Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 27: Bạn cùng học cùng chơi - Bài 1: Mít học vẽ tranh

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 27: Bạn cùng học cùng chơi - Bài 1: Mít học vẽ tranh

I/ MỤC TIÊU

1.Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng học tập và vẽ tranh.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi với bạn về những người bạn xung quanh mình.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tăng năng lực phán đoán về nhân vật chính và nội dung bài đọc thông qua việc thực hành.

2.Năng lực đặc thù:

- Phát triển năng lực về văn học:

 + Đọc trơn bài, bước đầu ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu.

 + Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm hiểu tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài có tiếng cần luyện tập và đặt câu. Đọc đúng tiếng chứa vần khó đọc

- Phát triển năng lực về ngôn ngữ:

 + Tô đúng kiểu L chữ hoa và viết đúng câu ứng dụng. thực hành kĩ năng nhìn viết đoạn văn.

+ Phân biệt đúng chính tả l/ n và dấu hỏi/ dấu ngã

 + Luyện nói lời cảm ơn và xin lỗi với đối tượng bằng vai. Luyện viết sáng tạo theo nội dung vừa nói. Phát triển ý tưởng thông qua việc trao đổi với bạn.

 

doc 10 trang chienthang2kz 10252
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 27: Bạn cùng học cùng chơi - Bài 1: Mít học vẽ tranh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
CHỦ ĐỀ 27: BẠN CÙNG HỌC CÙNG CHƠI
Bài 1: MÍT HỌC VẼ TRANH
I/ MỤC TIÊU
1.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng học tập và vẽ tranh.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi với bạn về những người bạn xung quanh mình.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tăng năng lực phán đoán về nhân vật chính và nội dung bài đọc thông qua việc thực hành. 
2.Năng lực đặc thù:
- Phát triển năng lực về văn học:
 + Đọc trơn bài, bước đầu ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu.
 + Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm hiểu tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài có tiếng cần luyện tập và đặt câu. Đọc đúng tiếng chứa vần khó đọc
- Phát triển năng lực về ngôn ngữ:
 + Tô đúng kiểu L chữ hoa và viết đúng câu ứng dụng. thực hành kĩ năng nhìn viết đoạn văn.
+ Phân biệt đúng chính tả l/ n và dấu hỏi/ dấu ngã 
 + Luyện nói lời cảm ơn và xin lỗi với đối tượng bằng vai. Luyện viết sáng tạo theo nội dung vừa nói. Phát triển ý tưởng thông qua việc trao đổi với bạn.
Phẩm chất: Rèn luyện phẩm nhân ái biết thể hiện tình cảm với bạn bè.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
GV: 
- SGK, SGV, VBT
- Một số tranh ảnh minh họa, mô hình hoặc vật thật minh hoạ cho các tiếng chứa vần anh, ang, ăn kèm thẻ từ ( nếu có).
- Mẫu tô chữ L viết hoa và khung chữ mẫu.
- Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu tranh ảnh, video ( nếu có)
- Bảng phụ ghi nội dung càn luyện đọc.
2. HS: SGK, VBT, bảng con, bộ đồ dùng học tập, VTV.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1
1/ Hoạt động 1: Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
* Mục tiêu: Ổn định lớp và ôn lại một vài nội dung đã học từ chủ đề trước
- Cho HS hát bài: Lớp em sao mà vui ghê
- Gọi 2 HS lên kể lại nội dung câu chuyện ghế và bàn
- GV nhận xét.
2/ Hoạt động 2: Khởi động
*Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài mới và kết nối bài.
- GV giới thiệu chủ đề mới “ Bạn cùng học cùng chơi”
- GV yêu cầu HS mở SHS, trang 80 (GV hướng dẫn HS mở sách, tìm đúng trang của bài học).
- GV cho HS quan sát tranh trang 80 và yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: Tranh vẽ cảnh ở đâu? Cô giáo và các bạn học sinh đang làm gì?
- GV gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn và bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét. Giới thiệu bài mới ( Mít học vẽ tranh) gọi HS nhắc lại tên bài.
3/ Hoạt động 3: Luyện đọc văn bản
* Mục tiêu: Đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài văn; tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút; biết ngắt hơi từng cụm từ và nghỉ hơi theo dấu câu.
3.1. Luyện đọc câu 
-GV đọc mẫu 1 lần, yêu cầu HS nghe và nhìn theo sách.
- GV yêu cầu học sinh đọc thầm theo nhóm 4 từng câu.
- GV quan sát lớp thực hiện yêu cầu.
GV gọi HS đọc nối tiếp câu.
3.2. Luyện đọc tiếng, từ ngữ
GV đưa ra từ khó đọc hoặc dễ đọc sai, đọc mẫu hoặc yêu cầu những học sinh đọc tôtt đọc mẫu và sửa sai cho HS đọc chưa tốt: tranh, vẽ, tuýp, khuấy, tai, thẫm màu, rối rít
GV hướng dẫn HS phân tích, đọc lại từ khó.
GV chỉ bất kì các từ khó không theo thứ tự.
GV giải nghĩa từ khó
HS đọc từ khó: ngạc nhiên, cười toe toét, tuýp màu vẽ
Cho HS xem clip biểu hiện ngạc nhiên, cười toe toét. Hình ảnh tuýp màu vẽ
- GV giải thích từ HS chưa hiểu (nếu có).
3.3. Luyện đọc đoạn
- GV cùng HS chia đoạn cho bài đọc.
- GV hướng dẫn ngắt nghỉ từng câu, đoạn. 
- GV tổ chức cho HS đọc từng đoạn theo nhóm.
- GV gọi HS đọc từng đoạn 
+ Đoạn 1: Một hôm ..cho cậu. 
+ Đoạn 2: Mít khuấy bột màu màu vàng.
+ Đoạn 3: Khi Mít vẽ xong .vậy đó.
- GV gọi 3 nhóm đọc trước lớp, nhận xét.
- GV hướng dẫn HS nhận xét bạn đọc.
3.4. Luyện đọc cả bài
- Tổ chức cho HS đọc nhóm 3 .
- Cho HS đọc tốt đọc lại cả bài.
- GV mời bạn nhận xét.
- GV nhận xét
TIẾT 2
4.Hoạt động 4: Tìm hiểu bài 
* Mục tiêu: Hiểu được nội dung bài đọc . Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm hiểu tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài có tiếng cần luyện tập và đặt câu
4.1. Tìm tiếng trong bài có vần uyp, uây, oet, anh
- GVcho HS đọc lại bài 
- GV cho HS tìm tiếng trong bài có vần uyp, uây, oet, anh
- Gv hướng dẫn HS đọc trơn các từ: tuýp màu vẽ, khuấy bột, toe toét, vẽ tranh
4.2 Tìm từ ngoài bài có tiếng chứa vần: anh, ang, ăn và đặt câu 
- Bước 1: GV tổ chức nhóm chia nhiệm vụ: 
+ Nhóm 1: tìm từ chứa vần anh
+ Nhóm 2: tìm từ chứa vần ang
+ Nhóm 3: tìm từ chứa vần ăn
- Bước 2: GV tổ chức đổi nhóm thực hiện nhiệm vụ ( mảnh ghép)
+Trao đổi với các bạn các từ mình vừa tìm được
+ Đặt câu với các từ mình vừa tìm được 
- GV gọi HS trình bày, nhận xét .
- GV nhận xét.
4.3. Trả lời câu hỏi SHS
- GVcho HS đọc lại bài
- GV đặt câu hỏi: 
1. Mít tìm Xanh để làm gì?
2. Mít dùng những màu gì để vẽ khuôn mặt của Hồng
- GV nhận xét, chốt 
TIẾT 3
5. Hoạt động 5 : Luyện tập viết hoa, chính tả
* Mục tiêu: Tô đúng kiểu L chữ hoa và viết đúng câu ứng dụng. thực hành kĩ năng nhìn viết đoạn văn. Phân biệt đúng chính tả l/ n và dấu hỏi/ dấu ngã đúng yêu cầu vào bảng con và vở tập viết (VTV)
5.1. Tô chữ hoa L và viết câu ứng dụng
a. Tô chữ viết hoa L
- GV tô mẫu và phân tích cấu tạo của con chữ của chữ L hoa
- GV hướng dẫn HS dùng ngón tay tô theo GV hình dáng chữ L trên mặt bàn
- Gv hướng dẫn HS tô vào VTVtập 2/17 
- GV nhận xét.
b. Viết câu ứng dụng
- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng
- GV giải thích nghĩa của câu ứng dụng
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo của con chữ của chữ Lớp 
- GV viết mẫu tiếp và hướng dẫn các chữ còn lại trong câu ứng dụng.
- GV yêu cầu HS viết vào VTV
- GV hướng dẫn HS nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có.
- GV nhận xét.
5.2 Viết chính tả Nhìn – viết
- GV đưa đoạn chính tả cần viết, yêu cầu HS đọc 
- GV đưa 1 số từ khó: xanh thẫm, mũi, mắt yêu cầu HS đánh vần, viết bảng con 
- GV giữ nhịp để HS viết bài chính tả vào VTV
- GV hướng dẫn HS nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có.
- GV nhận xét.
5.3 Bài tập chính tả lựa chọn
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV lựa chọn bài tập dựa vào tình hình của lớp 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh gợi ý đính kèm từng bài tập
- GV hướng dẫn HS nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có.
- GV nhận xét.
TIẾT 4
6.Hoạt động 6: Luyện tập nói, viết sáng tạo
*Mục tiêu: Luyện nói lời cảm ơn và xin lỗi với đối tượng bằng vai. Luyện viết sáng tạo theo nội dung vừa nói. Phát triển ý tưởng thông qua việc trao đổi với bạn
6.1.Nói sáng tạo: Luyện nói lời cảm ơn và xin lỗi với đối tượng bằng vai
- GV cho HS trao đổi nhóm 2 để thực hiện yêu cầu SHS/82
Nói với bạn lời cảm ơn và xin lỗi khi: 
+ Bạn giúp em giải bài toán khó
+ Em lỡ tay làm hỏng bút chì của bạn
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung cách nói của mình.
- GV giáo dục HS biết nhận lỗi, sửa sai, tha thứ và biết ơn
6.2 Viết sáng tạo
- GV hướng dẫn Học sinh đọc yêu cầu của bài tập
- GV yêu cầu HS viết sáng tạo vào VBT/ 43
- GV hướng dẫn HS nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có.
- GV nhận xét.
7. Hoạt động 7: Hoạt động mở rộng
* Mục tiêu: HS biết liên hệ thực tế thể hiện được tình cảm với bạn bè
- GV cho HS quan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ gì?
- GV gọi HS nhận xét.
- GV cho HS hát bài: lớp chúng ta đoàn kết( Mộng Lân)
8. Hoạt động 8: Củng cố, dặn dò 
* Mục tiêu: Nắm và nhớ kĩ hơn bài cũ. Có sự chuẩn bị cho bài mới
- Cho HS nhắc lại nội dung vừa học: tên bài, các nhân vật, em thích điều gì nhất
- HS về nhà chuẩn bị tiết sau bài Vui học ở Thảo cầm viên
Cả lớp hát.
 2HS kể
 HS lắng nghe.
HS lắng nghe
HS thực hiện theo yêu cầu.
HS trả lời: Tranh vẽ khung cảnh ở lớp học.Cô giáo đang dạy các bạn đang ngồi học 
HS nhận xét.
HS lắng nghe và nhắc lại tên bài.
HS nghe GV đọc và đọc thầm bài trong SHS
HS thực hiện yêu cầu của GV
HS thực hiện yêu cầu của GV
HS đọc nối tiếp câu theo yêu cầu của GV
HS lắng nghe, đọc từ khó theo hướng dẫn của GV tranh, vẽ, tuýp, khuấy, tai, thẫm màu, rối rít
HS phân tích, đọc lại từ khó.
HS đọc từ CN, Nhóm , ĐT
HS tìm hiểu từ khó.
HS nêu vốn hiểu biết của mình về ngạc nhiên và cười toe toét, túp màu vẽ
HS nêu từ mà mình chưa hiểu đẻ nhờ GV giải thích thêm.
HS chia đoạn cho bài đọc: 3 đoạn
HS theo dõi và thực hiện đọc ngắt nghỉ phù hợp.
HS đọc từng đoạn theo nhóm được phân công.
+ Đoạn 1: Một hôm ..cho cậu. 
+ Đoạn 2: Mít khuấy bột màu màu vàng.
+ Đoạn 3: Khi Mít vẽ xong .vậy đó.
HS đọc trước lớp, nhận xét bạn.
Mỗi HS đọc 1 đoạn nối tiếp nhau đến hết bài.
Thi đua đọc giữa các nhóm.( Chú ý: bạn đầu tiên đọc cả tựa bài, bạn cuối đọc luôn tên tác giả)
HS lắng nghe.
HS đọc bài theo nhóm 3
Lắng nghe
HS nhận xét bạn
Lắng nghe
HS đọc lại bài
HS tìm các tiếng: tuýp, khuấy, toét, tranh
HS đọc trơn các từ: tuýp màu vẽ, khuấy bột, toe toét, vẽ tranh
Đọc cá nhân, đọc nhóm(tổ), đọc đồng thanh.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
+ Nhóm 1: cành cây, bánh cuốn 
+ Nhóm 2: cây bàng, làng xóm 
+ Nhóm 3: ăn uống, cái khăn 
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
HS trình bày, nhận xét
HS đọc bài
HS: Mít tìm Xanh để xin một cây cọ cùng vài tuýp màu vẽ
HS: Mít dùng màu hồng, xanh nhạt, xanh thẫm, vàng để vẽ khuôn mặt của Hồng
HS nhận xét, bổ sung
HS quan sát, lắng nghe.
HS dùng ngón tay tô theo GV hình dáng chữ L trên mặt bàn
HS tô chữ L vào VTVtập 2/ 17
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có.
HS đọc câu ứng dụng: Lớp chúng mình rất vui và đoàn kết.
HS quan sát, lắng nghe GV viết mẫu và phân tích cấu tạo của con chữ của chữ Lớp.
HS quan sát, lắng nghe, nhận xét độ cao các con chữ
HS viết vào VTV/17
HS nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có.
- HS đọc đoạn chính tả.
- HS đánh vần, viết bảng con: xanh thẫm, mũi, mắt 
- HS viết bài chính tả vào VTV
Mít vẽ Hồng với cái mũi màu hồng, đôi tai màu xanh nhạt. Mít vẽ tiếp đôi môi màu xanh thẫm, đôi mát màu vàng, mái tóc màu cam.
HS nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có 
HS quan sát, lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
(3)Thay hình ngôi sao bằng chữ l hoặc n
(4)Thay hình chiếc lá bằng dấu hỏi hoặc dấu ngã
- HS quan sát
- HS làm bài tập
HS nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có.
HS lắng nghe.
HS hoạt động theo nhóm đôi.
HS thảo luận nhóm đôi và nói theo tình hướng cho phù hợp
+ Mình Cảm ơn bạn (khi được bạn giúp giải bài toán khó)
+ Mình Xin lỗi bạn( khi em lỡ tay làm hỏng bút chì của bạn)
HS nhận xét, bổ sung 
HS lắng nghe.
Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
HS viết sáng tạo vào VBT/ 43
+Mình cảm ơn bạn vì đã giúp mình giải bài toán
+mình xin lỗi bạn vì làm hỏng bút chì của bạn
HS nhận xét.
HS lắng nghe.
- HS: các bạn đang hát vui vẻ
- HS nhận xét.
HS hát 
- HS trả lời: Mít học vẽ tranh. Có Mít, Xanh, Hồng. ( HS nói theo ý thích của mình: Mít vẽ bạn nhiều màu, Mít vẽ màu lạ 
HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu.doc