Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 6: PH, ph, Qu, qu - Năm học 2022-2023

Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 6: PH, ph, Qu, qu - Năm học 2022-2023

I. MỤC TIÊU

Giúp HS:

- Nhận biết và đọc đúng các âm ph, qu; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các âm ph, qu;hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

- Viết đúng các chữ ph, qu; viết đúng các tiếng từ ngữ có chữ ph, qu.

-Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm ph, qucó trong bài học.

- Phát triển kĩ năng nói lời cảm ơn trong những ngữ cảnh cụ thể.

- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy doán nội dung tranh minh hoạ

 - Cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương, đất nước (thông qua những bức tranh quê và tranh thủ đô Hà Nội)

II. CHUẨN BỊ

- GV cần nắm vững cách phát âm của các âm ph, qu; cấu tạo, và cách viết các chữ ph, qu

 - Nắm vững nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.

Lưu ý: Âm đầu qu về bản chất là âm dấu cộng với âm đệm u. Đặt ra ảm đấu qu chỉ là một quy ước, giải pháp sử phạm mang tính nhất thời để tạo thuận lợi cho HS khi học đánh vần.

- Có những hiểu biết về thành phố, nông thôn và những hiểu biết về Thủ đô Hà Nội.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx 27 trang Hoàng Chinh 22/06/2023 2021
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 6: PH, ph, Qu, qu - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 26
PH, ph, Qu, qu
MỤC TIÊU
Giúp HS:
Nhận biết và đọc đúng các âm ph, qu; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các âm ph, qu;hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các chữ ph, qu; viết đúng các tiếng từ ngữ có chữ ph, qu.
-Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm ph, qucó trong bài học.
- Phát triển kĩ năng nói lời cảm ơn trong những ngữ cảnh cụ thể.
- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy doán nội dung tranh minh hoạ
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương, đất nước (thông qua những bức tranh quê và tranh thủ đô Hà Nội)
CHUẨN BỊ 
- GV cần nắm vững cách phát âm của các âm ph, qu; cấu tạo, và cách viết các chữ ph, qu
 - Nắm vững nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
Lưu ý: Âm đầu qu về bản chất là âm dấu cộng với âm đệm u. Đặt ra ảm đấu qu chỉ là một quy ước, giải pháp sử phạm mang tính nhất thời để tạo thuận lợi cho HS khi học đánh vần.
- Có những hiểu biết về thành phố, nông thôn và những hiểu biết về Thủ đô Hà Nội.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động 
- HS chơi trò chơi: Thi tìm tên các con vật có chứa các vần ua, ưa hoặc bắt đầu bằng chữ cái:th, t, tr, s 
2. Nhận biết
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? 
- GV và HS thống nhất câu trả lời. 
- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. 
- GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS dọc theo.
- GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo.
- GV và HS lặp lại nhận biết một số lần: Cả nhà từ phố về thăm quê
- GV giúp HS nhận biết tiếng có ph, qu và giới thiệu chữ ghi âm ph, qu
3. Đọc âm, tiếng, từ ngữ
a. Đọc âm
* Đọc âm ph
- GV đưa chữ p - ph lên bảng để giúp HS nhận biết chữ mới trong bài học này.
- GV đọc mẫu âm ph.
- GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc âm ph, sau đó từng nhóm và cả lớp đọc đồng thanh một số lần.
*Đọc âm qu hướng dẫn tương tự
b. Đọc tiếng
* Đọc tiếng mẫu 
- GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu phố, quê(trong SHS). GV khuyến khích HS vận dụng mô hình tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng phố, quê.
-GV yêu cầu một số (4- 5) HS đánh vần tiếng mẫu phố, quê. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng mẫu.
-GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu. 
* Đọc tiếng trong SHS 
+ Đọc tiếng chứa âm ph
 •GV đưa các tiếng chứa âm ph: phà, phí, phở. yêu cầu HS tìm điểm chung (cùng chứa âm ph).
• Đánh vần tiếng: Một số HS đánh vần tất cả các tiếng có cùng âm đang học.
• Một số (4 - 5) HS đọc trong các tiếng có cùng âm ph đang học.
-GV yêu cầu đọc trơn các tiếng chứa âm ph đang học: Một số (3-4) HS đọc trơn, mỗi HS đọc trơn một dòng.
- GV yêu cầu HS đọc tất cả các tiếng.
*Ghép chữ cái tạo tiếng
+Yêu cầu HS tự tạo các tiếng có chứa ph.
+ GV yêu cầu 3- 4 HS phân tích tiếng, 2- 3 HS nêu lại cách ghép.
+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: pha trà, phố cổ, quê nhà, quả khế. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn pha trà.
+ GV yêu cầu HS nói tên sự vật trong tranh. GV cho từ pha tràxuất hiện dưới tranh. 
- Yêu cầu HS phân tích và đánh vần pha trà, đọc trơn từ pha trà.
- GV thực hiện các bước tương tự đối với phố cổ, quê nhà, quả khế.
- Yêu cầu HS đọc trơn nối tiếp.
4. Viết bảng
- GV hướng dẫn HS chữ ph, qu.
- GV giới thiệu mẫu chữ viết thường ghi âm ph, âm qu và hướng dẫn HS quan sát.
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết âm ph, âm qu.
- Yêu cầu HS viết bảng con.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS.
- GV quan sát và sửa lỗi cho HS.
Hs chơi
-HS trả lời. VD: bố mẹ xách đồ về quê chơi, 
- HS nói theo.
- HS đọc: cả nhà từ phố về thăm quê.
- HS đọc
- HS đọc: Cả nhà/ từ phố/ về thăm quê
-Hs lắng nghe
-Hs quan sát
-Hs lắng nghe
-Một số (4- 5) HS đọc âm ph, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.
-Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe
-HS đánh vần tiếng mẫu. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng mẫu.
- HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu. 
-HS tìm điểm chung củacác tiếng: đều có âm ph
-HS đánh vần: phờ-a-pha-huyền-phà, phờ-ơ-phơ-hỏi-phở .
-HS đọc trơn: phà, phí, phở
-HS đọc
- HS tự tạo các tiếng có chứa ph: pha, phi, phố, phế 
-HS tự tạo
-HS trả lời
-HS quan sát
Hs nói:Vd: rót nước pha trà 
- HS nhận biết tiếng chứa âm ph trong pha trà
-HS phân tích và đánh vần pha trà, đọc trơn từ pha trà.
-Hs lắng nghe và quan sát
- Mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 -4 lượt HS đọc. 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần,
-Hs lắng nghe
- HS theo dõi, lắng nghe.
-HS quan sát GV viết mẫu
-HS viết: ph, qu, pha, quê
-HS nhận xét, chia sẻ cá nhân trước lớp
-HS quan sát
TIẾT 2
5. Viết vở
- GV hướng dẫn HS viết chữ ph, qu (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. 
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS
6. Đọc
- Yêu cầu HS đọc thầm cả câu; tìm các tiếng có âm ph, âm qu.
- GV đọc mẫu cả câu.
- GV giải thích nghĩa tử ngữ (nếu cần).
- Gọi HS đọc thành tiếng cả câu (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV.
- Gọi HS trả lời một số câu hỏi về nội dung đã đọc: 
+ Bà của bé đi đâu? 
+Bà cho bé cái gì? 
+Bố đưa bà đi đâu ?
GV có thể hỏi thêm (tuỳ vào khả năng HS)
+Thủ đô của nước mình là thành phố nào? +Theo em hồ được nói đến trong bài là hồ nào? 
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
7. Nói theo tranh
- GV yêu cầu HS quan sát từng tranh trong SGK. 
- GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: 
+Em nhìn thấy những ai trong tranh thứ nhất? Họ đang làm gì? 
+Theo em, vì sao bạn ấy cảm ơn bác sĩ? 
+Em nhìn thấy những ai trong tranh thứ hai? Các bạn đang làm gì? (Ai đang giúp ai điều gi?) 
+Theo em, bạn HS nam sẽ nói gì với bạn HS nữ?
- Một số (2 - 3) HS nói dựa trên những câu hỏi ở trên.
GV: Các em còn nhớ nói lời cảm ơn với bất kì ai khi người đó giúp mình dù là việc nhỏ.
- Một số (2 -3) HS kể một số tình huống mà các em nói lời cảm ơn với người đã giúp minh.
8. Củng cố 
- GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm ph, qu.
 - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. 
- GV khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp.
- HS viết chữ ph, qu(chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. 
-HS viết: ph, qu
-HS nhận xét
- HS đọc thầm cả câu; tìm các tiếng có âm ph, âm qu: quà quê, phố.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thành tiếng cả câu, đọc đồng thanh 
- HSTL:
+ Bà của bé đi ra Thủ đô
 +Bà cho bé quà quê.
 +Bố đưa bà đi phố cổ, đi Bờ Hồ. 
+Thủ đô của nước mình là thành phố Hà Nội.
 +Theo em , hồ được nói đến trong bài là hồ Hoàn Kiếm
-HS quan sát
- HS trả lời:
+Trong tranh này, bạn nhỏ đứng cạnh bố,đang nói lời cảm ơn bác sĩ.
+ Vì bác sĩ đã chữa cho bạn ấy khỏi ốm 
- HS trả lời. VD: Tranh thứ hai có hai bạn, bạn nam bị ngã tuột dép, bạn nữ đỡ cho bạn nam ngồi dậy.
+Theo em, bạn HS nam sẽ nói cảm ơn với bạn HS nữ.
- HS ghi nhớ.
- HS kể, chia sẻ với cả lớp.
- HS đọc lại các âm, chữ đã học.
- HS theo dõi.
- HS ghi nhớ
BÀI 27
V, v, X, x
MỤC TIÊU
 Giúp HS:
- Nhận biết và đọc đúng các âm v,xhiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc, đọc dúng các tiếng, từ ngữ, có các âm hộ ;
- Viết đúng các chữ v,x; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ v,x.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm v,x có trong bài học.
- Phát triển vốn từ ngữ và sự hiểu biết thành phố và nông thôn. Biết cách so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa thành phố và nóng thôn.
- Cảm nhận được mối liên hệ của mỗi người với quê hương qua đoạn đọc ngắn về chuyến thăm quê của Hà.
II. CHUẨN BỊ 
GV cần nắm vững đặc điểm phát âm của âm v, âm x
 GV cần nắm vũng cấu tạo và cách viết chữ ghi âm v, âm x
GV cần biết những lỗi chính tả liên quan đến chữ ghi âm , x do đặc điểm phươngngữ. HS Nam Bộ có thể nhầm lẫn v với d; HS miến Bắc có thể nhẫm lẫn x với s.Biết được những địa phương tróng nhiểu dừa như Bến Tre, Bình Định,... nhưng nơi tiêu biểu nhất cho tên gọi "xử sở của dửa" là Bến Tre; có những hiểu biết về sự khác nhau giữa thành phố và nông thôn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động 
- HS ôn lại chữ ph, qu. GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét tạo ra chữ ph, qu
- HS viết chữ ph, qu
2. Nhận biết
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh?
 - GV và HS thống nhất câu trả lời. 
- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. 
-GV đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo. 
GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Hà vẽ xe đạp.
- GV giúp HS nhận biết tiếng có âm v, x (vẽ, xe)và giới thiệu chữ ghi âm v, x.
3. Đọc âm , tiếng, từ ngữ
a. Đọc âm
- GV đưa chữ v lên bảng để giúp HS nhận biết chữ vtrong bài học.
- GV đọc mẫu âm v
- GV yêu cầu HS đọc.
-Tương tự với âm x
b. Đọc tiếng
* Đọc tiếng mẫu:
+Gv giới thiệu mô hình tiếng mẫu:vẽ, xe (trong SHS). Khuyến khích HS vận dụng mô hình tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng :vẽ, xé.
*Đọc tiếng trong SHS:
+ Đọc tiếng chứa âm v.
 •GV đưa các tiếng chứa âm v ở nhóm thứ nhất: yêu cầu HS tìm điểm chung 
• Đánh vần tiếng: Yêu cầu HS đánh vần tất cả các tiếng có cùng âm v đang học.
• GV yêu cầu HS đọc trơn các tiếng có âm v đang học.
+ Đọc trơn các tiếng chứa âm vđang học: Một số (3 - 4) HS đọc trơn, mỗi HS đọc trơn một nhóm.
+ Đọc tiếng chứa âm x. tương tự như âm v.
+ GV yêu cầu HS đọc tất cả các tiếng.
*Ghép chữ cái tạo tiếng
 + Yêu cầu HS tự tạo các tiếng có chứa v.
+ GV yêu cầu 3 4 HS phân tích tiếng, 2 - 3 HS nêu lại cách ghép.
+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
Tương tự âm x
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: vở vẽ, vỉa hè, xe lu, thị xã
-Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ
GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. 
- GV cho từ vở vẽxuất hiện dưới tranh. 
- Yêu cầu HS phân tích và đánh vần tiếng vở vẽ, đọc trơn từ vở vẽ. 
-GV thực hiện các bước tương tự đối với vỉa hè, xe lu, thị xã 
- HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 4 lượt HS đọc. 
 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ.
GV yêu cầu HS đọc nối tiếp, đồng thanh
4. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ v , chữ x và hướng dẫn HS quan sát. 
- GV viết mẫu và nêu cách viết chữ v, chữ x. 
- Yêu cầu HS viết chữ v, chữ x(chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng). 
- HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. 
- GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. GV quan sát sửa lỗi cho HS. 
-Hs chơi
-HS viết
-Hs trả lời: em thấy có 1 bạn gái đang vẽ tranh.
-Hs trả lời
- HS nói theo.
- HS đọc: Hà vẽ xe đạp.
- HS đọc: vẽ, xe
-Hs quan sát
-Hs lắng nghe	
-Một số (4 5) HS đọc âm v, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.
-HS đánh vần tiếng mẫu: vẽ, xe.
+ vờ-e-ve-ngã-vẽ
+xờ-e-xe.
-Hs : Điểm chung là cùng chứa âm v.
-Một số HS đánh vần tất cả các tiếng có cùng âm v đang học.
-HS đánh vần
-HS đọc
-HS tự tạo các tiếng có chứa v: vo, ve, về, 
-HS đọc trơn.
-HS ghép
-HS phân tích
-HS đọc
-HS quan sát
-HS nói
-HS quan sát
-HS phân tích và đánh vần
HS đọc nối tiếp, đồng thanh 1 lần
-HS quan sát.
-Hs lắng nghe và quan sát
-HS viết chữ v, chữ x
- HS chia sẻ cá nhân trước lớp
-HS nhận xét
-Hs lắng nghe
TIẾT 2
5. Viết vở
- GV hướng dẫn HS tô chữ v, chữ xHS tô chữ v, chữ x(chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. 
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS
6. Đọc
-Yêu cầu HS đọc thầm cả đoạn: Nghỉ hè, xứ sở của dừa.
- Y/c HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu
-GV đọc mẫu cả đoạn
 - Y/c HS đọc thành tiếng sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV 
 -GV giải thích vẽ nội dung đã đọc: Xứ sở của dừa: nơi trồng nhiều dừa (Bến Tre, Phú Yên,...).
-Gv có thể đặt thêm câu hỏi: Em có biết cây dừa/ quả dừa không? Nó như thế nào?... 
7. Nói theo tranh
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh 
- GV đặt câu hỏi gợi ý:
+Hai tranh này vẽ gì? (cảnh thành phố và nông thôn) 
+Em thấy gì trong mỗi tranh? 
+Cảnh vật trong hai tranh có gì khác nhau?
(Cảnh thành phố nhộn nhịp, cảnh nông thôn thanh bình).
- Với sự gợi ý của GV, có thể trao đổi thêm về thành phố và nông thôn và cuộc sống ở mỗi nơi.
- HS chia nhóm thảo luận, trả lời từng câu hỏi theo gợi ý của GVsống ở thành phố hay nông thôn thì đều có những điều thú vị ở mỗi nơi.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả trước cả lớp, GV và HS nhận xét.
8. Củng cố 
- GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm x, âm v.
 - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. 
- GV khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp.
- HS tô chữ v, chữ x(chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một.
-HS viết
-HS theo dõi, ghi nhớ.
- HS đọc thầmcả đoạn: Nghỉ hè, xứ sở của dừa.
- HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu
- HS lắng nghe.
- HS đọc đồng thanh.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời. VD: Em có biết cây dừa, quả dừa. Cây dừa cao, lá hay gọi thành tầu-tầu dừa. Quả dừa cứng, bên trong rỗng, chứa nước rất ngọt 
- HS quan sát, nói.
- HS trả lời.Hai tranh này vẽ cảnh thành phố và nông thôn.
-HS:Tranh thứ nhất có nhiều nhà cao tầng, đường nhựa to và nhiều xe cộ; tranh thứ hai có đường đất, có tráu kéo xe, ao hồ, có người câu cá, 
- HS trả lời.
-HS đọc lại bài
-Hs thực hiện
-Hs lắng nghe
___________________________________
LUYỆN VIẾT
LUYỆN VIẾT PH, QU, V , X
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố về đọc viết các âm ph, qu, v, xđã học.
II. ĐỒ DÙNG:
- Vở bài tập Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn đọc:
- GV ghi bảng.
ph, qu, v, x - GV nhận xét, sửa phát âm.
2. Viết:
- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.
ph, qu, v, x ,phố, quà, vẽ, xe. Mỗi chữ 2 dòng.
- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.
3. Chấm bài:
- GV chấm vở của HS.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức đã học.
- Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS viết vở ô ly.
- Dãy bàn 1 nộp vở.
________________________________________________________
BÀI 28
Y, y
MỤC TIÊU
 Giúp HS:
- Nhận biết và đọc đúng các âm y; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các âm th, ia; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các chữ y; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ y.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm ycó trong bài học.
- Biết cách nói lời cảm ơn trong một số tình huống và cách thức cảm ơn.
- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết và suy đoán nội dung tranh minh hoạ (tranh thời gian quý hơn vàng bạc, tranh mẹ và Hà ghé nhà di Kha, tranh cảm ơn,..)
CHUẨN BỊ 
- Nắm vững đặc điểm phát ảm của các âm th, ia; cấu tạo và cách viết các chữ th, ia; nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
- GV nắm vững nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
- Nắm vững quy ước chính tả đối với chữ y và i khi dùng để ghi nguyên âm y, chữ y chỉ đi sau qu, chữ i đi sau các âm còn lại. Riêng đối với tên riêng thi dùng i hay y là theo đúng cách viết của tên riêng đó.
- Biết được sự khảc biệt trong dùng từ chỉ quan hệ thân thuộc giữa các vùng miền Từ ở cả 3 miễn đều dùng để chỉ em gái của mẹ. Nhưng chị gái của mẹ ở miền Trung và miễn Nam gọi là dì, còn ở miền Bắc gọi là bác.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động 
- HS ôn lại chữ v, x. GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét tạo ra chữ v, x.
- HS viết chữ v, x
2. Nhận biết
- yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi : em thấy gì trong tranh ?
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
- GV nói câu thuyết minh (nhận biết dưới tranh và HS nói theo.
- GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. 
GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS dọc theo. GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Thời gian quý hơn vàng bạc.
- GV giúp HS nhận biết tiếng có âm yvà giới thiệu chữ ghi âm y.
3. Đọc âm , tiếng, từ ngữ
a. Đọc âm 
- GV đưa chữ y lên bảng để giúp HS nhận biết chữ y trong bài học.
- GV đọc mẫu âm y.
-GV yêu cầu HS đọc âm, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần. 
b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng mẫu 
+ GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu (trong SHS): quý.
GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết môhình và đọc thành tiếng quý.
+ GV yêu cầu HS đánh vần tiếng mẫu thu, chia.
- Lớp đánh vần đồng thanh tiếng mẫu.
+ GV yêu cầuHS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu.
- Đọc tiếng trong SHS 
+ Đọc tiếng chứa âm y
•GV đưa các tiếng, yêu cầu HS tìm điểm chung 
• Đánh vần tiếng: GV yêu cầu HS đánh vần tất cả các tiếng có cùng âm y.
• GV yêu cầu đọc trơn các tiếng có cùng âm y.
+ Đọc trơn các tiếng chứa các âm y đang học: Một số (3- 4) HS đọc trơn, mỗi HS đọc trơn 3- 4 tiếng có cả hai âm y.
+ HS đọc tất cả các tiếng.
- Ghép chữ cái tạo tiếng 
+ HS tự tạo các tiếng có chứa y.
+ GV yêu cầu 3- 4 HS phân tích tiếng, 2 - 3 HS nêu lại cách ghép.
+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ y tá, dã quỳ, đá quý. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ:
- GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh, - GV cho từ y táxuất hiện dưới tranh 
- GV yêu cầuHS phân tích và đánh vần y tá, đọc trơn từy tá. 
-GV thực hiện các bước tương tự đối với dã quỳ, đá quý 
- GV yêu cầuHS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 4 lượt HS đọc, 2 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần. 
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ
- Yêu cầu Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.
4. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ y và hướng dẫn HS quan sát. 
- GV viết mẫu và nêu cách viết chữ y. 
- HS viết chữ y(chữ cỡ vừa) vào bảng con. Chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng
- HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. 
- GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. GV quan sát sửa lỗi cho HS. 
-Hs chơi
-HS quan sát tranh và trả lời : 
Em thấy 2 bạn HS đang dắt tay bạn đồng hồ 
-Hs : Thời gian quý hơn vàng bạc.
- HS nói theo.
- HS đọc:Thời gian quý hơn vàng bạc.
- HS đọc: Thời gian quý hơn vàng bạc.
-Hs lắng nghe
-Hs quan sát
-Hs lắng nghe	
-Một số (4- 5) HS đọc âm y, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.
-Hs lắng nghe
- Một số (4- 5) HS đánh vần tiếng mẫu quý: quờ-y-quy-sắc-quý.
- HS đánh vần: quờ-y-quy-sắc-quý.
- Một số (4 - 5) HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu.
-HS đọc: ý, quy, quý, quỳ, quỵ, quỹ
-HS : điểm chung là cùng chứa âm y.
- HS đánh vần tất cả các tiếng có cùng âm y.
-HS đọc
-HS đọc
-HS đọc
-HS tự tạo
-HS phân tích và đánh vần. vd: quờ-y-quy-sắc-quý.
-HS đọc 
-HS quan sát
-HS nói
-HS quan sát
-HS phân tích đánh vần
-HS đọc
- Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.
-Hs lắng nghe và quan sát
-Hs lắng nghe
-HS viết 
-HS nhận xét, chia sẻ cá nhân trước lớp
-Hs lắng nghe
TIẾT 2
5. Viết vở
- GV hướng dẫn HS viết (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. 
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS
6. Đọc
- HS đọc thầm 
- Tìm tiếng có âm y
 -GV đọc mẫu 
 - HS đọc thành tiếng câu (theo cả nhân và nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV 
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: 
+ Dì của Hà tên là gì? 
+ Dì thưởng kể cho Hà nghe về ai? 
+ Theo em vì sao Hà chú ý nghe dì không? chuyện rắt vui;...) 
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
7. Nói theo tranh
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS, GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: 
+Em thấy gì trong tranh? 
+Trong tranh, ai đang cảm ơn ai? 
+Ánh mắt của người cảm ơn trong hai tranh có gì khác nhau? 
+Theo em, người nào có ánh mắt phủ hợp khi cảm ơn? 
+Qua đó, em ghi nhớ điều gì khi cảm ơn?
- GV có thể đặt thêm câu hỏi: Cần ghi nhớ thêm điều gì nữa về cảm ơn? 
-GV chốt một số ý: cần cảm ơn khi được người khác giúp đỡ dù chỉ là việc nhỏ; cần thể hiện sự chân thành khi cảm ơn.
8. Củng cố 
- GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm y.
 - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. 
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp.
- HS tô chữ viết chữ viết thường, chữ cỡ vừa vào vở Tập viết 1, tập một.
-HS viết
-HS nhận xét
- HS đọc thầm.
- Hs tìm
- HS lắng nghe.
- HS đọc 
- HS quan sát, trả lời . VD:
+ Dì của Hà tên là Kha.
+ Dì thường kể cho Hà nghe về bà.
+ Hà chú ý nghe vì dì kể về bà; Hà chú ý nghe vì dì kể chuyện rắt vui;...
.
- HS quan sát.
+Em thấy trong tranh thứ nhất, bạn nam cho bạn nữ che chung ô vì trời nắng. Tranh thứ hai, năm mới, bà mừng tuổi cho cháu.
+Trong tranh1- bạn nữ cảm ơn bạn nam. Tranh 2-cháu đang cảm ơn bà
+Ánh mắt của người cảm ơn trong tranh 1: sự thờ ơ. Ánh mắt của người cháu trong tranh2:sự biết ơn
+Theo em, người cháu ở tranh 2 có ánh mắt phủ hợp khi cảm ơn.
+Cảm ơn cần thể hiện sự chân thành 
- HS trả lời theo ý hiểu của mình.
-Hs lắng nghe
HS ghi nhớ, thực hiện.
__________________________________________
BÀI 29
LUYỆN TẬP CHÍNH TẢ
MỤC TIÊU
 Giúp HS:
- Nắm vững các quy tắc chính tả để viết đúng các từ ngữ có chửa các âm giống nhau nhưng có chữ viết khác nhau, hay nhẩm lẫn.
 - Bước đầu có ý thức viết đúng chính tả
CHUẨN BỊ 
- Nắm vững các quy tắc chính tả của 3 trường hợp cơ bản:
+ Phân biệt c với k. c vå k đều ghi âm cờ" nhưng viết khác nhau. Quy tắc: Khi đi với các nguyên âm i, e, ê thì viết là k (ca); khi đi với các nguyên âm còn lại, viết là c (xê).
+ Phân biệt g với gh. g và gh đều ghi âm "gờ" nhưng viết khác nhau. Quy tắc: Khi đi với nguyên âm i, e, ê thi viết là gh (gờ kép); khi đi với các nguyên âm còn lại, viết là g (gờ đơn).
+ Phân biệt ng với nghi ng và nghi đều ghi âm “ngờ" nhưng viết khác nhau. Quy tắc: Khi đi với nguyên âm i, e, ê viết là ngh (ngờ kép): khi đi với các nguyên âm còn lại, viết là ng (ngờ đơn).
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. khởi động 
- Gv tổ chức trò chơi thi tìm các tiếng bắt đầu từ những âm sau c/ k; g/ gh; ng/ ngh
2. Phân biệt c với k.
a. Đọc tiếng: HS đọc thành tiếng cá nhân, nhóm), đọc đồng thanh (cả lớp).
cô –cư- có- cá -cổ -cỡ -cọ -kỳ -kế- kế -kẻ- ki- ke-kệ
- GV yêu cầu HS quan sát hình cá cờ và hình chữ ký, đọc thành tiếng cá nhân), đọc đồng thanh (cả lớp): cá cờ, chữ ký.
b. Trả lời câu hỏi: 
- Gv nêu câu hỏi
+Chữ k đi với chữ nào?
+Chữ c đi với chữ nào?
GV đưa ra quy tắc: Khi đọc, ta nghe được những tiếng có âm đấu giống nhau (ví dụ cấ với kí), nhưng khi viết cần phân biệt c (xê) và k (ca). Quy tắc: k (ca) kết hợp với i, e, ê
c. Thực hành: chia nhóm, các nhóm đố nhau. GV yêu cầu một bên đọc, một bên viết ra bảng con, sau đó đối lại. 
GV quan sát và sửa lỗi.
3. Phân biệt g với gh
a. Đọc tiếng: HS đọc thành tiếng (cá nhân, nhóm), đọc đồng thanh (cả lớp).
ga gà gõ gỗ gù gử ghe ghi ghi ghé ghế ghe
- GV yêu cầu HS quan sát hình gà gô và hình ghế gỗ, đọc thành tiếng (cá nhân), đọc đồng thanh (cả lớp): gà gô, ghế gỗ.
b. Trả lời câu hỏi: 
- Chữ gh (gờ kép - gờ hai chữ) đi với chữ nào? 
- Chữ g (gờ đơn - gờ một chữ) đi với chữ nào?
- GV đưa ra quy tắc: Khi nói, đọc, ta không phân biệt g và gh (vi dụ gà với ghế), nhưng khi viết cần phán biệt g(gờ đơn - gở một chữ) và gh (gờ kép - gờ hai chữ). Quy tắc:
gh (gờ kép - gờ hai chữ) kết hợp với i, ê, e; còn g (gờ đơn gờ một chữ) đi với a, o, ô 
c. Thực hành: 
- GV chia nhóm, các nhóm đố nhau. Một bên đọc, một bên viết ra bảng con, sau đó đổi lại. 
GV quan sát và sửa lỗi.
-Hs chơi
-Hs đọc:cô –cư- có- cá -cổ -cỡ -cọ -kỳ -kế- kế -kẻ- ki- ke-kệ
- HS quan sát, đọc.cá cờ, chữ ký.
- HS trả lời: 
+Chữ k (ca) đi với chữ i, e, ê ...
+Chữ c (xê) đi với các chữ khác,
-Hs lắng nghe
-Hs làm việc cặp đôi
-Hs lắng nghe	
-Hs đọc
- HS quan sát, đọc.
Chữ gh (gờ kép gờ hai chữ) đi với chữ i, e, ê.
Chữ g (gờ đơn – gờ một chữ) đi với các chữ khác.
-Hs lắng nghe
-Hs làm việc cặp đôi
-Hs lắng nghe
TIẾT 2
4. Phân biệt ng với ngh
a. Đọc tiếng:
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng (cá nhân, nhóm), đọc đồng thanh (cả lớp).
ngỏ ngày ngừ gà ngô ngư nghe nghé nghé nghi nghĩ nghệ 
-GV yêu cầu HS quan sát hình cá ngừ và hinh củ nghệ, đọc thành tiếng (cả nhân), đọc đồng thanh (cả lớp): cá ngừ, củ nghệ.
b. HS trả lời câu hỏi: 
-GV nêu câu hỏi:
+Chữ ngh (ngờ kép - ngờ ba chữ) đi với chữ nào? 
+Chữ ng (ngờ đơn - ngờ hai chữ) đi với chữ nào?
- GV đưa ra quy tắc: Khi nói/ đọc, ta không phân biệt ng và ngh (vi dụ nghi ngờ), nhưng khi viết cần phân biệt ng ng đơn) và nghi ngờ kép). Quy tắc: ngh (ngờ kép) kết hợp với i , e, ê; còn g (ngờ đơn) đi với a, o, ô, u,ư
c. Thực hành:
-GV chia nhóm HS, các nhóm đố nhau. Một bên đọc, một bên viết ra bảng con, sau đó đối lại. 
- GV quan sát và sửa lỗi.
5. Luyện tập 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức tìm các từ đúng chính tả để luyện các quy tắc chỉnh tả trên.
6, Củng cố
- GV khen ngợi và động viên HS.
- GV yêu cầu HS nhắc lại các quy tắc chính tả vừa học và nhắc HS về nhà luyện tập thêm.
- Lưu ý HS luyện tập quy tắc chính tả trong thực hành giao tiếp và viết sáng tạo.
-Hs đọccá nhân, nhóm, đọc đồng thanh (cả lớp).
ngỏ ngày ngừ gà ngô ngư nghe nghé nghé nghi nghĩ nghệ 
- HS quan sát, đọc.
- Chữ ngh (ngở kép ngờ ba chữ) đi với chữ i, e, ê.
- Chữ ng (ngờ đơn ngờ hai chữ) đi với a, o, ô, u, ư.
-Hs lắng nghe
-Hs làm việc cặp đôi.
-Hs lắng nghe
- HS chơi
-Hs lắng nghe
- HS đọc lại bài.
-HS theo dõi, lắng nghe, thực hiện.
_________________________________________
LUYỆN VIẾT
LUYỆN VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố về viết đúng chính tảđã học.
II. ĐỒ DÙNG:
- Vở bài tập Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn đọc:
- GV ghi bảng.
cá cờ, chữ ký, ghế gỗ, cá ngừ, củ nghệ
- GV nhận xét, sửa phát âm.
2. Viết:
- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.
cá cờ, chữ ký, ghế gỗ, cá ngừ, củ nghệ. Mỗi chữ 1 dòng.
- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.
3. Chấm bài:
- GV chấm vở của HS.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức đã học.
- Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS viết vở ô ly.
- Dãy bàn 1 nộp vở.
________________________________________________________
BÀI 30
ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN
MỤC TIÊU
 Giúp HS:
- Nắm vững cách đọc các âmp, ph, q, v, x, y; cách đọc các tiếng, từ ngữ, câu có các âm p, ph, q, v, x, yhiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Phát triển kĩ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số âm chữ đã học.
- Phát triển kỹ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe kể câu chuyện Kiến và dễ mèn, trả lời câu hỏi về những gì đã nghe và kể lại câu chuyện. Câu chuyện cũng giúp HS rèn kĩ năng đánh giá tình huống và có ý thức làm việc chăm chì.
II.CHUẨN BỊ 
- Nắm vững đặc điểm phát âm của âm p, ph, q, v, x, y; cấu tạo và cách viết các chữ ghi p, ph, q, v, x, y; nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này. Có thể giải thích bằng tranh.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động 
- HS viết chữ p, ph, q, v, x, y
2. Đọc âm, tiếng, từ ngữ
- Đọc tiếng:
- GV yêu cầu HS ghép âm đầu với nguyên âm để tạo thành tiếng (theo mẫu) và đọc to
tiếng được tạo ra: theo cá nhân, theo nhóm và đồng thanh cả lớp.
- Sau khi đọc tiếng có thanh ngang, GV có thể cho HS bổ sung các thanh điệu khác nhau để tạo thành những tiếng khác nhau và đọc to những tiếng đó.
- Đọc từ ngữ:
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cá nhân, nhóm), đọc đồng thanh (cả lớp). Lưu ý: GV cũng có thể tổ chức hoạt động dạy học ở mục 2 này bằng cách tổ chức trò chơi phù hợp với HS. Tuy nhiên, cần đảm bảo yếu tố thời gian của tiết học.
3. Đọc câu
- GV yêu cầu HS đọc thầm cả đoạn
-GV yêu cầu tìm tiếng có chứa các âm đã học trong tuần .
- GV giải thích nghĩa từ ngữ (nếu cần).
- GV đọc mẫu.
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cả đoạn (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV.
- GV hỏi HS một số câu hỏi về nội dung đoạn văn đã đọc: 
Nhà bé ở đâu? 
Quê bé ở đâu?
Xa nhà, bé nhớ ai? 
Xa quê, bé nhờ ai?
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
4. Viết
- GV hướng dẫn HS viết vào Tập viết 1, tập một từ chia quàtrên một dòng kẻ. Số lần lặp lại tuỳ thuộc vào thời gian cho phép và tốc độ viết của HS.
- GV lưu ý HS cách nối nét giữa các chữ cái.
- GV quan sát, nhận xét và sửa lỗi cho HS.
-Hs viết
-Hs ghép và đọc,VD: pha, phe, phê, phơ; qua, que, quê, quơ; va, ve, vê, vơ 
-Hs đọc: +phả, phà, phá
+ quả, quà, quá
+ và, vạ, vẽ, về 
- HS đọc: phố cổ, qua phà, vỉa hè, đá quý 
- HS đọcthầm cả đoạn
-HStìm tiếng có chứa các âm đã học trong tuần : phố, quê, xa,..
- HS đọc
-Hs trả lời:
+Nhà bé ở đâu Thủ đô.
Quê bé ở Phú Thọ
Xa nhà, bé nhớ mẹ
Xa quê, bé nhớ bà.
-Hs lắng nghe
-HS viết 
-HS nhận xét, chia sẻ cá nhân trước lớp.
-Hs lắng nghe
TIẾT 2
5. Kể chuyện
a. Văn bản
KIẾN VÀ DẾ MỀN
Mùa thu đến, đàn kiến cặm cụi kiếm thức ăn, còn dể nền thì suốt ngày vui chơi. Một ngày, dế mền hỏi kiến:
- Sao các bạn làm việc suốt ngày thế?
- Chúng tôi tích trữ lương thực đấy
 Dế mèn tiếp tục rong chơi. Mùa đông đến, dể mèn không kiếm đâu ra thức ăn. Đói quá, nó tìm đến nhà kiến. Đàn kiến đang cùng nhau ăn uống vui vẻ trong ngôi nhà ấm úp. Dế cất lời:
- Các bạn kiến ơi, tôi đói quá, cho tôi ăn với!
Đàn kiến nhin để mèn, chị kiến lớn nói:
- Vào đây cùng ăn với chúng tôi đi!
Khi ăn uống xong, chị kiến lớn nhẹ nhàng nói:
 - Dế mèn ạ, muốn có thức ăn thì phải chăm chỉ lao động. Dế mèn đã hiểu ra. Và khi ta xuân đến, dễ vui vẻ cùng đàn kiến đi kiếm thức ăn,
 (Theo Truyện cổ tích Nhật Bản)
b. GV kể chuyện, đặt câu hỏi và HS trả lời
Lần 1: GV kể toàn bộ câu chuyện.
Lần 2: GV kể từng đoạn và đặt câu hỏi. H

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_giang_tieng_viet_lop_1_tuan_6_ph_ph_qu_qu_nam_hoc_2022_2.docx