Giáo án Các môn Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 4 - Năm học 2020-2021

Giáo án Các môn Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 4 - Năm học 2020-2021

GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ thứ hai và nhận xét: “Bên trái có 2 quảbóng. Bên phải có 5 quả bóng, số bóng bên trái ít hơn số bóng bên phải. 2 quả

bóng ít hơn 5 quả bóng”, ta nói: “2 bé hơn 5”, viết 2 < 5.="" dấu="">< đọc="" là="" “bé="">

-HS lấy thẻ dấu < trong="" bộ="" đồ="" dùng,="" gài="" vào="" bảng="" gài="" 2="">< 5,="" đọc="" “2="" bé="" hơn="">

3.Nhận biết quan hệ bằng nhau, dấu =

-GV hướng dần HS quan sát hình vẽ thứ ba và nhận xét: “Bên trái có 3 quả bóng. Bên phải có 3 quả bóng, số bóng bên trái và số bóng bên phải bằng nhau”.

Ta nói: “3 bằng 3”, viết 3 = 3. Dấu “=” đọc là “bằng”.

-HS lấy thẻ dấu = trong bộ đồ dùng, gài vào bảng gài 3 = 3, đọc “3 bằng 3”.

E. Củng cố, dặn dò(2’)

-GV nhận xét chung giờ học

Tiếng Việt

gh ( tiết 1+2)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Nhận biết âm và chữ gh; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có gh.

- Nhìn chữ, tìm đúng tiếng có g, gh.

- Nắm được quy tắc chính tả: gh + e, ê, i / g + a, o, ô, ơ,.

- Đọc đúng bài Tập đọc Ghế.

-Viết đúng các chữ gh, tiếng ghế gỗ; chữ số: 6, 7 (trên bảng con).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bộ đồ dùng

 

doc 22 trang thuong95 2200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 4 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần4
Thứ 2 ngày 5 tháng 10 năm 2020
Toán
Lớn hơn, dấu >, bé hơn dấu <, bằng nhau ,dấu =
MỤC TIÊU
-Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
-Biết so sánh số lượng; biết sử dụng các từ (lớn hơn, bé hơn, bằng nhau) và
các dấu (>, <, =) để so sánh các số.
-Thực hành sử dụng các dấu (>, <, =) để so sánh các số trong phạm vi 5.
-Phát triển các NL toán học.
CHUẨN BỊ
Các thẻ số và các thẻ dấu.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
a.Hoạt động khởi động(3’)
-HS xem tranh, chia sẻ theo cặp đôi những gì các em quan sát được từ bức tranh. Chẳng hạn: Bức tranh vẽ 3 bạn nhỏ đang chơi với các quả bóng, bạn thứ nhấ ttay phải cầm 4 quả bóng xanh, tay trái cầm 1 quả bóng đỏ, ...
-HS nhận xét về số quả bóng ở tay phải và số quả bóng ở tay trái của mỗi bạn.
b.Hoạt động hình thành kiến thức(30’)
1.Nhận biết quan hệ lớn hơn, dấu >
2.GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các thao tác sau:
-Quan sát hình vẽ thứ nhất và nhận xét: “Bên trái có 4 quả bóng. Bên phải có1 quả bóng, số bóng bên trái nhiều hơn số bóng bên phải”.
-Nghe GV giới thiệu: “4 quả bóng nhiều hơn 1 quả bỏng”, ta nói: “4 lớn hơn 1”,viết 4 > 1. Dấu > đọc là “lớn hơn”.
-HS lấy thẻ dấu > trong bộ đồ dùng, gài vào thanh gài 4 >1, đọc “4 lớn hơn 1”
-Thực hiện tương tự, GV gắn bên trái có 5 quả bóng, bên phải có 3 quả bóng.
HS nhận xét:“5 quả bóng nhiều hơn 3 quả bóng”, ta nói:“5 lớn hơn 3”viết 5 > 3.
2.Nhận biết quan hệ bé hơn, dấu <
-GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ thứ hai và nhận xét: “Bên trái có 2 quảbóng. Bên phải có 5 quả bóng, số bóng bên trái ít hơn số bóng bên phải. 2 quả 
bóng ít hơn 5 quả bóng”, ta nói: “2 bé hơn 5”, viết 2 < 5. Dấu < đọc là “bé hơn”.
-HS lấy thẻ dấu < trong bộ đồ dùng, gài vào bảng gài 2 < 5, đọc “2 bé hơn 5”.
3.Nhận biết quan hệ bằng nhau, dấu =
-GV hướng dần HS quan sát hình vẽ thứ ba và nhận xét: “Bên trái có 3 quả bóng. Bên phải có 3 quả bóng, số bóng bên trái và số bóng bên phải bằng nhau”.
Ta nói: “3 bằng 3”, viết 3 = 3. Dấu “=” đọc là “bằng”.
-HS lấy thẻ dấu = trong bộ đồ dùng, gài vào bảng gài 3 = 3, đọc “3 bằng 3”.
E. Củng cố, dặn dò(2’)
-GV nhận xét chung giờ học
Tiếng Việt
gh ( tiết 1+2)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nhận biết âm và chữ gh; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có gh.
- Nhìn chữ, tìm đúng tiếng có g, gh.
- Nắm được quy tắc chính tả: gh + e, ê, i / g + a, o, ô, ơ,...
- Đọc đúng bài Tập đọc Ghế.
-Viết đúng các chữ gh, tiếng ghế gỗ; chữ số: 6, 7 (trên bảng con).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bộ đồ dùng 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Tiết 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5’)
- Cho học sinh chơi trò chơi vượt chướng ngại vật 
- GV nhận xét
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: (3’)
 GV viết lên bảng chữ gh, giới thiệu bài học về âm gờ và chữ gh (tạm gọi là gờ kép để phân biệt với chữ g là gờ đơn).
- GV chỉ chữ gh, phát âm: gờ. HS (cá nhân, cả lớp): gờ.
- GV lưu ý: Ở đây, âm gờ được ghi bằng chữ gờ kép.
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) (15’)
- GV chỉ hình ghế gỗ, hỏi: Đây là cái gì? (Ghế gỗ).
- GV: Trong từ ghế gỗ, tiếng nào có chữ gờ kép (Tiếng ghế).
- GV chỉ: ghế. HS phân tích: Tiếng ghế có âm gờ đứng trước, âm ê đứng sau, dấu sắc đặt trên ê. Âm gờ viết bằng chữ gờ kép. Một số HS nhắc lại.
- HS (cá nhân, tổ, cả lớp) nhìn mô hình, đánh vần và đọc tiếng: gờ - ê - ghê - sắc - ghế / ghế; // gờ - ô - gô - ngã - gỗ / gỗ. HS gắn lên bảng cài chữ gh mới học.
3. Luyện tập(12’)
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có chữ g? Tiếng nào có chữ gh?)
- GV chỉ từng chữ dưới hình, HS đọc: gà gô, ghi, gõ,... GV giải nghĩa từ: gà gô (loại chim rừng, cùng họ gà nhưng nhỏ hơn, đuôi ngắn, sống ở đồi cỏ gần rừng); ghẹ (gần giống cua biển, mai màu sáng, có vân hoa, càng dài).
- HS làm bài trong VBT. / Báo cáo kết quả: HS 1 nói các tiếng có g (gờ đơn): gà gô, gõ, gỗ, gỡ cá. HS 2 nói các tiếng có gh (gờ kép): ghi, ghẹ.
- GV chỉ từng chữ, cả lớp nói: Tiếng gà có “g đơn”... Tiếng ghi có “gh kép”...
3.2. Quy tắc chính tả (BT 3: Ghi nhớ)
- GV giới thiệu quy tắc chính tả g / gh, giải thích: Cả 2 chữ g (gờ đơn) và gh (gờ kép) đều ghi âm gờ. Bảng này cho các em biết khi nào âm gờ viết là gờ đơn (g); khi nào âm gờ viết là gờ kép (gh).
- GV chỉ sơ đồ 1: Khi đứng trước các chữ e, ê, i, âm gờ viết là gh kép. HS (cá nhân, cả lớp): gờ - e - ghe - nặng - ghẹ / gờ - ê - ghê - sắc - ghế / gờ - i - ghi.
- GV chỉ sơ đồ 2: Khi đứng trước các chữ khác (a, o, ô, ơ,...), âm gờ viết là g đơn. HS (cá nhân, cả lớp): gờ - a- ga - huyền - gà / gờ - o - go - ngã - gõ / gờ - ô - gô ngã - gỗ / gờ - ơ - gơ - ngã - gỡ,...
- Cả lớp nhìn sơ đồ, nhắc lại quy tắc trên: gh + e, ê, i / g + a, o, ô, ơ,...
3.3. Tập đọc (BT 4)
a) GV chỉ hình, giới thiệu: Bài đọc có Hà, ba Hà, bà Hà và bé Lê (em trai Hà). Mồi người trong nhà Hà ngồi một loại ghế khác nhau.
b) GV đọc mẫu; kết hợp chỉ từng hình giới thiệu các loại ghế: ghế gỗ (của Hà), ghế da (của ba Hà), ghế đá (ở bờ hồ).
Tiết 2
3.3. Tập đọc (BT 4) (18’)
c) Luyện đọc từ ngữ: ghế gỗ, ghế da, ghế đá, bờ hồ.
d) Luyện đọc câu
- GV: Bài có 4 tranh và 4 câu bên tranh.
- (Đọc vỡ từng câu) GV chỉ chậm từng tiếng trong câu 1 cho cả lớp đọc thầm; sau đó 1 HS đọc, cả lớp đọc. / Tiếp tục với câu 2, 3, 4.
- (Đọc tiếp nối từng câu) HS (cá nhân, từng cặp) luyện đọc tiếp nối từng câu.
e) Thi đọc đoạn, bài
- (Làm việc nhóm đôi) Từng cặp HS nhìn SGK, cùng luyện đọc.
- Các cặp, tổ thi đọc tiếp nối 2 đoạn (mỗi cặp, tổ đọc lời dưới 2 tranh).
- Các cặp, tố thi đọc cả bài.
- 1 HS đọc cả bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
g) Tìm hiểu bài đọc (lướt nhanh)
- Hà có ghế gì? (Hà có ghế gỗ).
- Ba Hà có ghế gì? (Ba Hà có ghế da).
- Bờ hồ có ghế gì? (Bờ hồ có ghế đá).
-Bà bế bé Lê ngồi ghế nào? (Bà bế bé Lê ngồi ở ghế đá).
* Cả lớp đọc nội dung 2 trang của bài 16.
4. Tập viết (bảng con)(15’)
a) Cả lớp đọc trên bảng các chữ, tiếng, chữ số: gh, ghế gỗ; 6, 7.
b) GV vừa viết chữ mẫu trên bảng lớp vừa hướng dẫn
- Chữ gh: là chữ ghép từ hai chữ cái g và h. Viết chữ g trước (1 nét cong kín, 1 nét khuyết ngược), chữ h sau (1 nét khuyết xuôi, 1 nét móc hai đầu).
- Tiếng ghế: viết gh trước, ê sau, dấu sắc đặt trên ê, chú ý nối nét giữa gh và ê.
- Tiếng gỗ: viết chữ g trước, chữ ô sau, dấu ngã đặt trên ô.
- Số 6: cao 4 li. Là kết hợp của 2 nét cơ bản: cong trái và cong kín.
- Số 7: cao 4 li. Gồm 3 nét: nét 1 thẳng ngang, nét 2 thẳng xiên, nét 3 thẳng ngang (ngắn) cắt giữa nét thẳng xiên.
c) HS viết: gh (2 - 3 lần). Sau đó viết: ghế gỗ (2 lần); 6, 7 (2 lần).
Củng cố, dặn dò: (2’)
- GV nhắc HS ghi nhớ quy tắc chính tả g / gh.
Thứ 3 ngày 06 tháng 10 năm 2020
Tiếng Việt
gi , k (tiết 1+2)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nhận biết âm và chữ cái gi, k; đánh vần, đọc đúng tiếng có mô hình âm đầu gi/ k + âm chính.
-Nhìn chữ, tìm đúng tiếng có âm gi (gi), âm k (cờ).
- Nắm được quy tắc chính tả: k + e, ê, i / c + a, 0, ô, ơ,...
- Đọc đúng bài Tập đọc Bé kể.
- Biết viết các chữ gi, k và các tiếng giá (đỗ), kì (đà) (trên bảng con).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bộ đồ dùng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Tiết 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5’)
- Cho học sinh chơi trò chơi vượt chướng ngại vật 
- GV cùng HS nhận xét
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: (3’)
- Âm và chữ cái gi, k.
- GV chỉ tên bài (chữ gi), nói: gi (phát âm giống di). HS (cá nhân, cả lớp): gi.
- GV chỉ tên bài (chữ k), nói: k (ca). HS: ca. GV giải thích: Đây là âm cờ, được viết bằng chữ ca. Để khỏi lẫn với âm cờ viết bằng chữ c (cờ), ta đánh vần theo tên chữ cái là ca.
- GV giới thiệu chữ K in hoa.
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) (`15’)
2.1. Âm gi, chữ gi
- GV đưa lên bảng lớp hình ảnh và từ giá đỗ, hỏi HS: Đây là gì? (Giá đỗ). GV: Giá đỗ là một loại rau làm từ hạt đỗ nảy mầm.
- GV: Trong từ giá đỗ, tiếng nào có âm gi? (Tiếng giá).
- GV chỉ từ giá. HS nhận biết: gi, a, dấu sắc; đọc: giá. Cả lớp: giá.
- Phân tích tiếng giá. / HS (cá nhân, tổ, cả lớp): gi - a - gia - sắc - giá / giá đỗ.
2.2. Âm k, chữ k: GV giới thiệu hình ảnh kì đà (một loài thằn lằn cỡ to, sống ở nước, da có vảy, ăn cá); viết: kì đà. / HS nhận biết: Tiếng kì có âm k (ca). /Phân tích tiếng kì: có âm k (ca), âm i và dấu huyền đứng trên i. / Đánh vần, đọc trơn:
 ca - i - ki - huyền - kì / kì đà.
3. Luyện tập (12’)
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2:Tiếng nào có chữ gi?Tiếng nào có chữ k?)(như những bài trước)
- GV chỉ từng từ, cả lớp đọc: kể, giẻ, kẻ,...
- HS trao đổi nhóm đôi: tìm tiếng có gi, có k; làm bài trong VBT; báo cáo.
- GV chỉ từng từ (in đậm), cả lớp: Tiếng kể có k. Tiếng giẻ có gi...
- HS nói thêm tiếng có gi (gian, giàn, giao, giáo,...); có k (kì, kê, kém, kiên,...)
3.2. Quy tắc chính tả (BT 3: Ghi nhớ)
- GV giới thiệu quy tắc chính tả c / k: Cả 2 chữ c (cờ) và k (ca) đều ghi âm cờ. Bảng này cho các em biết khi nào âm cờ viết là c; khi nào âm cờ viết là k
- GV chỉ sơ đồ 1: Khi đứng trước e, ê,	i, âm cờ viết là k. HS (cá	nhân, cả lớp):ca - e – ke - hỏi - kẻ / ca - ê - kê - hỏi - kể / ca - i - ki -	huyền - kì.
- GV chỉ sơ đồ 2: Khi đứng trước các chữ khác (a, o, ô,ơ,...),	âm cờ viết làc. HS (cá
nhân, cả lớp): cờ - a - ca - sắc - cá / cờ - o- co - hỏi - cỏ / cờ	- ô - cô / cờ - ơ - cơ- huyền -cờ...
- HS (cá nhân, cả lớp) nhìn sơ đồ, nói lại quy tắc chính tả: k + e, ê, i / c + a, o, ô, ơ,. ..
3.3. Tập đọc (BT 4)
a) GV chỉ hình ảnh mâm cỗ trong bữa giỗ; hỏi: Mâm cỗ có những món ăn gì? (Mâm cỗ có giò, xôi, gà, giá đỗ, nem, canh, món xào). GV: Các em cùng đọc bài xem bé Lê kể gì về mâm cỗ.
b) GV đọc mẫu.
Tiết 2
3.3. Tập đọc (BT 4) (17’)
c) Luyện đọc từ ngữ (đánh vần, đọc trơn): bi bô, bé kể, giã giò, giá đỗ.
d) Luyện đọc câu
- GV: Bài có 6 câu (GV đánh số TT từng câu trên bảng).
- GV chỉ từng câu cho cả lớp đọc thầm, rồi đọc thành tiếng (1 HS, cả lớp). Chỉ liền 2 câu (Đó là bé kể: Dì Kế giã giò.), liền 2 câu (Bé bi bô: “Dì... giò... ”).
- Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2-3 câu ngắn) (cá nhân, từng cặp).
e) Thi đọc đoạn, bài (theo cặp, tổ). Cuối cùng, 1 HS đọc cả bài, cả lớp đọc đồng thanh. (Chia bài làm 2 đoạn đọc: 3 câu / 3 câu).
* Cả lớp nhìn SGK, đọc lại 2 trang bài 17.
3.4. Tập viết (bảng con - BT 5) (16’)
a)HS đọc: gi, k, giá đỗ, kì đà.
b) GV vừa viết từng chữ, tiếng vừa hướng dẫn:
- Chữ gi: là chữ ghép từ hai chữ g và i. Viết g trước, i sau.
- Chữ k: cao 5 li; gồm 1 nét khuyết xuôi, 1 nét cong trên, 1 nét thắt và 1 nét móc ngược.
- Tiếng giá (đỗ): viết gi trước, a sau, dấu sắc đặt trên a.
- Tiếng kì (đà): viết k trước, i sau, dấu huyền đặt trên i.
c) HS viết: gi, k (2 lần). Sau đó viết: giá (đỗ), kì (đà).
4. Củng cố, dặn dò: (2’)
- GV nhận xét tiết học.
Tiếng Việt
Tập viết sau bài 16, 17 (gh, gi, k, ghế gỗ, giá đỗ, kì đà)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Tô, viết đúng các chữ gh, gi, k, ghế gỗ, giá đỗ, kì đà - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu,đều nét.
- Tô, viết đúng các chữ số 6, 7.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ đồ dùng 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Giới thiệu bài: (3’)
- GV nêu mục tiêu của bài học.
2. Luyện tập (30 ’)
a) HS đọc trên bảng các chữ, tiếng: gh, ghế gỗ, gi, giá đỗ, k, kì đà.
b) Tập tô, tập viết: gh, ghế gỗ
- 1 HS nhìn bảng, đọc: gh, ghế gỗ; nói cách viết, độ cao các con chữ.
- GV vừa viết mẫu lần lượt từng chữ, tiếng, vừa hướng dẫn:
+ Chữ gh: là chữ ghép từ 2 chữ g, h. Viết chữ g trước, chữ h sau.
+ Tiếng ghế: viết gh (gờ kép) trước, ê sau, dấu sắc đặt trên ê.
+ Tiếng gỗ: viết g trước, ô sau, dấu ngã đặt trên ô.
- HS tô, viết các chữ, tiếng gh, ghế gỗ trong vở Luyện viết 1, tập một.
c) Tập tô, tập viết: gỉ, k, giá đỗ, kì đà (như mục b)
- GV vừa viết mẫu từng chữ, tiếng, vừa hướng dẫn:
+ Chữ gi', ghép từ 2 chữ g và i. Viết g trước, i sau (1 nét hất, 1 nét móc ngược, 1 nét chấm).
+ Tiếng giá: viết gi trước, a sau, dấu sắc ở trên a. / Tiếng đỗ: viết đ trước, ô sau, dấu ngã ở trên ô.
+ Chữ k: cao 5 li, rộng 2,5 li. Gồm 1 nét khuyết xuôi, 1 nét cong trên, 1 nét thắt và 1 nét móc ngược. Cách viết: Đặt bút trên ĐK 2, viết nét khuyết xuôi (đầu khuyết chạm ĐK 6), dừng bút ở ĐK 1. Từ điểm dừng, rê bút lên gần ĐK 2 viết tiếp nét cong trên rộng 0,5 li, chỗ cong của nét chạm ĐK 3. Từ điểm kết thúc của nét cong trên ở ĐK 2, viết tiếp nét thắt và nét móc ngược, dừng bút ở ĐK 2.
+ Tiếng kì: viết k trước, i sau, dấu huyền ở trên i. / Tiếng đà: viết đ trước, a sau, dấu huyền trên a.
- HS tô, viết các chữ, tiếng: gi, giá đỗ, k, kì đà.
d) Tập tô, tập viết chữ số: ố, 7
- Số 6: cao 4 li. Là kết hợp của 2 nét cơ bản: cong trái và cong kín. Cách viết: Đặt bút trên ĐK 4, viết nét cong trái (từ phải sang trái), đến ĐK 2 thì viết tiếp nét cong kín. Khi chạm vào nét cong thì dừng.
- Số 7: cao 4 li; gồm 3 nét: thẳng ngang, thẳng xiên, thẳng ngang (ngắn) cắt giữa nét thẳng xiên. Cách viết: Nét 1: Đặt bút trên ĐK 5 viết nét thẳng ngang (trùng ĐK 5) bằng một nửa chiều cao. Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng xiên (từ trên xuống dưới, từ phải sang trái) đến ĐK 1. Nét 3: Từ điểm dừng của nét 2, lia bút lên khoảng giữa, viết nét thẳng ngang ngắn trên ĐK 3 (cắt ngang nét 2).
- HS tô, viết các chữ số: 6, 7 trong vở Luyện viết 1, tập một hoàn thành phần Luyện tập thêm.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- GV nhận xét tiết học.
Đạo đức
Gọn gàng, ngăn nắp( tiết 2)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau:
- Biết ý nghĩa của gọn gàng, ngăn nắp trong học tập, sinh hoạt.
- Thực hiện được hành vi gọn gàng, ngăn nắp nơi ở, nơi học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK Đạo đức 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
C. Luyện tập(30’)
Hoạt động 1: Nhận xét hành vi
Mục tiêu:
- HS biết phân biệt hành vi gọn gàng, ngăn nắp và chưa gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt.
- HS được phát triển năng lực tư duy phê phán.
Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát tranh và nhận xét hành vi theo những câu hỏi sau:
1) Bạn nào sống gọn gàng, ngăn nắp?
2) Bạn nào chưa gọn gàng, ngăn nắp? Vì sao?
3) Nếu em là bạn trong tranh, em sẽ làm gì?
- GV nêu nội dung các bức tranh:
Tranh 1: Vân đang tưới cây. Khi nghe bạn gội đi chơi, Vân vứt luôn bình tưới xuống đường đi và ra ngõ chơi cùng các bạn.
Tranh 2: Trong giờ học, Trà gạt giấy vụn xuống sàn lớp học.
Tranh 3: Tùng xếp gọn đồ chơi vào hộp trước khi đứng dậy vào ăn cơm cùng bố mẹ.
Tranh 4: Ngọc sắp xếp sách vở gọn gàng, ngăn nắp.
- HS thảo luận theo nhóm.
- Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV kết luận:
+ Tình huống 1: Việc vứt bình tưới trên đường, làm đường đi bị vướng và ướt, bình tưới dễ bị hỏng. Đó là hành vi chưa gọn gàng, ngăn nắp. Vân nên cất bình tưới vào chỗ quy định trước khi đi chơi.
+ Tình huống 2: Việc gạt giấy xuống sàn làm lớp bẩn, mất vệ sinh, chưa thực hiện đúng nội quy trường, lớp. Đó là hành vi chưa gọn gàng, ngăn nắp. Trà nên nhặt giấy vụn và thả vào thùng rác của trường/lớp.
+ Tình huống 3: xếp gọn đồ chơi trước khi ăn vừa bảo vệ đồ chơi, vừa không làm vướng đường đi bong phòng, phòng trở nên gọn gàng. Vỉệc làm của Tùng đáng khen. + Tình huống 4: sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập trên bàn học giúp Ngọc học tốt, giữ gìn sách vở không thất lạc. Đó là việc em nên làm hằng ngày.
- Vì vậy trong học tập và sinh hoạt, em cần gọn gàng, ngăn nắp. Việc gọn gàng, ngăn nắp giúp em tiết kiệm thời gian khi tìm đồ dùng, không làm phiền đến người khác, giữ đồ dùng thêm bền đẹp.
Hoạt động 2: Hướng dẫn dọn phòng
Mục tiêu:
- HS biết cách sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.
- HS được phát triển năng lực hợp tác với bạn.
Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm: Quan sát tranh và tìm cách sắp xếp đồ dùng cho gọn gàng, hợp lí.
- GV có thể hỏi gợi ý:
1) Quần áo sạch nên xếp ở đâu?
2) Quần áo bẩn nên để ở đâu?
3) Giày dép nên để ở đâu?
4) Đồ chơi nên xếp ở đâu?
5) Sách vở nên xếp ở đâu?
- Các nhóm HS cùng nhau thảo luận và sắp xếp lại căn phòng.
- Một số nhóm trình bày cách sắp xếp căn phòng. Các nhóm khác nhận xét kết quả sắp xếp căn phòng.
- GV mời HS chia sẻ cảm xúc sau khi sắp xếp căn phòng gọn gàng, ngăn nắp. Lưu ý: GV cho các nhỏm thực hành trước lớp nếu có hình động trong tranh. GV có thể tổ chức triển lãm mô hình các phòng sau khi sắp xếp và lựa chọn căn phòng gọn gàng, ngăn nắp nhất và được yêu thích nhất. GV có thế giao cho mỗi nhóm HS một căn phòng với đồ vật khác.
Hoạt động 3: Tự liên hệ
Mục tiêu:
- HS biết đánh giá việc thực hiện các hành vi gọn gàng, ngăn nắp của bản thân và có ý thức điều chỉnh hành vi sống gọn gàng, ngăn nắp.
- HS được phát triển năng lực tư duy phê phán.
Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho HS chia sẻ trong nhóm đôi theo gợi ý sau:
1) Bạn đã làm được những việc gì để nơi ở gọn gàng, ngăn nắp?Bạn đã làm được những việc gì để nơi học gọn gàng, ngăn nắp?
2) Bạn cảm thấy như thế nào khi sắp xếp nơi ở, nơi học gọn gàng, ngăn nắp?
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- Một sổ nhóm HS chia sẻ trước lớp.
- GV khen những HS đã luôn gọn gàng, ngăn nắp trong học tập, sinh hoạt và nhắc nhở cả lớp cùng thực hiện.
D. Vận dụng
Vận dụng trong giờ học:
- Thực hành sắp xếp đồ dùng học tập trên bàn học, trong cặp sách.
- Thực hành cùng bạn sắp xếp đồ dùng trong tủ của lớp.
- Thực hành gấp trang phục: GV hướng dẫn các cách gấp quần áo: áo phông, áo khoác, quần, tất. HS thực hành theo từng thao tác.
Vận dụng sau giờ học:
- GV hướng dẫn, nhắc nhở và giám sát HS thực hiện gọn gàng, ngăn nắp (tự gấp trang phục của mình, sắp xếp đồ dùng cá nhân vào đúng chỗ sau khi sử dụng).
- GV phân công HS giám sát việc thực hiện gọn gàng, ngăn nắp ở lớp theo chế độ trực tuần luân phiên. GV phân công HS quản lí các khu vực cụ thể với
các tiêu chí theo dõi rõ ràng (tủ HS, bình và cốc uống nước, bàn GV,...). Ví dụ tủ lớp: đồ được xếp gọn, cửa tủ luôn khép kín. HS có nhiệm vụ theo dõi và nhắc các bạn làm sai, báo cáo kết quả giám sát tuần ưong giờ sinh hoạt lớp. Sau một tháng, khi HS đã có thói quen gọn gàng, ngăn nắp, giảm số lượng bạn giám sát dần cho đến khi chỉ còn một bạn phụ trách chung, cũng theo chế độ luân phiên.
- GV đề nghị phụ huynh học sinh hướng dẫn, khuyến khích, động viên và giám sát việc thực hiện của con khi ở nhà.
Tổng kết bài học(5’)
- HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?
-GV kết luận: Em cần gọn gàng, ngăn nắp ở chỗ học, chỗ chơi.
- GV hướng dẫn cách sử dụng “Giỏ việc tốt” để theo dõi việc thực hiện gọn
Giáo dục thể chất
Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, Học điểm số hàng ngang. 
Trò chơi : Chạy tiếp sức
I MỤC TIÊU YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết và thực hiện vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trước tập luyện.
- Biết được khẩu lệnh và thực hiện được tập hợp hàng ngang dóng hang điểm số hàng ngang, trò chơi
- Biết quan sát tranh ảnh và động tác làm mẩu của GV để thực hiện .
- Hoàn thành lượng vận động. Tích cực tham gia tập luyện 
II. ĐỊA ĐIỂM- PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: Nhà giáo dục thể chất, sân tập.
- Phương tiện: Sách giáo khoa,bài soạn, còi, tranh trực quan.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức và yêu cầu
TG
SL
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
I.Phần mở đầu
Nhận lớp:
- Hoạt động của lớp trưởng.
- Hoạt động của giáo viên
2.Khởi động
Xoay các khớp cổ, tay cổ chân, vai, hông, gối
5p
4l 8n
GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
Kiểm tra sức khỏe của học sinh
GV mở nhạc cho học sinh khởi động .Quan sát làm mẫu và hướng dẫn cho học sinh.
Đội hình nhận lớp
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
 * GV
Lớp trưởng tập hợp lớp và báo cáo sĩ số cho GV
Đội hình như trên
GV hướng dẫn cả lớp khởi động và hướng dẫn lớp trưởng cách điều hành.
HS tích cực chủ động tập luyện
II.Phần cơ bản
1 Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng ngang
Khẩu lệnh : 
 Cách thực hiện: 
2.Học điểm số hàng ngang
Khẩu lệnh: Từ 1- hết điểm số
Cách thực hiện: Học sinh đánh mặt qua trái hô to số của mình và trở về tư thế nghiêm. Người cuối cùng hô to số của mình và hô hết.
Trò chơi : Chạy tiếp sức
Chuẩn bị : Đội hàng ngang. GV chia lớp làm 2 đội bằng nhau
Cách chơi: Khi có lệnh chơi người đầu hàng chạy nhanh lên vạch đích và vòng về chạm tay vào bạn thứ tiếp theo, bạn thứ 2 chạy và tương tự như vậy đội nào hét trước đội đó thắng. 
Các trường hợp phạm quy: Xuất phát trước lệnh, bạn chauw về tới vạch xuất phát hoặc chưa chạm tay bạn. Làm sai hiệu lệnh, hàng ngũ lộn xộn.
25p
Gv cho HS tập cả lớp
GV phân tích làm mẩu động tác
GV hướng đẫn tập đồng loạt 
GV hướng dẫn khẩu lệnh cho học sinh
GV chia nhóm cho học sinh tập luyện và hướng đẫn cách nhận xét lẫn nhau
Gv gọi tên trò chơi và hướng dẫn học sinh chơi
 Đội hình hàng ngang
HS tập luyện cả lớp
GV hướng dẫn làm mẫu cho học sinh tập luyện.
 Học sinh tập đồng loạt 
Gv sữa sai và hướng dẫn cách hô cho các nhóm trưởng, lớp trưởng.
HS tập luyện theo nhóm và nhận xét lẫn nhau.
Đội hình
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
 * GV
Học sinh chơi thử.
 Học sinh thi đua chơi với nhau.
GV sữa sai cho học sinh
Phần kết thúc
Thả lỏng các khớp cơ bắp 
Nhận xét giờ học.
Hướng dẫn học sinh xem bài ở nhà
5p
GV điều hành cả lớp tập luyện
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
 * GV
HS Lắng nghe và thực hiện
Thứ tư, ngày 7 tháng 10 năm 2020
Tiếng Việt
	Kh, m (tiết 1+2)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nhận biết âm và chữ cái kh, m; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có kh, m.
- Nhìn chữ, tìm đúng tiếng có âm kh, âm m.
- Đọc đúng bài Tập đọc Đo bẻ.
- Biết viết trên bảng con các chữ và tiếng: kh, m, khế, me.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bộ đồ dùng 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Tiết 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ (5)
- 2 HS đọc bài Tập đọc Bé kể (bài 17).
- 1 HS nhắc lại quy tắc chính tả: k (ca) + e, ê, i / c (cờ) + a, o, ô, ơ,...
B. DẠY BÀI MỚI (30’)
1. Giới thiệu bài: GV chỉ tên bài: kh, m, giới thiệu bài: âm và chữ kh, m.
- GV chỉ chữ kh: âm kh (khờ). GV: kh (khờ). HS (cá nhân, cả lớp): khờ. / Thực hiện tuơng tự với m.
- GV giới thiệu chữ M in hoa.
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
2.1. Âm kh và chữ kh
- GV chỉ hình quả khế (hoặc vật thật), hỏi: Đây là quả gì? (Quả khế). GV: Khế có loại ngọt, có loại chua, thường được dùng để làm mứt hoặc nấu canh.
- GV viết bảng khế. / HS phân tích tiếng khế: âm khờ, âm ê, dấu sắc = khế. / Đánh vần và đọc trơn: khờ - ê - khê - sắc - khế / khế.
2.3. Âm m và chữ m: Làm tương tự với âm m và tiếng me (loại quả thường được dùng để nấu canh hoặc làm mứt). / Đánh vần và đọc trơn: mờ - e - me / me.
* Củng cố: HS: Các em vừa học 2 chữ mới là kh, m; 2 tiếng mới là khế, me. HS gắn lên bảng cài chữ: kh, m.
3. Luyện tập
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có âm kh? Tiếng nào có âm m?)
- HS đọc từng chữ dưới hình: mẹ, mỏ, khe đá,...
- Từng cặp HS trao đổi, làm bài; 2 HS báo cáo kết quả: HS 1 nói tiếng có âm kh (khe, kho, khỉ). HS 2 nói tiếng có âm m (mẹ, mỏ, mè).
- GV chỉ từng tiếng, cả lớp: Tiếng mẹ có âm m, tiếng khe có âm kh,...
- HS nói tiếng ngoài bài có kh (khi, kho, khó, khô,...); có m (má, mỏi, môi,...).
3.2. Tập đọc (BT 3)
a) GV chỉ hình minh hoạ bài đọc Đố bé, giới thiệu 3 bức tranh tả cảnh trong gia đinh Bi: Bi vừa đi học về, mẹ ở trong bếp đang nấu ăn, ra 1 câu hỏi đố Bi. Bố đang bế em bé cũng ra 1 câu hỏi đố Bi. Các em hãy nghe bài đọc để biết bố mẹ đố Bi điều gì; Bi trả lời các câu đố thế nào.
b) GV chỉ từng hình, đọc mẫu.
Tiết 2
c) Luyện đọc từ ngữ: đố Bi, mẹ có gì, cá kho khế, có bé Li.(20’)
d) Luyện đọc từng lời dưới tranh
- GV: Bài có 3 tranh và lời dưới 3 tranh (GV chỉ cho HS đếm, đánh số TT từng câu).
- GV chỉ từng câu (chỉ liền 2 câu Bi đó à? Dạ.) cho cả lớp đọc thầm, rồi đọc thành tiếng (1 HS, cả lớp).
- Đọc từng lời dưới tranh (cá nhân, từng cặp).
e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (mỗi đoạn là lời dưới 2 tranh); thi đọc cả bài.
g) Đọc theo lời nhân vật
- GV chỉ lời của mẹ Bi, Bi, bố Bi.
- GV mời 3 HS giỏi đọc theo vai. GV khen HS nào đọc to, rõ, đúng lời nhân vật, kịp lượt lời.
- Cuối cùng, 1 HS đọc cả bài, cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
h) Tìm hiểu bài đọc
- Qua bài đọc, em hiểu điều gì? (Gia đình Bi sống rất vui vẻ, hạnh phúc. / Mọi người trong gia đình Bi rất vui tính. Quan hệ giữa bố mẹ và Bi rất thân ái).
* Cả lớp đọc lại 2 trang sách vừa học ở bài 18.
3.4. Tập viết (bảng con - BT 4)(10’)
a) Cả lớp nhìn bảng đọc các chữ, tiếng vừa học.
b) GV vừa viết mẫu từng chữ vừa hướng dẫn
- Chữ kh: là chữ ghép từ hai chữ k và h (đều cao 5 li). Viết k trước, h sau.
- Chữ m: cao 2 li; gồm 2 nét móc xuôi liền nhau và 1 nét móc 2 đầu.
- Tiếng khế: viết kh trước, ê sau; dấu sắc trên ê, không chạm dấu mũ.
- Tiếng me: viết m trước, e sau; chú ý nối nét giữa m và e.
c) HS viết: kh, m (2 lần). Sau đó viết: khế, me.
4. Củng cố, dặn dò(5’)
-Gọi một số học sinh đọc lại toàn bài
- GV nhận xét tiết học.
Toán
Lớn hơn, dấu >, bé hơn dấu <, bằng nhau ,dấu =
I.MỤC TIÊU
-Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
-Biết so sánh số lượng; biết sử dụng các từ (lớn hơn, bé hơn, bằng nhau) và
các dấu (>, <, =) để so sánh các số.
-Thực hành sử dụng các dấu (>, <, =) để so sánh các số trong phạm vi 5.
-Phát triển các NL toán học.
II.CHUẨN BỊ
Các thẻ số và các thẻ dấu.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. Bài cũ (5’)
- HS cài các dấu>,<,=;
- So sánh 2 3; 5 1
- GV cùng HS nhận xét.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập(28’)
Bài 1:HS quan sát hình vẽ thứ nhất, so sánh số lượng khối lập phương bên trái với số lượng khối lập phương bên phải bằng cách lập tương ứng một khối lập phương bên trái với một khối lập phương bên phải. Nhận xét: “3 khối lập phương nhiều hơn 1 khối lập phương”. Ta có: “3 lớn hơn 1 viết 3 >1.
- HS thực hành so sánh số lượng khối lập phương ở các hình vẽ tiếp theo và viết kết quả vào vở theo thứ tự: 2 3.
- Đổi vở cùng kiểm tra và chia sẻ với bạn cách làm.
Bài 2:HS quan sát hình vẽ thứ nhất, lập tương ứng mỗi chiếc xẻng với một chiếc xô.
Nhận xét: “Mỗi chiếc xẻng tương ứng với một chiếc xô, thừa ra một chiếc xô. Vậysố xẻng ít hơn số xô”. Ta có: “2 bé hơn 3”, viết 2 < 3.
-HS thực hiện tương tự với các hình vẽ tiếp theo rồi viết KQ vào vở:3>2;2= 2.
-Đổi vở cùng kiểm tra và chia sẻ với bạn cách làm.
- Khuyến khích HS diễn đạt bằng ngôn ngữ của các em sử dụng các từ ngữ: nhiều hơn, ít hơn, lớn hơn, bé hơn, bằng nhau.
Bài 3:a).HS tập viết các dấu (>, <, =) vào bảng con.
b)Cá nhân HS suy nghĩ, tự so sánh hai số, sử dụng các dấu (>, <, =) và viết kếtquả vào vở. Đổi vở cùng kiểm tra, đọc kết quả và chia sẻ với bạn cách làm.
*Lưu ỷ: Khi đặt dấu (>, <) vào giữa hai số, bao giờ đầu nhọn cũng chỉ vào số bé hơn.
C. Hoạt động vận dụng
Bài 4:Cá nhân HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì?
- HS chọn đồ vật có ghi số lớn hơn, rồi chia sẻ với bạn cách làm.
- Tìm các ví dụ xung quanh lớp học, trong gia đình về so sánh số lượng rồi chiasẻ với các bạn.
D. Củng cố, dặn dò(2’)
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?	
-Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? Kí hiệu toán học nào em cần nắm chắc?
Để không nhầm lẫn khi sử dụng các kí hiệu đó em nhắn bạn điều gì?
Thứ 5 ngày 8 tháng 10 năm 2020
Tiếng Việt
n , nh (tiết 1+2)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẰU
- Nhận biết các âm và chừ n, nh; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có n, nh.
- Nhìn chữ dưới hình, tìm đúng tiếng có âm n, âm nh.
- Đọc đúng bài Tập đọc Nhà cô Nhã.
- Biết viết trên bảng con các chữ và tiếng: n, nh, nơ, nho; chữ số 8, 9.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Máy chiếu,bảng con,chữ mẫu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Tiết 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ(5’)
- GV kiểm tra 2 HS đọc bài Đố bé (bài 18). (Hoặc cả lớp viết bảng con và đọc: khế, me).
B. DẠY BÀI MỚI (30’)
1. Giới thiệu bài:
- Âm và chữ n, nh.
- GV chỉ chữ n, nói: nờ. HS: nờ. / GV chỉ chữ nh, nói: nhờ. HS: nhờ.
- GV giới thiệu chữ N in hoa.
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
2.1. Âm n và chữ n: GV chỉ hình cái nơ: Đây là gì? (Cái nơ). / GV viết n, ơ = nơ. / Phân tích tiếng nơ. / Đánh vần: nờ - ơ - nơ / nơ.
2.2. Âm nh và chừ nh: Làm TT với tiếng nho. Đánh vần: nhờ - o - nho / nho.
* GV chỉ các âm, từ khoá vừa học, cả lớp: nờ - ơ - nơ / nơ; nhờ - o - nho / nho. HS gắn lên bảng cài: n, nh.
3. Luyện tập
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có âm n? Tiếng nào có âm nh?)
- (Như những bài trước) HS đọc chữ dưới hình. GV giải nghĩa từ: nhị (loại đàn dân tộc có 2 dây). Nỏ: một loại vũ khí cổ dùng để bắn tên. / HS nói tiếng có âm n, âm nh. / Cả lớp đồng thanh: Tiếng na có âm n, tiếng nhà có âm nh,...
- HS nói 3-4 tiếng ngoài bài có âm n (nam, năm, no, nói,...); có âm nh (nhẹ, nhè, nhỏ, nhắn,...).
3.2. Tập đọc (BT 3)
a) GV chỉ hình, giới thiệu nhà cô Nhã: Ngôi nhà nhỏ, xinh xắn nằm bên một cái hồ nhỏ. Các em cùng đọc để biết nhà cô Nhã có gì đặc biệt.
b) GV đọc mẫu; giải nghĩa từ: cá mè (cá nước ngọt, cùng họ với cá chép, thân dẹt, vảy nhỏ, đầu to); ba ba (loài rùa sống ở nước ngọt, có mai, không vảy).
Tiết 2
c) Luyện đọc từ ngữ: cô Nhã, bờ hồ, nhà nho nhỏ, cá mè, ba ba, nho,khế.(20’)
d) Luyện đọc câu
- GV: Bài đọc có mấy câu? (HS đếm: 4 câu).
- GV chỉ chậm từng câu, cả lớp đọc thầm rồi đọc thành tiếng (1 HS, cả lớp).
- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp).
e) Thi đọc đoạn, bài. (Chia bài làm 2 đoạn: mồi đoạn 2 câu). Cuối cùng, 1 HS đọc cả bài, cả lớp đọc đồng thanh.
g) Tìm hiểu bài đọc
- GV nêu YC; chỉ từng ý a, b (2 câu chưa hoàn chỉnh) cho cả lớp đọc.
- HS nhìn hình minh hoạ, nói tiếp để hoàn thành câu.
- HS 1 nhìn hình nói tiếp câu a (Hồ có cá mè, ba ba). HS 2 nhìn hình hoàn thành câu b (Nhà có na, nho, khế).
- Cả lớp nhìn hình, đọc lại 2 câu văn.
- GV: Nhà cô Nhã rất đặc biệt. Ngôi nhà nhỏ nằm bên một cái hồ nhỏ. Hồ nhỏ mà có cá mè, ba ba. Nhà nhỏ mà có na, nho, khế.
* Cả lớp đọc lại 2 trang của bài 19; đọc 7 chữ vừa học trong tuần, cuối trang 38.
3.3. Tập viết (BT 4)(10’)
a) Cả lớp nhìn bảng đọc các chữ, tiếng, chữ số vừa học.
b) GV vừa viết chữ mẫu trên bảng lớp vừa hướng dẫn
- Chữ n: cao 2 li; gồm 1 nét móc xuôi, 1 nét móc 2 đầu.
- Chữ nh: là chữ ghép từ hai chữ n, h. Viết n trước, h sau.
- Tiếng nơ: viết n trước, ơ sau; chú ý nối nét n và ơ.
- Tiếng nho: viết nh trước, o sau; chú ý nối nét nh và o.
- Số 8: cao 4 li. Gồm 4 nét viết liền: cong trái - cong phải - cong trái - cong phải.
- Số 9: cao 4 li. Gồm 2 nét: cong kín và cong phải.
c) HS viết: n, nh (2 lần). / Viết: nơ, nho. / Viết: 8, 9.
4. Củng cố, dặn dò(5’)
-Cho học sinh đọc lại toàn bài
- GV nhận xét tiết học.
Tiếng Việt
Tập viết sau bài 18, 19
I

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_1_canh_dieu_tuan_4_nam_hoc_2020_2021.doc