Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 14: Lớp em - Bài 2: ep, êp
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực:
- Trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động có trong bài: Các bạn đang xếp hàng để được xem cá chép.
- Nhận diện được sự tương hợp giữa âm của cần ep, êp; đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “p”
- Viết được các vần ep, êp
- Đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng ở mức độ đơn giản.
- Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với bài học.
2. Về phẩm chất:
- Thể hiện sự nhường nhịn và xếp hàng ngay ngắn.
- Thể hiện được sự lễ phép của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: SGK, SGV, tranh minh họa, clip giáo dục về sự lễ phép.
- Học sinh: SGK, vở tập viết, .
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 CHỦ ĐỀ 14 : LỚP EM Bài 2: ep – êp MỤC TIÊU Về năng lực: Trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động có trong bài: Các bạn đang xếp hàng để được xem cá chép. Nhận diện được sự tương hợp giữa âm của cần ep, êp; đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “p” Viết được các vần ep, êp Đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng ở mức độ đơn giản. Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với bài học. Về phẩm chất: Thể hiện sự nhường nhịn và xếp hàng ngay ngắn. Thể hiện được sự lễ phép của mình. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: SGK, SGV, tranh minh họa, clip giáo dục về sự lễ phép. Học sinh: SGK, vở tập viết, . HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ: (3p) - Mục tiêu: Ổn định lớp và giúp HS ôn lại các vần ap, ăp, âp đã học ở bài trước. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền điện” bằng cách mời 1 HS tìm tiếng có chứa vần ap, ăp, âp. Bạn này trả lời sau đó chỉ một bạn khác trả lời. Thời gian trả lời là 3s. Sau 3s bạn nào không trả lời được hoặc sai thì sẽ nhận một hình phạt do cả lớp đặt ra. - GV nhận xét. - HS chơi trò chơi. 2. Khởi động: - Mục tiêu: HS nhận diện được vần ep và êp - GV cho HS xem và quan sát bức tranh khởi động, trao đổi và nói những từ ngữ có chứa tiếng ep,êp. + Tranh vẽ gì? - GV nhận xét/ nêu: Các bạn xếp hàng xem cá chép - GV nhận xét và giới thiệu bài mới. - HS trả lời : cá chép,xếp hàng. - HS trả lời. - HS lắng nghe. 3. Nhận diện vần, tiếng chứa vần mới: - Mục tiêu: HS nhận diên, đọc được tiếng chứa vần ep – êp. * Nhận diện, đánh vần tiếng: - GV phân tích vần ep,êp. - GV hướng dẫn HS đánh vần. - GV hỏi: Vần ep,êp có điểm nào giống và khác nhau giữa các tiếng? - GV mời HS đọc vần. - GV hướng dẫn HS ghép vần, đánh vần, đọc trơn tiếng chép. 4. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn tiếng khóa - Mục tiêu: Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa, hiểu nghĩa từ khóa. - GV chiếu bức tranh và giới thiệu tiếng khoá: tập chép, xếp hàng. - HD HS đọc tiếng khóa. - GV nhận xét/ chốt. - HS theo dõi. - HS đọc. 5. Tập viết: - Mục tiêu: Viết được các vần ep, êp và các tiếng, từ ngữ có chứa vần ep, êp. - Mời HS viết bảng con: + Viết vần ep và từ tập chép + Viết vần êp và từ xếp hàng - Mời HS viết vào vở tập viết: + Hs viết ep, tập chép; êp, xếp hàng. + GV cho HS trao đổi vở, nhận xét. + HS chọn biểu tượng đánh giá kết quả bài của mình. - Tập viết hạ cỡ chữ: + GV giới thiệu lại kĩ thuật hạ cỡ chữ cho nhóm chữ có độ cao 1 ô li + HS viết vào bảng con + HS viết vào vở - HS thực hiện: + Viết vần ep và từ tập chép + Viết vần êp và từ xếp hàng - HS viết vào vở: + Hs viết ep, tập chép; êp, xếp hàng. - HS trao đổi chéo vở cho nhau, nhận xét, HS sửa lỗi sai nếu có. + HS viết vào bảng con + HS viết vào vở 6. Luyện tập đánh vần- đọc trơn 6.1. Đánh vần, đọc trơn các từ mở rộng, hiểu nghĩa các từ mở rộng -GV cho HS quan sát tranh, rút ra từ -Gọi HS phân tích từ, tìm tiếng chứa vần vừa học -Yêu cầu HS đánh vần tiếng mới, đọc trơn từ mở rộng chứa vần ep, êp (kẹp giấy, giày dép, đèn xếp, nhà bếp) 6.2. Đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng dụng - GV đọc mẫu. -Yêu cầu HS tìm tiếng chứa vần mới học, tiếng có âm, vần khó có trong bài đọc, HS đánh vần thầm. - Cho HS đọc thành tiếng bài đọc -Giúp HS tìm hiểu nội dung của đoạn văn theo các câu hỏi gợi ý: + Tiếng gì báo hiệu giờ ra chơi? + Sau hồi trống, chúng em làm gì? + Chúng em được nghe nhạc và làm gì? +Các thầy cô khen chúng em điều gì? -GV giáo dục HS: Tập thể dục có lợi cho sức khoẻ nên các em phải tập nghiêm túc. -HS quan sát tranh và trả lời -HS trả lời -HS đánh vần -HS giải thích nghĩa của các từ mở rộng và nói được câu với một, hai từ mở rộng -HS tìm thêm các từ có chứa vần ep, êp và đặt câu -HS lắng nghe -HS tìm tiếng -HS đọc (cá nhân, nhóm, đồng thanh) -Trả lời các câu hỏi -HS lắng nghe. 7. Hoạt động mở rộng -Gọi HS đọc câu lệnh -Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: Đọc nội dung các nội quy có trong tranh. Hãy nêu vài tình huống cần nói lời xin phép. - Hỏi: Chúng ta phải nói lời xin phép với thái độ như thế nào? -Giáo dục HS: Nói lời xin phép thể hiện thái độ lịch sự, lễ phép. -HS đọc “Nói lời xin phép” -HS thảo luận nhóm -HS trình bày trước lớp -HS trả lời: lễ phép. -HS lắng nghe. 8. Củng cố -dặn dò: Trò chơi :Thi đua tìm tiếng ngoài bài. GV nhận xét, tuyên dương, dặn dò HS ôn bài ở nhà. -HS tham gia trò chơi. -HS nhận xét
Tài liệu đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu.docx