Kế hoạch dạy học Các môn Lớp 1 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 - Nông Thanh Huyền

Kế hoạch dạy học Các môn Lớp 1 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 - Nông Thanh Huyền

HS quan sát hai bức tranh SGK

- Nói với bạn bè về những điều quan sát được từ mỗi bức tranh, chẳng hạn: có 3 quả bóng màu xanh; Có 2 quả bóng màu đỏ; có tất cả 5 quả bóng được ném vào rổ

- GV hướng dẫn HS xem tranh, giao nhiệm vụ và gợi ý để HS chia sẻ những gì các em quan sát được

A.HS thực hiện các hoạt động

GV cho HS lấy que tính và thực hiện theo HD của GV:

- "Tay phải cầm 3 que tính. Tay trái cầm 2 que tính.

- Gộp lại có tất cả bao nhiêu que tính"

B. Sử dụng mẫu câu khi nói

- HS nói, chẳng hạn:" Tay phải có 3 que tính. Tay trái có 2 que tính. Có tất cả 5 que tính".

C. HS hoạt động cả lớp: HS nghe - GV giới thiệu phép cộng, dấu cộng +, dấu =:

- HS nhìn 3+2= 5 và đọc Ba cộng hai bằng năm

- GV giới thiệu cách diễn đạt bằng ký hiệu toán học 3+ 2 = 5

D. Củng cố kiến thức mới:

- GV nêu tình huống khác,

- GV nêu " Bên trái có 1 chấm tròn, bên phải có 4 chấm tròn, gộp lại có tất cả mấy chấm tròn? Bạn nào nêu được phép cộng ? "

 

docx 39 trang thuong95 6810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học Các môn Lớp 1 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 - Nông Thanh Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 6
—&œ–
Ngày soạn: 9/10/2020
Ngày giảng: Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2020
BUỔI SÁNG 
TIẾT 1: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
TIẾT 16: NÓI LỜI HAY Ý ĐẸP
I. MỤC TIÊU: 	
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Biết được nội dung phong trào “Nói lời hay ý đẹp”.
- Hồ hởi tham gia phong trào “Nói lời hay ý đẹp”. 
II. CHUẨN BỊ:
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu 6:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
 - GV giới thiệu và nhấn mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
	+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
	 + Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
	+ Một số hoạt động của tiết chào cờ: 
* Thực hiện nghi lễ chào cờ
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
* Góp phần giáo dục một số nội dung : An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
(2. Gợi ý cách tiến hành:
	- Nhà trường/GV Tổng phụ trách Đội phát động phong trào “Nói lời hay ý đẹp” trong toàn trường. Nội dung cơ bản tập trung vào:
 	- Thể hiện việc “Nói lời hay ý đẹp trong học tập và sinh hoạt ở trường nhằm xây dựng nét đẹp học đường. 
	- Thể hiện “Nói lời hay ý đẹp trong học tập và sinh hoạt ở nhà nhằm xây dựng nét đẹp của lòng nhân ái trong mỗi thành viên gia đình. 
	- HD các lớp, đặc biệt với các lớp 1 triển khai thực hiện “Nói lời hay ý đẹp” trong học tập, hoạt động giáo dục, trong các tiết ngoại khoá. 
_____________________________
TIẾT 2: TOÁN
BÀI 14. LÀM QUEN VỚI PHÉP CỘNG – DẤU CỘNG
I. MỤC TIÊU
- Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Làm quen với phép cộng qua các tình huống có thao tác gộp, nhận biết cách sử dụng các dấu (+, =).
- Nhận biết ý nghĩa của phép cộng (với nghĩa gộp) trong một số tình huống gắnvới thực tiễn.
- Phát triển các năng lực toán học.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: Các que tính, các chấm tròn, các thẻ số, các thẻ dấu (+, =), thanh gài phép tính. Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng (với nghĩa gộp).
2. Học sinh: Bộ đồ dùng học toán, que tính, chấm tròn, thẻ dấu + ; -
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ ( 2’). 
- Kiểm tra đồ dùng, sách vở học tập của HS
3. Bài mới (30’)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.Hoạt động khởi động(4’)
B. Hoạt động hình thành kiến thức(10’)
C. Hoạt động thực hành, luyện tập(11’)
D. Hoạt động vận dụng(4’)
E. Củng cố , dặn dò( 3’)
- HS quan sát hai bức tranh SGK
- Nói với bạn bè về những điều quan sát được từ mỗi bức tranh, chẳng hạn: có 3 quả bóng màu xanh; Có 2 quả bóng màu đỏ; có tất cả 5 quả bóng được ném vào rổ
- GV hướng dẫn HS xem tranh, giao nhiệm vụ và gợi ý để HS chia sẻ những gì các em quan sát được 
A.HS thực hiện các hoạt động 
GV cho HS lấy que tính và thực hiện theo HD của GV: 
- "Tay phải cầm 3 que tính. Tay trái cầm 2 que tính.
- Gộp lại có tất cả bao nhiêu que tính"
B. Sử dụng mẫu câu khi nói 
- HS nói, chẳng hạn:" Tay phải có 3 que tính. Tay trái có 2 que tính. Có tất cả 5 que tính".
C. HS hoạt động cả lớp: HS nghe - GV giới thiệu phép cộng, dấu cộng +, dấu =: 
- HS nhìn 3+2= 5 và đọc Ba cộng hai bằng năm
- GV giới thiệu cách diễn đạt bằng ký hiệu toán học 3+ 2 = 5
D. Củng cố kiến thức mới:
- GV nêu tình huống khác, 
- GV nêu " Bên trái có 1 chấm tròn, bên phải có 4 chấm tròn, gộp lại có tất cả mấy chấm tròn? Bạn nào nêu được phép cộng ? " 
- HS gài phép tính 1+4 = 5 vào thanh gài. 
- Cho HS tìm thêm các phép cộng khác Theo nhóm bàn, HS tự nêu tình huống tương tự rồi đố nhau đưa ra phép cộng. 
* Lưu ý: Để HS hứng thú, sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên, GV có thể kể chuyện hoặc tạo bối cảnh cho tình huống để tạo không khí lớp học sôi . 
Bài 1. HS quan sát tranh và trao đổi thảo luận theo nhóm bàn.
- Cá nhân HS làm bài 1
+ Bên trái có 2 quả bóng vàng
+ Bên phải có 1 quả bóng xanh.
- Có tất cả bao nhiêu quả bóng?
+ Đọc phép tính và nêu số thích hợp ở ô dấu ? rồi viết phép tính 2+1 = 3 vào vở.
- Đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau và nói cho nhau về tình huống trong bức tranh và phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lóp.
- GV chốt lại cách làm bài, gợi ý đê HS sử dụng mầu câu khi nói về bức tranh:Có...Có...Có tất cả...
Bài 2
- Cá nhân HS quan sát tranh vẽ, nhận biết phép tính thích hợp với từng tranhvẽ; Thảo luận với bạn về chọn phép tính thích họp cho từng tranh vẽ, lí giải bằngngôn ngữ cá nhân. Chia sẻ trước lớp.
- GV chốt lại cách làm bài.
Bài 3. 
- Cá nhân HS quan sát tranh, đọc phép tính tương ứng đã cho, suy nghĩvà tập kể cho bạn nghe một tình huống theo bức tranh. Chia sẻ trước lớp. 
- GV lưu ýhướng dẫn HS sử dụng mẫu câu khi nói: Có... Có... Có tất cả...
- HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng (với nghĩa gộp) rồi chia sẻ với bạn, chẳng hạn: An có 5 cái kẹo. Bình có 1 cái kẹo. Hỏi cả hai bạn có tất cả mấy cái kẹo?
- Bài học hôm nay các em biết thêm được điều gì ?
 - Em vận dụng làm bài tập làm quen với phép cộng và dấu cộng 
- Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài: Về nhà em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng để hôm sau chia sẻ cùng các bạn.
- HS quan sát tranh.
- Chia sẻ nhóm chia sẻ kết quả trước lớp
- HS thực hiện .
- HS đếm số que tính trên tay.
- HS sử dụng mẫu câu khi nói : Có...Có...Có tất cả...
- HS hoạt động cả lớp:
- Theo nhóm theo tổ , HĐ cá nhân 
- HS nêu 1 + 4 = 5
- Cả lớp gài phép tính 1 + 4 = 5 vào bảng gài
- Làm việc theo nhóm
- HS quan sát vẽ tranh
- HS đọc phép tính đã cho
- HS quan sát tranh, đọc phép tính tương ứng đã cho, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe một tình huống theo bức tranh. Chia sẻ trước lớp. 
- Học sinh thực hành cá nhân theo hướng dẫn của GV.
- HS tham gia làm bài, chữa bài 
- HS nêu ý kiến cá nhân của mình về các câu hỏi của GV
- Các bạn góp ý.
- HS thực hiện cá nhân.
- HS thực hiện theo nhóm 
- GV chữa lỗi cho các em 
- Biết được phép cộng và dấu cộng
* Rút kinh nghiệm: 
 .... 
 .... 
________________________________
 TIẾT 3 + 4: TIẾNG VIỆT 
TIẾNG VIỆT
 BÀI 28: T, TH
	I. MỤC TIÊU:
	1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ:
- Nhận biết âm và chữ t, th; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có t, th.
- Nghe - Nói: Nhìn hình, phát âm và tự phát hiện tiếng có t, th.
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Lỡ tí ti mà.
- Viết đúng trên bảng con các chữ t, th, tiếng tổ, thỏ.
 	2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.
 	- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	1. Giáo viên:
	- 5 thẻ từ để 1 HS làm BT 2 trước lớp.
	2. Học sinh:
	- SGK, VBT TV lớp 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
- Hát.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- GV kiểm tra 2 HS đọc bài Ở nhà bà (bài 27).
- Khi ở nhà bà bi nhớ ai ?
- Bi mong ước điều gì ?
+ Nhận xét
 3. Bài mới: (30 phút)
	TIẾT 1
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
3. 1 Khởi động, giới thiệu bài 
(5phút)
3. 2 Chia sẻ, khám phá (10phút)
3.3. Luyện tập 
(20 phút)
3.4. Tập đọc
- Giới thiệu bài: GV viết lên bảng chữ t giới thiệu bài học về âm tờ và chữ t.
- GV viết lên bảng chữ th giới thiệu bài học về âm thờ và chữ th.
- GV chỉ chữ t, phát âm: tờ - GV chỉ chữ th, phát âm: thờ 
- Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
- GV cho HS quan sát hình và hỏi: Đây là gì? 
- GV: Trong tiếng tổ có âm nào đã học ? Âm nào chưa học?
- GV chỉ: tổ
- HS phân tích: Tiếng tổ có âm tờ đứng trước, âm ô đứng sau, dấu hỏi đặt trên ô. 
- Một số HS nhắc lại.
- HS (cá nhân, tổ, cả lớp) nhìn mô hình, đánh vần và đọc tiếng: tờ - ô - tô – hỏi – tổ / tổ. 
- Cho HS gắn lên bảng cài chữ t mới học.
- GV cho HS quan sát hình và hỏi: Đây là con gì? 
- GV: Trong tiếng thỏ có âm nào đã học? Âm nào chưa học?
- GV chỉ: thỏ
- HS phân tích: Tiếng thỏ có âm thờ đứng trước, âm o đứng sau, dấu hỏi đặt trên o. 
- Một số HS nhắc lại.
- HS (cá nhân, tổ, cả lớp) nhìn mô hình, đánh vần và đọc tiếng: thờ - o - tho – hỏi – thỏ /thỏ. 
- Cho HS gắn lên bảng cài chữ th mới học.
- Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có chữ t? Tiếng nào có chữ th ?)
- GV chỉ từng chữ dưới hình. 
- GV giải nghĩa từ:
 thả cá (không giữ lại một chỗ nữa mà để cho được tự do hoạt động)
 thợ mỏ (là người khai thác các quặng hay các khoáng vật trong lòng đất)
- GV chỉ từng chữ, cả lớp nói: 
- Tô mì có “t”... thả cá có “th”... 
- Gọi HS báo cáo kết quả.
- GV chỉ hình, giới thiệu: Bài đọc có mấy nhân vật?
- GV đọc mẫu; kết hợp chỉ tranh cho HS quan sát.
- Luyện đọc từ ngữ: lỡ, tí ti, nhờ thỏ, kê ti vi, xô đổ, khà khà, bỏ qua.
- GV giải nghĩa từ: lỡ (như nhỡ)
tí ti (hết sức ít) khà khà (cười vui)
- HS theo dõi lắng nghe.
- HS nhắc lại.
- HS đọc lại đề bài
- HS (cá nhân, cả lớp): thờ.
- HS trả lời tổ chim.
- HS trả lời âm ô đã học, âm t chưa học.
- HS quan sát.
- HS phân tích
- HS nhắc lại.
- HS đọc: tờ - ô - tô – hỏi – tổ / tổ.
- HS cài bảng cài.
- HS trả lời con thỏ.
- HS trả lời âm o đã học, âm th chưa học.
- HS quan sát.
- HS phân tích
- HS nhắc lại.
- HS đọc: thờ - o - tho – hỏi – thỏ /thỏ. 
- HS cài bảng cài.
- HS làm bài trong VBT.
- HS quan sát.
- HS nghe.
- HS 1 nói các tiếng có t, th: tô mì, thả cá, tạ, thợ mỏ, quả thị.
- HS 2 nói các tiếng có t, th.
- HS báo cáo kết quả: Tô mì có âm t; thả cá có âm th; tạ có âm t; thợ mỏ có âm th; quả thị có âm th.
- HS nghe và trả lời có 2 nhân vật.
- HS nghe.
- HS luyện đọc.
- HS lắng nghe.
	TIẾT 2
3.4. Tập đọc
(15 phút)
3.5. Tập viết
- Luyện đọc từng lời dưới tranh.
- GV: Bài đọc có 4 lời dưới 4 tranh (9 câu).
- Chỉ bảng từng câu cho HS đọc thầm.
- Cho HS đọc nối tiếp từng lời.
- Cho HS thi đọc đoạn, bài
- Cho HS thi đọc theo lời nhân vật (người dẫn chuyện, hổ, thỏ)
* Làm mẫu.
- GV vai người dẫn chuyện, cùng 2 học sinh vai hổ và thỏ làm mẫu.
- Cho HS phân vai luyện đọc.
- Gọi các nhóm thi đọc.
- GV khen HS, nhóm HS đọc đúng vai, đúng lượt lời, đọc tốt.
- Gọi 1 HS đọc lại cả bài.
- Cho cả lớp đọc bài.
* Tìm hiểu bài đọc 
- GV gắn lên bảng lớp nội dung bài tập chỉ từng vế cho cả lớp đọc.
- Cho HS nối các vế câu trong vở bài tập.
- Gọi HS nêu kết quả.
- GV nối các vế câu trên bảng lớp.
- Cho HS nhắc lại kết quả.
* Hỏi thêm: 
- Hổ la thế nào?
- Nghe nói “Tớ lỡ tí mà”, hổ đã nói gì?
- GV nói: Lúc đó, hổ mới nhớ là nó đang nhờ thỏ giúp mà lại la mắng thỏ. Như thế là bất lịch sự, nên cười “khà khà”, và nói bỏ qua chuyện đó.
- Cho cả lớp đọc trên bảng các chữ, tiếng.
- GV vừa viết chữ mẫu trên bảng lớp vừa hướng dẫn
- Chữ t: có độ cao mấy li? Gồm có mấy nét?
- GV vừa viết vừa nêu quy trình viết.
- Cho HS viết trên không.
- Cho HS viết bảng con.
- Tiếng tổ gồm có mấy chữ ghi âm? Có dấu thanh gì?
- GV hướng dẫn viết t trước, ô sau, dấu hỏi đặt trên ô, chú ý nối nét giữa t và ô.
- Chữ th: là chữ ghép từ hai con chữ t và h. Viết chữ t trước đến chữ h sau chú ý viết liền nét từ t sang h.
- GV vừa viết vừa nêu quy trình viết.
- Cho HS viết trên không.
- Cho HS viết bảng con.
- Tiếng thỏ gồm có mấy chữ ghi âm và có những dấu thanh gì?
- GV hướng dẫn viết chữ th trước, chữ o sau, dấu hỏi đặt trên o.
- Cho HS viết trên không.
- Cho HS viết bảng con.
- GV cùng HS nhận xét
- HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp)
- Cả lớp đọc thầm; sau đó 1 HS đọc, cả lớp đọc. Tiếp tục với câu 2, 3, 4.
- HS đọc nối tiếp (cá nhân, lớp)
- Các cặp, tố thi đọc cả bài.
1 HS đọc cả bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS thi đọc theo nhân vật.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS phân vai.
- Các nhóm thi đọc.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc.
- Cả lớp đọc bài.
- HS đọc.
- HS nối ghép các từ ngữ trong VBT.
- HS nêu.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe và trả lời.
- Hổ la: “Thỏ phá nhà ta à?”
- Hổ khà khà: “À, tớ nhờ thỏ kia mà. Bỏ qua!”
- HS nghe.
- HS Cả lớp đọc trên bảng các chữ, tiếng.
- HS quan sát, lắng nghe.
- Cao 3 li, gồm có 3 nét: nét hất, nét nét móc ngược, nét thẳng ngang.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS viết trên không.
- HS viết bảng con.
- Gồm 2 chữ ghi tiếng: âm t và âm ô, thanh hỏi trên âm ô.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS viết trên không.
- HS viết bảng con.
- Gồm 2 chữ là chữ ghi âm th và chữ ghi âm o dấu hỏi trên âm o. 
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS viết trên không.
- HS viết bảng con.
- HS lắng nghe.
4. Củng cố: (3 phút)
- Chúng mình vừa được âm gì, học chữ gì? (Âm t, th, chữ t, th)
- Cho HS đọc lại bài tập đọc: Lỡ tí ti mà.
5. Dặn dò: (2phút)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Về nhà đọc lại bài tập đọc cùng người thân, xem trước bài 29
- GV khuyến khích HS tập viết chữ t, th trên bảng con 
* Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________
BUỔI CHIỀU
TIẾT 1: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 4: LỚP HỌC CỦA EM (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU
* Về nhận thức khoa học:
 - Nói được tên lớp học và một số đồ dùng có trong lớp học .
 - Xác định được các thành viên trong lớp học và nhiệm vụ của họ .
 - Kể được tên các hoạt động chính trong lớp học ; nêu được cảm nhận của bản thân khi tham gia các hoạt động đó .
 	* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
 - Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về lớp học , các thành viên và hoạt động trong lớp học . - Biết cách quan sát , trình bày ý kiến của mình về lớp học , hoạt động ở lớp học .
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
- Làm được những việc phù hợp để giữ lớp học sạch , đẹp . 
- Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng cẩn thận , đúng cách đồ dùng học tập trong lớp
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Các hình trong SGK . - VBT Tự nhiên và Xã hội 1 .
- Phiếu tự đánh giá cá nhân
2. Học sinh
- Sách Tự nhiên và Xã hội lớp 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Mở đầu (3’)
- GV cho HS nghe và hát theo lời bài hát : Lớp chúng mình
- Bài hát nói với em điều gì về lớp học?
- Hát
- Giới thiệu bài:
+ Bài hát nói đến tình cảm và sự đoàn kết giữa các thành viên trong lớp . Hôm nay , chúng ta sẽ tìm hiểu và chia sẻ về lớp học của mình . 
- Lắng nghe
* HĐ1. Tìm hiểu lớp học 
* Cách tiến hành:
của bạn An
Bước 1 : Làm việc theo cặp
 - HS quan sát các hình ở trang 28 , 29 trong SGK 
GV hỏi: + Lớp bạn An có những ai ? Họ đang làm gì ? 
+ Trong lớp có những đồ dùng gì ? Chúng được sắp đặt như thế nào ? 
Bước 2 : Làm việc cả lớp
GV yêu cầu đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. 
HS khác nhận xét , bổ sung câu trả lời . 
- HS quan sát
- HS tìm hiểu và làm việc theo cặp
- Đại diện trình bày kết quả
+ Lớp bạn An có thầy / cô giáo và các bạn HS . Thầy / cô giáo hướng dẫn HS học tập , HS hát , vẽ , ...
 + Trong lớp bạn An có nhiều đồ dùng như : bảng , bàn ghế GV và HS , quạt trần , tủ đồ dùng , ... 
* GV kết luận hoàn thiện các câu trả lời.
* HĐ 2: giới thiệu về lớp học của mình
* Cách tiến hành
 Bước 1 : Làm việc theo cặp
 - Yêu cầu HS giới thiêu về lớp học HS đặt câu hỏi , HS kia trả lời . GV hướng dẫn HS đặt câu hỏi:
+ Nêu tên lớp học của chúng mình .
+ Lớp học có những đồ dùng gì ? Chúng được sắp đặt như thế nào ? 
+ Nói về các thành viên trong lớp học ( tên và nhiệm vụ chính của họ ) . 
- HS giới thiệu với bạn về lớp học của mình.
+ HS thay nhau hỏi và trả lời
-Hai thành viên chính trong lớp học là GV và HS , Nhiệm vụ chính của GV là dạy học , nhiệm vụ chính của HS là học tập 
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu đại diện một số cặp lên hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp . HS khác nhận xét , bổ sung . GV bình luận , hoàn thiện các hỏi và câu trả lời của HS . 
- GV hỏi cả lớp : Các em đã làm gì để giữ gìn đồ dùng trong lớp học ?
 - Một số HS trả lời , HS khác bổ sung 
 - GV gợi ý và hoàn thiện câu trả lời . 
HS thay nhau hỏi và trả lời
-Đế giữ đồ dùng trong lớp học , HS sắp xếp đồ dùng đúng chỗ ; lau chùi và bảo quản đồ dùng , không viết , vẽ bậy lên đồ dùng , sử dụng đồ dùng đúng cách ; ... 
-HS làm Bài tập
4. Củng cố (2’)
- Lớp học có những đồ dùng gì ? Chúng được sắp đặt như thế nào ? 
5. Dặn dò (1’)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Về nhà chuẩn bị bài sau
* Rút kinh nghiệm:
 .
______________________________________________________________
Ngày soạn: 9/10/2020
Ngày giảng: Thứ tư ngày 14 tháng 10 năm 2020
BUỔI SÁNG 
TIẾT 1 + 2: TIẾNG VIỆT 
BÀI 30: u – ư 
I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển các năng lực đặc thù- năng lực ngôn ngữ: 
- Đọc: Hs nhận biết được âm u, ư, đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có u, ư. Đọc đúng, hiểu bài tập đọc: Chó xù.
- Viết: Viết đúng chữ cái, tiếng: u, ư, tủ, sư tử.
- Nói - nghe: Nhìn tranh minh họa phát âm và tự phát hiện được đúng được các tiếng có chứa âm u, ư. Tìm được chữ u, ư trong bộ chữ cái.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất: 
- Phát triển các năng lực tự chủ, tự học
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên. Khơi gợi sự tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
1. Giáo viên: 
- Hình ảnh minh họa cho hoạt động làm quen, đọc và nói. Sách giáo khoa Tiếng Việt.
2. Học sinh: 
- Sách Tiếng Việt, bộ bảng cài, thẻ chữ, Bảng con, Thẻ viết ý đúng: a hay b, Vở Bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
- Hát.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 
- 2 Hs đọc bài Tập đọc Đi nhà trẻ (bài 29)
- Gọi Hs nhận xet, GV nhận xét – Khen Hs. 
3. Bài mới: (25 phút) 
TIẾT 1
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐÔNG CỦA HS
3.1.Giới thiệu bài (5phút)
- Khởi động: - Cho chơi trò chơi “Thi kể tên các con vật”
- NX, chuyển ý 
- GV ghi bảng lớp tên bài: u, ư. Hôm nay các em sẽ học bài âm u, chữ u. Âm ư, chữ ư
- G/thiệu chữ u in thường và phát âm: u 
- G/thiệu chữ ư in thường và phát âm: ư 
- HS lần lượt nêu VD: con gà, con cá, con hổ, sư tử, con cú, tu hú 
- CN, lớp: u
- CN, lớp: ư
3.2. Chia sẻ và khám phá (5 phút)
Bài tập 1: Làm quen 
 1.1 Âm u, chữ u 
- Cho QS tranh: Tranh vẽ cái gì?
- Cái tủ dùng để làm gì?
- Giáo viên viết /tủ/: Cô có tiếng: tủ
- Phát âm mẫu: tủ
- NX, khen
1.2. Âm ư, chữ ư
- Cho QS tranh: Tranh vẽ con gì?
- Giáo viên viết /sư tử/: Cô có từ: sư tử
- Phát âm mẫu: sư tử
- NX, khen
- Em vừa học những chữ mới, tiếng mới nào?
- Nhìn mô hình các tiếng, đánh vần, đọc trơn.
- Tìm trong bộ chữ: u, ư và cài lên bảng cài.
- Cái tủ
- Để quần áo, để đồ 
- HS nói: tủ./Nhận biết: t, u, dấu hỏi = tủ. Đọc: tủ./Phân tích tiếng tủ./Đánh vần và đọc tiếng: tờ - u - tu - hỏi - tủ/tủ.
- CN, tổ, lớp: tủ
- Sư tử
- HS nói: sư tử. / Nhận biết: s, ư = sư; t, ư, dấu hỏi = tử. Đọc: sư tử. / Phân tích các tiếng sư, tử. / Đánh vần, đọc trơn: sờ - ư - sư / tờ - ư - tư - hỏi - tử / sư tử.
- CN, tổ, lớp: sư tử
* HS nhắc lại: 2 chữ mới học là u, ư; 2 tiếng mới học: tủ, sư tử. HS nhìn mô hình các tiếng, đánh vần, đọc trơn. HS gài lên bảng cài: u, ư.
3.3. Luyện tập 
(15 phút)
Bài tập 2: Mở rộng vốn từ
- Nêu yêu cầu bài 2: Tiếng nào có âm u? Tiếng nào có âm ư?
- GV đưa tranh yêu cầu hs quan sát tranh: Đọc từ dưới các sự vật có trong tranh?
b. Nối tên sự vật 
- Gv chỉ từng hình theo số thứ tự nói tên từng sự vật, con vật
- Yêu cầu nối âm u, ư với hình có chứa tiếng có âm u, ư.
- GV chỉ từng từ (in đậm), cả lớp: Tiếng đu có âm u. Tiếng đủ có âm u. (Hoặc: Hai tiếng đu đủ đều có âm u)... Tiếng từ có âm ư..
- Tìm các tiếng ngoài bài có âm u? Có âm ư?
Bài tập 3: Tập đọc
a) GV chỉ hình, giới thiệu bài Chó xù: Chó xù là loài chó có bộ lông xù lên. Sư tử cũng có lông bờm xù lên. Các em cùng đọc bài để biết chuyện gì xảy ra giữa chó xù và sư tử.
b) GV đọc mẫu.
c) Luyện đọc từ ngữ: chó xù, lừ lừ, ra ngõ, ngỡ, sư tử, ngó, mi, sợ quá. 
- GV giải nghĩa: lừ lừ (đi chậm chạp, lặng lẽ), ngỡ (nghĩ là như thế nhưng sự thật không phải là thế), ngó (nhìn).
- GV cho học sinh đọc lại các từ ngữ
- đu đủ, cá thu, củ từ, cú, lá thư, cử tạ.
- Cá nhân - N – L đọc theo que chỉ
- HS làm bài cá nhân vào Vở BT TV.
- Chữa bài, xem đáp án
- Hs thực hiện.
- HS nói 3-4 tiếng ngoài bài có âm u (su su, ru, ngủ, thu, phú,...); có âm ư (hư, sử, thứ, thử, tự,...).
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS luyện đọc CN-ĐT
3.3. Luyện tập 
(13 phút)
TIẾT 2
d) Luyện đọc câu
- GV: Bài có mấy câu? 
- GV chỉ từng câu cho cả lớp đọc thầm rồi đọc thành tiếng).
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp).
e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (4 câu / 3 câu) (theo cặp / tổ).
g) Thi đọc theo vai
- (Làm mẫu): GV (người dẫn chuyện) cùng 2 HS (vai chó xù, sư tử) đọc mẫu.
- GV khen HS, tốp HS đọc đúng vai, đúng lượt lời, biếu cảm.
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài (đọc nhỏ).
h) Tìm hiểu bài đọc
- GV nêu YC. HS đọc từng ý a, b của BT.
- Em hãy khoanh tròn ý đúng trong VBT (hoặc ghi ý mình chọn lên thẻ)
- GV: Ý nào đúng? HS giơ thẻ. GV:
+ Ý a đúng (Lũ gà ngỡ chó xù là sư tử).
+ Ý b sai (Vì sư tử biết rõ chó xù không phải là sư tử nên mới hỏi đầy đe doạ: - Mi mà là sư tử à?”).
*Luyện đọc lại
- GV yêu cầu HS QS cuối trang 56 gt lại chữ in thường cuối trang 56, Chữ U, Ư in hoa cuối trang 57.
- GV hướng dẫn HS đọc SGK, đọc mẫu: Đọc từ trên xuống, từ trái sang phải các chữ , nói lại tên các sự vật, con vật (BT2) và đọc bài tập đọc (BT3)
- NX, khen, chuyển ý
- HS đếm: 7 câu.
- Hs thực hiện
- Hs đọc.(1 HS, cả lớp)
- Hs thực hiện
-Từng tốp 3 HS luyện đọc theo 3 vai.
- Vài tốp thi đọc
- 1 HS đọc cả bài.
- Hs thực hiện
- HS đọc kết quả: Ý a đúng. Ý b sai.
- Quan sát
- Chỉ tay đọc thầm 
- Đọc to: CN, cặp, tổ, lớp
3.6. Tập viết
(18 phút)
Bài tập 4:
a. Chuẩn bị
- Hướng dẫn Hs lấy đồ dùng học tập. Tư thế ngồi viết, cách lau bảng.
b. Làm mẫu
- Treo bảng chữ mẫu
- Hướng dẫn viết chữ: GV vừa viết mẫu lần lượt tường chữ, tiếng trên khung ô li phóng to vừa hướng dẫn quy trình.
+ Chữ u: cao 2 ô li, gồm 1 nét hất và 2 nét móc ngược. Chú ý: nét móc ngược 1 rộng hơn nét móc ngược 2. 
+ Chữ ư: như chữ u nhưng thêm 1 nét râu như ơ (không nhỏ quá hoặc to quá).
- Cho QS bảng con viết mẫu chữ u, ư, y/cầu HS viết chữ u, ư
- Tiếng tủ: viết chữ t trước, u sau, dấu hỏi đặt trên u.
- Thực hiện tương tự với các tiếng sư tử.
- Yêu cầu HS viết bảng con
- Nhận xét và đánh giá
- Lắng nghe và thực hiện
- Cả lớp nhìn bảng đọc các chữ, tiếng vừa học: u, ư, tủ, sư tử.
- Quan sát, tô khan
- QS, viết bảng con u, ư (2 - 3 lần). 
- Viết bảng con
- NX, đồng thanh đọc u, tủ, ư, sư tử
4. Củng cố: (2 phút)
- Chúng mình vừa được học hai âm gì? (u, ư)
5. Dặn dò: (2 phút)
- NX giờ học, tìm đọc các chữ u, ư đã học trong sách, trong chuyện cùng người thân. 
* Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________
BUỔI CHIỀU
 TIẾT 1: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 4: LỚP HỌC CỦA EM (TIẾT THEO)
I. MỤC TIÊU
* Về nhận thức khoa học:
- Kể được tên các hoạt động chính trong lớp học ; nêu được cảm nhận của bản thân khi tham gia các hoạt động đó .
 	* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
 - Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về lớp học , các thành viên và hoạt động trong lớp học . - Biết cách quan sát , trình bày ý kiến của mình về lớp học , hoạt động ở lớp học .
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
- Làm được những việc phù hợp để giữ lớp học sạch , đẹp . 
- Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng cẩn thận , đúng cách đồ dùng học tập trong lớp
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Các hình trong SGK . - VBT Tự nhiên và Xã hội 1 .
- Phiếu tự đánh giá cá nhân
2. Học sinh
- Sách Tự nhiên và Xã hội lớp 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tìm hiểu HĐ học tập trong giờ học
*Cách tiến hành 
Bước 1 :Làm việc theo nhóm 6 
+ GV yêu cầu HS quan sát các hình ở trang 30 trong SGK , kể tên một số hoạt động ở lớp bạn An . Các bạn trong hình đã sử dụng những đồ dùng học tập nào ? 
+ Trong giờ học , em đã tham gia những hoạt động nào ? Với mỗi hoạt động đó thường sử dụng đồ dùng học tập nào ? 
Cùng thực hành sử dụng đồ dùng mà các em vẫn thường sử dụng . Ví dụ : Bộ chữ học Văn , 
+ Cùng thực hành sử dụng một số đồ dùng học tập ( tuỳ điều kiện , HS được Bộ đồ dùng môn Toán , hộp bút màu , ... ) . 
- HS quan sát.
-Các thành viên quan sát chia sẻ thống nhất trong nhóm.
Bước 2. Làm việc cả lớp
- . GV cho đại diện các nhóm lên chia sẻ kết quả thảo luận.
- GV bình luận và hoàn thiện các câu trả lời và phần thực hành của các nhóm . GV hỏi : Các em cảm thấy thế nào khi tham gia vào những hoạt động học tập trên lớp 
- GV cùng HS theo dõi, bổ sung
- Lần lượt đại diện các nhóm lên chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm.
- HS nhận xét nhóm bạn
- HS trả lời theo cảm nhận của các 
4. Củng cố (2’)
- GV nhận xét đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương, học sinh
- Dặn về nhà làm BT
-Tập viết trên bảng con
5. Dặn dò (1’)
* Rút kinh nghiệm:
 .
______________________________
TIẾT 2: TIẾNG VIỆT (ÔN)
 TIẾT 8:LUYỆN ĐỌC BÀI U, Ư
I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển các năng lực đặc thù- năng lực ngôn ngữ: 
- Đọc: Hs nhận biết được âm u, ư, đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có u, ư. Đọc đúng, hiểu bài tập đọc: Chó xù.
- Viết: Viết đúng chữ cái, tiếng: u, ư, tủ, sư tử.
- Nói - nghe: Nhìn tranh minh họa phát âm và tự phát hiện được đúng được các tiếng có chứa âm u, ư. Tìm được chữ u, ư trong bộ chữ cái.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất: 
- Phát triển các năng lực tự chủ, tự học
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên. Khơi gợi sự tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
1. Giáo viên: 
- Hình ảnh minh họa cho hoạt động làm quen, đọc và nói. SGK, VBT Tiếng Việt.
2. Học sinh: 
- Sách Tiếng Việt, bộ bảng cài, thẻ chữ, Bảng con, Thẻ viết ý đúng: a hay b, Vở Bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
- Hát.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 
- 2 Hs viết: tủ, sư tử
- Lớp viết bảng con: u, ư
- Gọi Hs nhận xet, GV nhận xét – Khen Hs. 
3. Bài mới: (25 phút) 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐÔNG CỦA HS
3.1.Giới thiệu bài (3phút)
- GV ghi bảng lớp tên bài: ôn u, ư. Hôm nay các em sẽ ôn bài âm u, chữ u. Âm ư, chữ
- CN, lớp: u
- CN, lớp: ư
3.2. Luyện tập 
(22 phút)
Bài tập 1: Mở rộng vốn từ
- Nêu yêu cầu bài 1:
Gạch 1 gạch dưới tiếng có âm u
Gạch 2 gạch dưới tiếng có âm ư
1.đu đủ 2. cá thu 3.củ từ
4.cú 5.lá thư 6 cử tạ
- GV chỉ từng từ (in đậm), cả lớp: Tiếng đu có âm u. Tiếng đủ có âm u. (Hoặc: Hai tiếng đu đủ đều có âm u)... Tiếng từ có âm ư...
- Tìm các tiếng ngoài bài có âm u? Có âm ư?
Bài tập 2: Tập đọc
- GV cho HS luyện đọc lại bài tập đọc: Chó xù
- Nhận xét
- Yêu cầu HS làm bài tập trong VBT: Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Lũ gà ngỡ chó xù là sư tử
b) Sư tử ngỡ chó xù là sư tử
- Nhận xét.
* Luyện viết các chữ: u, ư, tiếng tủ, từ sư tử vào vở ôn tập
- GV yêu cầu HS đọc các chữ: u, ư, tủ, sư tử
- GV hướng dẫn viết
- Yêu cầu HS nhắc lại tư thế ngồi viết đúng
- YC HS viết bài vào vở
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Làm bài theo sự hướng dẫn của giáo viên
- Chữa bài, xem đáp án
- HS nói 3-4 tiếng ngoài bài có âm u (su su, ru, ngủ, thu, phú,...); có âm ư (hư, sử, thứ, thử, tự,...).
- HS luyện đọc (CN, nhóm, tổ, đồng thanh)
- HS lắng nghe
- HS làm bài vào VBT
- Đọc đáp án đúng
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS quan sát
- HS nhắc lại tư thế ngồi viết đúng
- HS viết bài
- Lắng nghe
4. Củng cố: (3 phút)
- Gọi HS đọc lại bài tập đọc
- Nhận xét
5. Dặn dò: (1 phút)
- GV nhắc HS về nhà đọc cho người thân nghe bài tập đọc Chó xù.
* Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________
TIẾT 3: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
TIẾT 17: EM LÀ NGƯỜI LỊCH SỰ
I. MỤC TIÊU: 	
Sau hoạt động, HS có khả năng: 
1. Kiến thức và kĩ năng:
 - Thể hiện cảm xúc và cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống, hoàn cảnh quen thuộc khi đi tham quan, dã ngoại hoặc tham gia các hoạt động xã hội. 
- Có kĩ năng tự điều chỉnh hành vi của bản thân thể hiện cách ứng xử phù hợp, lịch sự khi đi tham quan, dã ngoại hoặc tham gia các hoạt động xã hội.
2. Thái độ:
- Tự tin khi giao tiếp
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh và những hành động, việc làm thể hiện sự lịch sự 
- Đồ dùng, trang phục để HS đóng vai
2. Học sinh:
- SGK
- VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1, Khởi động: 
- Hát (3 phút)
2. Các hoạt động: (30 phút)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
2.1.Giới thiệu bài 
(2 phút)
+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu thế nào là người lịch sự
- Lắng nghe
2.2 . Trò chơi “Làm người lịch sự”
(10 phút)
* Cách tiến hành:
- GV phổ biến luật chơi: Cô sẽ nói các lời yêu cầu, đề nghị HS làm theo, nếu trong lời nói có từ “Mời”ở trước thì các em làm theo, nếu trong lời nói không có từ “Mời”ở trước thì các em không làm theo.
- GV cho HS chơi trò chơi một vài lần.
- HS trả lời câu hỏi: Em học được gì thông qua trò chơi này?
*GV kết luận:
- Trong cuộc sống hàng ngày, lời nói rất quan trọng. Khi chúng ta nói lời hay, lịch sự thì người khác sẽ luôn muốn nghe và làm theo.
- HS đứng thành các hàng dọc giữa lối đi và lắng

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_cac_mon_lop_1_tuan_6_nam_hoc_2020_2021_nong.docx