Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 14 - Năm học 2019-2020 - Giáp Thị Phương

Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 14 - Năm học 2019-2020 - Giáp Thị Phương

. Hướng dẫn HS thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8(10p)

- Yêu cầu HS viết một phép tính cộng có kết quả bằng 8.

- Từ phép cộng hãy viết thành phép trừ.

- Sau khi dạy xong cho HS đọc lại bảng trừ. Có thể xoá dần cho HS đọc thuộc.

+ Tám trừ một bằng mấy ?

+ Bảy bằng mấy trừ một ?

c. Luyện tập (20p)

Bài 1(73): Tính

- GV nêu yêu cầu.

- Yêu cầu HS thực hiện làm bài.

- Nhận xét.

Bài 2(73): Tính

- Yêu cầu HS viết một phép tính cộng có kết quả bằng 8, từ đó biến đổi thành phép tính trừ.

- Củng cố mối quan hệ của phép cộng và phép trừ.

- Nhận xét chỉnh sửa.

Bài 3(cột 1- 74)

- GV nêu yêu cầu.

- Cho HS nêu cách làm phép tính có 2 dấu

- Nhận xét chỉnh sửa.

Bài 4( 69)

- Cho HS quan sát tranh theo nhóm đôi

 

doc 7 trang thuong95 5590
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 14 - Năm học 2019-2020 - Giáp Thị Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14- Buổi sáng
Ngày soạn:5 /12/ 2019	Thứ hai, ngày 9 tháng 12 năm 2019
Chào cờ
Tiếng Việt (2 tiết)
TIẾT 131+ 132: LUYỆN TẬP VẦN CÓ ÂM CUỐI THEO CẶP ng/c
 (STK trang 85- 86)
Toán
TIẾT 53: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 8
I. MỤC TIÊU
Thuộc bảng trừ; biết làm tính trừ trong phạm vi 8. Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
HS tự hoàn thành nhiệm vụ học tập.
HS mạnh dạn, tự tin khi trình bày ý kiến cá nhân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV: Phiếu học tập, bảng phụ.
HS: Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động (1p)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài (1p)
b. Hướng dẫn HS thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8(10p)
- Yêu cầu HS viết một phép tính cộng có kết quả bằng 8.
- Từ phép cộng hãy viết thành phép trừ. 
- Sau khi dạy xong cho HS đọc lại bảng trừ. Có thể xoá dần cho HS đọc thuộc.
+ Tám trừ một bằng mấy ?
+ Bảy bằng mấy trừ một ? 
c. Luyện tập (20p)
Bài 1(73): Tính
- GV nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS thực hiện làm bài.
- Nhận xét.
Bài 2(73): Tính
- Yêu cầu HS viết một phép tính cộng có kết quả bằng 8, từ đó biến đổi thành phép tính trừ.
- Củng cố mối quan hệ của phép cộng và phép trừ.
- Nhận xét chỉnh sửa.
Bài 3(cột 1- 74)
- GV nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu cách làm phép tính có 2 dấu
- Nhận xét chỉnh sửa.
Bài 4( 69)
- Cho HS quan sát tranh theo nhóm đôi
- Hướng dẫn HS nêu bài toán 
- Hướng dẫn HS viết phép tính vào ô trống. 
3. Củng cố, dặn dò (1p)
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài sau. 
Ngày soạn:6 /12/ 2019	Thứ ba, ngày 10 tháng 12 năm 2019
Thể dục
TIẾT 14: THỂ DỤC RÈN LUYỆN TTCB .TRÒ CHƠI “ CHẠY TIẾP SỨC”
I. MỤC TIÊU
Ôn các tư thế cơ bản đã học. Học đứng đưa một chân sang ngang. Chơi trò chơi “Chạy tiếp sức”.
HS khéo léo và hợp tác với bạn khi chơi.
HS chăm tập thể dục để rèn luyện cơ thể.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
Địa điểm: Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập.
Phương tiện: GV chuẩn bị 1 còi, giáo án, kẻ sân cho trò chơi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1. Phần mở đầu (5p)
- Nhận lớp: Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Ôn các tư thế cơ bản đã học
- Làm quen với trò chơi Chạy tiếp sức
- Khởi động: - Dậm chân vỗ tay và hát
- Chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc quanh sân trường.
2. Phần cơ bản (25p)
- Ôn phối hợp đứng đưa một chân sang ngang, đưa một chân ra trước.
- Ôn đứng đưa một chân ra trước hai tay chống hông, đưa một chân ra sau hai tay giơ cao thẳng hướng, đưa một chân sang ngang.
- Chơi trò chơi “Chạy tiếp sức”.
3. Phần kết thúc (5p)
- Cúi người thả lỏng, nhảy thả lỏng
- Dậm chân vỗ tay và hát
- GV cùng HS hệ thống bài học.
Toán
TIẾT 54: LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU
Thực hiện được phép cộng và phép trừ trong phạm vi 8. Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
Biết vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập.
Giáo dục HS mạnh dạn khi trình bày ý kiến cá nhân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bảng nhóm
HS: Sách, vở, bảng con. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động (4p) Gọi HS đọc lại bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 8.
2. Bài mới	
a. Giới thiệu bài (1p) 
b. Luyện tập (30p)
Bài 1 (cột 1,2 -75): Tính
- GV nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS nhẩm miệng và nối tiếp nhau nêu kết quả các phép tính
- Chữa bài- Nhận xét
Củng cố tính chất của phép cộng và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Bài 2(75): Số?
- Cho HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bảng con, bảng nhóm kết hợp nêu cách làm 
- Nhận xét, chỉnh sửa.
Bài 3 (cột 1, 2- 75): Tính:
 GV nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, bảng lớp và nêu cách làm phép tính có hai dấu tính
- Yêu cầu HS kiểm tra chéo theo cặp
- Nhận xét, chỉnh sửa.
Bài 4(75): Viết phép tính thích hợp.
- Cho HS quan sát tranh.
- Hướng dẫn HS nêu bài toán 
- Hướng dẫn HS viết phép tính vào ô trống. 
- Nhận xét chỉnh sửa.
3. Củng cố dặn dò (1p)
- Chốt lại những kiến thức. Nhận xét giờ học.
Tiếng việt
TIẾT 133+ 134: VẦN /anh/, /ach/
 (STK trang 86-89; SGK trang 42-43 )
Ngày soạn: 7/ 12/ 2019	Thứ tư, ngày 11 tháng 12 năm 2019
Toán
TIẾT 55: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 9
I.MỤC TIÊU
HS Thuộc bảng cộng, biết làm tính cộng trong phạm vi 9. Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
Biết vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập; biết hợp tác với bạn trong nhóm.
Giáo dục HS tự tin khi trình bày ý kiến cá nhân
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Nội dung bài dạy, bảng phụ, phiếu học tập.
HS: Bảng con, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (3p)
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1p)
b. Hướng dẫn HS thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 9 (10p)
- Yêu cầu HS viết một phép tính cộng có kết quả bằng 8.
- Từ phép tính đó hãy viết phép tính có kết quả bằng 9.
- HS thực hiện thành lập bảng cộng trong phạm vi 9.
- Tổ chức cho HS học thuộc lòng theo hình thức xóa dần.
- Rút ra tên bài.
Hỏi HS: 
Tám cộng một bằng mấy ?
Chín bằng mấy cộng mấy?
c. Luyện tập (20p):
Bài 1 (76): Tính
- GV nêu yêu cầu, HS nêu cách đặt tính trong nhóm đôi.
- Yêu cầu HS làm bảng con, bảng lớp.
- Nhận xét, chỉnh sửa.
Bài 2 (cột 1, 2, 4- 76): Tính
- Cho HS nêu cách làm.
- Củng cố tính chất của phép cộng.
- Nhận xét, chỉnh sửa.
Bài 3 (cột 1- 76): Tính
- GV nêu yêu cầu
- Cho HS nêu cách làm phép tính có 2 dấu tính.
- Nhận xét, chỉnh sửa.
Bài 4 (76): Viết phép tính thích hợp.
- Cho HS quan sát tranh, nêu đề bài toán.
- Yêu cầu HS viết phép tính vào ô trống. 
- Nhận xét, chỉnh sửa.
3.Củng cố, dặn dò (1p)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt (2 tiết)
TIẾT 135 + 136: VẦN /ênh/, /êch/
 (STK trang 89-92, SGK trang 44-45 )
Tự nhiên và xã hội
TIẾT 14: AN TOÀN KHI Ở NHÀ
I. MỤC TIÊU
Kể tên một số vật có trong nhà có thể gây đứt tay, chảy máu, gây bỏng, cháy. Biết gọi người lớn khi có tai nạn xảy ra. Biết giữ an toàn khi ở nhà.
Biết hợp tác với bạn trong nhóm.
Giáo dục HS tự tin khi trình bày ý kiến cá nhân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Nội dung bài dạy, tranh ảnh minh họa cho bài.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động (4p) HS chơi trò chơi: “Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, vào hang”
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài (1p)
b. Tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Quan sát, thảo luận (15p)
- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận 
+ Em hãy kể những đồ dùng trong nhà có thể làm đứt tay chảy máu ?
+ Em đã bị đứt tay bao giờ chưa, vì sao ?
- GV cho HS quan sát hình 30 SGK, để tham khảo thêm.
+ Dự đoán xem điều gì sẽ xảy ra với các bạn ở mỗi nhóm ?
* Kết luận: Khi phải dùng dao hoặc đồ dùng dễ vỡ và sắc nhọn cần phải cẩn thận để tránh khỏi bị đứt tay
Hoạt động 2: Đóng vai (15p)
- GV chia nhóm 4 và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
+ Quan sát tranh 31 SGK và đóng vai thể hiện lời nói, hành động phù hợp với từng tình huống.
- Câu hỏi gợi ý: Em có suy nghĩ gì khi thể hiện vai diễn của mình ?
- Các em rút ra bài học gì qua việc sắm vai ?
- GV nêu thêm câu hỏi để lớp thảo luận
+ Nếu có lửa cháy trong nhà em sẽ làm gì ?
+ Em có biết điện thoại cứu hoả không?
- GV kết luận: Không được dùng đèn hoặc các vật gây cháy trong màn hoặc vật dễ bị bắt lửa. Nên tránh các vật và những nơi có thể gây bỏng cháy.Khi sử dụng các đồ điện phải cẩn thận. Điện giật có thể gây chết người,
3. Củng cố, dặn dò (1p)
- Nhận xét tiết học.
Ngày soạn: 8/ 12/ 2019	Thứ năm, ngày 12 tháng 12 năm 2019
Tiếng Việt (2 tiết)
TIẾT 137 + 138: VẦN /inh/, /ich/
 (STK trang 92-95, SGK trang 46-47 )
Toán
TIẾT 56: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 9
I. MỤC TIÊU
Thuộc bảng trừ; biết làm tính trừ trong phạm vi 9. Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
Giáo dục HS mạnh dạn khi trình bày ý kiến cá nhân
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
HS: Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động (3p)
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài (1p) Trực tiếp.
b. Hướng dẫn HS thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 9 (10p)
- Yêu cầu HS viết một phép tính cộng có kết quả bằng 9
- Yêu cầu HS từ phép tính cộng biến đổi thành phép tính trừ
- HS thực hiện thành lập bảng trừ trong phạm vi 9.
- Tổ chức cho HS học thuộc lòng theo hình thức xóa dần.
- Rút ra tên bài.
Hỏi HS: 
Chín trừ một bằng mấy ?
Chín trừ mấy bằng một?
c. Luyện tập (20p)
Bài 1 (78): Tính
- GV nêu yêu cầu, HS nêu cách đặt, cách tính trong nhóm.
- Nhận xét, sửa.
Bài 2 (cột 1, 2, 3- 78): 
- Cho HS nêu yêu cầu, nêu cách làm.
- Củng cố mối quan hệ giữa phép cộng và trừ.
- Nhận xét, chỉnh sửa .
Bài 3 (bảng 1- 79): 
- GV nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách điền số.
- Nhận xét, chỉnh sửa.
Bài 4(79): Cho HS quan sát tranh.
- Yêu cầu HS dựa tranh nêu bài toán.
- Hướng dẫn HS viết phép tính vào ô trống.
3. Củng cố dặn dò (1p)
- Chốt lại những kiến thức. Nhận xét giờ học.
Ngày soạn: 9/ 12/ 2019	Thứ sáu, ngày 13 tháng 12 năm 2019
Tiếng Việt (2 tiết)
TIẾT 139 + 140: LUYỆN TẬP VẦN CÓ CẶP ÂM CUỐI nh/ ch
(STK trang 95-96 )
Hoạt động tập thể
TIẾT 14: SINH HOẠT LỚP- VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG 22/12
I. MỤC TIÊU
Nêu được những ưu, khuyết điểm có trong tuần.
Đề ra kế hoạch tuần tới.
Giáo dục HS tự giác thực hiện tốt các nề nếp theo quy định.
HS sưu tầm và thể hiện được nhiều bài hát về các chú bộ đội. Hiểu được truyền thống anh bộ đội cụ Hồ, tự hào và biết ơn bộ đội cụ Hồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Nội dung tiết sinh hoạt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động (3p)
2. Bài mới	
1. Tổng kết công tác trong tuần (10p)
- GV yêu cầu em CTHĐTQ lên duy trì buổi sinh hoạt tuần 14.
- Chủ tịch hội đồng tự quản duy trì sinh hoạt: Từng ban nhận xét
+Ban nề nếp nhận xét
+Ban văn nghệ nhận xét
+Ban học tập nhận xét
Đề ra kế hoạch tuần sau:
- CTHĐTQ nhận xét chung tuần qua và nêu phương hướng tuần 15.
2. Phương hướng tuần 15 (10p)
- GV nêu kế hoạch chung. 
+ Duy trì nề nếp học tập
+ Duy trì sĩ số HS
+ Duy trì nề nếp ra vào lớp,truy bài,vệ sinh
+ Ôn tập cho HS
+ Kiểm tra vở học ở nhà của HS
+ Tập trung rèn chữ viết cho HS
+ Bồi dưỡng HS yếu
- HS thảo luận tìm biện pháp thực hiện. CTHĐTQ thống nhất kết quả và báo cáo. 
3. Văn nghệ chào mừng ngày 22/12 (15p)
- Yêu cầu ban Văn nghệ lên duy trì.
- HS tham gia vui văn nghệ (các nhóm thi đua múa, hát các bài hát về anh bộ đội cụ Hồ).
- GV tuyên dương, trao thưởng cho nhóm HS có tiết mục văn nghệ đặc sắc nhất.
3. Củng cố dặn dò (1p)
- Nhận xét buổi sinh hoạt.
- Đọc đồng thanh câu ghi nhớ, ghi bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_1_tuan_14_nam_hoc_2019_2020_giap_thi_phu.doc