Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 22: Mưa và nắng - Bài: Thực hành

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 22: Mưa và nắng - Bài: Thực hành

I. MỤC TIÊU

1. Phẩm chất chủ yếu:

- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập.

 - Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.

2. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.

 - Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phát triển năng lực Tiếng Việt qua hoạt động thực hành.

3. Năng lực đặc thù:

+ Đọc trơn các câu ca dao, tục ngữ về thời tiết, mở rộng vốn từ chỉ con vật, từ chỉ thời tiết có trong các câu ca dao, tục ngữ.

+ Nói: Phát triển lời nói theo nội dung yêu cầu.

+ Viết sáng tạo dựa trên những gì đã nói thành câu văn viết.

 

docx 5 trang chienthang2kz 13/08/2022 4331
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 22: Mưa và nắng - Bài: Thực hành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
CHỦ ĐỀ 22: MƯA VÀ NẮNG
BÀI: THỰC HÀNH 
MỤC TIÊU
Phẩm chất chủ yếu:
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập.
 - Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.
 - Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phát triển năng lực Tiếng Việt qua hoạt động thực hành.
Năng lực đặc thù:
+ Đọc trơn các câu ca dao, tục ngữ về thời tiết, mở rộng vốn từ chỉ con vật, từ chỉ thời tiết có trong các câu ca dao, tục ngữ.
+ Nói: Phát triển lời nói theo nội dung yêu cầu.
+ Viết sáng tạo dựa trên những gì đã nói thành câu văn viết.
CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: SGV, bảng phụ ghi các từ ngữ, câu cần thực hành.
- Bảng phụ ghi cách ngắt nhịp, ngưng nghỉ khi đọc bài thơ.
2. Học sinh: VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN
ĐIỀU MONG ĐỢI Ở HỌC SINH
1/ Hoạt động 1: Ổn định lớp – Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Mục tiêu: Tạo không khí phấn khởi để bắt đầu bài học. 
Cách thực hiện: 
- Trò chơi: Trời mưa
- Cách chơi: Mỗi cái ghế là "một gốc cây". HS đi tự do, hoặc vừa đi vừa hát: "Trời nắng, trời nắng, thỏ đi tắm nắng ...". Khi cô giáo ra lệnh "Trời mưa" và gõ trống dồn dập thì HS phải chạy nhanh để tìm cho mình "một gốc cây" trú mưa (ngồi vào ghế). Ai chạy chậm không có "gốc cây" thì phải trả lời câu hỏi của GV đưa ra.
- GV hỏi: Tiết trước học bài gì?
+ HS đọc bài” Cầu vồng”
+ Trả lời câu hỏi: Tìm các từ ngữ chỉ màu sắc nổi bật của cầu vồng.
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV chuyển ý, giới thiệu bài: Chúng ta đã hoàn thành những bài tập đọc trong chủ đề “Mưa và nắng”. Hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau đến với tiết Thực hành.
2/ Hoạt động 2: Luyện đọc và mở rộng vốn từ (15 phút)
Mục tiêu: Đọc trơn các câu ca dao, tục ngữ về thời tiết, mở rộng vốn từ chỉ con vật, từ chỉ thời tiết có trong các câu ca dao, tục ngữ.
Cách thực hiện:
- GV yêu cầu HS mở vở Bài tập Tiếng việt tập 2.
- Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập.
- Gọi 2 HS đọc các bài ca dao, tục ngữ về thời tiết
+ Hs đọc nối tiếp nhau. Mỗi hs 1 câu cho đến hết.
+ Vài hs đọc toàn bài.
- Sau khi đọc, Gv nêu yêu cầu: Tìm các từ chỉ con vật, thời tiết có trong bài.
- Y/C 1 HS lên tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “Bắn tên” 
- Gọi HS nhận xét
- Y/C HS viết các từ chỉ con vật, thời tiết có trong bài vào VBT
- Hãy đặt câu với từ vừa tìm được? – Gọi 1 số nhóm trình bày trước lớp – GV nhận xét, đánh giá.
- Y/C HS viết câu vừa nói vào VBT
* Nhận diện, đánh vần và đọc trơn từ ngữ có vần uya
- Đọc Y/C của bài tập
- Đánh vần vần uya và thực hiện theo Y/C của bài tập
- Đọc trơn các từ chứa vần uya và giải nghĩa các từ đó
+ GV có thể sử dụng hình ảnh minh họa, đặt câu, dùng ngữ cảnh để giúp HS hiểu nghĩa của từ.
NGHỈ GIẢI LAO (2 phút)
Hát kết hợp với vận động
3/ Hoạt động 3: Luyện tập nói, viết sáng tạo theo gợi ý: (10 phút)
Mục tiêu: Phát triển lời nói theo nội dung yêu cầu.
- Viết sáng tạo dựa trên những gì đã nói thành câu văn viết.
Cách thực hiện:
* Nói sáng tạo:
- Gọi HS đọc Y/C
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi nói cho nhau nghe về một hiện tượng thời tiết có (không có) trong tranh gợi ý. (3 phút)
- GV quan sát, giúp đỡ các em trao đổi với nhau bằng ánh mắt khi hỏi và trả lời. Hướng dẫn khi nói cần nhìn vào mắt bạn, ánh mắt thân thiện, thỉnh thoảng gật đầu, trao đổi thoải mái với nhau. 
- Cho HS báo cáo kết quả trước lớp
- Tổ chức HS trình bày trước lớp thông qua trò chơi “MC Dự báo thời tiết”
- GV nhận xét, tuyên dương
* Viết sáng tạo:
- YC HS quan sát vở BT
- GV hướng dẫn các em viết nội dung nói thành câu văn.
- Nhắc nhở HS cách viết hoa đầu câu và sử dụng dấu chấm câu, khoảng cách giữa các chữ trong 1 câu.
- YC HS viết vào vở BT
- Cho HS báo cáo kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, GDKNS: Cần giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi......
4/ Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò 
(3 phút)
Mục tiêu: Củng cố lại nội dung vừa học
Cách tiến hành: 
- Hôm nay học bài gì?
- Em thích nhất nội dung nào? Vì sao?
- GV nhận xét, chuyển ý: Thời tiết thay đổi theo mùa, theo các em do đâu mà có trời nắng, trời mưa. Để biết được điều đó, các em hãy về nhà xem trước bài “Kể chuyện thần mưa và thần nắng” nhé!
- HS lắng nghe
- HS tham gia trò chơi theo sự hướng dẫn của GV
- Học bài “Cầu vồng”
- 1HS đọc bài, các bạn lắng nghe và nhận xét.
- 1HSTL, các bạn nhận xét
- HS lắng nghe
- HS mở VBT
- 1HS đọc yêu cầu
- 2HSNK đọc, lớp lắng nghe và nhận xét.
+ HS đọc nối tiếp
+ HS đọc
- HS thảo luận nhóm đôi nói cho bạn nghe các từ chỉ con vật, thời tiết có trong bài.
- HS tham gia trò chơi
- HS nhận xét, bổ sung
- HS viết vào vở
- HS thảo luận nhóm đôi, một số nhóm trình bày trước lớp. HS đánh giá bạn
- HS viết vào vở
- 1HS đọc: Tìm tiếng chứa vần uya
- HS thực hiện
- HS đọc các từ chứa vần uya và giải nghĩa theo gợi ý của GV
- 1HS đọc
- HS thảo luận theo nhóm đôi, nói cho bạn nghe về 1 hiện tượng thời tiết theo gợi ý – Nhận xét, đánh giá lẫn nhau.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- Một số HS lên tập làm MC – Các bạn còn lại lắng nghe, nhận xét.
- HS quan sát vở BT
- HS viết theo hướng dẫn của GV
- HS lắng nghe
- HS viết vào vở - Đổi vở, nhận xét, đánh giá lẫn nhau theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu.docx