Tổng hợp về Bảng chữ cái Tiếng Việt

Tổng hợp về Bảng chữ cái Tiếng Việt

1. Khái niệm về Nguyên âm và Phụ âm:

Nguyên âm là những dao động của thanh quản hay những âm mà khi ta phát ra luồng khí từ thanh quản lên môi không bị cản trở. Nguyên âm có thể tự đứng riêng biệt hoặc có thể đứng trước hoặc sau các phụ âm để tạo thành tiếng trong lời nói.

Phụ âm là âm phát từ thanh quản qua miệng hay những âm khi phát ra, luồng khí từ thanh quản lên môi bị cản trở, bị tắc ví dụ như lưỡi va chạm môi, răng, 2 môi va chạm nhau trong quá trình phat âm. Phụ âm chỉ phát ra thành tiếng trong lời nói chỉ khi phối hợp với nguyên âm.

 

doc 7 trang Cát Tiên 04/06/2024 2181
Bạn đang xem tài liệu "Tổng hợp về Bảng chữ cái Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng hợp về Bảng chữ cái Tiếng Việt
Khái niệm về Nguyên âm và Phụ âm:
Nguyên âm là những dao động của thanh quản hay những âm mà khi ta phát ra luồng khí từ thanh quản lên môi không bị cản trở. Nguyên âm có thể tự đứng riêng biệt hoặc có thể đứng trước hoặc sau các phụ âm để tạo thành tiếng trong lời nói.
Phụ âm là âm phát từ thanh quản qua miệng hay những âm khi phát ra, luồng khí từ thanh quản lên môi bị cản trở, bị tắc ví dụ như lưỡi va chạm môi, răng, 2 môi va chạm nhau trong quá trình phat âm. Phụ âm chỉ phát ra thành tiếng trong lời nói chỉ khi phối hợp với nguyên âm.
Bảng chữ cái Tiếng Việt và những lưu ý
Chữ viết là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ dạng văn bản, là sự miêu tả lại ngôn ngữ thông qua các ký hiệu hoặc biểu tượng. Chữ viết trong mỗi ngôn ngữ được cấu thành từ bảng chữ cái đặc trưng của ngôn ngữ đó. Đối với mỗi người học ngoại ngữ thì việc làm quen với bảng chữ cái sử dụng cho ngôn ngữ đó là việc đầu tiên hết sức quan trọng. Tiếng Việt cũng vậy, nhưng thực tế là nhiều người nước ngoài có thể nói tiếng Việt nhưng không biết gọi tên các con chữ trong bảng chữ cái Tiếng Việt. Khi cần sử dụng, họ lấy cách phát âm bảng chữ cái Tiếng Anh để thay thế. Do đó, nhất thiết phải giới thiệu bảng chữ cái Tiếng Việt cho người học trong những buổi học đầu tiên. Nhưng lưu ý: người học không cần quá nặng nề về việc nhớ “tên” của các chữ cái, điều đó sẽ gây áp lực, đặc biệt đối với những học viên khó khăn trong việc tiếp thu hoặc những học viên không cùng sử dụng bảng chữ cái Latinh. Và cũng lưu ý đối với giáo viên là phải thống nhất một cách đọc bảng chữ cái, tốt nhất là đọc theo âm khi ghép vần (a, bờ, cờ thay vì a, bê, xê )
Bảng chữ cái Tiếng Việt có 29 chữ cái (đây là con số không quá nhiều để nhớ đối với mỗi học viên trong bài đầu tiên tiếp cận Tiếng Việt), mỗi chữ cái đều có hai hình thức viết hoặc in lớn và nhỏ. Kiểu viết hoặc in lớn gọi là "chữ hoa", "chữ in hoa", "chữ viết hoa". Kiểu viết hoặc in nhỏ gọi là "chữ thường", "chữ in thường", "chữ viết thường”, được sắp xếp theo thứ tự như sau:
Chữ (viết hoa & viết thường)
Tên chữ
Đọc theo âm
A a
a
a
Ă ă
á
á
 â
ớ
ớ
B b
bê
bờ
C c
xê
cờ
D d
dê
dờ
Đ đ
đê
đờ
E e
e
e
Ê ê
ê
ê
G g
giê
gờ
H h
hát
hờ
I i
i
i
K k
ca
cờ
L l
e-lờ
lờ
M m
em mờ/e-mờ
mờ
N n
en nờ/e-nờ
nờ
O o
o
o
Ô ô
ô
ô
Ơ ơ
ơ
ơ
P p
pê
pờ
Q q
cu/quy
quờ
R r
e-rờ
rờ
S s
ét-xì
sờ
T t
tê
tờ
U u
u
u
Ư ư
ư
ư
V v
vê
vờ
X x
ích xì
xờ
Y y
i dài
i
Hệ thống âm vị
Tiếng Việt có 23 âm vị là phụ âm: Tương ứng với 23 âm vị phụ âm thì có 24 cách đọc (phát âm), và được ghi lại bằng 27 chữ viết, 27 chữ viết này được hình thành từ 19 chữ cái (con chữ)
- Viết "p+h, ..." là muốn biểu thị chữ ph, ... được tạo thành từ sự tổ hợp của 2 phụ âm p và h, ...
- Những âm tiết không có âm đầu (như: âm, êm, oai, uyên) khi phát âm được bắt đầu bằng động tác khép kín khe thanh, sau đó mở ra đột ngột gây nên một tiếng bật. Động tác khép kín ấy có giá trị như một phụ âm và người ta gọi là âm tắc thanh hầu, kí hiệu: /?/.
Tiếng Việt có 16 âm vị là nguyên âm (trong đó có 13 nguyên âm đơn, 3 nguyên âm đôi) và 2 âm vị là bán nguyên âm. Trong 16 âm vị nguyên âm và 2 âm vị bán nguyên âm thì có 17 cách đọc (phát âm), và được ghi lại bằng 20 chữ viết, 20 chữ viết này được hình thành từ 12 chữ cái (con chữ).
Sự khác biệt giữa nguyên Âm và phụ Âm
- Các loại nguyên âm:
Nguyên âm đơn:
Nguyên âm ngắn
Nguyên âm dài
/ i /
 / i: /
/ e /
/ æ /
/ ɔ /
/ ɔ: /
/ ʊ /
/ u: /
/ ʌ /
/ a: /
/ ə /
/ɜ:/
 Nguyên âm đôi:
Nguyên âm
Nguyên âm
/ ei /
/ ɑi /
/ ɔʊ /
/ ɑʊ /
/ eə /
/ iə /
/ ʊə /
/ ɔi /
Các loại phụ âm:
Phụ âm vô thanh:
Phụ âm
Phụ âm
/p/
 /k/
/f/
/t/
/s/
/θ/
/ʃ/
/tʃ/
Phụ âm hữu thanh:
Phụ âm
Phụ âm
/b/
 /d/
/g/
/dʒ/
/v/
/ð/
/z/
/ʒ/
Các phụ âm còn lại:
Phụ âm
Phụ âm
/m/
/n/
/η/
/h/
/l/
/r/
/j/
/w/

Tài liệu đính kèm:

  • doctong_hop_ve_bang_chu_cai_tieng_viet.doc