Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 30: Làng quê yên bình - Bài 4: Mong ước của ngựa con (kể chuyện)

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 30: Làng quê yên bình - Bài 4: Mong ước của ngựa con (kể chuyện)

I/Mục tiêu:Giúp HS

-Phán đoán được tên câu chuyện dựa vào tên truyện Mong ước của ngựa con, tên chủ đề Làng quê yên bình và tranh minh họa.

-Nhớ được các tình tiết, diễn biến theo trật tự xảy ra của câu chuyện.

-Biết dựa vào tranh minh họa, các từ ngữ gợi ý để ghi nhớ nội dung của từng đoạn truyện.

-Kể từng đoạn của câu chuyện, thực hành đóng vai để kể toàn bộ câu chuyện.

-Bày tỏ cảm xúc của bản thân với từng nhân vật trong câu chuyện.

-Biết điều chỉnh âm lượng giọng kể của bản thân khi kể trong nhóm nhỏ và trước cả lớp.

-Nhận diện được nội dung câu chuyện nhằm bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.

II/ Phương tiện dạy học:

-SHS, SGV.

-Tranh minh họa truyện phóng to ( nếu có).

 

docx 3 trang chienthang2kz 13/08/2022 6541
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 30: Làng quê yên bình - Bài 4: Mong ước của ngựa con (kể chuyện)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
CHỦ ĐỀ 30: LÀNG QUÊ YÊN BÌNH
BÀI 4: MONG ƯỚC CỦA NGỰA CON ( KỂ CHUYỆN)
I/Mục tiêu:Giúp HS 
-Phán đoán được tên câu chuyện dựa vào tên truyện Mong ước của ngựa con, tên chủ đề Làng quê yên bình và tranh minh họa.
-Nhớ được các tình tiết, diễn biến theo trật tự xảy ra của câu chuyện.
-Biết dựa vào tranh minh họa, các từ ngữ gợi ý để ghi nhớ nội dung của từng đoạn truyện.
-Kể từng đoạn của câu chuyện, thực hành đóng vai để kể toàn bộ câu chuyện.
-Bày tỏ cảm xúc của bản thân với từng nhân vật trong câu chuyện.
-Biết điều chỉnh âm lượng giọng kể của bản thân khi kể trong nhóm nhỏ và trước cả lớp.
-Nhận diện được nội dung câu chuyện nhằm bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.
II/ Phương tiện dạy học:
-SHS, SGV.
-Tranh minh họa truyện phóng to ( nếu có).
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
-Mời HS nhắc lại nội dung kể chuyện trong tuần trước.
+Tên câu chuyện?
+Câu chuyện có những ai và kể về điều gì?
+Vì sao hai chú thỏ bị lạc đường?
+Em thích chi tiết nào nhất? Vì sao?
2.Luyện tập nghe và nói:
-Mời HS đọc tên truyện.
-GV cho HS quan sát tranh minh họa, từ ngữ trong tranh để thảo luận với bạn về nội dung câu chuyện:
+Truyện có những nhân vật nào?
+Ngựa con muốn làm gì?
+Ngựa con đã đi đến đâu?
+Chuyện gì đã xảy ra với ngựa con?
+Kết thúc câu chuyện thế nào?
-GV giới thiệu bài mới.
3.Luyện tập nghe kể chuyện và kể chuyện:
-GV kể mẫu lần 1 toàn bộ câu chuyện.
-GV kể mẫu lần 2 theo từng đoạn.
-GV nhắc HS dùng cụm từ gợi ý dưới mỗi tranh để ghi nhớ nội dung truyện.
-GV cho HS kể từng đoạn theo nhóm đôi.
-Sau đó mời đại diện nhóm kể trước lớp.
-GV là người dẫn truyện, cho HS đóng vai ngựa con, ngựa cha.
-GV hỏi:
+Theo các em, cuối cùng ngựa con có ở lại quê mình không? Vì sao?
+Em học được điều gì qua câu chuyện trên?
GV nhận xét.
4.Củng cố, dặn dò:
-HS nhắc lại tên truyện, nhân vật/ chi tiết em yêu thích nhất? Vì sao?
-GV hướng dẫn HS đọc, nghe kể thêm ở nhà.
-GV hướng dẫn HS chuẩn bị cho tiết học sau ( bài Dạo phố).
-HS nhắc lại.
+Chuyện hai chú thỏ.
+Câu chuyện kể về hai chú thỏ, bị lạc đường.
+Vì đọc sai “cấm” thành “cam”.
-Mong ước của ngựa con.
-HS quan sát, thảo luận.
+Truyện có ngựa con, ngựa cha.
+Ngựa con muốn đi nơi khác sống.
+Ngựa con đã đi đến thành phố.
+Ngựa con đói, khát.
+Ngựa con trở về quê.
-HS lắng nghe.
HS lắng nghe và liên hệ nội dung câu chuyện với những phán đoán lúc trước của mình.
HS lắng nghe và quan sát tranh minh họa theo đúng trật tự diễn biến của câu chuyện.
HS lắng nghe.
HS kể.
HS đóng vai.
-HS nhận xét, đánh giá về các nhân vật và nội dung câu chuyện.
HS lắng nghe.
HS nhắc lại.
HS lắng nghe.
HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu.docx