Tài liệu Tập huấn thay sách Toán 1 (Chân trời sáng tạo) - Giải đáp thắc mắc
1. Khác biệt về mục tiêu chương trình 2018 và 2000.
Chương trình 2018 định hình một cách rõ nét:
- Hai nhánh phát triển song song:
Kiến thức kĩ năng toán học cơ bản ban đầu.
Hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực toán học đặc th
- Định hướng: Tích hợp.
2. Khác biệt về các tuyến kiến thức ở chương trình lớp 1.
- Chương trình năm 2000:
Số và phép tính.
Giải toán.
Hình học.
Đo lường.
- Chương trình năm 2018:
Số và phép tính.
Hình học và đo lường.
Hoạt động thực hành và trải nghiệm.
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Tập huấn thay sách Toán 1 (Chân trời sáng tạo) - Giải đáp thắc mắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TẬP HUẤN THAY SÁCH TOÁN 1 (CTST) GIẢI ĐÁP THẮC MẮC 1. Khác biệt về mục tiêu chương trình 2018 và 2000. Chương trình 2018 định hình một cách rõ nét: - Hai nhánh phát triển song song: Kiến thức kĩ năng toán học cơ bản ban đầu. Hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực toán học đặc thù. - Định hướng: Tích hợp. 2. Khác biệt về các tuyến kiến thức ở chương trình lớp 1. - Chương trình năm 2000: Số và phép tính. Giải toán. Hình học. Đo lường. - Chương trình năm 2018: Số và phép tính. Hình học và đo lường. Hoạt động thực hành và trải nghiệm. Các khác biệt và những thắc mắc về SGK Làm quen với một số hình 3. Bài Vị trí (SGK mới trang 10) có ích lợi gì đối với HS? - Hệ thống hóa các kiến thức, kĩ năng HS đã được học ở bậc Mầm non. - Tư liệu không thể thiếu đối với HS khi học tập ở trường và sinh hoạt hàng ngày trong xã hội. 4. Tại sao SGK mới lại giới thiệu hình khối trước hình phẳng, và dạy ngay trong giai đoạn đầu năm học lớp 1? - Hình khối gần gũi trong cuộc sống xung quanh hơn hình phẳng. - Kế thừa chương trình Mầm non mà học sinh đã được nhận biết. - Hình khối được đưa vào sớm với mục đích dùng làm chất liệu dạy học cho giai đoạn học số và hình thành phép tính. 2 5. Khi dạy các hình có giới thiệu số mặt, số cạnh. của hình không? Ở lớp 1, HS nhận biết hình trên tổng thể, chưa đi sâu vào phân tích đặc điểm của hình. Các yếu tố cơ bản của hinh: đỉnh, cạnh, góc, chưa cần đề cập. 6. Có thể dạy hình vuông là một hình chữ nhật đặc biệt không? - Với HS lớp 1, chưa nên dạy như vậy. - GV lưu ý, không ra các bài tập tìm số hình chữ nhật mà trong hình vẽ có cả hình vuông Các số đến 10 7. Qui trình trong hình thành số trong phạm vi 10 ở SGK mới có gì khác biệt? Hình thành số trong phạm vi 10, cơ bản gồm các bước: - Lập số. - Đọc và viết số. - Đếm. - So sánh và thứ tự các số. - Tách, gộp số. - Liên hệ với cuộc sống thực tế. 8. Cách đưa ngón tay khi đếm. - Cách đưa ngón tay như trên không phải là bắt buộc nhưng rất thuận lợi cho HS vì có thể dùng ngón cái giữ các ngón còn lại. - Với GV thì tương đối bất tiện (do thói quen). Tuy nhiên, nếu GV tập lại một thời gian thì sẽ thích ứng. 9. Dùng tiếng động (tiếng vỗ tay) khi lập số. Càng nhiều giác quan tham gia, HS càng tri giác được tốt. 10. Tại sao không hình thành số mới bằng cách dựa vào số đã học (số liền trước)? - Trong thực tế cuộc sống, số lượng của một nhóm đối tượng thường khách quan, không phụ thuộc vào số lượng của nhóm khác. 3 - Mỗi số mới học được thể hiện tương quan với các số đã học qua dãy số thứ tự. 11. Tác dụng của tách-gộp số là gì? - HS nắm vững cấu tạo của số. - Thể hiện bản chất của phép cộng, phép trừ. - Các bảng tách-gộp số là chỗ dựa để HS thực hiện các phép cộng, trừ và thuộc các bảng cộng, trừ trong phạm vi 10. 12. Có gì bất ổn khi chưa dạy bài tách-gộp số (SGK mới trang 29) mà đã yêu cầu HS tách-gộp số (SGK trang 25, 27)? Với quan điểm: HS Tiểu học tiếp nhận kiến thức theo cách “mưa dầm thấm đất”, bộ SGK chủ trương giới thiệu các nội dung toán theo cách thức “lát nền” – các kiến thức, kĩ năng bộ phận thường được giới thiệu sớm (trước khi chính thức giới thiệu nội dung chính) nhằm mục đích: - Tạo điều kiện để các kiến thức, kĩ năng được lặp lại nhiều lần. - Tạo nhiều cơ hội để HS làm quen và thực hành, hình thành các ý tưởng. Khi chính thức học nội dung đó, các ý tưởng sẽ được kết nối một cách hoàn chỉnh. Lúc này bài học mang tính hệ thống và hoàn thiện các kiến thức, kĩ năng đã học. Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 13. Khi hình thành khái niệm phép cộng, phép trừ, SGK mới thể hiện như thế nào? - Thao tác trên đồ dùng học tập: Phép cộng: gộp Phép trừ: tách - Phép cộng theo quan điểm: hợp hai tập hợp không giao nhau. Phép trừ: phần bù của tập con của một tập hợp. 14. SGK mới giới thiệu cho HS những cách cộng, cách trừ nào? Tại sao phải giới thiệu nhiều cách cộng, cách trừ như vậy? - Phép cộng. Cộng bằng cách dùng sơ đồ tách-gộp số. Cộng bằng cách đếm thêm. Cộng bằng cách dựa vào việc thuộc bảng cộng. - Phép trừ. Trừ bằng cách dùng sơ đồ tách-gộp số. Trừ bằng cách đếm bớt. Trừ bằng cách đếm thêm. 4 Trừ bằng cách dựa vào việc thuộc bảng trừ. Kết quả phép trừ dựa vào phép cộng tương ứng (quan hệ cộng-trừ) - Bộ sách tiếp cận người học theo “cách học sinh học toán”, phù hợp với sở thích và năng lực cá nhân, quán triệt tinh thần “toán học cho mọi người”. 15. Tại sao SGK mới không giới thiệu cách đặt phép tính (dọc) ở phần này? Việc đặt tính (dọc) chỉ thực sự có tác dụng khi cộng các số có hai chữ số trở lên 16. Tại sao các bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi từng số lại tiềm ẩn trong phần luyện tập? HS có bắt buộc phải thuộc ngay các bảng cộng, bảng trừ sau khi hình thành? - Các bảng cộng, bảng trừ chỉ là một trong những nội dung giúp HS tìm kết quả phép cộng, phép trừ. Mục tiêu của việc học phép cộng, phép trừ không dừng chỉ lại ở việc hình thành bảng cộng, bảng trừ. - Để HS nhận biết về hệ thống các phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10, SGK mới giới thiệu bảng cộng, bảng trừ tổng hợp (trang 80). - Việc thuộc các bảng cộng, bảng trừ mang tính chất khuyến khích, không ép buộc HS. Tuy nhiên, qua quá trình học tập, HS sẽ dần thuộc các bảng này một cách tự giác. 17. Số lượng các bài luyện tập về phép cộng, phép trừ nói riêng, về các chủ đề khác trong SGK mới nói chung là ít so với SGK hiện hành, điều này có hợp lí không? - Nội dung các bài học được cấu trúc nhằm dành thời gian thích đáng cho việc dạy khái niệm, tạo mối liên hệ giữa các khái niệm, đảm bảo cân đối giữa “học” kiến thức và “vận dụng” kiến thức vào giải quyết vấn đề cụ thể. - Số lượng các bài luyện tập trong SGK mới là hợp lí. 18. Tại sao không có bài riêng giới thiệu Bài toán có lời văn và Giải bài toán có lời văn? Giải toán có lời văn trong SGK mới được dạy như thế nào? - Giải toán có lời văn là một bộ phận của nội dung GQVĐ (Giải quyết vấn đề). GQVĐ không được coi là một mạch kiến thức riêng (như mạch Giải toán có lời văn trong chương trình 2000). Thuật ngữ Bài toán có lời văn và Giải bài toán có lời văn sẽ được giới thiệu ở lớp 2. - Tuy nhiên, các ý tưởng về bài toán có lời văn, các thao tác để giải bài toán có lời văn được chuẩn bị công phu ngay từ đầu lớp 1. 5 Tiến trình hình thành các kĩ năng để giải toán có lời văn. Mức độ 1: Quan sát tranh, nói một “câu chuyện” đơn giản, tập sử dụng ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, lập sơ đồ tách-gộp (SGK trang 29, 31, ). Mức độ 2: Mức độ 1 kèm theo viết phép tính (SGK trang 56, 64, ). Mức độ 3: Giải toán có lời văn: viết phép tính, nói câu trả lời (SGK trang 145, 146, ). Các số đến 20 19. Hình ảnh bàn tay cầm khối lập phương ở trang 82 SGK mới ngụ ý điều gì? - Thường thì HS đếm tới đâu sẽ làm dấu tới đó (để biết đã đếm đối tượng nào). Để tránh việc viết vào SGK, các tác giả đưa ra giải pháp: đếm tới đâu, đặt khối lập phương tới đó. - Việc đặt các khối lập phương còn có tác dụng: mỗi chiếc xe được thể hiện bởi một mô hình khối lập phương. 20. Tại sao SGK mới không giới thiệu ngay khái niệm Chục như SGK hiện hành? - Rút kinh nghiệm SGK hiện hành, khi dạy số 11 chẳng hạn, việc thể hiện chữ số 1 ở cột chục trong giai đoạn này gây không ít khó khăn cho một bộ phận HS trong việc phải hiểu 1 ở đây là 10. - Giai đoạn này, SGK mới chủ trương để học sinh tập trung vào việc nhận biết 11 gồm 10 và 1 21. Việc đưa thêm bài Các phép tính dạng 10 + 4 và 14 – 4 có lợi gì? Tận dụng cấu tạo thập phân của số để thực hiện một dạng tính mới, ngược lại các dạng tính này giúp HS củng cố về cấu tạo thập phân của số. 22. Tại sao SGK mới thường giới thiệu cùng lúc phép cộng và phép trừ tương ứng? (VD: 10 + 4 và 14 – 4 ) Giúp HS có nhiều cơ hội nhận biết quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. Các số đến 100 6 23. Tại sao SGK mới thường có các bài tập yêu cầu HS đếm các đối tượng theo nhóm 2, 5, 10? Đếm theo các nhóm 2, 5, 10 là các thực hành phổ biến trong cuộc sống. 24. Việc đo và ước lượng độ dài theo đơn vị đo tự qui ước (khối lập phương, gang tay, bước chân,..SGK mới trang 136 đến 139) có lợi gì? Tại sao HS nên ghi nhớ các số đo ở bài 15 trang 154 SGK mới? - Các khối lập phương dẫn dắt HS nhận biết nhu cầu của thước đo. Các đơn vị tự qui ước; gang tay, bước chân, thường xuyên được sử dụng trong cuộc sống. - Các số đo ở bài 15 trang 154 rất cần ghi nhớ, việc này không những giúp HS nhận biết độ lớn của đơn vị đo chuẩn (xăng-ti-mét) mà còn là mối liên hệ giữa các đơn vị tự qui ước và đơn vị chuẩn. Các vấn đề khác 25. Quan điểm xây dựng SGK Toán 1 mới có điểm gì nổi bật, có đáp ứng được các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 để ra không? Tài lệu tập huấn trang 5, 6, 7, 8 26. Dạy học phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh được thể hiện như thế nào trong cuốn SGK mới? Cho 5 ví dụ minh họa. Tài lệu tập huấn từ trang 12 tới 24. 27. Theo bạn, việc tích hợp nội dung kiến thức nhiều môn học cũng như nhiều tình huống thực tế trong cuộc sống giúp ích hay gây khó khăn gì cho việc dạy – học Toán (thuận lợi – khó khăn)? Nêu những khó khăn cần tháo gỡ và có thể đề xuất những biện pháp để tháo gỡ những khó khăn đó. - Các nội dung tích hợp làm bài học phong phú, nhiều sác thái, lôi cuốn HS, giúp các em hiểu biết nhiều điều về cuộc sống. - Tuy nhiên, dạy học tích hợp đòi hỏi GV cần có các kiến thức nhất định về nhiều môn học và các kiến thức về cuộc sống. Trong quá trình dạy học, GV có thể tham khảo các kiến thức này từ nhiều nguồn: SGV, Sách thiết kế bài học. Các sách tham khảo khác về tự nhiê, xã hội,.. Sử dụng Internet (Google). Trao đổi với đồng nghiệp. 7 28. SGK Toán mới có tạo được hứng thú cho HS lớp 1 khi học toán không? Vì sao? - SGK mới thiết kế tạo điều kiện cho HS thực hành nhiều, đăc biệt các em được làm theo năng lực, được nói nói lên những suy nghĩ của riêng mình, điều này hoàn toàn phù hợp với tâm lí lứa tuổi, tạo sự tự tin và hứng khởi trong học tập. - Các hình vẽ trong SGK theo phong cách hoạt hình, tạo cho các em cảm giác gần gũi, thân thiện. Không những thế, các hình vẽ còn có vai trò như hình mẫu để HS dễ dàng vẽ theo. 29. Tại sao trong SGK mới, không thấy các tựa bài Luyện tập, Luyện tập chung? - Các bài Luyện tập được tích hợp trong các bài học. - Các bài Luyện tập chung và Ôn tập cho mỗi chủ đề là các bài Em làm được những gì? 30. Nội dung Giải quyết vấn đề (GQVĐ) trong chương trình Toán lớp 1 bao gồm những gì? - GQVĐ không được coi là một mach kiến thức riêng (như mạch Giải toán có lời văn ở các chương trình trước). GQVĐ là một bộ phận trong cả ba mạch kiến thức của chương trình Tiểu học (Số và phép tính, Hình học và đo lường, Một số yếu tố thống kê và xác suất). - Nội dung của GQVĐ ở lớp 1. GQVĐ liên quan đến số, ý nghĩa thực tế của phép tính. Các vấn đề có thể được trình bày dưới dạng: +Hình ảnh (Ví dụ: Thử thách trang 37, bài 2 trang 39, ) +Ngôn ngữ (Bài toán có lời văn). GQVĐ thực tiễn đơn giản liên qua đến đo độ dài, đọc giờ đúng và xem lịch (Ví dụ : bài 2 trang 95, bài 2 trang 126, trang 136, ) Các bài toán về qui luật (Ví dụ: bài 2 trang 15, bài 5 trang 87, bài 4 trang 117, ) Trong các nội dung trên, bài toán có lời văn là trọng tâm. 31. Có một số bài tập nếu để học sinh tương tác với SGK mới (tô màu, nối, vẽ, ) thì sẽ rất thuận lợi cho việc dạy học. Có thể cho học sinh tương tác với SGK không? SGK Toán1 với mục đích sử dụng nhiều lần, không nên viết vẽ vào sách. Để tương tác với sách, NXBGD đã phát hành sách bài tập toán 1. 8 32. Bộ Đồ dùng dạy học kèm theo bộ sách này là gì? Có thể tham khảo ở đâu? Tài liệu tập huấn trang 37, 38, 39 và 40. 33. Khi thành lập các số và dạy về phép tính, nếu không dùng ĐDDH như SGK mới thì có thể thay thế bằng đồ dùng khác được không? Hình ảnh trong SGK chỉ mang tính minh họa, GV có thể thay thế bằng bộ que tính và thẻ chục (thiết bị dạy học hiện hành) hoặc có thể dùng bất cứ đồ dùng khác thay cho con đếm (nắp chai, hòn sỏi, ) 34. Các bài tập xếp hình SGK mới trang 20, 21, 77, 125, 158, nếu HS không có bộ xếp hình để dùng thì GV phải làm sao? Những bài tập này, nếu HS không có bộ xếp hình, GV có thể hướng dẫn HS dùng giấy thủ công và bìa cứng để cắt 8 hình theo kích thước như trong Tài liệu hướng dẫn (trang 38). 35. Trong SGK mới có những hình ảnh đẹp, phù hợp nội dung bài, GV có thể tham khảo ở đâu để thiết kế nội dung dạy học? Đi kèm với SGK Toán 1 là nguồn học liệu điện tử tại trang web hành trang số của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam gồm sách giáo khoa, sách tham khảo điện tử và video các tiết học mẫu để giáo viên, phụ huynh, học sinh có thể tham khảo. 36. Mỗi bài trong sách Toán 1 có phải chỉ dạy trong 1 tiết hay không? Nếu đúng thì lượng kiến thức trong một bài khá nhiều đối với HS. Tùy theo lượng kiến thức hoặc số lượng bài tập trong một đơn vị bài, giáo viên sẽ dạy trong một hay nhiều tiết dựa theo phân phối chương trình ở sách giáo viên. 37. Một số nội dung bài trong các phần Vui học, Khám phá, Thử thách có yêu cầu khó so với HS lớp 1 (vui học trang 51, thử thách trang 37), giáo viên sẽ giải quyết thế nào trong tiết học? Các bài tập trong những phần này mang tính chất mở rộng và nâng cao, khi dạy giáo viên quán triệt tinh thần khuyến khích học sinh, không ép buộc tất cả các học sinh phải hoàn thành.
Tài liệu đính kèm:
- tai_lieu_tap_huan_thay_sach_toan_1_chan_troi_sang_tao_giai_d.pdf