Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 35: Những điều em đã học - Bài 1: Ôn tập 1

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 35: Những điều em đã học - Bài 1: Ôn tập 1

I/ MỤC TIÊU

1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: tự giác, tích cực hoàn thành các bài tập

và nhiệm vụ được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua việc các em biết thực hiện các hoạt động theo nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua việc thực hiện được các bài tập.

2. Năng lực đặc thù:

Phát triển năng lực về ngôn ngữ:

- Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng, nhận diện các vần đã học (tập trung nhóm vần anh, uyêt, oa, oanh, iên, uyên).

- Phát triển kĩ năng nói, nghe dựa trên nội dung tranh minh họa và bài tập.

- Ôn luyện quy tắc chính tả và củng cố kĩ năng viết chính tả nghe – viết.

Phát triển năng lực về văn học:

- Nhận diện chi tiết trong bài thơ, liên kết hình ảnh với câu thơ tương ứng.

- Nối và viết sáng tạo trên những gì đã học.

 

doc 8 trang chienthang2kz 13/08/2022 4581
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 35: Những điều em đã học - Bài 1: Ôn tập 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
Chủ đề 35: NHỮNG ĐIỀU EM ĐÃ HỌC
BÀI 1: ÔN TẬP 1
 (TIẾT 1 – 3, SGK/ 152, 153)
I/ MỤC TIÊU
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: tự giác, tích cực hoàn thành các bài tập 
và nhiệm vụ được giao.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua việc các em biết thực hiện các hoạt động theo nhóm.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua việc thực hiện được các bài tập.
Năng lực đặc thù:
Phát triển năng lực về ngôn ngữ:
Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng, nhận diện các vần đã học (tập trung nhóm vần anh, uyêt, oa, oanh, iên, uyên).
Phát triển kĩ năng nói, nghe dựa trên nội dung tranh minh họa và bài tập.
Ôn luyện quy tắc chính tả và củng cố kĩ năng viết chính tả nghe – viết.
Phát triển năng lực về văn học:
Nhận diện chi tiết trong bài thơ, liên kết hình ảnh với câu thơ tương ứng.
Nối và viết sáng tạo trên những gì đã học.
Phẩm chất: 
Rèn luyện phẩm chăm chỉ qua hoạt động tập viết.
 Rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá. 
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
Giáo viên: 
- SHS, SGV
- Một số tranh ảnh, mô hình hoặc vật thật dùng minh họa kèm theo thẻ từ. 
- Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu tranh ảnh, video (nếu có)
- Bảng phụ ghi nội dung cần chú ý luyện đọc và một số bài tập (nếu có).
2. Học sinh: 
- SHS, VBT
- Bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
* Mục tiêu: Tạo hứng khởi cho tiết học và ôn lại một vài nội dung đã học từ bài trước
* Phương pháp: Trò chơi, thực hành – luyện tập
* Cách tiến hành:
- Cho HS múa hát bài “Cháu vẽ ông mặt trời” – Nhạc sĩ: Tân Huyền
- GV hỏi: 
+ Trong bài hát bạn nhỏ đang làm gì?
+ Bạn nhỏ vẽ gì trong tranh?
- GV cho HS viết bảng con từ mặt trời
- GV mời HS nhận xét bạn
- GV nhận xét.
- GV chuyển ý vào bài mới.
2. Hoạt động 2.1: Luyện đọc văn bản
* Mục tiêu: 
- Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng, nhận diện các vần đã học (tập trung nhóm vần anh, uyêt, oa, oanh, iên, uyên).
- Phát triển kĩ năng nói, nghe dựa trên nội dung tranh minh họa.
* Phương pháp: hỏi – đáp, trực quan, luyện đọc.
* Cách tiến hành:
- GV chiếu tranh.
- GV hỏi:
 + Bức tranh vẽ cảnh gì?
 + Bạn nhỏ đang vẽ những cái gì?
+ Bạn nhỏ nghĩ mình sẽ tặng những bức tranh đó cho ai?
Bước 1: GV đọc mẫu bài Em vẽ tranh.
Bước 2: GV hướng dẫn HS đọc từ khó, cách ngắt nghỉ hơi, cách ngắt nhịp.
Bước 3: GV tổ chức luyện đọc.
Bước 4: GV tổ chức cho HS giải thích nghĩa một số từ khó hiểu.
Bước 5: GV cho HS đọc thầm và yêu cầu:
+ Tìm tiếng trong bài có vần anh, uyêt, oa.
+ Tìm tiếng ngoài bài chứa tiếng có vần anh, oanh.
GV nhận xét.
GV yêu cầu HS đặt câu với các tiếng vừa tìm được.GV nhận xét.
GV chốt ý.
TIẾT 2 
3.Hoạt động 2.2: Luyện đọc hiểu văn bản
* Mục tiêu:
HS nhận diện chi tiết trong bài thơ, liên kết hình ảnh với câu thơ tương ứng.
* Phương pháp: đàm thoại, vấn đáp.
* Cách tiến hành:
- GV hỏi:
+ Tên bài các em vừa đọc là gì?
+ Tác giả của bài đó là ai?
+ Mỗi dòng bài thơ có mấy chữ?
GV cho HS đọc theo tổ.
GV hỏi HS: Bạn nhỏ trong bài thơ vẽ tranh tặng ai?
GV lần lượt chiếu từng tranh: cái võng, hoa, cây cầu.
GV tổ chức trò chơi: “Ai nhớ nhanh hơn”
Hoạt động 3: Luyện nói và nghe
*Mục tiêu: Phát triển kĩ năng nói, nghe qua trả lời câu hỏi bài tập:
+ Nói về tranh minh họa bài thơ.
+ Nói về gia đình mình 
* Phương pháp: đàm thoại, vấn đáp.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS nêu yêu cầu.
- GV tổ chức cho HS hoạt động.
GV nêu yêu cầu câu 2: giới thiệu với bạn về gia đình em:
+ Gia đình em có mấy người?
+ Đó là những ai?
GV tổ chức trò chơi: Gọi điện để tung bạn đứng lên giới thiệu trước cả lớp.
GV giáo dục HS về tình cảm gia đình, các em cần biết hiếu thảo với ông bà, ba mẹ.
TIẾT 3
Hoạt động 4: Luyện tập chính tả viết sáng tạo.
*Mục tiêu: Giúp HS Ôn luyện quy tắc chính tả và củng cố kĩ năng viết chính tả nghe – viết.
*Phương pháp: Luyện tập – thực hành
*Cách tiến hành:
4.1. Chính tả nghe – viết
- GV lưu ý một số từ khó, dễ viết sai. (nét, lượn, song, vỗ, nối, võng, ru, trên, trang, giấy, vẽ)
- GV đọc cho HS viết theo 4 bước.
+ Bước 1: Đọc cả 2 khổ thơ cuối.
+ Bước 2: Đọc từng dòng thơ.
+ Bước 3: GV đọc nhắc lại từng dòng.
+ Bước 4: GV đọc lại đoạn thơ đề HS dò.
- GV hướng dẫn HS nhận xét
4.2. Bài tập chính tả lựa chọn.
- GV tổ chức, hướng dẫn cho HS làm bài tập.
GV nhận xét.
GV chốt và chuyển ý.
 4.3 Luyện tập viết sáng tạo
- GV cho HS nêu yêu cầu và hướng dẫn các em làm:
+ Biển báo 1 các em thấy hình ảnh gì?
+ Biển báo 2 các em thấy hình ảnh gì?
GV nhận xét, giáo dục HS biết giữ vệ sinh môi trường, biết cách cứu mình trong tình huống nguy hiểm.
5.Củng cố - dặn dò:
- GV cho HS ôn lại bài.
GV dặn dò HS chuẩn bị bài tiết học sau.
Cả lớp hát và vậ động theo nhạc.
HS trả lời: Vẽ tranh.
HS trả lời: ông mặt trời.
HS viết bảng con
HS nhận xét bạn
HS lắng nghe.
 * Dự kiến sản phẩm: múa hát của HS và bài viết trên bảng con
* Tiêu chí đánh giá: HS múa hát sôi nổi, viết đúng từ mặt trời.
- HS quan sát tranh, đọc tên bài thơ.
- HS trả lời theo tranh quan sát.
HS lắng nghe.
HS lắng nghe, đánh dấu ngắt nghỉ hơi.
HS luyện đọc thành tiếng theo nhóm.
HS giải thích từ theo sự hiểu của các em, theo ngữ cảnh bài.
HS đọc thầm và thảo luận nhóm đôi.
- HS trình bày.
- HS đặt câu.
- Các bạn nhận xét, bổ sung.
* Dự kiến sản phẩm: Phần đọc và trả lời câu hỏi của HS.
* Tiêu chí đánh giá: HS đọc bài lưu loát, to rõ, hiểu nội dung bài, trả lời câu hỏi đúng yêu cầu, biết tìm tiếng có vần anh, uyêt, oa, oanh, iên, uyên và đặt câu. 
- HS trả lời.
- Tổ 1 đọc khổ 1.
- Tổ 2 đọc khổ 2.
- Tổ 3 đọc khổ 3.
- Tổ 4 đọc cả bài.
- HS trả lời.
- HS đọc những câu thơ ứng với các hình ảnh.
- HS đọc thầm lại cả bài.
- HS thi đua nhau đọc thuộc 2 khổ thơ mà mình thích.
* Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của HS, kĩ năng đọc thuộc 2 khổ thơ.
* Tiêu chí đánh giá: HS hiểu nội dung bài, trả lời đúng yêu cầu câu hỏi và thuộc hai khổ thơ.
- HS nêu yêu cầu bài 1.
- HS thảo luận nhóm đôi: em sẽ vẽ tranh tặng ai? Vì sao.
- Đại diện trình bày.
- Các nhóm nhận xét.
- HS kể cho bạn nghe theo nhóm 4.
- HS có thể chuẩn bị sẵn hình gia đình mình đem theo để giới thiệu cho các bạn.
- HS tham gia trò chơi.
* Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của HS.
* Tiêu chí đánh giá: HS nói to, rõ, đúng yêu cầu, biết kể về gia đình mình.
- Cả lớp đọc lại 2 khổ thơ cuối.
- HS đánh vần các tiếng này.
- HS nghe và viết vào vở tập viết.
- HS tự đánh giá bài viết của mình và bạn.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nhắc lại quy tắc chính tả c – k, g – gh, ng – ngh. 
- HS tự làm cá nhân
- HS lên bảng sửa bài.
- HS đặt câu.
- HS đọc yêu cầu.
- HS trả lời.
- HS thực hiện yêu cầu viết sáng tạo vào vở.
- HS tự đánh giá, nhận xét.
 * Dự kiến sản phẩm: bài làm của HS.
 * Tiêu chí đánh giá: HS viết đúng chính tả, làm đúng bài tập, chữ đều nét, trình bày đúng quy định.
HS nêu lại nội dung bài thơ vừa đọc.
+ tên bài thơ.
+ nội dung bài thơ.
HS đọc thuộc cả bài thơ

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu.doc