Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 21 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thảo - Trường Tiểu học Duy Tân

Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 21 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thảo - Trường Tiểu học Duy Tân

I. MỤC TIÊU:

* Năng lực:

+ Đọc: Đọc đúng, rõ ràng các từ, các câu trong bài, biết ngắt, nghỉ theo dấu câu.

+ Nói: Trả lời được các câu hỏi trong nội dung của bài qua đó thấy được hành động yêu thương của mẹ và bé. Bé rất yêu mẹ và luôn muốn được mẹ yêu thương, che chở và ở bên cạnh.

+ Nghe: HS nghe GV và các bạn đọc mẫu để nhận xét, chia sẻ.

+ Qua bài học, học sinh biết chia sẻ cùng các bạn tình cảm của mình dành cho cha mẹ.

*Phẩm chất: Học sinh biết thể hiện tình yêu với những người thân trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa SGK.

- Nhạc bài hát “Cả nhà thương nhau”

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

docx 17 trang Hoàng Chinh 22/06/2023 3882
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 21 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thảo - Trường Tiểu học Duy Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21: MÁI ẤM GIA ĐÌNH 
BÀI: NỤ HÔN TRÊN BÀN TAY
I. MỤC TIÊU:
* Năng lực:
+ Đọc: Đọc đúng, rõ ràng các từ, các câu trong bài, biết ngắt, nghỉ theo dấu câu.
+ Nói: Trả lời được các câu hỏi trong nội dung của bài qua đó thấy được hành động yêu thương của mẹ và bé. Bé rất yêu mẹ và luôn muốn được mẹ yêu thương, che chở và ở bên cạnh.
+ Nghe: HS nghe GV và các bạn đọc mẫu để nhận xét, chia sẻ.
+ Qua bài học, học sinh biết chia sẻ cùng các bạn tình cảm của mình dành cho cha mẹ.
*Phẩm chất: Học sinh biết thể hiện tình yêu với những người thân trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa SGK.
- Nhạc bài hát “Cả nhà thương nhau”
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
TIẾT 1
1. Hoạt động 1: Khởi động
- Cho HS nghe bài hát “Cả nhà thương nhau”
- Qua nghe bài hát em thấy xuất hiện những nhân vật nào?
-GV: Có nhân vật bố, mẹ và con cùng với ông bà nữa, đều là những người trong cùng một gia đình.
- Tình cảm của những người trong cùng một gia đình sẽ như thế nào với nhau?
- Hãy nhớ lại những hành động yêu thương mà mình đã dành cho bố mẹ.
-Hãy kể những hành động bố, mẹ đã thể hiện tình yêu đối với mình.
-GV: Ngoài những hành động bạn kể cũng còn rất nhiều hành động khác thể hiện tình yêu của bố mẹ.
- Cho HS xem tranh:
+ Trong tranh có những nhân vật nào? Bạn nhỏ đang đi đâu?
+Mẹ đã làm gì? Mẹ có ở trong dù cùng bạn nhỏ không? Vì sao?
- GV: Đây cũng chính là một hành động để thể hiện tình yêu của mẹ dành cho bé. Và bây giờ chúng ta sẽ cúng nhau học bài tập đọc rất hay đó là bài “ Nụ hôn trên bàn tay”.
2. Luyện đọc thành tiếng.
a. Học sinh đọc thầm
- GV quan sát và theo dõi.
b. Đọc mẫu lần 1.
- GV đọc toàn bài
- GV lưu ý HS ngắt nghỉ theo dấu câu. Ngoài ra lấy bút chì ngắt sau: Mẹ nhẹ nhàng/đặt một nụ hôn/vào bàn tay Nam/ và dặn:; Mỗi khi lo lắng/ con hãy/ áp bàn tay này/ lên má.
c. Học sinh đọc tiếng, từ ngữ
- Gv dự kiến các từ khó đọc trong bài: hồi hộp, nhẹ nhàng, thủ thỉ, đột nhiên, tung tang, bước.
- GV ghi các từ khó lên bảng
- GV đọc các từ trên bảng để học sinh đọc.
- HS tìm hiểu từ khó:
+ Thủ thỉ: là hành động nói nhỏ vào tai người khác, để cung cấp một thông tin nào đó một cách nhẹ nhàng dễ nghe, dễ chịu nhất.
+ Hồi hộp: là trong trạng thái tim đập nhanh, do đang quan tâm đến việc gì đó sắp diễn ra.
d. HS luyện đọc bài:
- GV chia bài thành đoạn: Đoạn 1: từ đầu đến cũng ở bên con.. Đoạn 2: phần còn lại
-Cho HS luyện đọc câu:
+ GV đọc theo từng câu.
+GV lưu ý HS đọc đúng ngắt nghỉ của câu.
+GV yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau từng câu.
-Cho HS luyện đọc đoạn:
+HS đọc đoạn.
Trong bài ngoài người dẫn chuyện thì còn có nhân vật nào?Hãy đọc lời thoại từng nhân vật.
+HS đọc đồng thanh nối đoạn theo dãy.
- GV theo dõi, sửa sai cho HS.
e. Tổ chức cho HS đọc bài
- HS đọc theo nhóm 3.
- Tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm.
- GV nhận xét và sửa sai cho HS.
- Gọi HS đọc cá nhân toàn bài.
TIẾT 2
3. Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi 1 trong SGK. Thảo luận nhóm đôi.
- Ngày đầu đi học Nam như thế nào?
-Con đã bao giờ cảm thấy hồi hộp chưa? Và khi nào?
-Khi hồi hộp con cảm thấy cơ thể mình như thế nào?
- Khi thấy Nam lo lắng mẹ đã làm gì?
-Mẹ đã đặt nụ hôn như thế nào?
- Mẹ dặn Nam điều gì?
-Su khi được mẹ hôn vào bàn tay thì Nam làm gì?
- Sauk hi chào mẹ, Nam làm gì?
=> Nam rất hồi hộp và lo lắng khi ngày đầu đến trường. Nhưng nhờ hành động trao yêu thương của mẹ mà Nam cảm thấy thích và vui vẻ tung tăng vào lớp.
* Liên hệ:
- Em hãy nói cho cô và các bạn cùng nghe về tình cảm của bố mẹ dành cho em?
- Tình cảm của em với mọi người trong gia đình như thế nào? Em muốn nhận được điều gì từ những người thân trong gia đình?
- Em cần làm gì để mọi người trong gia đình được vui.
4. Viết vào vở cho câu hỏi a ở mục 3:
- GV trình chiếu lên bảng và nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi a ở mục 3.
a. Ngày đầu đi học, Nam hồi hộp lắm.
- GV hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở.
- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu, tên riêng, đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí.
- GV lưu ý HS viết đúng tư thế.
-GV nhận xét bài HS 
TIẾT 3
5. Chọn từ ngữ dể hoàn thiện câu và viết câu vào vở.
- GV mời 2 HS đọc lại các từ: mỉm cười, lo lắng, thủ thỉ
-GV cho cả lớp đọc các từ trên.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi để chọn từ ngữ thích hợp và hoàn thiện câu.
-GV mời đại diện vài nhóm lên trình bày.
-GV nhận xét và thống nhất câu hoàn chỉnh.
Mỗi lần em bị ốm, mẹ rất lo lắng.
-GV cho HS đọc .
- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở và lưu ý HS chữ viết hoa.
-GV nhận xét bài HS.
6.Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh.
-GV giới thiệu tranh
-GV mời 3 HS đọc các từ trong ô.
Chăm sóc ốm ô tô điện công viên
-GV hướng dẫn HS quan sát tranh. 
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi theo nội dung tranh có dùng từ ngữ đã gợi ý.
Tranh 1: MỖi khi em bị ốm, mẹ chăm sóc em rất tận tình.
Tranh 2: Trong công viên, hai bố con đang chơi trò lái ô tô điện.
- GV mời các nhóm lên trình bày phần chọn và kết quả nói theo tranh cùa nhóm.
-GV nhận xét .
TIẾT 4
7. Nghe viết:
- GV đọc to đoạn văn cần viết:
 Mẹ nhẹ nhàng đặt nụ hôn lên bàn tay Nam. Nam thấy thật ấm áp.
-GV gọi học sinh nhìn bảng đọc lại đoạn văn cần viết.
- GV cho cả lớp đọc thầm đoạn văn và tìm những tiếng các em thường viết sai: đặt,tay...
- GV cho HS viết vào bảng con từ dễ sai.
Thực hành bài viết (nghe- viết chính tả).
-GV hướng dẫn các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu của đoạn văn thụt vào 2 ô, kết thúc câu phải có dấu chấm, sau dấu chấm phải viết hoa.
-GV đọc từng câu cho HS viết, mỗi câu đọc theo cụm từ. MỖi dụm tử đọc 2 -3 lần, đọc rõ ràng, chậm rãi.
 Mẹ nhẹ nhàng/ đặt nụ hôn/ lên bàn tay Nam. Nam thấy/ thật ấm áp./
-Sau Khi HS viết xong. GV đọc lại toàn bài.
-GV cho HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi nhau.
-GV nhận xét bài HS
8. Chọn chữ phù hợp thay cho bông hoa.
- Gv nêu nhiệm vụ.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi dể tìm chữ phù hợp. 
-Gv mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả,
a/. niềm vui lo lắng lòng mẹ
b/. mẹ con kỉ niệm kì diệu
-GV nhận xét.
9. Hát một bài hát về mẹ:
- GV cho HS nghe bài hát về mẹ.
-GV hướng dẫn cả lớp hát.
10. Củng cố.
-GV yêu cầu HS nhắc lại bài đã học.
-GV tóm tắt lại nội dung chính
-HS nêu ý kiến.
-Gv nhận xét tiết học.
Nhân vật: Bố, mẹ và con.
 - Yêu thương nhau.
 -Phụ giúp mẹ, ôm hôn, 
 -Bố mẹ ôm hôn, xoa đầu, 
- Vẽ Mẹ và bé. Bạn nhỏ đi học.
-Mẹ đã che dù cho bé. Mẹ không ở trong dù cùng bé vì dù nhỏ.
- Cả lớp lắng nghe. 2 bạn nhắc tên bài.
- Cả lớp đọc thầm nội dung bài tập đọc.
 - HS chỉ tay đọc thầm theo
- HS lấy bút chì gạch chéo trong sách.
- HS có thể phát hiện và nêu các từ khó đọc trong bài.
- HS đánh dấu đoạn. 
 - HS đọc đồng thanh theo cô. 
 - HS nối tiếp nhau theo dãy.
- 2 HS đọc mỗi HS 1 đoạn.
- HSTL
- HS đọc đồng thanh.
 -1 bạn dẫn chuyện, 1 bạn vai mẹ và 1 bạn vai con
- HS nhận xét các bạn đọc.
- HS đọc.
- HS thảo luận trong nhóm.
-Nam hồi hộp lắm .
-HSTL
-HSTL.
 -Mẹ đã đặt nụ hôn lên bàn tay Nam
-Nhẹ nhàng
-Mỗi khi lo lắng, con hãy áp bàn tay này lên má. Mẹ lúc nào cũng ở bên con
-Nam hôn lên tay mẹ.
-Nam tung tăng bước vào lớp
- HS chia sẻ.
 - HS trình bày.
-HS quan sát và lắng nghe.
-HS lắng nghe và viết vào vở.
-HS lắng nghe.
-2 HS đọc
-Cả lớp đọc đồng thanh
-HS thảo luận nhóm đôi
-HS trình bày
-Hs lắng nghe
-Cả lớp đọc đồng thanh
-HS viết vào vở
-Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe
--3HS đọc
-Hs lắng nghe
-HS thảo luân nhóm 
-Đại diện nhóm lên trình bày.
-Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe
-HS đọc
--Cả lớp đọc
-HS tìm tử dễ sai
-HS viết bảng con
-Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe
-Hs viết vào vở
-Hs lắng nghe
-HS trao đổi vở.
-Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe
-HS làm việc nhóm
-HS trình bày
-Hs lắng nghe,cổ vũ
-Hs lắng nghe
-Cả lớp hát.
-HS nhắc lại.
--Hs lắng nghe
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI: LÀM ANH
I. MỤC TIÊU:
*Năng lực
 +Đọc:
- Đọc đúng, rõ ràng bài thơ, biết ngắt nghỉ hơi. Hiểu và trả lời đúng câu hỏi. Học thuộc lòng hai khổ thơ cuối.
- Hiểu được lời khuyên của câu chuyện: Anh chị phải yêu thương nhường nhịn em.
 +Nói và nghe:
- Hỏi và trả lời được việc làm của anh với em gái.
-> Phát triển khả năng làm việc nhóm, khả năng ngôn ngữ, giao tiếp hợp tác, khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm của bản thân với anh chị em trong gia đình.
*Phẩm chất::
+Góp phần hình thành phẩm chất nhân ái (biết yêu thương em); trách nhiệm (nhường nhịn, giúp đỡ em).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: Tranh ảnh, bảng phụ ghi sẵn bài thơ.
- Học sinh: SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
TIẾT 1
1. Ôn và khởi động
- GV hỏi: Tiết trước chung ta học bài gì?
- GV gọi HS đọc nội dung bài “Nụ hôn trên bàn tay”
- Nhận xét tuyên dương
- Cho HS hát bài “Cả nhà thương nhau”
- GV hỏi Qua bài hát em thấy tình cảm của mọi người trong gia đình ntn?
- GV nhận xét
- Yêu cầu HS quan sát tranh – trao đổi nhóm 2 để trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu nội dung bức tranh.
+ Người em nói gì với anh?
+ Người anh nói gì với em?
+ Tình cảm của người anh đối với em ntn?
- Gọi đại diện các nhóm trả lời
- Nhận xét tuyên dương
- GV tiểu kết – giới thiệu bài – ghi bảng.
2. Đọc
- GV đọc toàn bài giọng dịu dàng – hướng dẫn cách ngắt nghỉ.
*HS đọc từng dòng thơ
- GV Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1
+ Luyện đọc tiếng từ khó: Dỗ dành, dịu dàng
+ Cho HS ghép từ: dỗ dành, dịu dàng
- Đọc nối tiếp dòng thơ lần 2. Hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ
*HS đọc từng khổ thơ
-GV hỏi: Bài có mấy khổ thơ?
+ HS đọc nối tiếp khổ thơ ( 2 lượt)
+ Giải thích một số từ ngữ trong bài: Dỗ dành, dịu dàng
+ HS đọc từng khổ thơ theo nhóm 4
+ Một số nhóm đọc nối tiếp trước lớp
+ Nhận xét đánh giá
*HS đọc cả bài thơ,
- 1 -2 HS đọc cả bài thơ.
- Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ
3. Tìm tiếng cùng vần với mỗi tiếng bánh, đẹp, vui.
- GV Yêu cầu Hs đọc theo nhóm đôi và tìm tiếng ngoài bài cùng vần với một số tiếng trong bài: Bánh, đẹp, vui.Theo mẫu sau: 
- vui ~ núi...
- bánh ~ tranh ...
- đẹp ~ dép ...
- GV Yêu cầu HS tìm những tiếng ngoài bài theo mẫu trên.
- GV Yêu cầu HS tìm những tiếng tìm được vào vở.
- GV Yêu cầu HS trình bày kết quả trước lớp.
- GV và HS nhận xét, tuyên dương.
TIẾT 2
4. Trả lời câu hỏi:
- GV đưa ra các câu hỏi sau và mời 3 HS đọc to:
+ Làm anh thì cần làm những gì cho em?
+Theo em làm anh dễ hay khó?
+Em thích làm anh hay làm em? Vì sao?
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để tìm hiều bài đọc và trả lời các câu hỏi trên.
-GV đọc từng câu hỏi và đại diện một số nhóm lên trình bày câu trả lời.
GV thống nhất câu trả lời:
+ dỗ em khi em khóc, nâng em dậy khi em ngã, cho em quà bánh phần hơn, nhường em đồ chơi đẹp.
+ Câu trả lời mở: GV cho HS nói suy nghĩ của mình ở 2 câu sau.
5.Học thuộc lòng:
- GV treo bảng phụ hai khổ thơ cuối của bài thơ
-GV mời 1 HS đọc to .
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ cuối bằng cách xóa/che dần một số từ ngữ cho đến xóa/ che hết. (Lưu ý GV dể lại các từ ngữ quan trọng)
6. Kể về anh chị hoặc em của em.
-Gv đưa ra câu hỏi gợi ý:
+ EM của em là trai hay gái?
+ em của em mấy tuổi?
+EM của em đi học chưa?học trường nào?
+Sở thích của em bé là gì?
+Có khi nào em bé làm me khó chịu không?Vì sao?
+Em cảm thấy như thế nào khi chơi đùa cùng em bé?
-GV cho HS thảo luận nhóm 4 trả lời theo câu hỏi trên
GV mời đại diện các nhóm lên trình bày
GV nhận xét
7.Củng cố.
-GV yêu cầu HS nhắc lại bài đã học.
-GV tóm tắt lại nội dung chính
-HS nêu ý kiến.
-Gv nhận xét tiết học.
- HSTL: Nụ hôn trên bàn tay
- HS đọc nt đoạn
- HS hát
- HSTL
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Nhắc lại đầu bài.
- HS chú ý lắng nghe.
- Hs đọc nối tiếp lần 1.
-HS ghép bảng cài.
- Hs đọc nối tiếp lần 2.
- Có 4 khổ thơ
- HS đọc nối tiếp khổ thơ.
- Hs đọc.
- HS đọc đồng thanh.
- HS đọc bài theo nhóm.
- HS tìm theo nhóm đôi
HS ghi vào vở
- HS trình bày.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe
-HS đọc to
-HS thảo luận nhóm
-HS lắng nghe
-Địa diện nhóm lên trình bày
-HS lắng nghe
-HS đọc to
-HS chú ý làm theo sự hướng dẫn 
-HS lắng nghe
-HS thảo luận nhóm
-Đại diện nhóm lên trình bày
-HS lắng nghe
-HS nhắc lại.
--Hs lắng nghe
BÀI 3:NGÔI NHÀ ( 4 tiết) tr 30
I.Mục tiêu:
Giúp học sinh:
1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một văn bản tự sự đơn giản, kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ ba, không có lời thoại; đọc đúng các vần uya, uyp, uynh, uych, uyu và các tiếng, từ ngữ có vần này; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến văn bản; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Phát triển kĩnăng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong văn bản đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn văn ngắn.
3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của văn bản và nội dung được thể hiện trong tranh.
4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với những người thân trong gia đình; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra được những vấn đề đơn giản và đặt được câu hỏi.
II. Chuẩn bị
1.Kiến thức ngữ văn
- GV nắm được đặc điểm của văn bản tự sự, kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ ba, không có lời thoại; nội dung của văn bản Cả nhà đi chơi núi; cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện.
- GV nắm được đặc điểm phát âm, cấu tạo các vần uya, uyp, uynh, uych, uyu; nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong văn bản (tuýp thuốc, con trùng, huỳnh huỵch, khúc khủy) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
2. Phương tiện dạy học
 Tranh minh họa trong SHS (tranh gia đình đi biển, gia đình đi tham quan hang động, gia đình đi thăm bảo tàng, gia đình đi chơi công viên) được phóng to hoặc máy tính có phần mềm dạy chữ, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TIẾT 1
1. Ôn và khởi động
- Ôn: Bài cũ: Làm anh
+ Gọi HS nêu tên bài đã học ở tiết trước.
+ Kiểm tra đọc
+ Gọi 2 HS lần lượt đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối của bài Làm anh
+ Gọi 1HS nói về điều thú vị mà HS học được từ bài đó.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
- Khởi động
+GV yêu cầu HS quan sát tranh thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi (Gia đình trong tranh gồm những ai? Họ có vui không? Vì sao em biết?)
+GV yêu cầu HS trình bày trước lớp
+ GV và HS thống nhất câu trả lời, sau đó GV dẫn vào bài đọc: Được đi chơi thì mỗi người chúng ta ai cũng rất vui vẻ và thích thú. Niềm vui đó sẽ được nhân lên rất nhiều lần khi đi cùng với gia đình của mình. Có rất nhiều nơi để đi chơi như đi khu vui chơi, đi biển, chơi núi,.. Hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu chơi núi là như thế nào qua bài học: Cả nhà đi chơi núi.
2. Đọc
- GV đọc toàn bài.
- GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ có vần mới.
+ GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa vần mới trong bài: uya; uyp; uynh, uych; uyu.
+ GV đưa những từ ngữ này lên bảng và hướng dẫn HS đọc. GV đọc lần lượt từng vần và từ ngữ chứa vần đó.
+ GV yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn, sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần.
- HS đọc câu
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. Chú ý luyện phát âm một số từ ngữ tuy không chứa vần mới nhưng có thể khó đối với HS.
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu lần 2.
+ GV hướng dẫn HS đọc những câu dài: Bố mẹ/ cho Nam và Đức đi chơi núi; Hôm trước,/ mẹ thức khuya/ để chuẩn bị quần áo,/ thức ăn,/ nước uống/ và cả tuýp thuốc chống côn trùng; Càng lên cao,/ đường càng dốc/ và khúc khuỷu,/ bố phải cõng Đức.
- HS đọc đoạn
+ GV chia văn bản thành các đoạn (đoạn 1: từ đầu đến côn trùng, đoạn 2: từ Hôm sau đến anh em, đoạn 3: phần còn lại)
+ HS đọc lần 1
+ GV giải thích nghĩa một số từ ngữ trong bài (tuýp thuốc: ống nhỏ, dài trong có chứa thuốc; côn trùng: chỉ loài động vật chân đốt, có râu, ba đôi chân và phần lớp có cánh; huỳnh huỵch: từ mô phỏng tiếng động trầm, liên tiếp do một hoạt động nặng nhọc nào đó gây ra (chạy huỳnh huỵch); khúc khuỷu: không bằng phẳng, có nhiều đoạn gấp khúc ngắn liên tiếp nhau (kết hợp trực quan qua tranh).
+ HS đọc lần 2
+ GV yêu cầu đọc HS đoạn theo nhóm (nhóm 2)
- HS và GV đọc toàn văn bản
+ GV yêu cầu HS đọc thành tiếng toàn VB
+ GV đọc lại toàn văn bản và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi.
Tiết 2
3. Trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi:
a. Nam và Đức được bố mẹ cho đi đâu?
b. Mẹ chuẩn bị những gì cho chuyến đi?
c. Đến đoạn đường dốc và khúc khuỷu, bố phải làm gì?
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. GV và HS thống nhất câu trả lời.
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi ở mục 3
- GV nêu lại câu hỏi c: Đến đoạn đường dốc và khúc khuỷu, bố phải làm gì?
- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi c và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở:
+ Trong câu: “Đến đoạn đường dốc và khúc khuỷu, bố phải cõng Đức” có chữ nào cần viết hoa ?
- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu, đặt dấu phẩy, dấu chấm đúng vị trí.
+ GV viết mẫu chữ hoa Đ ( Viết mẫu cả hai kiểu chữ hoa và chữ in hoa)
 - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
Tiết 3
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung của HĐ 5: Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở.
- GV giúp HS hiểu nghĩa của từ cần chọn
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.
- GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất câu hoàn thiện.
-Câu hoàn thiện: Đường lên núi quanh co, khúc khuỷu.
- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh.
- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh.
- Yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý.
- GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh.
- GV cho HS nhận xét.
- GV chốt.
Tiết 4
7. Nghe viết
- GV đọc rõ ràng, đúng chính âm 2 câu. (Nam và Đức được đi chơi núi. Đến đỉnh núi, hai anh em vui sướng hét vang.)
- GV hướng dẫn cách viết: 
+ Viết lùi vào đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu câu và tên riêng của Nam và Đức, kết thúc câu có dấu chấm.
+ Chữ dễ viết sai chính tả: sướng, chơi.
- GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.
- Đọc và viết chính tả:
+ GV đọc từng câu cho HS viết, mỗi câu cần đọc theo từng cụm từ (Nam và Đức/ được đi chơi núi./ Đến đỉnh núi,/ hai anh em/ vui sướng hét vang.), mỗi cụm từ đọc 2 đến 3 lần( tuỳ từng lớp), đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS.
+ Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại 1 lần cả hai câu và yêu cầu HS rà soát lỗi
8. Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông.
- GV có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.
- GV nêu nhiệmvụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể có ở trong bài hoặc ngoài bài.
- HS làm việc nhóm đôi để tìm 
- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
a/ đèn tuýp khuỷu tay
b/ huých tay phụ huynh
- GV và HS nhận xét.
- GV ghi bảng từ HS vừa tìm được.
- GV yêu cầu một số HS đọc to các từ ngữ. Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần.
9. Kể về một lần em được đi chơi cùng gia đình.
- GV hướng dẫn cho HS quan sát 
- Cho HS hoạt động nhóm đôi, thảo luận về nội dung các bức tranh.
- GV gợi ý cho HS nội dung nói thông qua việc trả lời một số câu hỏi. (Em cùng gia đình đi chơi ở đâu? Em thấy nơi gia đình đi chơi có đẹp không? Em có thích chuyến đi này không?)
-GV cho HS làm việc nhóm đôi
- GV cho vài nhóm trình bày, nhận xét cách kể chuyện.
10. Nhận xét, đánh giá.
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung đã học.
- GV tóm tắt lại những nội dung chính.
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi, động viên HS.
- 1 HS nêu: Tiết trước học bài Làm anh
- 2 HS lần lượt đọc bài
- 1 HS nêu
- Lắng nghe
- HS quan sát các tranh trang 30 theo nhóm cặp đôi và hỏi nhau theo câu hỏi GV gợi ý
+ 2 - 3 HS trình bày đáp án trước lớp. Các HS khác bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác: Gia đình trong tranh gồm có 4 người đó là bố, mẹ và 2 người con. Họ đang ở biển chơi rất vui vẻ, gương mặt ai cũng nở nụ cười rất tươi.
+ HS theo dõi
+ HS nhắc lại đồng thanh tên bài.
+ HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa vần mới trong bài: khuya, tuýp thuốc, huỳnh huỵch, khúc khuỷu
+ HS lắng nghe 
+ HS đọc theo đồng thanh.
+ HS luyện đọc theo hướng dẫn: 2-3 HS đánh vần, đọc trơn, sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần.
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2.
+ Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn lần 1
+ Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn lần 2.
+ HS đọc đoạn theo nhóm.
+ 1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB..
+ HS lắng nghe.
- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi.
a. Nam và Đức được bố mẹ cho đi chơi núi.
b. Mẹ chuẩn bị nhiều thứ cho chuyến đi như: quần áo, thức ăn, nước uống và cả tuýp thuốc chống côn trùng.
c. Đến đoạn đường dốc và khúc khuỷu, bố phải cõng Đức.
- Đại diện một số nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.
- HS nhắc lại câu trả lời ở câu hỏi c: Đến đoạn đường dốc và khúc khuỷu, bố phải cõng Đức. 
+ HS nêu: Chữ đ cần viết hoa.
+ HS theo dõi.
+ HS thực hành viết câu vào vở:
Đến đoạn đường dốc và khúc khuỷu, bố phải cõng Đức. 
- HS đọc yêu cầu
- HS lắng nghe 
- HS làm việc theo cặp cùng thảo luận chọn từ ngữ cần điền vào câu.
- Đại diện một số nhóm lên trình bày: Đường lên núi quanh co, khúc khuỷu.
- Cá nhân học sinh viết câu vào vở chính 
-HS quan sát tranh
-HS làm việc theo nhóm
- Đại diện một số nhóm lên trình bày trước lớp.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe và làm theo.
- HS viết bài.
- HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi.
- HS lắng nghe
- HS làm việc nhóm đôi tìm từ.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS quan sát tranh 
- HS hoạt động nhóm và thảo luận
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi (Có thể là một chuyến thăm về quê, một chuyến du lịch trong nước hoặc nước ngoài, )
- HS trình bày trước lớp.
- HS nêu ý kiến về bài học(hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể nội dung, hoạt động nào)

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_giang_tieng_viet_lop_1_tuan_21_nam_hoc_2020_2021_nguyen.docx