Giáo án Các môn Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 10 - Năm học 2020-2021

Giáo án Các môn Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 10 - Năm học 2020-2021

*Bài tập 1:

Trò chơi Hỏi vần đáp tiếng - chơi nhanh.

- GV đưa lên bảng hình ảnh 2 HS giơ lên 2 thẻ (1 em giơ thẻ vần ăm, em kia giơ thẻ tiếng chăm), bên cạnh là 8 thẻ ghi những vần, tiếng khác.

- GV chỉ từng thẻ vần, tiếng. (Làm mẫu) GV mời 2 HS làm mẫu với vần ăm, tiếng chăm:

* Thay đổi, hỏi tiếng đáp vần, đổi vai: HS 2 hỏi - HS 1 đáp.

Thực hành với các vần, tiếng mới, HS tự nghĩ ra: 2 tổ dự thi.

+ 2 tổ trưởng “oằn tù tì” để chọn nhóm được hỏi trước.

- GV khen cặp / tổ làm bài đúng, nhanh, hỏi - đáp nhịp nhàng, to, rõ.

* Bài tập 2: (Tập đọc)

- GV giới thiệu bài đọc kể về buổi họp lớp học cũ của sẻ, gà, cua.

- GV đọc mẫu: nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm để gây ấn tượng, giúp HS chú ý đọc đúng các từ đó.

- Luyện đọc từ ngữ: họp lớp, khóm tre ngà, kể lể rôm rả, hộp diêm, nắm rơm, khệ nệ ôm yếm, khắp hồ. GV kết hợp giải nghĩa: tre ngà (tre có thân và cành màu vàng tươi, trồng làm cảnh); .

- Hs thực hiện.

- Cả lớp đọc: ăm, chăm / âp, ơp, đêm, tiếp / nấp, chóp, êm, iêp.

- Hs thực hiện

- HS 1 vừa nói to ăm vừa giơ thẻ vần ăm. / HS 2 đáp chăm, giơ thẻ tiếng chăm.

- HS thực hiện

- Chơi tiếp các vần khác, vẫn 2 HS đó: HS 1 hỏi - HS 2 đáp:

+ HS 1 giơ thẻ vần (VD: âp), nói âp. / HS 2 đáp (nấp), giơ thẻ tiếng nấp.

+ Hs 1 giơ thẻ vần (VD: ơp), nói ơp. HS 2 đáp (chớp), giơ thẻ chớp.

 

docx 32 trang thuong95 3690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 10 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10:
Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2020
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Tiết 28. 	 SINH HOẠT DƯỚI CỜ:
THI ĐUA GIỮ GÌN TRƯỜNG, LỚP SẠCH - ĐẸP
A. MỤC TIÊU: Sau hoạt động, HS có khả năng: 
1. Kiến thức: Biết được kế hoạch của nhà trường, của Đội về phát động phong trào thi đua giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp
2. Năng lực: Thực hiện được các công việc cụ thể hằng ngày để góp phần giữ gìn trường lớp sạch đẹp
3. Phẩm chất
- Có ý thức và thái độ tích cực, tự giác tham gia giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
+ Ổn định tổ chức. Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ.
+ Đứng nghiêm trang.
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca.
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ, chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
* Thực hiện nghi lễ chào cờ.
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần.
* GV tổng phụ trách hoặc liên đội trưởng thông báo phát động phong trào thi đua giữ gìn trường, lớp sach, đẹp.
 Nội dung phát động phong trào thi đua gồm:
- Chủ đề của phong trào thi đua: “Thi đua giữ gìn trường lớp sạch đẹp hướng tới kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20 -11”
- Mục đich hoạt động phong trào thi đua: HS làm được nhiều việc tốt thiết thực và ý nghĩa để giữ gìn trường lớp sạch đẹp
- Thời gian thực hiện: Phòng trào thi đua cao điểm diễn ra trong thời gian từ ngày phát động đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11. Phong trào tiếp tục được duy trì trong suốt thời gian sau đó
- Các hoạt động cụ thể của cá nhân và tập thể để tham gia phong trào: quét dọn, vệ sinh lớp học, các khu vực trong trường học như: khu vực sân chơi, khu vực nhà đa năng, khu hiệu bộ, khu vệ sinh, khu vườn trường; kê xếp bàn ghế, đồ dùng học tập; bỏ rác đúng nơi quy định
- Xây dựng kế hoạch tham gia phong trào: các nhân tự xây dựng kế hoạch của bản thân để tích cực tham gia phong trào; cả lớp thảo luận để xây dựng kế hoạch chung tham gia phong trào
HỌC VẦN
Tiết 82 + 83 : ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
A. MỤC TIÊU: Sau hoạt động, HS có khả năng: 
1. Kiến thức: Thực hiện đúng trò chơi Hỏi vần đáp tiếng. Đọc đúng bài Tập đọc Họp lớp. 
2. Năng lực: Chú trọng phát triển năng lực giao tiếp:
3. Phẩm chất: HS biết yêu thương chăm sóc vật nuôi trong gia đình.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
GV: - Bảng phụ, phấn màu.	HS: 	- Sách giáo khoa.
 	- Bảng gài, bảng con, phấn trắng.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Tiết 1
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu MĐYC của bài học.
2. Luyện tập
*Bài tập 1:
Trò chơi Hỏi vần đáp tiếng - chơi nhanh.
- GV đưa lên bảng hình ảnh 2 HS giơ lên 2 thẻ (1 em giơ thẻ vần ăm, em kia giơ thẻ tiếng chăm), bên cạnh là 8 thẻ ghi những vần, tiếng khác. 
- GV chỉ từng thẻ vần, tiếng. (Làm mẫu) GV mời 2 HS làm mẫu với vần ăm, tiếng chăm:
* Thay đổi, hỏi tiếng đáp vần, đổi vai: HS 2 hỏi - HS 1 đáp.
Thực hành với các vần, tiếng mới, HS tự nghĩ ra: 2 tổ dự thi.
+ 2 tổ trưởng “oằn tù tì” để chọn nhóm được hỏi trước.
- GV khen cặp / tổ làm bài đúng, nhanh, hỏi - đáp nhịp nhàng, to, rõ.
* Bài tập 2: (Tập đọc)
- GV giới thiệu bài đọc kể về buổi họp lớp học cũ của sẻ, gà, cua.
- GV đọc mẫu: nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm để gây ấn tượng, giúp HS chú ý đọc đúng các từ đó.
- Luyện đọc từ ngữ: họp lớp, khóm tre ngà, kể lể rôm rả, hộp diêm, nắm rơm, khệ nệ ôm yếm, khắp hồ. GV kết hợp giải nghĩa: tre ngà (tre có thân và cành màu vàng tươi, trồng làm cảnh); ....
- Hs thực hiện.
- Cả lớp đọc: ăm, chăm / âp, ơp, đêm, tiếp / nấp, chóp, êm, iêp.
- Hs thực hiện
- HS 1 vừa nói to ăm vừa giơ thẻ vần ăm. / HS 2 đáp chăm, giơ thẻ tiếng chăm.
- HS thực hiện
- Chơi tiếp các vần khác, vẫn 2 HS đó: HS 1 hỏi - HS 2 đáp:
+ HS 1 giơ thẻ vần (VD: âp), nói âp. / HS 2 đáp (nấp), giơ thẻ tiếng nấp.
+ Hs 1 giơ thẻ vần (VD: ơp), nói ơp. HS 2 đáp (chớp), giơ thẻ chớp.
- HS làm việc theo tổ.
- HS thực hiện, đổi vai cho nhau
- HS tham gia nhận xét, bình chọn thi đua.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc từ ngữ.
Tiết 2
Luyện đọc câu.
- GV: Bài có 8 câu. / GV chỉ từng câu hoặc liền 2 câu cho HS đọc vỡ.
- Đọc tiếp nối từng câu hoặc liền 2 câu (cá nhân, từng cặp). 
- GV nhắc HS nghỉ hơi ở câu: Nó sắp có lũ cua bé tí/ bò khắp hồ.
Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (mỗi đoạn 4 câu); thi đọc cả bài (từng cặp, tổ). ...
c) Tìm hiểu bài đọc.
- GV: Bài đọc giúp em hiểu điều gì? 
* Bài tập 3: Em chọn chữ nào: g hay gh?
- GV: BT giúp các em ghi nhớ, củng cố quy tắc chính tả g / gh.
- GV chỉ bảng quy tắc chính tả g / gh (đã học từ bài 16); cả lớp đọc lại để ghi nhớ: gh chỉ kết hợp với e, ê, i. / g kết hợp với các chữ còn lại: a, o, ô, ơ, u, ư,...
- Chữa bài: GV viết lên bảng các tiếng thiếu âm đầu g, gh. /....
* Bài tập 4: (Tập chép)
- GV viết lên bảng câu văn cần tập chép: 
Lớp cũ họp ở khóm tre
- GV chữa bài cho HS, nhận xét chung.
- HS đọc vỡ từng câu.
- HS đọc nối từng câu.
- Hs thi đọc.
- Các bạn cũ sau một thời gian gặp lại, có rất nhiều chuyện để kể cho nhau nghe. / Các bạn cũ gặp lại nhau rất vui.
- HS đọc.
- HS làm vào vở BT.
- HS tham gia nhận xét.
- HS nhìn mẫu chữ trên bảng / trong VBT, chép lại câu văn (cỡ chữ vừa).
Viết xong, soát lỗi, đổi bài, sửa lỗi cho nhau.
- Đọc, cả lớp đọc câu văn, chú ý những từ dễ viết sai (lớp, khóm).
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nêu câu hỏi củng cố.
- HS nhắc lại điều mình học được sau tiết học.
ÂM NHẠC
Tiết 10 : HÁT: LUNG LINH NGÔI SAO NHỎ. 
NGHE NHẠC QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP
TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
PHÂN BIỆT ÂM THANH CAO – THẤP; DÀI – NGẮN; TO – NHỎ.
( Đồng chí Hưng – giáo viên chuyên soạn và dạy)
Thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2020
GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Tiết 19 : BÀI 8: HỌC ĐỘNG TÁC VẶN MÌNH
( Đồng chí Đạt – giáo viên chuyên soạn và dạy )
HỌC VẦN
Tiết 84 + 85 : ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
A. MỤC TIÊU: Sau hoạt động, HS có khả năng: 
1. Kiến thức: Hs đọc được một số câu trong bài: Hứa và làm.
- Đọc đúng, hiểu nội dung bài : Hứa và làm
2. Năng lực: Học sinh thực hiện giao tiếp thành thạo và biết cách trả lời câu hỏi. 
3. Phẩm chất: HS biết hứa và giữ đúng lời hứa của mình.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
GV: - Bảng phụ, phấn màu.	HS: - Sách giáo khoa.
 	- Bảng gài, bảng con, phấn trắng.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động, giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
- Luyện đọc bài: Hứa và làm:
- Gv đọc mẫu.
* Luyện đọc và giải nghĩa một số từ khó.
Quả thơm, chả dám, thì thầm, trưa đó, thủ thỉ, tệ quá, sửa chữa....
- GV nhận xét, đánh giá theo hướng khích lệ để HS cố gắng. 
* Luyện đọc câu, đoạn.
- Đọc mẫu, hướng dẫn hs đọc từng câu.
- GV nhận xét, đánh giá theo hướng khích lệ để HS cố gắng. 
* Luyện đọc và trả lời một số câu hỏi.
- Khỉ đi thăm ai?
- Khỉ hứa gì?
- Khỉ có giữ đúng lời hứa không?
- Mẹ đã nói gì vởi khỉ?
- KHỉ tìm gặp thỏ và nhím nói gì?
- GV nhận xét, đánh giá theo hướng khích lệ để HS cố gắng. 
* Gv chốt kết luận rút ra bài học.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nêu câu hỏi củng cố.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- Hs lắng nghe.
- Hs lắng nghe.
- Luyện đọc các tiếng.
- Hs lắng nghe.
- Luyện đọc cá nhân, nhóm, Đt.
- Hs lắng nghe.
- Trả lời câu hỏi.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- 1 vài học sinh đọc bài.
- Lắng nghe.
TOÁN
Tiết 28: KHỐI HỘP CHỮ NHẬT – KHỐI LẬP PHƯƠNG
A. MỤC TIÊU: Sau hoạt động, HS có khả năng: 
1. Kiến thức: Có biểu tượng về khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
2. Năng lực: Nhận biết được các đồ vật trong thực tế có dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
3. Phẩm chất: Phát triển các NL toán học. 
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Một số đồ vật có dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
- Một số khối hộp chữ nhật, khối lập phương bằng gỗ hoặc bằng nhựa màu sắc khác nhau.
 C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Thực hiện theo nhóm, HS đặt các đồ vật đã chuẩn bị lên bàn, các bạn trong nhóm cầm đồ vật, chia sẻ hiểu biết về hình dạng cùa đồ vật đó.
- Nhận xét, tuyên dương
2. Hình thành kiến thức.
- GV hướng dẫn HS quan sát một khối hộp chữ nhật, xoay, lật, chạm vào các mặt của khối hộp chữ nhật đó và nói: “Khối hộp chữ nhật”.
- Thực hiện thao tác tương tự với khối lập phương.
3. Thực hành luyện tập
 Bài 1. Xem các hình sau rồi kể tên đồ vật có dạng khối hộp, chữ nhật, khối lập phương.
Bài 2: a. Mỗi hình sau có bao nhiêu khối hộp chữ nhật, khối hộp lập phương?
b. Xếp hình em thích bằng những khối hộp chữ nhật và khối lập phương?
- GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn của mình.
4. Vận dụng.
Bài 3. Thực hiện theo cặp hoặc theo nhóm.
- Gv nhận xét
5. Củng cố, dặn dò.
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
- Về nhà, em hãy quan sát xem những đồ vật nào có dạng khối hộp chữ nhật, những đồ vật nào có dạng khối lập phương để hôm sau chia sẻ với các bạn.
- Dặn dò hs chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện.
- HS lấy ra một nhóm các đồ vật có hình dạng và màu sắc khác nhau.
- HS lấy ra một số khối hộp chữ nhật với màu sác và kích thước khác, nói: “Khối hộp chữ nhật”.
- HS cầm hộp sữa có dạng khối hộp chữ nhật nói: “Hộp sữa có dạng khối hộp chữ nhật”.
- HS thực hành theo nhóm yêu cầu: xếp riêng đồ vật thành hai nhóm (các đồ vật dạng khối hộp chữ nhật, các đồ vật có dạng khối lập phương).
- HS thực hiện theo cặp:
- Xem tranh và nói cho bạn nghe đồ vật nào có dạng khối hộp chữ nhật, đồ vật nào có dạng khối lập phương. VD: Tủ lạnh có dạng khối hộp chữ nhật, con súc sắc có dạng khối lập phương.
- HS có thể kể thêm các đồ vật xung quanh lớp học có dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
- Cá nhân HS tự đếm số khối hộp chữ nhật, khối lập phương ở mỗi hình vẽ. Chia sẻ kết quả. VD: Chiếc bàn gồm 5 khối hộp CN; Con ngựa gồm 10 khối lập phương và 4 khối hộp CN.
- HS sử dụng các khối hộp chữ nhật, khối lập phương để ghép thành các hình như gợi ý hoặc các hình theo ý thích. Mời bạn xem hình mới ghép được và nói cho bạn nghe ý tưởng ghép hình của mình.
Kể tên các đồ vật có dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương trong thực tế. Chia sẻ trước lớp
- HS lắng nghe.
Thứ tư ngày 11 tháng 11 năm 2020
HỌC VẦN
Tiết 86 + 87 : ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
A. MỤC TIÊU: Sau hoạt động, HS có khả năng: 
1. Kiến thức: Học sinh đọc được các từ ngữ và nhìn hình nối được với các từ ngữ thích hợp.
- Viết đúng các từ: ấm trà, quả mơ, tam ca.
2. Năng lực: Phát triển năng lực đọc hiểu và quan sát để nối đúng các hình,
3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh tình cảm bạn bè và sự phối hợp của các bạn trong học tập cũng như trong sinh hoạt,
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
GV: - Bảng phụ, phấn màu.	HS: - Sách giáo khoa.
 - Bảng gài, bảng con, phấn trắng
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động, giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu.
2. Luyện tập:
- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp các từ.
- Gv bao quát, lắng nghe, sủa chữa...
- Giảng nghĩa các từ: ấm trà, tam ca, của chớp.
=> Giáo dục học sinh tinh thần đồng đội, tình đoàn kết và sự phối hợp...
* Gv hướng dẫn học sinh quan sát hình rồi nối vào vở bài tập.
- GV nhận xét, đánh giá theo hướng khích lệ để HS cố gắng.
5. Tập viết.
- GV giới thiệu mẫu chữ.
- GV phân tích mẫu chữ
- GV viết mẫu và HD quy trình viết
- Bao quát, uốn nắn, sửa chữa.
4. Củng cố, dặn dò.
- GV nêu câu hỏi củng cố.
- Dặn dò hs chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- Hs lắng nghe.
- Hs đọc nối tiếp các từ.
- Đọc đồng thanh.
- Hs lắng nghe.
- HS luyện đọc nhóm đôi, đọc cá nhân, đồng thanh toàn bài.
- HS quan sát, đọc từ và nối.
- 1 hs lên bảng nối.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Trao đổi chéo nhận xét.
- Hs lắng nghe.
- Hs quan sát và trả lời câu hỏi.
- Hs viết bài.
- HS nhắc lại điều mình học được sau tiết học.
TOÁN
Tiết 29: LÀM QUEN VỚI PHÉP TRỪ - DẤU TRỪ
A. MỤC TIÊU: Sau hoạt động, HS có khả năng: 
1. Kiến thức: Làm quen với phép trừ qua các tình huống có thao tác bớt, nhận biết cách sử dụng các dấu (-, =). Nhận biết ý nghĩa của phép trừ (với nghĩa bớt) trong một số tình huống gắn với thực tiễn.
2. Năng lực: Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh yêu môn học.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Các que tính, các chấm tròn, các thẻ số, các thẻ dấu (-, =), thanh gài phép tính.
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ (với nghĩa bớt).
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Hoạt động khởi động:
+ Quan sát bức tranh tình huống.
+ Nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh, chẳng hạn: Có 5 con chim đậu trên cây. Có 2 con bay đi. Trên cây còn lại bao nhiêu con chim?
- HS thực hiện lần lượt các hoạt động sau (theo cặp hoặc nhóm bàn):
- GV hướng dẫn HS xem tranh, giao nhiệm vụ và gợi ý để HS chia sẻ những gì....
2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
- Lấy ra 5 que tính. Bớt đi 2 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- HS thực hiện.
- HS nói, chẳng hạn: “Có 5 que tính. Bớt đi 2 que tính. Còn lại 3 ...
*. GV lưu ý hướng dẫn HS sử dụng mẫu câu khi nói: Có... Bớt đi... Còn ...
- HS làm tương tự với các chấm tròn: Lấy ra 5 chấm tròn. Bớt đi 2 chấm tròn. Hỏi còn lại bao nhiêu chấm tròn?
*. Hoạt động cả lớp:
- GV dùng các chấm tròn để diễn tả các thao tác HS vừa thực hiện.
- HS nghe GV giới thiệu phép trừ, dấu trừ.
- GV giới thiệu cách diễn đạt bằng kí hiệu toán học 5 - 2 = 3.
* Củng cố kiến thức mới:
- GV nêu tình huống khác. 
Chẳng hạn: GV nêu: “Có 5 chấm tròn. Bớt đi 3 chấm tròn. Hỏi còn lại bao nhiêu chấm tròn? Bạn nào nêu được phép tính”. HS gài phép tính 5-3=2 vào thanh gài.
- HS đặt phép trừ tương ứng rồi gài thẻ phép tính vào thanh gài.
- HS tự nêu tình huống tưcmg tự rồi đố nhau đưa ra phép trừ.
3. Hoạt động thực hành, luyện tập:
Bài 1: Cho HS làm bài 1: 
+ Có 3 chú ếch đang ngồi trên lá sen, 1 chú ếch nhảy xuống ao. Hỏi còn lại bao nhiêu chú ếch đang ngồi trên lá sen?
- HS quan sát tranh.
- HS thực hiện 
+ Đọc phép tính và nêu số thích họp ở ô dấu ? rồi ghi phép tính 3-1=2 vào vở.
- GV chốt lại cách làm bài, gợi ý để HS sử dụng mẫu câu khi nói về các bức tranh: Có... Bớt đi... Còn...
- Đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau, nói cho nhau về tình huống trong bức tranh và phép tính tưong ứng. Chia sẻ trước lớp.
Bài 2. Cho HS quan sát tranh vẽ, nhận biết phép tính thích họp với từng tranh vẽ; Thảo luận với bạn về chọn phép tính thích hợp cho từng tranh vẽ, lí giải bằng ngôn ngữ cá nhân. 
- HS quan sát Chia sẻ trước lớp.
- GV chốt lại cách làm bài.
Bài 3. Cá nhân HS quan sát các tranh vẽ, nêu phép tính phù hợp với mỗi tranh vẽ dựa trên sơ đồ đã cho, suy nghĩ và kể cho bạn nghe một tình huống theo mỗi tranh vẽ
. - Chia sẻ trước lớp.
4. Hoạt động vận dụng:
- GV lắng nghe, sửa chữa cho học sinh.
- HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ (với nghĩa bớt) rồi chia sẻ với bạn, chẳng hạn: “Hà có 5 cái kẹo. Hà cho bạn 1 cái kẹo. Hỏi Hà còn lại mấy cái kẹo?”.
5. Củng cố, dặn dò:
Bài hôm nay, các em biết thêm được điều gì? về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ để hôm sau chia sẻ với các bạn.
- Vận dụng bài học và chuẩn bị bài sau.
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Tiết 29. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: LỚP HỌC SẠCH, ĐẸP
A. MỤC TIÊU: Sau hoạt động, HS có khả năng: 
1. Kiến thức: Thực hiện được một số công việc vệ sinh lớp học để giữ gìn lớp học sạch, đẹp như: quét dọn, sắp xếp bàn ghế, đồ dùng học tập. Có ý thức và trách nhiệm trong việc giữ gìn lớp học gọn gàng, sạch đẹp.
2. Năng lực: Tự giác tham gia vệ sinh lớp học; Giữ gìn vệ sinh lớp học.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ, tự giác, tích cực, gương mẫu.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Sơ đồ lớp học, bút sáp màu
- Dụng cụ quét dọn: giẻ lau, chổi, hót rác, thùng rác.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Thực hành vệ sinh lớp học
- Tổ chức cho hs thảo luận, phân công việc giữ gìn vệ sinh theo gợi ý:
+ Nhóm quét phòng học.
+ Nhóm lau bảng, cửa kính, ...
+ Nhóm lau bàn ghế.
+ Nhóm kê xếp, vệ sinh khu để giày dép, mũ nón.
- GV tổ chức cho HS tự đánh giá việc giữ gìn vệ sinh lớp học của các nhân và cả lớp.
Kết luận: Vệ sinh lớp học gọn gàng, sạch sẽ tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động dạy và học của thầy, trò. Mỗi thành viên trong lớp đều có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh lớp sạch, đẹp.
HS thảo luận, phân công việc giữ gìn vệ sinh lớp học theo gợi ý:
+ Nhóm quét phòng học.
+ Nhóm lau bảng, cửa kính, ...
+ Nhóm lau bàn ghế.
+ Nhóm kê xếp, vệ sinh khu để giày dép, mũ nón.
- Các nhóm tiến hành việc vệ sinh lớp học theo phân công.
- HS nắm được và thực hiện được một số công việc cụ thể để giữ vệ sinh lớp học như: quét rác, lau kính, lau bảng, lau bàn ghế.
Hoạt động 2: Sắp xếp bàn ghế và đồ dùng học tập:
- GV tổ chức cho mỗi HS tự kê xếp bàn ghế, sắp xếp đồ dùng học tập cá nhân gọn gàng ngăn nắp.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ về cảm nghĩ cảu bản thân khi thực hiện việc giữ gìn lớp học sạch đẹp.
Kết luận: Sắp xếp đồ dùng học tập cá nhân gọn gàng, ngăn nắp giúp cho việc h.tập trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn. Mỗi HS đều có trách nhiệm sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp cả ở trên lớp và ở nhà.
4. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Về nhà chia sẻ với người thân về những việc làm thể hiện sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở mọi lúc, mọi nơi.
- Tự kê xếp bàn ghế, sắp xếp đồ dùng học tập cá nhân gọn gàng ngăn nắp.
- Quan sát, hỗ trợ và đánh giá việc sắp xếp của các bạn trong nhóm, trong lớp về việc sắp xếp đồ dùng h. tập cá nhân và chỗ ngồi gọn gàng, ngăn nắp.
- Sắp xếp được bàn ghế, đồ dùng học tập của cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Lắng nghe, ghi nhớ và thực hành, vận dụng bài học.
Thứ năm ngày 12 tháng 11 năm 2020
TIẾNG ANH
Giáo viên chuyên soạn và giảng
HỌC VẦN
Tiết 88 + 89 : ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
A. MỤC TIÊU: Sau hoạt động, HS có khả năng: 
1. Kiến thức: Hs đọc được bài tập đọc Cò và Quạ. Hiểu nghĩa một số từ. Biết trả lời một số câu hỏi dễ. Nắm được quy tắc chính tả: c và k.
2. Năng lực: Chú trọng phát triển năng lực hỏi – đáp.
3. Phẩm chất: HS biết quan tâm, chăm sóc, bảo vệ nhau.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
GV: - Bảng phụ, phấn màu.	HS: - Sách giáo khoa.
	- Bảng gài, bảng con, phấn trắng.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động, giới thiệu bài.
- GV tổ chức cho HS chơi.
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu.
2. Luyện tập:
- Đọc mẫu nội dung bài.
* Hướng dẫn hs đọc, hiểu nghĩa một số từ khó: om sòm, chiếp chiếp, sắp chộp, gà nhép, dữ, nép, khóm tre, chĩa mỏ, bỏ đi....
- Gv bao quát, lắng nghe, sủa chữa...
* Luyện đọc câu, đoạn.
- Đọc mẫu, hướng dẫn hs đọc từng câu.
- GV nhận xét, đánh giá theo hướng khích lệ để HS cố gắng. 
* Luyện đọc và trả lời một số câu hỏi. 
- Cò nghe thấy tiếng gì?
- Cò nhìn thầy gì?
- Cò làm gì khi thấy quạ sắp chộp được gà?
- GV nhận xét, đánh giá theo hướng khích lệ để HS cố gắng. 
=> Gv chốt kết luận rút ra bài học.
* Làm bài tập: 
a.Nối đúng:
- Hd học sinh đọc các từ và cụm từ rồi nối.
- Gv bao quát, quan sát, sủa chữa...
b. Điền chữ c hay k?
- Nêu yêu cầu, hướng dẫn học sinh làm bài.
- GV nhận xét, đánh giá theo hướng khích lệ để HS cố gắng. 
*. Tập viết .
- GV giới thiệu mẫu chữ.
- GV phân tích mẫu chữ
- GV viết mẫu và HD quy trình viết
 Gà nhép nép ở khóm tre.
- Gv bao quát, uốn nắn, sủa chữa...
4. Củng cố - Dặn dò:
- GV nêu câu hỏi củng cố.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- HS chơi xì điện nói tiếng, từ , câu có chứa vần iêm, iêp. 
- HS hào hứng bước tiết học.
- Đọc đúng từ .
- HS hiểu nghĩa từ, sử dụng từ đó để nói thành câu.
- Hs lắng nghe.
- Luyện đọc cá nhân, nhóm.
- Luyện đọc theo từng câu và trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và vận dụng.
- Lắng nghe.
- Hs làm vở bài tập.
- Lắng nghe.
- Hs làm vở bài tập.
- HS đọc nội dung viết.
- HS viết bảng con.
- HS ngồi đúng tư thế.
- Viết đúng quy trình, mẫu.
- HS nhắc lại điều mình học được sau tiết học.
- Lắng nghe, ghi nhớ và thực hành, vận dụng bài học.
GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Tiết 20 : HỌC: ĐỘNG TÁC LƯNG BỤNG
( Đồng chí Đạt – giáo viên chuyên soạn và dạy )
Thứ sáu ngày 13 tháng 11 năm 2020
HỌC VẦN
KIỂM TRA GIỮ HỌC KÌ I
Phần 1. Đọc thành tiếng.
Phần 2. Đọc hiểu. Em hãy nối các hình dưới đây với từ ngữ tương ứng
Phần 3. Viết. Điền vào chỗ trống tr hoặcch?
Câu 2. Tập chép: Bà cho bé cá nhỏ, bé dạ bà 
................................................................................................................ 
TOÁN
Tiết 30: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6
A. MỤC TIÊU: Sau hoạt động, HS có khả năng: 
1. Kiến thức: Biết cách tìm kết quả một phép trừ trong phạm vi 6. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một sổ tình huống gắn với thực tế.
2. Năng lực: Phát triến các NL toán học:NL giải quyết vấn đề, toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học và vận dụng tốt vào thực tế.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Các que tính, các chấm tròn.
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 6.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Hoạt động khởi động:
+ Có 4 cái bánh. An ăn 1 cái bánh. Còn lại bao nhiêu cái bánh?
Đếm rồi nói: Còn 3 cái bánh.
+ Ngồi quanh bàn có 5 bạn, 2 bạn đã rời khỏi bàn. Còn lại bao nhiêu bạn?
- HS thực hiện lần lượt các hoạt động (theo cặp hoặc nhóm bàn): Quan sát bức tranh trong SGK.- Nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh liên quan đến phép trừ.
Đếm rồi nói: Còn lại 3 bạn đang ngồi quanh bàn.
- Làm tương tự với tình huống: Có 5 cốc nước cam. Đã uống hết 3 cốc. Còn lại 2 cốc chưa uống.
Chia sẻ trước lóp: đại diện một số bàn, đứng tại chỗ hoặc lên bảng, thay nhau nói một tình huống có phép trừ mà mình quan sát được.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
*.GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các thao tác sau:
HS quan sát tranh vẽ “chim bay” trong khung kiến thức. 
Để biết còn lại bao nhiêu con chim (hay chấm tròn) ta thực hiện phép trừ 6 - 4.
HS nói: Có 6 con chim - Lấy ra 6 chấm tròn. Có 4 con bay đi - Lấy đi 4 chấm tròn. HS nói: 6 - 4 = 2.
*. Cho HS thực hiện tương tự với tình huống “cốc nước cam” và nói kết quả phép trừ 5 - 3 = 2.
* GV lưu ý hướng dẫn HS sử dụng mầu câu khi nói: Có... Bay đi... (hoặc đã uống hết) Còn...
* Củng cố kiến thức mới:
- GV nêu một sổ tình huống khác. GV hướng dẫn HS tìm kết quả phép trừ theo cách vừa học rồi gài kết quà vào thanh gài.
- HS đặt phép trừ tương ứng. 
- Cho HS tự nêu tình huống tương tự rồi đố nhau đưa ra phép trà (làm theo nhóm bàn).
Lưu ý: Ngoài việc dùng các chấm tròn, HS có thể dùng ngón tay, que tính hoặc đồ vật khác để hồ trợ các em tính ra kết quả. Tuỳ theo đối tượng HS và điều kiện thực tế, GV có thê khuyến khích HS suy nghĩ, chẳng hạn: Để tìm kết quả phép tính, không dùng các chấm tròn mà hãy tưởng tượng trong đầu để tìm kết quả
3. Hoạt động thực hành, luyện tập:
Bài 1: Cho HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (HS cỏ thể dùng các chấm tròn và thao tác đếm lùi để tìm kết quả phép tính).
- Đổi vở, đặt và trả lời câu hỏi để kiểm tra các phép tính đã thực hiện. Chia sẻ trước lớp.
Bài 2. Nêu yêu cầu bài tập 2.
- GV chốt lại cách làm bài.
- Nhận xét, đánh giá.
Cá nhân HS tự làm bài 2: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (HS có thê dùng thao tác đếm lùi để tìm kết quả phép tính).
Bài 3:
VD: Có 3 miếng bánh. Chú chuột ăn mất 1 miếng bánh. Hỏi còn lại mấy miếng bánh? Phép tính tương ứng là: 3 - 1 = 2.
- Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe một tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lóp.
- GV khuyến khích HS tập kể chuyện theo mỗi phép tính để thành một câu chuyện.
- HS quan sát tranh,. Chia sẻ trước lóp.
- HS làm tương tự với các trường hợp còn lại.
4. Hoạt động vận dụng:
- GV chốt lại cách làm bài.
- Nhận xét, đánh giá.
- HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6.
5. Củng cố, dặn dò:
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? 
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6 để hôm sau chia sẻ với các bạn.
 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SINH HOẠT LỚP
CHIA SẺ VỀ VIỆC GIỮ GÌN TRƯỜNG, LỚP SẠCH, ĐẸP
A. MỤC TIÊU: Sau hoạt động, HS có khả năng: 
1. Kiến thức: Tự đánh giá việc giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp của bản thân, của bạn, của cả lớp.
2. Năng lực: Có tinh thần trách nhiệm trong giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp
3. Phẩm chất: Có ý thức và thái độ tích cực tham gia giữ gìn trường lớp sạch đẹp
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: Hát
a. Nhận xét trong tuần 10
- GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo:
+ Đi học chuyên cần:
+ Tác phong , đồng phục .
+ Chuẩn bị bài,đồ dùng học tập
+ Vệ sinh. 
- GV nhận xét qua 1 tuần học:
* Tuyên dương: GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.
* Nhắc nhở: GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.
b. Phương hướng tuần 11.
- Thực hiện dạy tuần 11, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện.
- Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP.
- Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới. 
c. Giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- GV tổ chức cho HS thảo luận, chia sẻ theo các nội dung sau đây: 
+ Em và các bạn đã thực hiện được các công việc cụ thể gì để góp phần giữ ....?
+ Việc làm của bản thân, của lớp có ý nghĩa như thế nào trong việc giữ gìntrường, lớp sạch, đẹp?
+ Em cảm thấy thế nào khi thực hiện được các việc làm ý nghĩa đó?
- Cho các nhóm lên chia sẻ kết quả.
- GV cùng HS nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nêu câu hỏi củng cố bài.
- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần.
- Lắng nghe, để thực hiện.
- Lắng nghe để thực hiện .
- Lắng nghe để thực hiện.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Lần lượt các nhóm đại diện lên chia sẻ.
- HS nhận xét nhóm bạn.
- HS nắm được những việc cần làm, đã làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Lắng nghe để vận dụng.
TUẦN 10:
Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2020
THƯ VIỆN
 ĐỌC SÁCH THƯ VIỆN
TỰ NHIÊN – XÃ HỘI
Tiết 19: NƠI EM SỐNG 
A. MỤC TIÊU: Sau hoạt động, HS có khả năng: 
1. Kiến thức: Giới thiệu được một cách đơn giản về quang cảnh làng xóm , đường phố và hoạt động của người dân nơi HS đang sống .
2. Năng lực: Biết cách quan sát và cách đặt câu hỏi và mô tả nội dung các hình trong bài học để phát hiện ra cảnh quan tự nhiên , vị trí của một số nơi quan trọng và hoạt động sinh sống ở cộng đồng . 
3. Phẩm chất: Có ý thức tham gia một số hoạt động ở địa phương . Bày tỏ được sự gắn bó, tình cảm của bản thân với làng xóm hoặc khu phố của mình . 
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Các hình trong SGK . Video clip bài hát Quê hương tươi đẹp ( dân ca Nùng ) .
- VBT Tự nhiên và Xã hội 1.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TIẾT1:
Quang cảnh nơi em sống
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Ổn định: - ChoHS nghe nhạc và hát theo lời bài hát : Quê hương tươi đẹp . - Gv giới thiệu, ghi tên bài.
 - Hát, HS hào hứng tham gia học 
- 3, 4 HD đọc nối tiếp tên bài.
2. Khám phá kiến thức mới
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về nơi sống của bạn An.
Bước 1 : Làm việc cả lớp. 
- Hd HS về cách quan sát một bức tranh : quan sát tổng thể rồi mới quan sát chi tiết.
+ Bức tranh vẽ về đề tài / chủ đề gì ?
+ Kể tên các yếu tố tự nhiên và các công trình xây dựng ở nơi bạn An sống được thể hiện trong bức tranh . 
+ Trường học của bạn An được đặt ở vị trí nào trong bức tranh?
+ Bưu điện, trạm y tế xã ở đâu ? 
+ Người dân ở đây có thể mua bán thực phẩm hàng hóa ở đâu?
+ Trường học của bạn Hà có những khu vực nào , phòng học nào ? Chúng ở đâu ? + Bạn An đã nói gì về nơi sống của mình ? Bước 2 : Làm việc theo cặp:
- GV yêu cầu HS lần lượt hỏi và trả lời câu hỏi dựa vào kết quả làm việc ở bước - GV cùng HS nhận xét . 
Bước 3 : Làm việc cả lớp 
- Yêu cầu một số cặp HS chia sẻ các câu hỏi được đặt ra để khai thác kiến thức về nơi sống của bạn An và những điểm nổi bật về nơi sống của bạn An và tình cảm của An với nơi bạn sống . - GV nhận xét , kết luận . 
- HS quan sát.
- HS nêu được quang cảnh và hoạt động của con người nơi bạn An sinh sống.
- HS lần lượt thực hiện.
- HS chia sẻ.
- HS khác góp ý , nhận xét .
* GV kết luận hoàn thiện các câu trả lời.
3. Luyện tập và vận dụng. 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về nơi sống của bạn Hà. 
Bước 1 : Làm việc theo cặp - GV hướng dẫn tương tự HĐ1 Bước 2 : Làm việc cả lớp - GV hướng dẫn tương tự HĐ1 
- HS nêu được quang cảnh và hoạt động của con người nơi bạn Hà sinh sống.
- GV kết hợp với HS nhận xét
TIẾT 2.
Quang cảnh nơi em sống ( tiếp theo )
- Ổn định:
- HS làm các câu 2 , 3 của Bài 6 ( VBT ) 
- Giới thiệu: Tiết học này các em sẽ tìm hiểu về nơi sống của mình 
1.Khám phá kiến thức mới
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về nơi sống của em
Bước 1 : Làm việc theo cặp - Yêu cầu HS tìm hiểu về nơi sống của bạn bằng cách hỏi đáp - Nhà bạn ở đâu ? - Nơi chúng mình sống có giống với nơi sống của bạn An hay bạn Hà không ? Giống ở chỗ nào ? 
- Một HS đặt câu hỏi , HS kia trả lời . Sau đó đổi lại 
- HS nêu được địa chỉ nơi em sống . Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về nơi em sống.
- Gia đình bạn thường mua thức ăn , đồ uống ở đâu ? - Ngày nghỉ , bạn thường được bố mẹ đưa đi chơi ở đâu ? - Bạn có thể giới thiệu một địa điểm nổi bật mà bạn thích đến đó - Hãy nói về tình cảm của bạn đối với nơi bạn sống Bước 2 : Làm việc cả lớp . GV cho HS đặt câu hỏi với cả lớp về cảnh vật và hoạt động của con người ở nơi các em đang sống và được chỉ định HS khác trả lời ; - GV cùng HS nhận xét bổsung. 
2. Luyện tập và vận dụng.
Hoạt động 4 : Đóng vai “ Hướng dẫn viên du lịch ” . Bước 1 : Làm việc theo nhóm. - GV yêu cầu HS sắp xếp những tranh ảnh của nhóm và xây dựng nội dung giới thiệu về nơi sống của mình . - HD HS đóng vai “ Hướng dẫn viên du lịch " Bước 2 : Làm việc cả lớp - Yêu cầu các nhóm lần lượt đóng vai “ Hướng dẫn viên du lịch ” để giới thiệu nơi sống của mình - GV cùng HS nhận xét , đánh giá .
- HS thảo luận theo nhóm :Nhóm trưởng củng các bạn tập hợp , sắp xếp, cử đại diện trình bày. 
- HS Giới thiệu được quang cảnh và hoạt động của con người ở nơi HS đang sống . 
- Bày tỏ đư

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cac_mon_lop_1_canh_dieu_tuan_10_nam_hoc_2020_2021.docx