Kế hoạch dạy học Các môn Lớp 1 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021

Kế hoạch dạy học Các môn Lớp 1 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021

SHDC: Giới thiệu hoạt động ở trường

P p ph (T.1)

P p ph (T.2)

Anh chị em quan tâm, giúp đỡ nhau (T.2)

Tiết 1

S s X x (T.1)

S s X x (T.2)

Các dấu =, >, <>

Trường học của em (T.1)

Tiết 1

Tiết 2

Tiết 3

Q q qu Y y (T.1)

Q q qu Y y (T.2)

Các dấu =, >, <>

Tiết 2

SH theo chủ đề: Mỗi ngày ở trường của em

gi (T.1)

gi (T.2)

Thực hành

Số 6 (T.1)

Ôn tập (T.1)

Ôn tập (T.2)

Kể chuyện: Khỉ và sư tử

Trường học của em (T.2)

Tiết 3

Tiết 4

SH lớp: Trang trí thời khoá biểu

 

docx 60 trang thuong95 2630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học Các môn Lớp 1 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỜI KHÓA BIỂU 1C 
BUỔI SÁNG (Vào lớp 6 giờ 50 phút. Ra về lúc 10 giờ 5 phút) 
Tiết
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
1
Chào cờ
Học vần
Học vần
Học vần
Học vần 
2
Học vần
Học vần
Học vần
Học vần
Học vần 
3
Học vần
 Toán
Toán 
TV( thực hành)
TV (kể ch) 
4
Âm nhạc
Tự nhiên xã hội
Rèn toán tiết 2
Toán
Tự nhiên xã hội
BUỔI CHIỀU (Vào lớp 1 giờ 25 phút. Ra về lúc 4 giờ 5 phút) thứ tư về lúc 4 giờ 45 phút
2
 TD
 Rèn toán tiết 1
Rèn TV tiết 2
Rèn TV tiết 3
Mĩ Thuật
 Rèn toán tiết 3
3
 Đạo đức
 TD 
Rèn TV tiết 4
4
Rèn TV tiết 1
HĐTN
HĐTN 
KẾ HOẠCH DAÏY HỌC TUAÀN 6
********************
Ngày
Buổi
Môn
Bài dạy
Thứ hai
05/10/2020
Sáng
Chào cờ
SHDC: Giới thiệu hoạt động ở trường
Học vần
P p ph (T.1)
Học vần
P p ph (T.2)
Âm nhạc 
Chiều
 TD 
 Đạo đức
Anh chị em quan tâm, giúp đỡ nhau (T.2)
 Rèn TV
Tiết 1
Thứ ba
06/10/2020
Sáng
Học vần
S s X x (T.1)
Học vần
S s X x (T.2)
 Toán
Các dấu =, >, < (T.1)
TNXH
Trường học của em (T.1)
Chiều
Rèn Toán
Tiết 1
 Rèn TV
Tiết 2
 Rèn TV
Tiết 3
Thứ tư
07/10/2020
Sáng
Học vần
Q q qu Y y (T.1)
Học vần
Q q qu Y y (T.2)
Toán 
Các dấu =, >, < (T.2)
Rèn toán
Tiết 2
Chiều
Mĩ Thuật
 TD 
HĐTN
SH theo chủ đề: Mỗi ngày ở trường của em
Thứ năm
08/10/2020
Học vần
gi (T.1)
Học vần
gi (T.2)
TV( thực hành)
Thực hành
Toán
Số 6 (T.1)
Thứ sáu
09/10/2020
Sáng
Học vần 
Ôn tập (T.1)
Học vần 
Ôn tập (T.2)
TV (kể chuyện) 
Kể chuyện: Khỉ và sư tử
 TNXH
Trường học của em (T.2)
Chiều
Rèn Toán
Tiết 3
 Rèn TV
Tiết 4
HĐTN 
SH lớp: Trang trí thời khoá biểu
	Ngày dạy: Thứ hai ngày 12 / 10 / 2020
SHDC:
 Giới thiệu hoạt động ở trường 
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 1 tuần 06
CHỦ ĐỀ 6: ĐI SỞ THÚ
BÀI 1: P p ph (tiết 1-2, sách học sinh, trang 60-61)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Đi sở thú (đi sở thú, sẻ, xe quạ, ).Quan sát tranh khởi động, trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa p, ph(pa nô, phở, cà phê, rạp chiếu phim, ).
2. Kĩ năng: Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của p, ph; nhận diện cấu tạo tiếng, đánh vần đồng thanh lớn pa, phi và hiểu nghĩa của các từ pa nô, phi ngựa.Viết được các chữ p, phvà các tiếng, từ có p, ph(pa nô, phi ngựa).Đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được câu ứng dụng và hiểu nghĩa của câu ứng dụng ở mức độ đơn giản. Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm chữ được học có nội dung liên quan với nội dung bài học;nói về pi-a-nô, pi-gia-ma, phấn viết bảngqua các hoạt động mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ chữ p, ph; một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ (pa nô, pi-a-nô, cà phê, đĩa pha lê, cá rô phi, ); video clip về cảnh vui chơi ở sở thú/ công viên; tranh chủ đề.
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, trò chơi: nhằm khai thác kinh nghiệm ngôn ngữ (vốn từ, đặt câu) và kinh nghiệm xã hội của học sinh, kết nối điều học sinh đã biết, đã có với bài học mới, giúp học sinh nhận ra ý nghĩa của việc học (đọc, viết).
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1
1. Ổn định lớp (3-5 phút):
Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng”. Quản trò yêu cầu các bạn học sinh đọc từ ngữ, câu; viết âm chữ, từ; nói câu có từ ngữ có tiếng chứa t, th, nh, r, tr, ia, ua, ưa.
2. Dạy bài mới (27-30 phút):
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.1. Khởi động (4-5 phút):
* Mục tiêu: Học sinh trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Đi sở thú (đi sở thú, sẻ, xe quạ, ).Quan sát tranh khởi động, trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa p, ph(pa nô, phở, cà phê, rạp chiếu phim, ).
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhómđôi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, tìm đúng trang của bài học.
- Học sinh mở sách học sinh trang 60.
- Giáo viên giới thiệu tên chủ đề và chữ ghi tên chủ đề, yêu cầu học sinh nhận diện và đọc chữ mà học sinh đã học. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề và tranh chủ đề gợi ra.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Đi sở thú.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi động, nói về những sự vật có trong tranh liên quan đến p, ph.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có tiếng chứa âm p, ph.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được (có chứa p, ph).
- Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng.
- Giáo viên nêu mục tiêu của bài học.
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu tên chủ đề và quan sát chữ ghi tên chủ đề.
- Học sinh trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề và tranh chủ đề gợi ra.
- Học sinh nêu được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề như:đi sở thú, pa nô, phố, phượng, sóc, sói, cá sấu, sư tử, quạ, xe, xem xiếc, gió, cụ già, giá vẽ.
- Học sinh quan sát và nói: phố, phim, pa nô, phở.
- Học sinhnêu các tiếng tìm được: pa, pi, phố, phở.
- Học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được có chứa p, ph. Từ đó, học sinh phát hiện ra p, ph.
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài, mục tiêu và quan sát chữ ghi tên bài.
2.2. Nhận diện âm chữ mới, tiếng có âm chữ mới (23-25 phút):
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của p, ph; nhận diện cấu tạo tiếng, đánh vần đồng thanh lớn pa, phi và hiểu nghĩa của các từ pa nô, phi ngựa.Viết được các chữ p, phvà các tiếng, từ có p, ph(pa nô, phi ngựa).
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện âm chữ mới:
a.1. Nhận diện âm chữ p:
- Giáo viên gắn thẻ chữ p lên bảng.
- Giáo viên giới thiệu chữ p.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc chữ p.
a.2. Nhận diện âm chữ ph:
Tiến hành tương tự như nhận diện âm chữ p.
b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
b.1. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếngcó âm chữp:
- Giáo viên gắn mô hình đánh vần tiếng pa lên bảng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng pa.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần theo mô hình tiếng pa.
b.2. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếngcó âm chữph:
Tiến hành tương tự như âm chữ p. 
c. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa:
c.1. Đánh vần và đọc trơn từ khóa pa nô:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh từ pa nô.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng khóa pa.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trơn từ khóa pa nô.
c.2. Đánh vần và đọc trơn từ khóa phi ngựa:
Tiến hành tương tự như từ khóa pa nô. 
- Học sinh quan sát chữ pin thường, in hoa.
- Học sinh đọc chữ p
- Học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng pa.
- Học sinh phân tích tiếng pa(gồm âm p, âm a).
- Học sinh đánh vần: pờ-a-pa.
- Học sinh quan sát từ pa nô, phát hiện tiếng khoá pa.
- Học sinh đánh vần tiếng khóa: pờ-a-pa.
- Học sinh đọc trơn từ khóa: pa nô.
Nghỉ giữa tiết
d. Tập viết:
d.1. Viết vào bảng con chữ p, pa nô, ph, phi ngựa:
- Viết chữ p:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của chữ p.
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của chữ p.
- Học sinh viết chữ pvào bảng con.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có. 
- Viết chữ pa nô:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của chữ pa (chữ pđứng trước, chữ ađứng sau).
- Viết chữ ph, phi ngựa:
Tương tự như viết chữ p, pa nô.
d.2. Viết vào vở tập viết:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết chữ p, pa nô, ph, phi ngựavào vở Tập viết.
- Giáo viên giúp đỡ học sinh yếu.
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết chữ pa.
- Học sinh viết chữ pa nôvào bảng con.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có.
- Học sinh viết chữ p, pa nô, ph, phi ngựa.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có, tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.3. Luyện tập đánh vần, đọc trơn (15-18 phút):
* Mục tiêu: Học sinh đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được câu ứng dụng và hiểu nghĩa của câu ứng dụng ở mức độ đơn giản.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Đánh vần, đọc trơn các từ mở rộng, hiểu nghĩa các từ mở rộng:
- Giáo viên treo các tranh, hướng dẫn học sinh tìm từ có tiếng chứa âm chữ p, ph theo chiều kim đồng hồ.
- Giáo viênhướng dẫn học sinh đánh vần và đọc trơn các từ mở rộng có tiếng chứa p, ph.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm nghĩa của các từ mở rộng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nói câu có chứa từ ngữ phởhoặc phố, cà phê, pa tê.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thêm chữ p, phbằng việc quan sát môi trường chữ viết xung quanh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu một số từ ngữ có tiếng chứa âm p, ph.
- Học sinh quan sát tranh, tìm từ có tiếng chứa âm chữ p, ph (phở, phố, cà phê, pa tê).
- Học sinhđánh vần và đọc trơn các từ: phở, phố, cà phê, pa tê.
- Học sinh thảo luận, tìm nghĩa của các từ mở rộng:phở, phố, cà phê, pa tê.
- Học sinh nói trong nhóm, vài học sinh nói trước lớp.
- Học sinh tìm thêm chữ p, phbằng việc quan sát môi trường chữ viết xung quanh.
- Học sinh nêu, ví dụ:phố xá, pha trà, pin, 
b. Đọc và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng dụng:
- Giáo viên đọc mẫu bài đọc ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng câu ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của bài đọc ứng dụng: Bé làm gì?Bé hát câu gì?.
- Học sinh nghe giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc.
- Học sinh đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng bài đọc ứng dụng.
- Học sinh hiểu được nghĩa của bài đọc ứng dụng.
Nghỉ giữa tiết
3. Hoạt động mở rộng (10-12 phút):
* Mục tiêu: Học sinh biết nói về pi-a-nô, pi-gia-ma, phấn viết bảng.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh.
- Giáo viên hỏi gợi mở nội dung tranh: Tranh vẽ những vật gì? Hãy giới thiệu một vật mà em biết và đã sử dụng?
- Giáo viên gợi ý và làm mẫu theo trình tự: tên vật, dùng để làm gì, dùng như thế nào, bảo quản như thế nào?
- Giáo viên hướng dẫn học sinhxác định yêu cầu của hoạt động mở rộng.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh nói trong nhóm, trước lớp câu có từ ngữ chứa tiếng có âm p, ph.
- Học sinh quan sát tranh và phát hiện được nội dung tranh.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng: nói về pi-a-nô, pi-gia-ma, phấn viết bảng.
- Học sinhnói trong nhóm nhỏ, trước lớp tên các vật pi-a-nô, pi-gia-ma, phấn viết bảng và giới thiệu một trong 3 vật trên.
4. Hoạt động nối tiếp (3-5 phút):
a. Củng cố:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện lại tiếng, từ có p, ph.
b. Dặn dò:
Giáo viên dặn học sinh.
- Học sinh nhận diện lại tiếng, từ có p, ph.
- Học sinh nắm lại nội dung bài ở giờ tự học.
- Học sinh chuẩn bị cho tiết học sau (bài s, x).
Chiều
 Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Đạo đức tuần 06
QUAN TÂM, CHĂM SÓC NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH
BÀI 3: ANH CHỊ EM QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ NHAU (tiết 2)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Nêu được biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc anh chị em trong gia đình; nhận biết được sự cần thiết của việc quan tâm, giúp đỡ nhau giữa anh chị em trong gia đình.
2. Kĩ năng: Thể hiện được sự quan tâm, giúp đỡ anh chị em trong gia đình bằng một số việc làm cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.
3. Thái độ: Có thái độ đồng tình với sự quan tâm, giúp đỡ nhau; không đồng tình với những việc làm không thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ nhau của anh chị em trong gia đình.
4. Năng lực chú trọng: Nêu được một số biểu hiện quan tâm, giúp đỡ nhau của anh chị em trong gia đình; biết vì sao anh chị em phải quan tâm, giúp đỡ nhau; phân biệt được thái độ, hành vi anh chị em quan tâm, giúp đỡ nhau hay không quan tâm, giúp đỡ nhau; khắc phục những hành vi chưa nhường nhịn, giúp đỡ nhau giữa anh chị em trong gia đình; biết được những ưu điểm, hạn chế của bản thân trong việc quan tâm, giúp đỡ anh chị em.
5. Phẩm chất: Nhân ái, trách nhiệm.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
1. Giáo viên: Sách Đạo đức; các tranh trong sách học sinh (phóng to); bài hát “Làm anh khó đấy” nhạc của Nguyễn Đình Khiêm; thơ của Phan Thị Thanh Nhàn.
	2. Học sinh: Sách học sinh, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, Kể chuyện Đạo đức lớp 1; 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp - gợi mở, thuyết trình, đóng vai, trò chơi, kể chuyện, ...
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3. Hoạt động luyện tập (18-20 phút):
3.1. Hoạt động 1. Xử lí tình huống (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết được sự cần thiết của việc quan tâm, giúp đỡ nhau giữa anh chị em trong gia đình.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, đàm thoại.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức để học sinh tìm ra cách thức quan tâm, giúp đỡ người thân trong những tình huống khác nhau của 4 hình: Hình 1: Anh trai đi học nhưng để quên hộp bút trên bàn.Hình 2: Em bé đang bò chơi cạnh vũng nước bẩn giữa nhà. Hình 3: Em/chị gái vừa đi về bị ướt mưa.Hình 4: Anh trai đi đá bóng về bị chấn thương, trầy xước chân.
- Học sinh hoạt động cặp đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi: phải quan tâm, giúp đỡ như thế nào? 
3.2. Hoạt động 2. Liên hệ bản thân (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh tự liên hệ bản thân.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Kể chuyện, đàm thoại.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể về anh chị hoặc em gái, em trai của mình, qua đó khơi dậy lòng yêu thương, biết quan tâm của anh chị em trong gia đình (cần lưu ý đến các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt).
- Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết mình đã quan tâm, giúp đỡ anh chị em trong gia đình chưa. Nếu chưa thì cần phải làm gì? Đây là hoạt động vừa có tính liên hệ vừa có tính tự nhắc nhở đối với cá nhân học sinh, vì vậy giáo viên cần khích lệ ý thức tự giác của các em, sao cho việc em cần làm sắp tới không phải là sự bắt buộc mà là tự nhận thức, để thể hiện sự quan tâm, yêu thương đối với anh chị em của mình.
- Học sinh kể về anh chị hoặc em gái, em trai của mình, qua đó khơi dậy lòng yêu thương, biết quan tâm của anh chị em trong gia đình.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
4. Hoạt động thực hành (13-15 phút):
4.1. Hoạt động 1. Vẽ tranh hoặc trang trí thiệp để tặng anh, chị hoặc em của em (7-8 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh vẽ tranh hoặc trang trí thiệp để tặng anh, chị hoặc em của mình.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, vẽ tranh.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cá nhân hoá hoạt động này bằng cách yêu cầu từng học sinh vẽ tranh dựa vào sở thích, hoàn cảnh gia đình của từng em cho phù hợp.
- Học sinh vẽ tranh (cá nhân) dựa vào sở thích, hoàn cảnh gia đình của mình.
4.2. Hoạt động 2. Thực hiện lời nói, động tác phù hợp (6-7 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện những lời nói, hành động thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ anh chị em trong gia đình.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, sắm vai.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh sắm vài các tình huống: Buộc dây giày giúp em; Chải đầu, tết tóc cho em; Hỏi thăm khi anh, chị bị ốm; Chia vui với thành tích học tập của anh, chị.
- Giáo viên có thể điều chỉnh, uốn nắn trực tiếp để đạt được hiệu quả cao hơn.
- Học sinh sắm vài, vừa thực hiện, vừa nói (kết hợp hành động và lời nói).
5. Hoạt động nối tiếp sau bài học:
Kết thúc bài học, giáo viên cho học sinh học thuộc lòng câu ca dao: Anh em như thể chân tay; Rách lành đùm bọc, dỡ hay đỡ đần; chuẩn bị bài sau.
Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
Rèn Tiếng Việt tuần 6
CHỦ ĐỀ: ĐI SỞ THÚ Tiết 1
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về chủ đề “Đi sở thú”.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; chia sẻ, hợp tác.
* Phân hóa: Học sinh trung bình làm tùy chọn 2 bài; học sinh HTT làm hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2-3 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện (25-27 phút):
a. Hoạt động 1: Giao việc (4-5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ, yêu cầu học sinh đọc các đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành (12-14 phút):
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to trước lớp.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
Bài 1. Điền p hay ph vào chỗ nhiều chấm:
Bài 2. Tô màu vào tranh, đọc các chữ có trong tranh đã tô:
Bài 3. Đọc:
c. Hoạt động 3: Sửa bài (7-8 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3-5 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. 
- Học sinh chuẩn bị bài buổi sáng của hôm sau.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
Ngày dạy: Thứ ba ngày 13 / 10 / 2020
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 1 tuần 06
CHỦ ĐỀ 6: ĐI SỞ THÚ
BÀI 2: S s X x (tiết 3-4, sách học sinh, trang 62-63)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Quan sát tranh khởi động, trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa s, x.
2. Kĩ năng: Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của s, x; nhận diện cấu tạo tiếng, đánh vần đồng thanh lớn các từ sư tử, xe ngựa.Viết được các chữ s, xvà các tiếng, từ có s, x(sư tử, xe ngựa).Đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được câu ứng dụng và hiểu nghĩa của câu ứng dụng mức độ đơn giản.Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm chữ được học có nội dung liên quan với nội dung bài học.Nói những điều em biết về sư tử, cá sấu, sóc, sói; cây xà cừ, cây xương rồng, thông qua các hoạt động mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ chữ s, x (in thường, in hoa, viết thường); một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ (đi sở thú, xem, xe, sư tử, sóc, cá sấu, số 6); tranh chủ đề.
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, trò chơi: nhằm khai thác kinh nghiệm ngôn ngữ (vốn từ, đặt câu) và kinh nghiệm xã hội của học sinh, kết nối điều học sinh đã biết, đã có với bài học mới, giúp học sinh nhận ra ý nghĩa của việc học (đọc, viết).
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (3-5 phút):
Giáo viên tổ chức trò chơi “Truyền điện”. Giáo viên yêu cầu học sinhđọc từ ngữ, câu; viết âm chữ, từ; nói câu có từ ngữ có tiếng chứa p, ph.
2. Dạy bài mới (27-30 phút):
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.1. Khởi động (4-5 phút):
* Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh khởi động, trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa s, x.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhómđôi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, tìm đúng trang của bài học.
- Học sinh mở sách học sinh trang 62.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có tiếng chứa s, x.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các tiếng tìm được có âm s, x.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được (có chứa s, x).
- Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng.
- Giáo viên nêu mục tiêu của bài học.
- Học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có tiếng chứa s, xnhư: đi sở thú, xem, xe, sư tử, sóc, cá sấu, số 6.
- Học sinh nêu: sấu, sóc, sẻ, sáu, sư; xe, xem.
- Học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được có chứa s, x. Từ đó, học sinh phát hiện ra s, x.
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài, mục tiêu và quan sát chữ ghi tên bài.
2.2. Nhận diện âm chữ mới, tiếng có âm chữ mới (23-25 phút):
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của s, x; nhận diện cấu tạo tiếng, đánh vần đồng thanh lớn các từ sư tử, xe ngựa.Viết được các chữ s, xvà các tiếng, từ có s, x(sư tử, xe ngựa).
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện âm chữ mới:
a.1. Nhận diện âm chữ s:
- Giáo viên gắn thẻ chữ s lên bảng.
- Giáo viên giới thiệu chữ s.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc chữ s.
a.2. Nhận diện âm chữx:
Tiến hành tương tự như nhận diện âm chữ s.
b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
b.1. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếngcó âm chữs:
- Giáo viên gắn mô hình đánh vần tiếng sư lên bảng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng sư.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần theo mô hình tiếng sư.
b.2. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếngcó âm chữx:
Tiến hành tương tự như với âm chữ s. 
c. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa:
c.1. Đánh vần và đọc trơn từ khóa sư tử:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh từ sư tử.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng khóa sư.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trơn từ khóa sư tử.
c.2. Đánh vần và đọc trơn từ khóa xe ngựa:
Tiến hành tương tự như từ khóa sư tử. 
- Học sinh quan sát chữ sin thường, in hoa.
- Học sinh đọc chữ s.
- Học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng sư.
- Học sinh phân tích tiếng sư(gồm âm s, âm ư).
- Học sinh đánh vần: sờ-ư-sư.
- Học sinh quan sát từ sư tử phát hiện tiếng khóa sư và âm s trong tiếng khóasư.
- Học sinh đánh vần: sờ-ư-sư. 
- Học sinh đọc trơn từ khóasư tử.
Nghỉ giữa tiết
d. Tập viết:
d.1. Viết vào bảng con chữ s, sư tử, x, xe ngựa:
- Viết chữ s:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của chữ s.
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của chữ s.
- Học sinh viết chữ svào bảng con.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có. 
- Viết chữ sư tử:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của chữ sư(chữ sđứng trước, chữ ư đứng sau).
- Viết chữ x, xe ngựa:
Tiến hành tương tự như viết chữ s, sư tử. 
d.2. Viết vào vở tập viết:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết chữ s, sư tử, x, xe ngựa vào vở Tập viết.
- Giáo viên giúp đỡ học sinh yếu.
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết chữ sư.
- Học sinh viết chữ sư tửvào bảng con.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có.
- Học sinh viết chữ s, sư tử, x, xe ngựa.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có, tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.3. Luyện tập đánh vần, đọc trơn (15-18 phút):
* Mục tiêu: Học sinh đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được câu ứng dụng và hiểu nghĩa của câu ứng dụng mức độ đơn giản.Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm chữ được học có nội dung liên quan với nội dung bài học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Đánh vần, đọc trơn các từ mở rộng, hiểu nghĩa các từ mở rộng:
- Giáo viên treo các tranh, hướng dẫn học sinh tìm từ có tiếng chứa âm chữ s, x.
- Giáo viênhướng dẫn học sinh đánh vần và đọc trơn các từ mở rộng có tiếng chứa s, x.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm nghĩa của các từ mở rộng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nói câu có chứa từ ngữ sẻ múhoặcchó xù, su su, xô nhựa.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thêm chữ s, xbằng việc quan sát môi trường chữ viết xung quanh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu một số từ ngữ có tiếng chứa âm s, x.
- Học sinh quan sát tranh, tìm từ có tiếng chứa âm chữ s, x(sẻ, chó xù, su su, xô nhựa).
- Học sinhđánh vần và đọc trơn các từ: sẻ, chó xù, su su, xô nhựa.
- Học sinh thảo luận, tìm nghĩa của các từ mở rộng:sẻ, chó xù, su su, xô nhựa.
- Học sinh nói trong nhóm, vài học sinh nói trước lớp.
- Học sinh tìm thêm chữ s, xbằng việc quan sát môi trường chữ viết xung quanh.
- Học sinh nêu, ví dụ: sáo, sông, xinh, 
b. Đọc và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng dụng:
- Giáo viên đọc mẫu bài đọc ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng bài đọc ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của bài đọc: Ai đưa cả nhà đi sở thú? Sở thú có những con gì?
- Học sinh nghe giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc.
- Học sinh đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng bài đọc ứng dụng.
- Học sinh tìm hiểu nội dung của bài đọc ứng dụng.
Nghỉ giữa tiết
3. Hoạt động mở rộng (10-12 phút):
* Mục tiêu: Học sinh biết nói những điều em biết về sư tử, cá sấu, sóc, sói; cây xà cừ, cây xương rồng.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh.
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý tìm hiểu nội dung:Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng.
- Giáo viên gợi ý cho học sinh: Tìm tên con vật, tên cây; con vật hoặc cây được nói đến như thế nào; ưu tiên con vật/ cây có thể thấy ở sở thú/thảo cầm viên hoặc quen thuộc, gần gũi, có âm s, x mở đầu.
- Học sinh quan sát tranh.
- Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viênvà phát hiện được nội dung tranh.
- Học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng: Nói những điều em biết về sư tử, cá sấu, sóc, sói; cây xà cừ, cây xương rồng.
- Học sinh nói trong nhóm và trước lớp về con vật/ cây có âm s/ x.
4. Hoạt động nối tiếp (3-5 phút):
a. Củng cố:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện lại tiếng, từ có s, x.
b. Dặn dò:
Giáo viên dặn học sinh.
- Học sinh nhận diện lại tiếng, từ có s, x.
- Học sinh nắm lại nội dung bài ở giờ tự học.
- Học sinh chuẩn bị cho tiết học sau (bài q, qu, y).
Kế hoạch dạy học lớp 1 môn Toán tiết 1 - tuần 06
CÁC SỐ ĐẾN 10
CÁC DẤU =, >, < (sách học sinh, trang 36)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Nắm được kiến thức về các dấu =, >, <.
2. Kĩ năng: Nhận biết, đọc và viết các dấu =, >, để so sánh các số trong phạm vi 5.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, An toàn giao thông.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; bảng phụ, bảng nhóm; bộ thẻ chữ số và 4 thẻ dấu; hình vẽ cho phần Thử thách; 5 khối hộp chữ nhật, 5 khối lập phương (phần củng cố); ...
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con; 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động; ôn lại kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên cho cả lớp chơi trò chơi “Hỏi nhanh, đáp gọn”, yêu cầu học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi như: để so sánh hai số, em dựa vào đâu? So sánh 3 và 1; 4 và 2; 5 và 5; ...
- Học sinh cả lớp thực hiện trò chơi.
2. Bài học và thực hành (23-25 phút):
* Mục tiêu:Giúp học sinh nhận biết, đọc và viết các dấu =, >, để so sánh các số trong phạm vi 5.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
2.1. Giới thiệu dấu =:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ bên trái và yêu cầu:Các con hãy so sánh số đĩa và số tách.
+ Các con tiếp tục so sánh số hình vuông và số hình tròn.
+ Có mấy hình vuông? Giáo viên viết 3 lên bảng lớp.
+ Có mấy hình tròn? Giáo viênviết 3 lên bảng lớp.
- Giáo viên chỉ vào cặp số vừa viết trên bảng lớp (3 3) vừa yêu cầu: “Các con hãy so sánh 3 và 3”.
- Giáo viên:Để viết 3 bằng 3, ta dùng dấu =, giáo viên viết dấu = vào giữa hai số 3 (3 = 3).
- Giáo viên ta đọc: ba bằng ba. 
- Giáo viên viết trên bảng lớp một vài trường hợp, chỉ định học suinh đọc.
- Học sinh quan sát hình vẽ bên trái và trả lời: mỗi tách đều có đĩa lót bên dưới, số đĩa và số tách bằng nhau.
+ Học sinh: 1 hình vuông nối với 1 hình tròn, số hình vuông bằng số hình tròn.
+ Học sinh: 3 hình vuông.
+ Học sinh: 3 hình tròn.
+ Học sinh: ba bằng ba.
- Học sinh đọc: ba bằng ba.
- Học sinh đọc:hai bằng hai; bốn bằng bốn; một bằng một.
2.2. Giới thiệu dấu >, <:
a. Dấu >:
Thực hiện tư

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_cac_mon_lop_1_tuan_6_nam_hoc_2020_2021.docx