa vần at, ăt, ât theo chiều kim đồng hồ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần và đọc trơn các từ mở rộng có tiếng chứa vần at, ăt, ât.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm nghĩa của các từ mở rộng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nói câu có chứa từ ngữ xúc cát hoặc máy giặt, chủ nhật.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thêm vần at, ot 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu một số từ ngữ có tiếng chứa vần at, ăt, ât.
- Học sinh quan sát tranh, tìm từ có tiếng chứa vần at, ăt, ât
- Học sinh đánh vần và đọc trơn 
- Học sinh thảo luận, tìm nghĩa của các từ mở rộng.
- Học sinh nói trong nhóm, vài học sinh nói trước lớp. 
- Học sinh tìm thêm.
- Học sinh nêu
b. Đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng dụng:
- Giáo viên đọc mẫu bài đọc ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng câu ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của bài đọc ứng dụng: Kể tên hoạt động của từng người trong nhà bé đã làm vào ngày chủ nhật. Em thường làm gì vào ngày chủ nhật?
- Học sinh nghe giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc.
- Học sinh đánh vần, đọc thành tiếng bài đọc ứng dụng.
- Học sinh hiểu được nghĩa của bài đọc ứng dụng.
Nghỉ giữa tiết
3. Hoạt động mở rộng (10-12 phút):
* Mục tiêu: Học sinh biết cùng bạn hát, đọc thơ, múa bài có từ ngữ chứa tiếng có vần được học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu lệnh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh, hỏi gợi mở nội dung tranh: Tranh vẽ những ai? Đang làm gì? 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hát, đọc thơ, múa hoặc đọc bài vè Ngày chủ nhật.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nghe nhạc đoán tên bài hát Đi học.
- Học sinh đọc câu lệnh.
- Học sinh quan sát tranh và phát hiện được nội dung tranh.
- Học sinh hát, đọc thơ, múa hoặc đọc bài vè Ngày chủ nhật.
- Học sinh nghe nhạc đoán tên bài hát Đi học − thơ Minh Chính (trong nhóm, trước lớp)
4. Củng cố - dặn dò (3-5 phút):
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện đọc lại tiếng, từ ngữ có at, ăt, ât.
Giáo viên dặn học sinh.
- Học sinh nhận diện, đọc lại tiếng, từ ngữ có at, ăt, ât; 
- Học sinh chuẩn bị cho tiết học sau (et, êt, it).
RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
 .. 
Đạo đức
TỰ GIÁC LÀM VIỆC CỦA MÌNH
BÀI 5: TỰ GIÁC LÀM VIỆC Ở NHÀ (tiết 2)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà; biết vì sao phải tự giác làm việc của mình.
2. Kĩ năng: Thực hiện một số việc của mình ở nhà một cách tự giác.
3. Thái độ: Đồng tình với hành vi, thái độ tự giác và không đồng tình với thái độ, hành vi không tự giác làm việc ở nhà.
4. Năng lực chú trọng: Phân biệt được hành vi tự giác hoặc không tự giác khi sinh hoạt ở nhà; khắc phục những hành vi chưa tự giác ở nhà; biết được những ưu điểm, hạn chế của bản thân về tự giác ở nhà; biết quan sát, tìm hiểu về gia đình; các hành vi ứng xử ở nhà; tham gia công việc gia đình.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
1. Giáo viên: Sách Đạo đức; các tranh trong sách học sinh (phóng to); bài hát “Bé quét nhà” Nhạc và lời của Hà Đức Hậu.
	2. Học sinh: Sách học sinh, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, Kể chuyện Đạo đức lớp 1; 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định và kiểm tra bài cũ
Hs kể những việc làm mình tự làm ở nhà?
Nhận xét
Bài mới
- Giới thiệu và ghi bảng
2.1. Hoạt động luyện tập (18-20 phút):
- Hs thực hiện
Hoạt động 1. Xử lí tình huống (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết vì sao phải tự giác làm việc của mình.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, sắm vai.
* Cách tiến hành:
a) Quan sát tranh và tự nhận thức:
- Giáo viên tổ chức, gợi ý để học sinh quan sát và nhận thức.
b)Em sẽ nói gì với bạn Thuỷ?
- Giáo viên tổ chức cho học sinh sắm vai để diễn tả lại nội dung tình huống này, có thể vào vai người mẹ để dẫn dắt nhằm làm sáng tỏ nội dung, ý đồ tổ chức của hoạt động.
- Sau khi sắm vai xong, giáo viên yêu cầu học sinh trình bày các phương án của mình.
- Học sinh quan sát và phát biểu: 
- Học sinh sắm vai để diễn tả lại nội dung tình huống này.
- Sau khi sắm vai xong, học sinh trình bày các phương án của mình: 
3.2. Hoạt động 2. Liên hệ bản thân (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh tự liên hệ bản thân.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Kể chuyện, đàm thoại.
* Cách tiến hành:
a) Liên hệ bản thân:
- Từ mục 1, giáo viên kết nối nối với mục liên hệ bản thân để học sinh trả lời các câu hỏi:Em có giống bạn Thuỷ không?Kể thêm những việc em đã tự giác làm ở nhà và lợi ích của việc làm đó.Em chưa tự giác làm việc gì? Em phấn đấu thực hiện như thế nào?
- Giáo viên định hướng về lợi ích của việc tự giác một cách nhẹ nhàng, không áp đặt.Đối với những việc các em chưa tự giác làm được ở nhà, giáo viên cũng cần khích lệ học sinh tự giác. Có thể nhiều em chưa ý thức được những việc mình nên tự giác làm ở nhà, giáo viên cần gợi ý sát với thực tế của gia đình học sinh để các em nhận ra.
b)Em sẽ phấn đấu thực hiện như thế nào? 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu hướng thực hiện cụ thể.
- Học sinh tự liên hệ bản thân để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
- Học sinh nêu hướng thực hiện cụ thể
4. Hoạt động thực hành (13-15 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết tự giác làm những việc nhà vừa sức, phù hợp với bản thân.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, sắm vai.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh sắm vai để thực hiện các việc nhà thông thường, cụ thể như:Sắm vai cùng anh/chị lau nhà; sắm vai để lau bàn ghế, tưới cây.
- Học sinh sắm vai theo 2 tình huống.
5. Hoạt động nối tiếp sau bài học:
Kết thúc bài học, giáo viên cho học sinh học thuộc lòng câu thơ của Hồ Chí Minh: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ; Tuỳ theo sức của mình; chuẩn bị bài sau.
Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
Rút kinh nghiệm:
 .. ..
 .. 
Tiếng Việt 
CHỦ ĐỀ 10: NGÀY CHỦ NHẬT
BÀI 2: et êt it (tiết 3)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần et, êt, it
2. Kĩ năng: Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần et, êt, it. Đánh vần và ghép tiếng chứa vần có bán âm cuối “t”; hiểu nghĩa của các từ đó.Viết được các vần et, êt, itvà các tiếng, từ ngữ có các vần et, êt, it.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ chữ et, êt, it(in thường, in hoa, viết thường); một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ (bệt màu, tết tóc, con két/ con vẹt, cây mít)tranh chủ đề.
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (3-5 phút):
-Giáo viên tổ chức trò chơi “Truyền điện”. Giáo viên yêu cầu học sinhđọc câu, đoạn/ viết từ ngữ/ nói có tiếng chứa vần at, ăt, ât.
2. Dạy bài mới (27-30 phút):
2.1. Khởi động (4-5 phút):
* Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần et, êt, it.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhómđôi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh mở sách.
Hs thực hiện
- Học sinh mở sách học sinh trang 102.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có tiếng chứa et, êt, it.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các tiếng tìm được có vầnet, êt, it.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được (có chứa et, êt, it).
- Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng.
- Học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có tiếng chứa et, êt, it
- Học sinh nêu
- Học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được có chứa et, êt, it. Từ đó, học sinh phát hiện ra et, êt, it.
- Học sinh lắng nghe .
2.2. Nhận diện vần, tiếng có vần mới (23-25 phút):
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần et, êt, it. Đánh vần và ghép tiếng chứa vần có bán âm cuối “t”; hiểu nghĩa của các từ đó. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện vần mới:
Nhận diện vần et:
- Giáo viên gắn thẻ chữ et lên bảng.
- Giáo viên giới thiệu vần et.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc vần et.
Nhận diện vần êt, it:
Tiến hành tương tự như nhận diện vần et.
Tìm điểm giống nhau giữa các vần et, êt, it:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh vần et, êt, it.
b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng có vần kết thúc bằng “t”.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng đại diện:sét.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng sét theo mô hình.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần thêm tiếng khác, ví dụ tiếng vẹt. 
c. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa:
Đánh vần và đọc trơn từ khóa đất sét:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh từ đất sét.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng khóa sét.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trơn từ khóa đất sét.
Đánh vần và đọc trơn từ khóa tết tóc, quả mít:
Tiến hành tương tự như từ khóa đất sét. 
- Học sinh quan sát, phân tích vần et: 
- Học sinh đọc
- Học sinh so sánh
- Học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng có vần kết thúc bằng “t”.
- Học sinh phân tích
- Học sinh đánh vần
- Học sinh đánh vần tiếng vẹt
- Học sinh quan sát từ đất sét phát hiện tiếng khoá sét, vần et trong tiếng khoá sét.
- Học sinh đánh vần:
 - Học sinh đọc trơn từ khóa đất sét.
Nghỉ giữa tiết
d. Tập viết:
* Mục tiêu: Hs viết được các vần et, êt, itvà các tiếng, từ ngữ có các vần et, êt, it
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, thực hành
 Viết vào bảng conet, sét; êt, tết; it, mít:
- Viết vần et:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của vần et
- Học sinh quan sát 
- Học sinh viết vần et vào bảng con.
- Viết từ sét:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của chữ sét(chữ sđứng trước, vần etđứng sau, dấu ghi thanh sắc đặt trên chữ e).
- Viết êt, tết; it, mít:
Tiến hành tương tự như viết vần et và từ sét. 
 Viết vào vở tập viết:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết et, sét; êt, tết; it, mítvào vở Tập viết.
- Giáo viên giúp đỡ học sinh gặp khó khăn
3. Củng cố - dặn dò: 3- 5p
- Yêu cầu hs đọc lại, tìm những tiếng chứa vần et, êt, it ngoài bài
- Về nhà chuẩn bị tiết 2
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết chữ sét.
- Học sinh viết từsétvào bảng con.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có.
- Học sinh viết et, sét; êt, tết; it, mít.
- Học sinh nhận xét , tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
Hs thực hiện
Thứ ba ngày 11 tháng 11 năm 2020
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 1tuần 10
CHỦ ĐỀ 10: NGÀY CHỦ NHẬT
BÀI 2: ET ÊT IT (tiết 3-4, sách học sinh, trang 102-103)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần et, êt, it(bệt màu, tết tóc, con két/ con vẹt, cây mít, ).
2. Kĩ năng: Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần et, êt, it. Đánh vần và ghép tiếng chứa vần có bán âm cuối “t”; hiểu nghĩa của các từ đó.Viết được các vần et, êt, itvà các tiếng, từ ngữ có các vần et, êt, it.Đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được đoạn ứng dụng và hiểu nghĩa của đoạn ứng dụng mức độ đơn giản.Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với nội dung bài học;cùng bạn hát, đọc vè, múa bài có nội dung liên quan đến chủ đề Ngày chủ nhậtthông qua các hoạt động mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ chữ et, êt, it(in thường, in hoa, viết thường); một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ (bệt màu, tết tóc, con két/ con vẹt, cây mít)tranh chủ đề.
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, trò chơi: nhằm khai thác kinh nghiệm ngôn ngữ (vốn từ, đặt câu) và kinh nghiệm xã hội của học sinh, kết nối điều học sinh đã biết, đã có với bài học mới, giúp học sinh nhận ra ý nghĩa của việc học (đọc, viết).
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (3-5 phút):
Giáo viên tổ chức trò chơi “Truyền điện”. Giáo viên yêu cầu học sinhđọc câu, đoạn/ viết từ ngữ/ nói có tiếng chứa vần at, ăt, ât.
2. Dạy bài mới (27-30 phút):
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.3. Luyện tập đánh vần, đọc trơn (15-18 phút):
* Mục tiêu: Học sinh đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được đoạn ứng dụng và hiểu nghĩa của đoạn ứng dụng mức độ đơn giản.Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với nội dung bài học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện, đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng:
- Giáo viên treo các tranh, hướng dẫn học sinh tìm từ có tiếng chứa vần et, êt, it.
- Giáo viênhướng dẫn học sinh đánh vần và đọc trơn các từ mở rộng có tiếng chứa vần et, êt, it.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm nghĩa của các từ mở rộng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nói câu có chứa từ ngữ bồ kếthoặcvịt bầu, vẹt mỏ đỏ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thêm vần et, êt, itbằng việc quan sát môi trường chữ viết xung quanh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu một số từ ngữ có tiếng chứa vần et, êt, itvà đặt câu chứa từ vừa tìm.
- Học sinh quan sát tranh, tìm từ có tiếng chứa vần et, êt, it(bồ kết, vịt bầu, vẹt mỏ đỏ).
- Học sinhđánh vần và đọc trơn các từ: bồ kết, vịt bầu, vẹt mỏ đỏ.
- Học sinh thảo luận, tìm nghĩa của các từ mở rộng:bồ kết, vịt bầu, vẹt mỏ đỏ.
- Học sinh nói trong nhóm, vài học sinh nói trước lớp.
- Học sinh tìm thêm vần et, êt, itbằng việc quan sát môi trường chữ viết xung quanh.
- Học sinh nêu, ví dụ: hét, trệt, khít, và đặt câu chứa từ vừa tìm.
b. Đọc và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng dụng:
- Giáo viên đọc mẫu bài đọc ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng bài đọc ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của bài đọc: Kể tên những việc làm của bé?Em có thường chơi những trò giống bé không?
- Học sinh nghe giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc.
- Học sinh đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng bài đọc ứng dụng.
- Học sinh tìm hiểu nội dung của bài đọc ứng dụng.
Nghỉ giữa tiết
3. Hoạt động mở rộng (10-12 phút):
* Mục tiêu: Học sinh biết cùng bạn hát, đọc vè, múa bài có nội dung liên quan đến chủ đề Ngày chủ nhật.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinhđọc câu lệnh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh.
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý tìm hiểu nội dung: Tranh vẽ những ai? Đang làm gì?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinhcùng bạn hát, đọc thơ, múa hoặc đọc bài Vè chúc Tết. 
- Giáo viêncho học sinh nghe nhạc đoán tên bài hát Tết đến rồi.
- Học sinhđọc câu lệnh Đọc vè chúc Tết.
- Học sinh quan sát tranh.
- Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viênvà phát hiện được nội dung tranh.
- Học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng: cùng bạn hát, đọc vè, múa bài có nội dung liên quan đến chủ đề Ngày chủ nhật.
- Học sinh cùng bạn hát, đọc thơ, múa hoặc đọc bài Vè chúc Tết.
- Học sinhnghe nhạc đoán tên bài hát Tết đến rồi (trong nhóm, trước lớp).
4. Hoạt động nối tiếp (3-5 phút):
a. Củng cố:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện lại tiếng, từ có et, êt, it.
b. Dặn dò:
Giáo viên dặn học sinh.
-Học sinh nhận diện lại tiếng, từ có et, êt, it.
- Học sinh nắm lại nội dung bài ở giờ tự học.
-Học sinh chuẩn bị cho tiết học sau (ot, ôt, ơt).
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
 .. 
 .. 
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 1tuần 10
CHỦ ĐỀ 10: NGÀY CHỦ NHẬT
BÀI 3: OT ÔT ƠT (tiết 5-6, sách học sinh, trang 104-105)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần ot, ôt, ơt(ớt, cà rốt, ngót, cái thớt, ).
2. Kĩ năng: Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần ot, ôt, ơt. Đánh vần và ghép tiếng chứa vần có bán âm cuối “t”; hiểu nghĩa của các từ đó.Viết được các vần ot, ôt, ơtvà tiếng, từ ngữ có vần ot, ôt, ơt.Đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được đoạn ứng dụng và hiểu nghĩa của đoạn ứng dụng mức độ đơn giản.Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với nội dung bài học;cùng bạn hỏi đáp về các vật có trong tranh thông qua các hoạt động mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ chữ ot, ôt, ơt(in thường, in hoa, viết thường); một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ (ớt, cà rốt, ngót, cái thớt); tranh chủ đề.
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, trò chơi: nhằm khai thác kinh nghiệm ngôn ngữ (vốn từ, đặt câu) và kinh nghiệm xã hội của học sinh, kết nối điều học sinh đã biết, đã có với bài học mới, giúp học sinh nhận ra ý nghĩa của việc học (đọc, viết).
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (3-5 phút):
Giáo viên tổ chức trò chơi “Nhanh như chớp”. Giáo viên yêu cầu học sinhđọc câu, đoạn/ viết từ ngữ/ nói câu có từ ngữ chứa tiếng có vần ot, ôt, ơt.
2. Dạy bài mới (27-30 phút):
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.1. Khởi động (4-5 phút):
* Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần ot, ôt, ơt.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, tìm đúng trang của bài học.
- Học sinh mở sách học sinh trang 104.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có vầnot, ôt, ơt.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các tiếng có vầnot, ôt, ơt đã tìm được.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được (có chứa vầnot, ôt, ơt).
- Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng.
- Giáo viên nêu mục tiêu của bài học.
- Học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có tiếng chứa vầnot, ôt, ơtnhư: ớt, cà rốt, ngót, lá lốt, cái thớt, cái vợt hớt bọt.
- Học sinhnêu các tiếng có vầnot, ôt, ơtđã tìm được: ngót, sọt, thớt, ớt, vợt, rốt, lốt.
- Học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được có chứa vầnot, ôt, ơt. Từ đó, học sinh phát hiện ra ot, ôt, ơt.
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài, mục tiêu và quan sát chữ ghi tên bài.
2.2. Nhận diện vần, tiếng có vần mới (23-25 phút):
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần ot, ôt, ơt. Đánh vần và ghép tiếng chứa vần có bán âm cuối “t”; hiểu nghĩa của các từ đó. Viết được các vần ot, ôt, ơtvà tiếng, từ ngữ có vần ot, ôt, ơt.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện vần mới:
a.1. Nhận diện vầnot:
- Giáo viên dùng hình ảnh, thẻ từ có vần ot.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vầnvần ot.
a.2. Nhận diện vầnôt, ơt:
Tiến hành tương tự như vần ot.
a.3.Tìm điểm giống nhau giữa các vần ot, ôt, ơt:
- Giáo viên hướng dẫn học sinhso sánh vần ot, ôt, ơt.
b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng vần kết thúc bằng “t”.
- Giáo viên hướng dẫn học sinhphân tích tiếng đại diện sọt.
- Giáo viên hướng dẫn học sinhđánh vần tiếng “sọt” theo mô hình.
- Giáo viên hướng dẫn học sinhđánh vần thêm tiếng khác, ví dụ:vợt.
c. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa;
c.1. Đánh vần và đọc trơn từ khoá cái sọt:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh từ cái sọt.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng khóa sọt.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trơn từ khóa cái sọt.
c.2. Đánh vần và đọc trơn từ khoá lá lốt, cái thớt:
Tiến hành tương tự như từ khóa cái sọt. 
- Học sinh quan sát vàphát phân tích vần ot: gồm âm o đứng trước và âm t đứng sau.
- Học sinh đọc vần ot: o-tờ-ot.
- Học sinhnêu điểm giống nhau giữa các vần ot, ôt, ơt (đều có âm tđứng cuối vần).
- Học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng vần kết thúc bằng “t”.
- Học sinh quan sát, phân tích tiếng sọt(âm svà vần ot, thanh nặng).
- Học sinh đánh vần sọt: sờ-ot-sot-nặng-sọt. 
- Học sinh đánh vần vợt: vờ-ơt-vơt-nặng-vợt. 
- Học sinh xem tranh cái sọt, phát hiện tiếng khóa sọt và vần ot trong tiếng khóa sọt. 
- Học sinh đánh vần: sờ-ot-sot-nặng-sọt.
- Học sinh đọc: cái sọt.
Nghỉ giữa tiết
d. Tập viết:
d.1. Viết vào bảng conot, sọt, ôt, lốt, ơt, thớt: 
- Viết vầnot:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo các nét của vần ot(chữ ođứng trước, tđứng sau).
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết và phân tích cấu tạo các nét của vầnot.
- Học sinhdùng ngón trỏ viết vầnotlên không khí, lên mặt bàn.
- Học sinh viết chữ ot vào bảng con.
- Viết từsọt:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của chữsọt(chữ sđứng trước, vần otđứng sau, dấu ghi thanh nặng đặt dưới chữ o).
- Viết ôt, lốt, ơt, thớt:
Tiến hành tương tự như viết ot, sọt.
d.2. Viết vào vở tập viết:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết ot, sọt, ôt, lốt, ơt, thớt vào vở Tập viết.
- Giáo viên giúp đỡ học sinh yếu.
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết chữ sọt.
- Học sinh viết từsọtvào bảng con.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có.
- Học sinh viết ot, sọt, ôt, lốt, ơt, thớt.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có, tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI 
CHỦ ĐỀ 2 : TRƯỜNG HỌC
BÀI 10 : ÔN TẬP CHỦ ĐỀ TRƯỜNG HỌC
Thời lượng: 2 tiết
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
*Củng cố một số nội dung của chủ đề Nhà trường
* Thực hành kĩ năng ứng xử với các thành viên trong nhà trường.
* Kính trọng thầy cô và yêu quý bạn bè ở trường.
1. Phẩm chất:
Chăm chỉ: tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học
Trung thực: ghi nhận kết quả việc làm của mình một các trung thực
Trách nhiệm: ý thức được trách nhiệm của bản thân trong nhà trường và khi tham gia các hoạt động của lớp học.
2.Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động của tiết học.
Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_10_dinh_thi_huong.docx