Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 22: Mưa và nắng - Bài 2: Mặt trời và hạt đậu

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 22: Mưa và nắng - Bài 2: Mặt trời và hạt đậu

I/ Mục tiêu: Bài học giúp học sinh hình thành những năng lực và phẩm chất sau:

1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận quá trình học qua hoạt động nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phát triển năng lực tiếng Việt qua hoạt động thực hành.

2. Năng lực đặc thù:

- Phát triển năng lực về văn học:

+ Biết trao đổi với bạn từ việc quan sát tranh minh họa và tên bài đọc, nói về nhân vật trong truyện và phán đoán hành động của các nhân vật trong truyện.

+ Hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài đọc.

 

docx 10 trang chienthang2kz 9871
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 22: Mưa và nắng - Bài 2: Mặt trời và hạt đậu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
CHỦ ĐỀ 22: MƯA VÀ NẮNG
BÀI 2: MẶT TRỜI VÀ HẠT ĐẬU 
I/ Mục tiêu: Bài học giúp học sinh hình thành những năng lực và phẩm chất sau:
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận quá trình học qua hoạt động nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phát triển năng lực tiếng Việt qua hoạt động thực hành.
Năng lực đặc thù:
- Phát triển năng lực về văn học:
+ Biết trao đổi với bạn từ việc quan sát tranh minh họa và tên bài đọc, nói về nhân vật trong truyện và phán đoán hành động của các nhân vật trong truyện.
+ Hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài đọc.
- Phát triển năng lực về ngôn ngữ:
+ Đọc trơn bài đọc, bước đầu biết ngắt nghỉ đung chỗ có dấu câu.
+ Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài có tiếng chứa vần cần luyện tập và đặt câu.
+ Nói được các bạn trong tranh làm gì và nội dung tranh.
+ Nói cho cả lớp nghe việc nên làm đẻ bảo vệ sức khỏe khi trời nắng nóng, mưa lạnh.
+ Viết đươc vào vở ít nhất 1 việc nên làm khi ra ngoài vào lúc trời nắng hoặc trời mưa. 
+ Tô đúng kiểu chữ hoa chữ B và viết câu ứng dụng: Ban mai, ánh nắng trong vắt.
+ HS viết đúng các chữ theo mẫu chữ thường cỡ vừa, cỡ nhỏ theo vở tập viết 1.
+ HS biết nhìn SHS và viết lại câu: Cậu vội xòe hai cái lá nhỏ xíu hướng về phía ông mặt trời rực rỡ.
+ Phân biệt đúng chính tả tr và ch.
Phẩm chất: 
- Bồi dưỡng cho học sinh phẩm chất tự tin qua hoạt động nghe nói, đọc hiểu, viết.
II/ Phương tiện dạy học:
Giáo viên: 
- Một số tranh ảnh, mô hình hoặc vật thật dùng minh họa tiếng có vần anh, ang kèm theo thẻ từ.
- Tranh minh họa các hình trong SGK, bông hoa trò chơi.
- Video về sự phát triển của cây đậu.
- Hình ảnh minh họa mẫu chữ hoa B và câu ứng dụng: Ban mai, ánh nắng trong vắt.
Học sinh: SGK, VBT, bảng, phấn, vở tập viết, vở chính tả,
III/ Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Tiết 1
1. Hoạt động 1: Ổn định và kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Mục tiêu: Ổn định lớp và đọc thuộc lòng khổ thơ và trả lời câu hỏi về bài thơ Mưa.
- Cho học sinh hát bài: Cái cây xanh xanh.
- Gọi 2 học sinh lên đọc thuộc lòng khổ thơ em thích và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét.
2. Hoạt động 2: Khởi động (5 phút)
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh vào bài mới và kết nối bài.
- GV cho học sinh quan sát tranh minh họa bài đọc.
- GV cho HS hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi phần khởi động trong SHS.
- Gv dẫn dắt vào bài mới và giới thiệu bài: Mặt trời và hạt đậu.
3. Hoạt động 3: Luyện đọc thành tiếng (20 phút)
- Mục tiêu: Đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài văn; tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút, biết ngắt hơi ở dấu chấm, dấu phẩy và ngắt nghỉ hơi trong câu dài.
a) Cho HS đọc thầm
 - GV kiểm soát lớp
b) GV đọc mẫu 1 lần, ngắt nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm và ngắt nghỉ ở câu dài
Cậu vội xòa hai cái lá nhỏ xíu/ hướng về phía ông mặt trời rực rỡ.
- Nhắc HS để ý chỗ ngắt nghỉ hơi.
c) Cho HS đọc tiếng, từ ngữ
- Cho HS luyện đọc theo nhóm 4, tự tìm ra từ khó đọc hoặc từ mà bạn mình đọc sai, ghi lại trên thẻ từ.
- GV quan sát các nhóm hoạt động, giúp đỡ, chỉnh sửa, rèn đọc cho HS.
- GV nêu từ các nhóm phát hiện.
+ Đối với các từ mà nhiều nhóm sai: GV chọn từ đưa lên bảng, rèn HS đọc.
+ Đối với các từ chỉ 1-2 nhóm sai: GV cho HS trong nhóm đọc lại. 
+ Nếu từ nào HS không đọc được, có thể cho HS đánh vần và đọc trơn.
- GV nhận xét.
d) Luyện đọc câu
- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp từng câu.
- GV giới thiệu câu dài cần đọc nghỉ hơi.
Cậu vội xòa hai cái lá nhỏ xíu/ hướng về phía ông mặt trời rực rỡ.
- GV kết hợp giải nghĩa từ: trồi lên, sáng bừng (bằng hình ảnh)
+ Trồi lên: nho lên, nổi lên trên mặt đất.
+ Sáng bừng: chuyển trạng thái đột ngột sang ánh sáng mạnh mẽ, tỏa ra xung quanh.
e) Tổ chức cho HS đọc cả bài văn
- GV hỏi bài nài chia làm mấy đoạn?
- Gv nhận xét, chốt:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến sưởi ấm cho cháu.
+ Đoạn 2: Còn lại.
- GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV cho HS khá giỏi đọc toàn bài trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
*Giải lao: Gv cho học sinh xem video về sự phát triển của cây. (3 phút)
- Cả lớp hát.
- 2 HS lên bảng.
- Lớp lắng nghe – nhận xét bạn.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh minh họa và nói cho nhau nghe tranh vẽ gì.
- HS hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi, phán đoán về nội dung câu chuyện
- HS đọc thầm bài 
- HS dò và đọc thầm theo cô, để ý chỗ ngắt nghỉ hơi.
- HS luyện đọc trong nhóm và tìm từ khó ghi lại trên thẻ.
- HS báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình.
- HS luyện đọc lại các từ còn đọc sai.
- HS nhìn và đếm bài có mấy câu.
- HS đọc nối tiếp câu theo dãy.
- HS ngắt nghỉ câu theo hướng dẫn.
- HS suy nghĩ cá nhân và giải nghĩa các từ khó.
- HS tự chia đoạn.
- HS lắng nghe.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm, sửa sai cho nhau
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm của mình.
- 2 HS đọc lại toàn bài trước lớp.
- HS lắng nghe.
TIẾT 2
4. Hoạt động 4: Tìm hiểu bài
4.1. Mở rộng vốn từ, phân biệt anh/ ang (12 phút)
- Mục tiêu: Mở rộng vốn từ chứa vần anh/ ang.
- GV hướng dẫn HS tìm tiếng trong bài có vần anh/ ang.
- GV cho HS thi đua theo nhóm tìm tiếng, từ ngoài bài có vần anh/ang, lưu ý cách phát âm, chỉnh sửa cho HS.
- GV nhận xét.
* Nghỉ giữa tiết (3 phút): Hát kết hợp vận động.
4.2. Đọc hiểu (20 phút)
- Mục tiêu: Trả lời được câu hỏi đơn giản về nội dung của bài đọc. 
- Cho HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1.
- Câu hỏi 1: GV tổ chức cho HS thực hiện bằng cách chọn đáp án đúng nhất
+ Điều gì làm hạt đậu bừng tỉnh giấc?
a. Tiếng ồn ào trên mặt đất.
b. Những chú chim hót kêu bạn dậy.
c. Những tia nắng chiếu xuống.
- Cho HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi 2
- Câu 2: Học sinh suy nghĩ cá nhân và trả lời. 
+ Khi thấy khắp nơi bừng sáng, hạt đậu đã làm gì?
- GV chốt ý.
- GV chốt nội dung bài.
- HS tìm và gạch chân tiếng có chứa vần anh/ ang.
- HS nêu miệng các tiếng đã tìm được
- Lớp nhận xét – bổ sung.
- HS thi đua theo nhóm nối tiếp tìm tiếng, từ có chứa vần anh/ ang. Nhóm nào tìm không tìm được sẽ bị loại. Nhóm cuối cùng là nhóm chiến thắng.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm đoạn 1.
- HS chọn đáp án a, b, c bằng hoa xoay.
- Các bạn nhận xét, chốt lại câu trả lời.
- Học sinh đọc thầm đoạn 2.
- HS suy nghĩ và trả lời.
- HS nhận xét – bổ sung câu trả lời của bạn.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại nội dung bài.
TIẾT 3
5. Hoạt động 5: Tô chữ hoa B và viết câu ứng dụng (15 phút)
- Mục tiêu: Tô đúng mẫu chữ, viết câu ứng dụng đúng cỡ chỡ theo yêu cầu.
3.1. Tô chữ hoa B (10 phút)
- Gv treo mẫu chữ hoa B.
- GV cho HS nhận xét về độ cao, số lượng nét, và kiểu nét của chữ hoa B.
- GV vừa nêu quy trình viết vừa tô chữ trong khung chữ. (Chú ý nhắc HS điểm đặt bút và dừng bút)
- GV cho HS tập viết chữ B vào bảng con.
- Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ HS còn khó khăn.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS tô chữ B vào vở tập viết.
- GV quan sát hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút cho đúng, tư thế ngồi đúng.
- GV nhắc nhở HS cách viết và độ cao, 
3.2. Viết câu ứng dụng: Ban mai, ánh nắng trong vắt. (5 phút)
- Gv cho học sinh quan sát và đọc câu ứng dụng.
- GV hướng dẫn học sinh viết chữ Ban. (Chú ý độ cao, độ rộng và cách nối nét)
- Gv cho HS viết vào bảng con.
- GV hướng dẫn học sinh viết phần còn lại.
- GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào vở tập viết.
- GV quan sát, nhắc nhở, giúp đỡ HS.
- Gv cho HS tự nhận xét bài của mình và của bạn.
- GV thu vở 1 số bạn để nhận xét.
- GV nhận xét lớp.
6. Hoạt động 6: Nhìn viết – Chính tả (20 phút)
4.1. Nhìn – viết (10 phút)
- Gv cho HS đọc lại câu cần viết: Cậu vội xòe hai cái lá nhỏ xíu hướng về phía ông mặt trời rực rỡ.
- GV cho Hs đánh và và giải thích lại nghĩa một số tiếng, từ dễ viết sai bằng cách đặt câu.
- VD: Vội, xòe, nhỏ xíu, mặt trời, rực rỡ.
- Gv hướng dẫn HS cách trình bày vào vở.
- GV cho HS trình bày bài viết vào vở.
- GV quan sát, giúp đỡ HS còn khó khăn.
- GV nhận xét.
4.2. Bài tập chính tả (10 phút)
- GV cho HS đọc yêu cầu BT.
- GV treo tranh gợi ý của bài tập
- GV yêu cầu HS thay hình ngôi sao bằng chữ tr hoặc chữ ch.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi và làm bài vào VBT.
- GV chốt – nhận xét.
- HS quan sát.
- HS nhận xét chưa hoa B.
- HS quan sát GV viết mẫu.
- HS viết vào bảng con. 
- Đổi bảng nhận xét nhau.
- HS tô chữ hoa B vào VTV.
- HS quan sát và đọc câu ứng dụng.
- HS quan sát GV viết mẫu.
- HS viết vào bảng con.
- HS quan sát.
- HS viết câu ứng dụng vào VTV.
- HS nhận xét bài của mình – trao đổi vở nhận xét bài bạn.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại câu cần viết.
- HS đọc, đánh vần một số tiếng, từ dễ viết sai.
- HS đặt câu với các tiếng/ từ đó.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS trình bày bài vào vở.
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS quan sát tranh.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm đôi và lamg bài.
- HS trình bày bài làm của nhóm mình.
- Các nhóm khác lắng nghe – nhận xét – sửa sai.
- HS lắng nghe
TIẾT 4
7. Hoạt động 7: Luyện nói (15 phút)
- Mục tiêu: Học sinh biết phân biệt trời nắng, trời mưa. Biết những việc nên làm để bảo vệ sức khỏe. HS nói thành câu hoàn chỉnh.
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.
- GV cho HS quan sát tranh gợi ý và nói cho bạn biết tranh vẽ gì?
- GV cho HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn.
- Gv nhận xét.
- Gv cho học sinh nêu hai, ba việc em làm để bảo vệ sức khỏe trong những ngày nắng, nóng hoặc ngày mưa, lạnh.
- GV hướng dẫn HS nói thành câu.
- GV nhận xét – tuyên dương.
NGHỈ GIỮA TIẾT (3 phút)
8. Hoạt động 8: Viết sáng tạo
 (15 phút)
- Mục tiêu: HS biết những việc nên làm khi ra ngoài lúc trời nắng hoặc trời mưa. Biết viết thành câu hoàn chỉnh.
- Gv cho HS đọc yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS viết được ít nhất 1 câu về việc nên làm khi ra ngoài lúc trời nắng hoặc trời mưa.
- GV nhắc nhở HS đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm.
- GV quan sát, giúp đỡ HS còn khó khăn.
- GV nhận xét – tuyên dương.
- 2 HS đọc yêu cầu bài.
- HS quan sát tranh và nói cho bạn biết tranh vẽ gì.
- HS làm việc nhóm nói theo gợi ý:
+ Bức tranh thứ nhất vẽ cảnh gì?
+ Những người đi đường dùng những vật dụng gì để che nắng, chống nắng?
+ Trang phục của các bạn nhỏ như thế nào?
+ Các bạn đang ăn, uống những gì?
+ Bức tranh số 2 cho thấy mọi người đang làm gì?
+ Trời nắng hay mưa?
- Các nhóm lắng nghe – nhận xét.
- HS suy nghĩ cá nhân – nói trước lớp.
- Lớp lắng nghe – nhận xét – bổ sung ý kiến.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc yêu cầu bài.
- HS viết câu hoàn chỉnh vào vở dưới sự hướng dẫn của GV.
- HS đọc lại câu mình viết. 
- Lớp lắng nghe – nhận xét
- HS lắng nghe.
9. Củng cố - dặn dò (5 phút)
- Gv cho Hs đọc lại toàn bài. 
- GV yêu cầu chuẩn bị tiết học sau.
- HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh.
- HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu.docx