Giáo án buổi chiều Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 11: Phép trừ trong phạm vi 6 - Trường Tiểu học Sông Nhạn
+ Nêu tình huống vẽ trong tranh.
+ Phép tính thích hợp với tình huống này là gì?
- GV nhận xét, chốt lại
Bài 2.
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, quan sát hình vẽ và thực hiện các yêu cầu sau:
+ Nêu tình huống và phép tính thích hợp
+ Điền vào ô trống
- GV cho HS chia sẻ và chốt kết quả đúng:
a) Có 3 chiếc lá, gió thổi bay đi 1 chiếc lá. Còn lại bao nhiêu chiếc lá?
Thực hiện phép tính 3-1=2. Vậy còn lại 2 chiếc lá.
b) Chậu hoa có hai bông hoa, rụng mất 1 bông hoa. Còn lại bao nhiêu bông hoa?
Thực hiện phép tính: 2-1=1. Vậy còn lại 1 bông hoa.
Bài 3.
- Gọi HS nêu yêu cầu
- GV yêu cầu HS tự làm bài cá nhân
- Cho HS đổi vở, chia sẻ kết quả cho nhau
- Tổ chức chia sẻ trước lớp
- GV nhận xét, chốt lại đáp án:
2 – 1 = 1 3 – 2 = 1 3 – 1 = 2 4 – 2 = 2
TUẦN 11 PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6 I. MỤC TIÊU: * Kiến thức, kĩ năng: - Củng cố cho HS cách tìm kết quả một phép tính trừ trong phạm vi 6. - Vận dụng các kiến thưc, kĩ năng được học về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. * Phát triển các năng lực chung và phẩm chất: - Bước đầu rèn luyện kĩ năng quan sát, phát triển các năng lực toán học. - Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Vở BT phát triển năng lực Toán tập 1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Tái hiện củng cố: 1. KTBC. 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1. - GV nêu yêu cầu: Nỗi mỗi bức tranh với phép tính thích hợp - Cho HS quan sát hình và hoàn thành bài tập cá nhân - Cho HS chia sẻ kết quả trước lớp theo gợi ý: * Hình 1: + Nêu tình huống vẽ trong tranh. + Phép tính thích hợp với tình huống này là gì? * Hình 2: + Nêu tình huống vẽ trong tranh. + Phép tính thích hợp với tình huống này là gì? * Hình 3: + Nêu tình huống vẽ trong tranh. + Phép tính thích hợp với tình huống này là gì? - GV nhận xét, chốt lại Bài 2. - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, quan sát hình vẽ và thực hiện các yêu cầu sau: + Nêu tình huống và phép tính thích hợp + Điền vào ô trống - GV cho HS chia sẻ và chốt kết quả đúng: a) Có 3 chiếc lá, gió thổi bay đi 1 chiếc lá. Còn lại bao nhiêu chiếc lá? à Thực hiện phép tính 3-1=2. Vậy còn lại 2 chiếc lá. b) Chậu hoa có hai bông hoa, rụng mất 1 bông hoa. Còn lại bao nhiêu bông hoa? à Thực hiện phép tính: 2-1=1. Vậy còn lại 1 bông hoa. Bài 3. - Gọi HS nêu yêu cầu - GV yêu cầu HS tự làm bài cá nhân - Cho HS đổi vở, chia sẻ kết quả cho nhau - Tổ chức chia sẻ trước lớp - GV nhận xét, chốt lại đáp án: 2 – 1 = 1 3 – 2 = 1 3 – 1 = 2 4 – 2 = 2 3. Củng cố- dặn dò. * Trò chơi “Tiếp sức” + Chia lớp thành 2 đội chơi. + Luật chơi: Sau khi có lệnh “Bắt đầu” từ GV các thành viên của 2 đội chơi lần lượt lên bảng, viết lại các phép trừ trong phạm vi 6 đã học. Sau thời gian 1 phút, đội nào viết đúng và nhiều hơn thì thắng. Lưu ý: các phép tính trong 1 đội không được trùng lặp. - Nhận xét về việc tham gia trò chơi của HS: cách tự phân công lên bảng viết tiếp sức, cách trình bày phép tính trên bảng, cách cổ vũ, - Hôm nay chúng ta đã được ôn lại nội dung gì? - Nhận xét tiết học - Nhắc nhở các em về chuẩn bị bài sau. - HS lắng nghe yêu cầu - HS quan sát hình và làm bài - HS chia sẻ kết quả: + Có 5 khoanh tròn, lấy đi 1 khoanh tròn + Phép tính: 5 - 1 + Hộp đựng bút có 5 cây bút, lấy đi 3 cây bút + Phép tính: 5 – 3 + Trên cây có 5 con chim, có 2 con chim bay đi + Phép tính:5 - 2 - HS nhận xét bạn. - HS nêu yêu cầu: Viết số thích hợp vào ô trống - HS làm việc nhóm đôi - 2-4 nhóm chia sẻ, lớp nhận xét, góp ý - 2 HS nêu yêu cầu: Tính - HS làm bài cá nhân - HS đổi vở, chia sẻ kết quả - 4 HS chia sẻ kết qảu trước lớp, HS khác nhận xét - HS tham gia trò chơi theo sự hướng dẫn tổ chức của GV - Lắng nghe, rút kinh nghiệm - Chúng ta ôn lại các phép trừ trong phạm vi 6 - Lắng nghe TIẾT 2 B. Kết nối: 1. KTBC. 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Hướng dẫn HS làm bài tập. * Bài 4. Số? - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS quan sát hình 1, hỏi: + Có mấy cây nến? + Có mấy cây nến bị tắt? + Còn mấy cây nến đang cháy? + Để biết còn mấy cây nến đang cháy, ta thực hiện phép tính gì? - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành các bài còn lại - Gọi HS chia sẻ kết quả và cách làm (1HS nêu tình huống – 1 HS nêu phép tính và kết luận) - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm * Bài 5 - Đọc yêu cầu bài tập: Tô màu vào phép tính thích hợp với mỗi bức tranh sau a) - Cho HS quan sát tranh và nêu bài toán tương ứng với tình huống - Hỏi: Muốn tìm số cái cốc còn lại, ta thực hiện phép tính gì? - Xác định được phép tính rồi, ta phải làm gì để hoàn thành bài tập? - Cho HS tô màu b) Thực hiện tương tự Tình huống: Có 4 cái thìa, cô bé cho thêm vào 2 cái thìa. Có tất cả bao nhiêu cái thìa? Thực hiện phép tính: 4 + 2 * Các bài tập còn lại, GV có thể cho HS tự làm bài cá nhân và tổ chức chia sẻ kết quả sau thời gian 12’ Bài 6: Tính 4 – 1 = 3 4 – 3 = 1 6 – 5 = 1 5 – 3 = 2 4 – 2 = 2 3 – 2 = 1 5 – 4 = 1 6 – 1 = 5 Bài 7: + / – 3 – 2 = 1 4 – 2 = 2 3 – 1 = 4 4 – 1 = 3 4 – 3 = 1 2 + 1 = 3 Bài 8: Đ/S Đ – S – S – Đ Bài 9: Viết phép tính thích hợp a) 5 – 2 = 2 b) 3 – 1 = 2 Bài 10: Viết số thích hợp vào ô trống 3 – 0 = 3 3 – 1 = 2 2 – 1 = 1 1 – 1 = 0 Bài 11: Viết phép tính thích hợp Tranh 1: 4 – 2 = 2 Tranh 2: 4 – 3 = 1 Tranh 3: 5 – 2 = 3 - GV nhận xét, tuyên dương HS có cách làm bài đúng và hay 3. Củng cố- dặn dò. - Nhận xét tiết học - Nhắc nhở các em về chuẩn bị bài sau. - HS nêu yêu cầu - HS quan sát - HS làm bài - Vài nhóm HS chia sẻ, các nhóm còn lại nhận xét. - HS nhắc lại yêu cầu - HS nêu: Có 6 cái cốc, cậu bé làm vỡ 1 cái cốc. Còn lại bao nhiêu cái cốc? - Thực hiện phép tính: 6 – 1 - Tô màu vào ô chứa phép tính 6-1 - HS tô màu vào VBT - HS thực hiện tương tự câu a - HS làm bài cá nhân trong thời gian quy định, làm xong chia sẻ kết quả và cách làm trước lớp, các HS khác nhận xét và góp ý - Lắng nghe - Lắng nghe TIẾT 3 C. Vận dụng, phát triển. 1. KTBC. 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Hướng dẫn HS làm bài tập. * Bài 12. Số? - GV gọi HS nêu yêu cầu - GV nói: Có một cậu bé muốn đọc sách, nhưng để lấy được sách, cậu buộc phải đi lên một cầu thang mà ở đó, mỗi bậc tam cấp tương ứng với 1 phép tính. Chỉ khi giải được phép tính ở bậc 1 mới có thể bước lên bậc thứ 2 và tiếp tục. Em hãy giúp cậu bé lấy được sách của mình. - Cho HS thi làm nhanh và chấm 5 bài - Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả và cách làm của mình * Đáp án: 2 + 1 = 3 3 - 3 = 0 3 - 0 = 3 2 - 0 = 2 2 - 2 = 0 - GV nhận xét, tuyên dương những em làm bài đúng và nhanh * Bài 13. - GV đọc yêu cầu bài tập: Vẽ hình biểu diễn phép trừ cho trước và viết số thích hợp và ô trống. - GV nhấn mạnh lại 2 yêu cầu *Phân tích mẫu: + Phép trừ cần biểu diễn là gì? + Số 3 được biểu diễn như thế nào trong hình? + Trừ 1 được biểu diễn như thế nào trong hình? + Kết quả phép trừ bằng bao nhiêu? - Gọi 2 HS lên bảng trình bày 2 câu còn lại (vào bảng phụ), lớp làm vào VBT * Lưu ý: GV nhắc HS có thể biểu diễn hình khác, không nhất thiết phải là hình tròn - Tổ chức cho HS nhận xét - GV nhận xét 3. Củng cố- dặn dò. - Nhận xét tiết học - Nhắc nhở các em về chuẩn bị bài sau. - HS nhắc lại yêu cầu - HS lắng nghe - HS thi làm nhanh, 5 em nhanh nhất giơ tay để được chấm bài - HS chia sẻ kết quả và cách làm từng phép tính - Lắng nghe - HS nhắc lại yêu cầu - Lắng nghe, ghi nhớ - HS trả lời: + Phép trừ cần biểu diễn là: 3 – 1 + Số 3 được biểu diễn thành 3 hình tròn + Trừ 1 được biểu diễn bằng một nét xiên chồng lên trên 1 hình tròn (tượng trưng cho gạch bỏ) + Kết quả phép trừ bằng 2 - 2 HS lên bảng biểu diễn, lớp làm vào vở - HS nhận xét, góp ý bài trên bảng - Lắng nghe - Lắng nghe
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_buoi_chieu_toan_lop_1_canh_dieu_tuan_11_phep_tru_tro.doc