Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 7: An, ăn, ân - Năm học 2022-2023

Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 7: An, ăn, ân - Năm học 2022-2023

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Giúp HS:

- Nhận biết và đọc đúng vần an, ăn, ân; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có vần an, ăn, ân; hiểu và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung đã đọc.

- Viết đúng vần an, ân, ăn; viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần an, ăn, ân.

2. Kĩ năng

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần an, ăn, ân có trong bài học.

- Phát triển kỹ năng nói lời xin lỗi (trong tình huống cụ thể ở trường học).

- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật (các bạn học sinh trong cùng lớp) và suy đoán nội dung tranh minh hoạ (tình huống các bạn giẫm phải chân nhau khi xếp hàng vào lớp, cần nói lời xin lỗi).

3. Thái độ

- Yêu thích môn học

 

docx 41 trang Hoàng Chinh 22/06/2023 3901
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 7: An, ăn, ân - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 31
An, ăn, ân
MỤC TIÊU
Kiến thức
Giúp HS:
- Nhận biết và đọc đúng vần an, ăn, ân; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có vần an, ăn, ân; hiểu và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng vần an, ân, ăn; viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần an, ăn, ân.
2. Kĩ năng
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần an, ăn, ân có trong bài học.
- Phát triển kỹ năng nói lời xin lỗi (trong tình huống cụ thể ở trường học).
- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật (các bạn học sinh trong cùng lớp) và suy đoán nội dung tranh minh hoạ (tình huống các bạn giẫm phải chân nhau khi xếp hàng vào lớp, cần nói lời xin lỗi).
3. Thái độ
- Yêu thích môn học
CHUẨN BỊ 
- Nắm vững đặc điểm phát âm; cấu tạo, và cách viết các vần an, ăn, ăn.
- Hiểu rõ nghĩa của một số từ ngữ trong bài học, như: bạn thân, khăn rằn, tha thẩn.
Bạn thân: người luôn gần gũi với mình, mong muốn điều tốt đẹpvới mình, giúp đỡ mình khi khó khăn. khăn rằn: Loại khăn quen thuộc của người dân Nam Bộ, thường có hai màu đen và trắng hoặc nâu và trắng. Tha thẩn: thong thả và lặng lẽ đi từ chỗ này sang chỗ khác, không chú ý điều gì.
- Chú ý lỗi chính tả (lẫn lộn an/ ang, ăn/ ăng, ân/ âng) do phát âm phương ngữ.
- Tình bạn giữa hươu cao cổ và ngựa vằn: Trong vườn thú Noahs Ark Farm ở Bristol (Anh), hươu cao cổ Gus đáng yêu kết bạn thân với ngựa vằn Zebedee. Hươu cao cổ luôn thoải mái chơi đùa cùng ngựa vằn. Điều đặc biệt là bố Gus cũng từng là bạn thân của Zebedee. Tình bạn đó dường như đã truyền sang cho Gus, sau khi bố của nó qua đời.
- Tập tính của gà con: Gà con mới nở được gà mẹ dẫn đi tìm thức ăn và nước uống.
Chúng luôn líu ríu bên chân mẹ. Gà mẹ ra sức bảo vệ con, mỗi khi có nguy hiểm (có sự xuất hiện của loài ăn thịt, như: quạ, chim cắt, diều hâu...), gà mẹ thường bảo hiệu cho đàn con biết. Gà con sẽ nấp vào cánh mẹ.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động 
- HS hát chơi trò chơi
2. Nhận biết
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? 
- GV thuyết minh ngắn gọn nội dung tranh (Gợi ý: có 2 con vật là ngựa vẫn và hươu cao cổ. Các con vật đang tình cảm, quấn quýt bên nhau.).
- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. GV cũng có thể đọc thành tiếng cầu nhận biết và yêu câu HS đọc theo. 
- GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thi dừng lại để HS đọc theo GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Ngựa vẫn/ và hươu cao cổ là đôi bạn thân.
- GV giới thiệu các vấn mới an, ăn, ân. Viết tên bài lên bảng.
3, Đọc vần, tiếng, từ ngữ
a. Đọc vần an, ăn, ân
- So sánh các vần: + GV giới thiệu vần an, ăn, ân.
+ GV yêu cầu HS so sánh vần ăn, ân với an để tìm ra điểm giống và khác nhau.
(Gợi ý: Giống nhau là đều có n đứng sau, khác nhau ở chữ đứng trước: a, â,ă).
+ GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần.
- Đánh vần các vần
+ GV đánh vần mẫu các vẫn an, ăn, ân. GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai.
+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vấn cả 3 vần.
+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 3 vần một lần.
- Đọc trơn các vần 
+ GV yêu cầu một số (4 - 5) HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 3 vần.
+ Lớp đọc trơn đồng thanh 3 vần một lần.
- Ghép chữ cái tạo vần 
+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần an.
+ GV yêu cầu HS tháo chữ a, ghép ă vào để tạo thành ăn.
+ GV yêu cầu HS tháo chữ ă, ghép â vào để tạo thành ân.
- Lớp đọc đồng thanh an, ăn , ân một số lần.
b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng mẫu 
+ GV giới thiệu mô hình tiếng bạn. (GV: Từ các vấn đã học, làm thế nào để có tiếng? Hãy lấy chữ ghi âm b ghép trước an, thêm dấu nặng dưới a xem ta được tiếng nào?
+ GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng bạn.
+ GV yêu cầu một số (4 5) HS đánh vần tiếng bạn (bờ- an - ban - nặng - bạn). Lớp đánh vần đồng thanh tiếng bạn.
+ GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc trơn tiếng bạn. Lớp đọc trơn đồng thanh tiếng bạn.
- Đọc tiếng trong SHS
 + Đánh vần tiếng: GV đưa các tiếng có trong SHS. Mỗi HS đánh vần một tiếng nói tiếp nhau (số HS đánh vầnn tương ứng với số tiếng). Lớp đánh vần mỗi tiếng một lần.
+ Đọc trơn tiếng. (HS nào lúng túng không đọc trơn ngay được thì GV cho HS đó đánh vẫn lại tiếng). Mỗi HS đọc trơn một tiếng, nối tiếp nhau, hai lượt.
+ Mỗi HS đọc trơn các tiếng chứa một vần. Lớp đọc trơn đồng thanh một lần tất cả các tiếng.
- Ghép chữ cái tạo tiếng
+ HS tự tạo các tiếng có chứa vần an, ăn hoặc ân. (GV đưa mô hình tiếng bạn, vừa nói vừa chỉ mô hình: Muốn có tiếng "bạn" chúng ta thêm chữ ghi âm b vào trước vần an và dấu nặng dưới a. Hãy vận dụng cách làm này để tạo các tiếng có chứa vần ăn hoặc vần ân vừa học! GV yêu cầu HS trình kết quả ghép chữ với vấn, lấy kết quả ghép của một số HS gắn lên bảng và hỏi HS: Đó là tiếng gi?)". 
+GV yêu cầu HS đọc tiếng vừa ghép được. +GV yêu cầu HS phân tích tiếng
+GV yêu cầu HS nêu lại cách ghép, 
+ +GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép dược.
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: bạn thân, khăn rằn, quả mận. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn quả mận
- GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. GV cho từ ngữ quả mận xuất hiện dưới tranh. 
- GV nêu yêu HS nhận biết tiếng chứa vần ân trong quả mận
- GV nêu yêu HS phân tích và đánh vần tiếng mận, đọc trơn từ ngữ quả mận. 
- GV thực hiện các bước tương tự đối với bạn thân, khăn rằn
- GV nêu yêu HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.
d. Đọc lại các tiếng
- GV có thể cho nhóm đôi đọc cho nhau nghe, gọi một số HS đọc, cuối cùng cả lớp đọc đồng thanh một lần.
4. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ viết các vấn an, ăn, ân,
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vấn an, ăn, ân.
- HS viết vào bảng con: an, ăn, ân và bạn, khăn, mận (chữ cỡ vừa). HS có thể chỉ viết hai vẫn ăn và ân vì trong các vấn này đã có an (GV lưu ý HS liên kết giữa nét móc trong a, , â với nét móc trong n và giữ khoảng cách giữa các tiếng trên một dòng).
- HS viết vào bảng con từng vần và tiếng chứa vần đó: an – bạn, ăn - khăn, ân thân.
- GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- Sau khi HS viết xong mỗi vần và tiếng chứa vần đó, GV đưa bảng con của một số HS để các bạn khác nhận xét chữ viết, GV sửa (nếu cần). HS xoá bảng để viết vần và tiếng tiếp theo.
- GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS.
Hs chơi
-HS trả lời
-Hs lắng nghe
- HS đọc
- HS đọc
- HS đọc
-Hs lắng nghe và quan sát
-Hs lắng nghe
- HS trả lời	
-Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe, quan sát
-HS đánh vần tiếng mẫu
- Lớp đánh vần đồng thanh 3 vần một lần.
- HS đọc trơn tiếng mẫu. 
- Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu. 
-HS tìm
-HS ghép
-HS ghép
-HS đọc
-HS lắng nghe
-HS thực hiện
-HS đánh vần tiếng bạn (bờ an - ban nặng - bạn). Lớp đánh vấn đồng thanh tiếng bạn.
- HS đọc trơn tiếng bạn. Lớp đọc trơn đồng thanh tiếng bạn.
-HS đánh vần, lớp đánh vần
- HS đọc
-HS đọc
-HS tự tạo
-HS đọc
-HS phân tích
-HS ghép lại
- Lớp đọc trơn đồng thanh
-HS lắng nghe, quan sát
-HS nói
-HS nhận biết
-HS thực hiện
-HS thực hiện
- HS đọc
- HS viết vào bảng con, chữ cỡ vừa (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng).
-HS đọc
- HS quan sát
- HS quan sát
-HS viết
-HS viết
- HS quan sát
-HS nhận xét
-HS lắng nghe
TIẾT 2
5. Viết vở
- GV đưa vần, từ ngữ viết mẫu và hướng dẫn về độ cao của các con chữ.
- GV hướng dẫn HS viết đúng điểm đặt bút và đúng số lần theo yêu cầu, Lưu ý khoảng
cách giữa các chữ. GV nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cấm bút.
-GV yêu cầu HS viết vào vở các vần an, ăn, ân, các từ ngữ bạn thân, khăn rằn. 
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách
- GV nhận xét và sửa bài viết của một số HS.
6. Đọc
- GV đọc mẫu cả đoạn
- GV yêu cầu HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần an, ăn, ân.
- GV yêu cầu một số (4 5) HS đọc trơn các tiếng mới. Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng (với lớp đọc yếu, GV cho HS đánh vần tiếng rồi mới đọc). Từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần an, ăn, ân trong đoạn văn một số lần.
- GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn. Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần.
- GV yêu cầu một số (2 3) HS đọc thành tiếng cả đoạn.
- HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn đã đọc: 
Đàn gà tha thần ở đâu (gần chân mẹ)? 
Vì sao đàn gà không còn sợ lũ quạ dữ (đã có mẹ che chắn, bảo vệ)...
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
7. Nói theo tranh
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS, GV đang làm gì? 
Có chuyện gì đã xảy ra? 
Theo em, bạn cần xin lỗi Hà như thế nào?
- GV yêu cầu một số (2 - 3) HS trả lời những câu hỏi trên, (Gợi ý: Các bạn đang xếp hàng vào lớp. Một bạn sơ ý giảm vào chân Hà. Bạn ấy cấn xin lỗi Hà: Xin lỗi bạn! Mình sơ ý đã giảm vào chân bạn!, Xin lỗi, minh khóng cố ý đâu!, Bạn cho mình xin lỗi nhé!.)
- GV yêu cầu HS chia nhóm, đóng vai trong tình huống: Khi xếp hàng vào lớp, bạn sơ ý giảm vào chân Hà. Hà nói: Sao cậu giảm vào chân mình? Bạn nói lời xin lỗi Hà.
- Đại diện một nhóm đóng vai trước cả lớp, GV và HS nhận xét. 
- GV có thể nhắc nhở HS nội quy khi xếp hàng: đứng thẳng hàng, không đủa nghịch, không giẫm vào chân nhau,..
8. Củng cố 
- HS tham gia trò chơi để tìm một số từ ngữ chứa vần an, ăn, ăn và đặt câu với các từ ngữ tìm được.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
-HS viết
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm, tìm.
- HS đọc 
- HS đọc 
- HS đọc 
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
-HS thực hiện
-HS đóng vai, nhận xét
-Hs lắng nghe
-HS chơi
-HS làm
_________________________________
BÀI 32
On, ôn, ơn
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Giúp HS:
- Nhận biết và đọc đúng vần on, ôn ,ơn; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có vần on, ôn ,ơn; hiểu và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng vần on, ôn ,ơn; viết đúng các tiếng, từ ngữ có vấn on, ôn ,ơn.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần on, ôn ,ơn có trong bài học.
- Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Rừng xanh vui nhộn được gợi ý trong tranh; mở rộng vốn từ ngữ chỉ con vật, sự vật và tính chất, hoạt động của chúng (trong đó có một số từ ngữ chửa vần on, ôn, ơn).
2. Kĩ năng
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết sự vật (khung cảnh rừng xanh, một số con vật sống trong rừng và suy đoán nội dung tranh minh hoạ (cảnh đẹp, vui nhộn của khu rừng vào buổi sáng).
 3. Thái độ
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên qua thú trong rừng tranh sinh động về rừng, về muông
CHUẨN BỊ 
- Nắm vững đặc điểm phát âm; cấu tạo, và cách viết các vần on, ôn ,ơn.
- Hiểu rõ nghĩa của một số từ ngữ trong bài học, như: véo von, lớn khôn, vẻ, vô tư, Véo von: (âm thanh cao, trong trẻo, lên xuống nhịp nhàng, nghe êm tai. Lớn không: trưởng thành về suy nghĩ. Vè: Bài văn vần kể câu chuyện được lưu truyền trong dân gian, thường là kể chuyện người thật việc thật để ca ngợi hay phê phán, châm biếm. Vô tư: không lo nghĩ gì. Trư: Trư Bát Giới (một nhân vật trong truyện Tây du ký, có hình hài to béo,..).
- Nón lá: một loại nón đội đầu truyền thống của người Việt Nam, thưởng làm bằng lá cọ, có hình chóp nhọn, dùng để che nắng, che mưa,.. Ngày nay, nón lá được xem là món quà đặc biệt cho du khách nước ngoài khi đến tham quan Việt Nam.
- Chim sơn ca: loài chim có kích thước bẻ bằng chim sẻ, hột rất hay, thường sống trên những cánh đồng lúa, ăn sâu bọ, có ích cho nhà nông
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động 
- HS hát chơi trò chơi
- GV cho HS viết bảng an, ăn,ân
2. Nhận biết
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? 
- GV thuyết minh ngắn gọn nội dung tranh (Gợi ý: Một nhóm sơn ca đang hát trên cành cây. Sơn ca hát: Mẹ đi, con đã lớn khôn, Nhóm khác đang tập viết,...)
- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. GV cũng có thể đọc thành tiếng cần nhận biết và yêu câu HS đọc theo. 
- GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thi dừng lại để HS đọc theo GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Sơn ca véo von: Mẹ ơi, con đã lớn khôn.
- GV giới thiệu các vần mới on, ôn, ơn. Viết tên bài lên bảng.
3, Đọc vần, tiếng, từ ngữ
a. Đọc vần 
- So sánh các vần: + GV giới thiệu vần on, ôn, ơn
+ GV yêu cầu HS so sánh vần ôn, ơn với on để tìm ra điểm giống và khác nhau.
(Gợi ý: Giống nhau là đều có n đứng sau, khác nhau ở chữ đứng trước: o, ơ,ô).
+ GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần.
- Đánh vần các vần
+ GV đánh vần mẫu các vần on, ôn, ơn. GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai.
+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 3 vần.
+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 3 vần một lần.
- Đọc trơn các vần 
+ GV yêu cầu một số (4 - 5) HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 3 vần.
+ Lớp đọc trơn đồng thanh 3 vần một lần.
- Ghép chữ cái tạo vần 
+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần on.
+ GV yêu cầu HS tháo chữ, ghép ô vào để tạo thành ôn.
+ GV yêu cầu HS tháo chữ ơ, ghép ô vào để tạo thành ơn.
- Lớp đọc đồng thanh on, ôn, ơn một số lần.
b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng mẫu 
+ GV giới thiệu mô hình tiếng con. (GV: Từ các vần đã học, làm thế nào để có tiếng? Hãy lấy chữ ghi âm c ghép trước on ta được tiếng nào?
+ GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng con.
+ GV yêu cầu một số (4 5) HS đánh vần tiếng con. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng con.
+ GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc trơn tiếng con. Lớp đọc trơn đồng thanh tiếng con.
- Đọc tiếng trong SHS
 + Đánh vần tiếng: GV đưa các tiếng có trong SHS. Mỗi HS đánh vần một tiếng nói tiếp nhau (số HS đánh vần tương ứng với số tiếng). Lớp đánh vần mỗi tiếng một lần.
+ Đọc trơn tiếng. (HS nào lúng tùng không đọc trơn ngay được thì GV cho HS đó đánh vần lại tiếng). Mỗi HS đọc trơn một tiếng, nối tiếp nhau, hai lượt.
+ Mỗi HS đọc trơn các tiếng chứa một vần. Lớp đọc trơn đồng thanh một lần tất cả các tiếng.
- Ghép chữ cái tạo tiếng
+ HS tự tạo các tiếng có chứa vần on, ôn, ơn
. (GV đưa mô hình tiếng con, vừa nói vừa chỉ mô hình: Muốn có tiếng "con" chúng ta thêm chữ ghi âm c vào trước vần on. Hãy vận dụng cách làm này để tạo các tiếng có chứa vần ôn hoặc vần ơn vừa học! GV yêu cầu HS trình kết quả ghép chữ với vần, lấy kết quả ghép của một số HS gắn lên bảng và hỏi HS: Đó là tiếng gì?)". 
+GV yêu cầu HS đọc tiếng vừa ghép được. +GV yêu cầu HS phân tích tiếng
+GV yêu cầu HS nêu lại cách ghép, 
+ +GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: nón lá, con chồn, sơn ca. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn quả mận
- GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. GV cho từ ngữ nón lá xuất hiện dưới tranh. 
- GV nêu yêu HS nhận biết tiếng chứa vần on trong nón lá
- GV nêu yêu HS phân tích và đánh vần nón lá, đọc trơn từ nón lá. 
- GV thực hiện các bước tương tự đối với con chồn, sơn ca
- GV nêu yêu HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.
d. Đọc lại các tiếng
- GV có thể cho nhóm đôi đọc cho nhau nghe, gọi một số HS đọc, cuối cùng cả lớp đọc đồng thanh một lần.
4. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ viết các vấn on, ôn, ơn
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần on, ôn, ơn.
- HS viết vào bảng con: on, ôn, ơn,con, chồn, sơn (chữ cỡ vừa). (GV lưu ý HS liên kết giữa nét nối trong o,ô,ơ với nét móc trong n và giữ khoảng cách giữa các tiếng trên một dòng).
- HS viết vào bảng con từng vần và tiếng chứa vần đó
- GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- Sau khi HS viết xong mỗi vần và tiếng chứa vần đó, GV đưa bảng con của một số HS để các bạn khác nhận xét chữ viết, GV sửa (nếu cần). HS xoá bảng để viết vần và tiếng tiếp theo.
- GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS.
-Hs chơi
-HS viết
-HS trả lời
-Hs lắng nghe
- HS đọc
- HS đọc
-Hs lắng nghe và quan sát
-Hs lắng nghe
- HS trả lời	
-Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe, quan sát
-HS đánh vần tiếng mẫu
- Lớp đánh vần đồng thanh 3 vần một lần.
- HS đọc trơn tiếng mẫu. 
- Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu. 
-HS tìm
-HS ghép
-HS ghép
-HS đọc
-HS lắng nghe
-HS thực hiện
-HS đánh vần. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng con.
- HS đọc trơn tiếng con. Lớp đọc trơn đồng thanh tiếng con.
-HS đánh vần, lớp đánh vần
- HS đọc
-HS đọc
-HS tự tạo
-HS đọc
-HS phân tích
-HS ghép lại
- Lớp đọc trơn đồng thanh
-HS lắng nghe, quan sát
-HS nói
-HS nhận biết
-HS thực hiện
-HS thực hiện
- HS đọc
- HS đọc
- HS viết vào bảng con, chữ cỡ vừa (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng).
-HS đọc
-HS viết
-HS viết
- HS quan sát
-HS nhận xét
-HS lắng nghe
TIẾT 2
5. Viết vở
- GV đưa vần, từ ngữ viết mẫu và hướng dẫn về độ cao của các con chữ.
- GV hướng dẫn HS viết đúng điểm đặt bút và đúng số lần theo yêu cầu, Lưu ý khoảng
cách giữa các chữ. GV nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cấm bút.
-GV yêu cầu HS viết vào vở các vần on, ôn, ơn, con, chồn, sơn
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách
- GV nhận xét và sửa bài viết của một số HS.
6. Đọc
- GV đọc mẫu cả đoạn
- GV yêu cầu HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần on, ôn, ơn.
- GV yêu cầu một số (4 5) HS đọc trơn các tiếng mới. Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng (với lớp đọc yếu, GV cho HS đánh vần tiếng rồi mới đọc). Từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần on, ôn, ơn trong đoạn văn một số lần.
- GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn. Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần.
- GV yêu cầu một số (2 3) HS đọc thành tiếng cả đoạn.
- HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn đã đọc: 
Có mấy chú lợn con được kể trong bài vè (bốn chú)? 
Những từ ngữ nào nói lên đặc điểm của các chú lợn con (vô tư, no tròn)? 
Theo em, các chú lợn con có đáng yêu không? 
Vì sao các chú rất đáng yêu vì vui vẻ, béo tròn...). 
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
7. Nói theo tranh
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS
, Bức tranh vẽ cảnh ở đâu?
 Cảnh buổi sáng hay buổi chiều? 
Dựa vào đâu mà em biết?
 Có những con vật nào trong khu rừng? 
Các con vật đang làm gì? 
Mặt trời có hình gì?
Khung cảnh khu rừng vào buổi sáng thư thế nào?
- GV yêu cầu một số (2 - 3) HS trả lời những câu hỏi trên.(Gợi ý: Bức tranh vẽ cảnh ở rừng, vào buổi sáng. Vì có hình ảnh mặt trời chiếu rọi. Có những con vật: chồn, gấu, lợn, sóc, thỏ, khi. Các con vật đứng thành vòng tròn, cầm tay nhau nhảy múa. Khi một tay đu cành cây, một tay bắt bướm. Chim và bướm đang bay lượn. Mặt trời có hinh tròn. Khung cảnh khu rừng vào buổi sáng thật vui nhộn).
- GV có thể mở rộng giúp HS có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ động vật, giữ gìn tài nguyên môi trường của đất nước.
8. Củng cố 
- HS tham gia trò chơi để tìm một số từ ngữ chứa vần on, ôn, ơn và đặt câu với các từ ngữ tìm được.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
-HS viết
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm, tìm .
- HS đọc 
- HS đọc 
- HS đọc 
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
-Hs lắng nghe
-HS chơi
-HS làm
___________________________
LUYỆN VIẾT
LUYỆN VIẾT AN, ĂN, ÂN, ON, ÔN, ƠN
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố về đọc viết các vầnan, ăn, ân, on, ôn, ơn đã học.
II. ĐỒ DÙNG:
- Vở bài tập Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn đọc:
- GV ghi bảng.
an, ăn, ân, on, ôn, ơn 
- GV nhận xét, sửa phát âm.
2. Viết:
- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.
an, ăn, ân, on, ôn, ơn, bạn, lăn, cần, con, chồn, sơn. Mỗi chữ 1 dòng.
- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.
3. Chấm bài:
- GV chấm vở của HS.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức đã học.
- Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS viết vở ô ly.
- Dãy bàn 1 nộp vở.
________________________________________________________
BÀI 33
En, ên, in, un
MỤC TIÊU
Kiến thức
Giúp HS:
- Nhận biết và đọc đúng vần en, ên, in , un; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có vần en, ên, in , un; hiểu và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng vần en, ên, in , un; viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần en, ên, in , un.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần en, ên, in , un có trong bài học.
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng nói lời xin lỗi (trong những tình huống cụ thể ở trường học).
- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật, sự việc (bác bảo vệ, học sinh, đá bóng..) và suy đoán nội dung tranh minh hoạ về các tỉnh huống cần nói lời xin lỗi (sơ ý đá quả bóng vào lưng bác bảo vệ).
3. Thái độ
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên qua thú trong rừng tranh sinh động về rừng, về muông
CHUẨN BỊ 
- Nắm vững đặc điểm phát âm; cấu tạo, và cách viết các vần en,ên, un, in.
- Hiểu rõ nghĩa của một số từ ngữ trong bài học, như: giả nua, ngắn ngủn, cha,. (giả nua: quá già và yếu; ngắn ngủn: ngắn quá, trông như bị cụt đi; cha: cách gọi khác của bő, ba,.)
 - Phân biệt rùa và ba ba: Rùa là con vật có thể sống ở các vùng nước ngọt hoặc mặn; mai cứng, có chia cổ có thể vươn dài ra hoặc thụt sâu vào trong mai; di chuyến chậm chạp. Ba ba là con vật thường sống ở các vùng nước ngọt (một số loài có thể thích nghi với môi trường nước lợ), có hình dáng giống rùa nhưng mai mém, không chia ô, mũi dài.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động 
- HS hát chơi trò chơi
- GV cho HS viết bảng on, ôn, ơn
2. Nhận biết
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? 
- GV thuyết minh ngắn gọn nội dung tranh (Gợi ý: Cún con chơi ở bãi cỏ, chăm chú nhìn dế mèn,...)
- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. GV cũng có thể đọc thành tiếng cần nhận biết và yêu câu HS đọc theo. 
- GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thi dừng lại để HS đọc theo GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Cún con/ nhìn thấy/ dế mèn trên tàu lá
- GV giới thiệu các vần mới en,ên, un, in. Viết tên bài lên bảng.
3, Đọc vần, tiếng, từ ngữ
a. Đọc vần 
- So sánh các vần:
 + GV giới thiệu vần en,ên, un, in
+ GV yêu cầu HS so sánh vần en,ên, un, in để tìm ra điểm giống và khác nhau.
(Gợi ý: Giống nhau là đều có n đứng sau, khác nhau ở chữ đứng trước: e, ê,u,i).
+ GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần.
- Đánh vần các vần
+ GV đánh vần mẫu các vần en,ên, un, in. GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai.
+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 4 vần.
+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 4 vần một lần.
- Đọc trơn các vần 
+ GV yêu cầu một số (4 - 5) HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 3 vần.
+ Lớp đọc trơn đồng thanh 3 vần một lần.
- Ghép chữ cái tạo vần 
+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần en.
+ GV yêu cầu HS tháo chữ e, ghép ê vào để tạo thành ên.
+ GV yêu cầu HS tháo chữ ê, ghép u vào để tạo thành un.
+ GV yêu cầu HS tháo chữ u, ghép i vào để tạo thành in.
- Lớp đọc đồng thanh en,ên,un,in một số lần.
b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng mẫu 
+ GV giới thiệu mô hình tiếng mèn. (GV: Từ các vần đã học, làm thế nào để có tiếng? Hãy lấy chữ ghi âm m ghép trước en ta được tiếng nào?
+ GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng mèn.
+ GV yêu cầu một số (4 5) HS đánh vần tiếng mèn. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng con.
+ GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc trơn tiếng mèn. Lớp đọc trơn đồng thanh tiếng con.
- Đọc tiếng trong SHS
 + Đánh vần tiếng: GV đưa các tiếng có trong SHS. Mỗi HS đánh vần một tiếng nối tiếp nhau (số HS đánh vần tương ứng với số tiếng). Lớp đánh vần mỗi tiếng một lần.
+ Đọc trơn tiếng. (HS nào lúng túng không đọc trơn ngay được thì GV cho HS đó đánh vần lại tiếng). Mỗi HS đọc trơn một tiếng, nối tiếp nhau, hai lượt.
+ Mỗi HS đọc trơn các tiếng chứa một vần. Lớp đọc trơn đồng thanh một lần tất cả các tiếng.
- Ghép chữ cái tạo tiếng
+ HS tự tạo các tiếng có chứa vần en, ên, un, in. (GV đưa mô hình tiếng mèn, vừa nói vừa chỉ mô hình: Muốn có tiếng "mèn" chúng ta thêm chữ ghi âm m vào trước vần en. Hãy vận dụng cách làm này để tạo các tiếng có chứa vần ên, vần in hoặc vần un vừa học! GV yêu cầu HS trình kết quả ghép chữ với vần, lấy kết quả ghép của một số HS gắn lên bảng và hỏi HS: Đó là tiếng gì?)". 
+GV yêu cầu HS đọc tiếng vừa ghép được. +GV yêu cầu HS phân tích tiếng
+GV yêu cầu HS nêu lại cách ghép, 
 +GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: ngọn nến, đèn pin, cún con. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn ngọn nến
- GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. GV cho từ ngữ ngọn nến xuất hiện dưới tranh. 
- GV nêu yêu HS nhận biết tiếng chứa vần ên trong ngọn nến
- GV nêu yêu HS phân tích và đánh vần n ngọn nến, đọc trơn từ ngọn nến. 
- GV thực hiện các bước tương tự đối với đèn pin, cún con
- GV nêu yêu HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.
d. Đọc lại các tiếng
- GV có thể cho nhóm đôi đọc cho nhau nghe, gọi một số HS đọc, cuối cùng cả lớp đọc đồng thanh một lần.
4. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ viết các vấn en,ên,un,in
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần en,ên,un,in
- HS viết vào bảng con: en,ên,un,in đèn, nến, cún, pin (chữ cỡ vừa). (GV lưu ý HS liên kết giữa nét nối trong o,ô,ơ với nét móc trong n và giữ khoảng cách giữa các tiếng trên một dòng).
- HS viết vào bảng con từng vần và tiếng chứa vần đó
- GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- Sau khi HS viết xong mỗi vần và tiếng chứa vần đó, GV đưa bảng con của một số HS để các bạn khác nhận xét chữ viết, GV sửa (nếu cần). HS xoá bảng để viết vần và tiếng tiếp theo.
- GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS.
-Hs chơi
-HS viết
-HS trả lời
-Hs lắng nghe
- HS đọc
- HS đọc
-Hs lắng nghe và quan sát
-Hs lắng nghe
- HS trả lời	
-Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe, quan sát
-HS đánh vần tiếng mẫu
- Lớp đánh vần đồng thanh 4 vần một lần.
- HS đọc trơn tiếng mẫu. 
- Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu. 
-HS tìm
-HS ghép
-HS ghép
-HS ghép
-HS đọc
-HS lắng nghe
-HS thực hiện
-HS đánh vần. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng con.
- HS đọc trơn tiếng con. Lớp đọc trơn đồng thanh tiếng con.
-HS đánh vần, lớp đánh vần
- HS đọc
-HS đọc
-HS tự tạo
-HS đọc
-HS phân tích
-HS ghép lại
- Lớp đọc trơn đồng thanh
-HS lắng nghe, quan sát
-HS nói
-HS nhận biết
-HS thực hiện
-HS thực hiện
- HS đọc
- HS đọc
- HS viết vào bảng con, chữ cỡ vừa (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng).
-HS đọc
-HS viết
-HS viết
- HS quan sát
-HS nhận xét
-HS lắng nghe
TIẾT 2
5. Viết vở
- GV đưa vần, từ ngữ viết mẫu và hướng dẫn về độ cao của các con chữ.
- GV hướng dẫn HS viết đúng điểm đặt bút và đúng số lần theo yêu cầu, Lưu ý khoảng
cách giữa các chữ. GV nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cấm bút.
-GV yêu cầu HS viết vào vở các vần en,ên,un,in đèn, nến, cún, pin
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách
- GV nhận xét và sửa bài viết của một số HS.
6. Đọc
- GV đọc mẫu cả đoạn
- GV yêu cầu HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần en,ên,un,in 
- GV yêu cầu một số (4 5) HS đọc trơn các tiếng mới. Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng (với lớp đọc yếu, GV cho HS đánh vần tiếng rồi mới đọc). Từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần on, ôn, ơn trong đoạn văn một số lần.
- GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn. Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần.
- GV yêu cầu một số (2 3) HS đọc thành tiếng cả đoạn.
- HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn đã đọc: 
Trong một câu chuyện, con vật nào chậm chạp, nhưng khi chạy thi với thỏ thì đã thắng? 
Rùa có dáng vẻ thế nào? 
Con vật nào, nhìn qua, rất giống rùa?
 Vì sao tên gọi của con vật trong câu đố có nghĩa là “cha”? 
Vì sao nói tên con vật này có chứa chữ số? (Gợi ý: Trong một câu chuyện, rùa chậm chạp, nhưng khi chạy thi với thỏ thi đã thắng. Rùa có dáng vẻ già nua, ngắn ngủn,Con ba ba, nhìn qua, rất giống rùa. Tên của ba ba cũng có nghĩa là “cha" vi tiếng “cha” đồng nghĩa với “ba”, “bố”. Tên con vật có chứa chữ số, vi “ba ba” có số 3 hay là số 33,.) 
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
7. Nói theo tranh
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS, Việc gì đã xảy ra giữa Nam và bác bảo vệ? Nam có lỗi không? 
Nếu là Nam, em xin lỗi bác bảo vệ như thế nào?
- GV yêu cầu một số (2 - 3) HS trả lời những câu hỏi trên (Gợi ý: Nam và bạn đá bóng gắn cổng trường, quả bóng rơi vào lưng bác bảo vệ. Nam là người có lỗi. Nam phải xin lỗi bác. Có thể xin lỗi như sau: Cháu xin lỗi bản! Lần sau cháu không vô ý như thế nữa!).
- GV chia nhóm, đóng vai tình huống diễn ra giữa Nam và bác bảo vệ: Nam đá bóng vào lưng bác bảo vệ. Bắc bảo vệ nhặt quả bóng và nói: Ổ! Một quả bóng! Nam nói lời xin lỗi.
- Đại diện một nhóm đóng vai trước cả lớp, GV và HS nhận xét.
8. Củng cố 
- HS tham gia trò chơi để tìm một số từ ngữ chứa vần en,ên,un,in và đặt câu với các từ ngữ tìm được.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
-HS viết
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm, tìm .
- HS đọc 
- HS đọc 
- HS đọc 
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời. 
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- 

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_giang_tieng_viet_lop_1_tuan_7_an_an_an_nam_hoc_2022_2023.docx