Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 4: An toàn khi ở nhà

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 4: An toàn khi ở nhà

. Hoạt động khởi động: (10’)

* Hoạt động 1: Những đồ vật nào trong nhà bạn có thể gây nguy hiểm?

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Những đồ vật nào trong nhà bạn có thể gây nguy hiểm?

- Gv nhận xét, đánh giá, dẫn dắt hoạt động tiếp theo. ( Các em đã biết được một số đồ vật trong nhà có thể gây nguy hiểm cho bản thân mình; Vậy thì ngoài những đồ vật đó thì còn những đồ vật hay thiết bị khác nào có thể gây nguy hiểm cho bản thân và mọi người thì chúng ta cùng tìm hiêu hoạt động tiếp theo nhé)

b. Hoạt động khám phá: (18’)

*Hoạt động 2: Quan sát hình và nói tên những đồ dùng có thể gây nguy hiểm.

- Yêu cầu HS quan sát hình 1, thảo luận và trả lời các câu hỏi:

+ Những đồ dùng nào có thể làm đứt tay, chân?

+ Những đồ dùng nào có thể gây bỏng?

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương

- Sau câu trả lời của HS, GV có thể yêu cầu học sinh giải thích:

+ Tại sao dao, kéo lại có thể gây nguy hiểm?

+ Nếu va chạm vào ấm nước đang đun sôi thì em có thể bị làm sao?

- Gv có thể gợi ý thêm:

+ Dao, kéo có thể làm cho em bị thương như thế nào?

+ Cốc, bát, đĩa,. nếu vỡ thì có thể gây nguy hiểm ra sao?

+ Sử dụng ấm nước sôi, nếu không cẩm thận thì sẽ nguy hiểm như thế nào?

 

doc 5 trang thuong95 7890
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 4: An toàn khi ở nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 4: AN TOÀN KHI Ở NHÀ
I. MỤC TIÊU: 
* Qua bài này, học sinh:
- Kể được một số đồ dùng, thiết bị có thể gây nguy hiểm cho gia đình
- Nêu được một số việc nên làm và không nên làm khi sử dụng một số đồ dùng thiết bị có thể gây nguy hiểm trong gia đình.
- Xác định được một số tình huống và nhận biết được nguy cơ có thể gây đứt tay, chân, bỏng, điện giật.
- Nêu được cách xử lí một số tình huống khi bản thân hoặc người khác bị thương khi ở nhà.
II. CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên: Tranh ảnh về một số đồ dùng, thiết bị có thể gây nguy hiểm cho gia đình.
- Học sinh: Sưu tầm hình ảnh( hình chụp, vẽ) một số đồ dùng, thiết bị có thể gây nguy hiểm cho gia đình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt dộng của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định tổ chức:(1’)
B. Kiểm tra bài cũ: (3’) Bài Nơi gia đình chung sống.
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
C. Bài mới:(31’)
1. Giới thiệu bài: (1’)Nêu mục tiêu bài học
2. Hướng dẫn các hoạt động: (28’)
a. Hoạt động khởi động: (10’)
* Hoạt động 1: Những đồ vật nào trong nhà bạn có thể gây nguy hiểm?
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Những đồ vật nào trong nhà bạn có thể gây nguy hiểm?
- Gv nhận xét, đánh giá, dẫn dắt hoạt động tiếp theo. ( Các em đã biết được một số đồ vật trong nhà có thể gây nguy hiểm cho bản thân mình; Vậy thì ngoài những đồ vật đó thì còn những đồ vật hay thiết bị khác nào có thể gây nguy hiểm cho bản thân và mọi người thì chúng ta cùng tìm hiêu hoạt động tiếp theo nhé)
b. Hoạt động khám phá: (18’)
*Hoạt động 2: Quan sát hình và nói tên những đồ dùng có thể gây nguy hiểm.
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, thảo luận và trả lời các câu hỏi:
+ Những đồ dùng nào có thể làm đứt tay, chân?
+ Những đồ dùng nào có thể gây bỏng?
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương
- Sau câu trả lời của HS, GV có thể yêu cầu học sinh giải thích:
+ Tại sao dao, kéo lại có thể gây nguy hiểm?
+ Nếu va chạm vào ấm nước đang đun sôi thì em có thể bị làm sao?
- Gv có thể gợi ý thêm:
+ Dao, kéo có thể làm cho em bị thương như thế nào?
+ Cốc, bát, đĩa,... nếu vỡ thì có thể gây nguy hiểm ra sao?
+ Sử dụng ấm nước sôi, nếu không cẩm thận thì sẽ nguy hiểm như thế nào?
=> Gv giải thích thêm: Trong mỗi gia đình, có rất nhiều vật sắc nhọn hoặc dễ vỡ có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người khác: dao, kéo nếu sử dụng không cẩn thận có thể làm đứt tay, chân, gây chảy máu; Cốc, bát, đĩa, ấm, chén,... nếu vô ý làm vỡ có thể tạo ra những mảnh vỡ sắc, nhọn gây nguy hiểm cho bản thân và những người khác nếu sờ vào hay giẫm phải. Ổ cắm điện, bình nóng lạnh, các dây điện, ấm điện,... nếu sử dụng không cẩn thận có thể bị điện giật. Phích nước nóng,bếp lửa,.... có thể gây bỏng.
*Hoạt động 3:Các bạn trong hình đã làm gì để sử dụng đồ dùng an toàn
- Yêu cầu HS quan sát hình 2,3,4 thảo luận với bạn và trả lời câu hỏi: Các bạn trong hình đã làm gì để sử dụng đồ dùng an toàn?
- GV có thể đưa ra các câu hỏi gợi ý:
+ Khi muốn sử dụng đồ điện thì chúng ta nên làm gì?
+ Chúng ta nên làm gì khi cầm cốc nước thủy tinh di chuyển?
+ Có nên lại gần bàn là khi mẹ đang là quần áo hay không?
- Đại diện các nhóm lên trình bày
=> Kết luận: Để an toàn bạn nên cẩn thận khi sử dụng các vật sắc nhọn, dễ vỡ và đồ điện.
3. Củng cố - Dặn dò: (2’)
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: xem lại nội dung đã học và chuẩn bị đồ dùng cho 2 hoạt động tiếp theo.
- Hát(Ổn định chỗ ngồi,chuẩn bị đồ dùng sách vở, dụng cụ để lên bàn ngay ngắn,..)
- HS trả lời câu hỏi:
+ Nhà bạn ở đâu? Xung quanh nhà bạn có những gì?
+ Nhà bạn có những phòng nào? Trong nhà có những đồ dùng thiết bị gì? 
- 3- 4 HS trả lời
Hoạt động cặp đôi.
- HS quan sát hình 1và thảo luận 
- Từng cặp HS chỉ trên hình và nói với nhau.
- Đại diện các cặp tham gia trình bày
Hoạt động cả lớp.
- Từng HS trả lời:
+ Rất sắc, bén,...
+ Có thể bị bỏng.
+ Bị đứt tay
+ Những mảnh vỡ có thể làm đứt tay
+ Nếu không cẩn thận sẽ dễ bị bỏng.
(Hoạt động cặp đôi)
- HS thảo luận và trả lời
- HS chỉ từng hình trả lời trước lớp.
Để an toàn em nên cẩn thận khi dùng dùng dao hoặc các vật sắc nhọn,các đồ dùng dễ vỡ như bát, đĩa, cốc, chén,... Các đồ dùng có sử dụng điện, phích nước nóng, bếp ga,... Khi sử dụng nên nhờ người lớn giúp đỡ. Tuyệt đối không được sờ vào phích cắm, ổ điện, dây điện, đặc biệt là khi tay ướt. 
- 4-5 HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
TIẾT 2:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định tổ chức:(1’)
B. Kiểm tra bài cũ: (3’) bài An toàn khi ở nhà (tiết 1)
C. Bài mới:(31’)
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn các hoạt động: (28’)
a. Hoạt động luyện tập: (18’)
* Hoạt động 4: Điểu gì có thể sẽ xảy ra với các bạn trong hình? Vì sao?
- GV nêu yêu cầu: Quan sát hình 5, 6,7 thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV nêu gợi ý hướng dẫn, giúp đỡ:
+ Khi dùng tay giật dây điện thì dây điện có thể bị đứt không? Nếu dây điện bị đứt, hở thì điều gì xảy ra với bạn ở hình 5?
+ Bạn ở hình 6 đang làm gì? Mảnh vỡ có thể làm bạn bị thương như thế nào?
- Gv nhận xét, tuyên dương
- Liên hệ: GV hỏi: Nếu có mặt ở đó em sẽ khuyên các bạn như thế nào?
+ Để đảm bảo an toàn (tránh bị điện giật, bị bỏng, bị đứt tay) khi ở nhà em nên chú ý điều gì? 
b. Hoạt động vận dụng: (10’)
* Hoạt động 5: Khi bị thương bạn sẽ làm gì?
- GV nêu yêu cầu: Các em hãy nhớ lại nội dung bài đã học và nêu cách ứng xử trong tình huống sau: Đang ngồi xem phim hoạt hình, Lan cảm thấy rất khát nước, bạn xuống bếp và rót một cốc nước. Do vội uống để kịp lên xem tiếp phim, bạn làm rơi cốc nước xuống đất. Sợ bị mẹ mắng, Lan ngồi nhanh xuống và nhặt các mảnh vỡ để vứt vào thùng rác. Không may bạn bị mảnh vỡ cứa vào tay và chảy máu. Lan bật khóc và lo lắng không biết nên làm gì. Các em hãy giúp Lan đưa ra cách ứng xử phù hợp nhé
- GV nhận xét tuyên dương nhóm có cách ứng xử tốt nhất.
=> GV nhấn mạnh: Khi các em bị đứt tay hoặc bị thương cần nói ngay với bố mẹ hoặc người lớn để được giúp đỡ kịp thời. Nếu bố, mẹ và người lớn không có nhà, các em cần rửa sạch tay, sau đó dùng miếng băng dán y tế để băng vết thương lại. Nếu vẫn chảy máu, cần nhờ hàng xóm giúp đưa đến cơ sở y tế hoặc gọi 115 để được giúp đỡ kịp thời.
- Gv hướng dẫn HS cách sử dụng dùng miếng dán y tế hoặc cách băng vết thương từ miếng vải nhỏ.
3. Củng cố - Dặn dò: (2’)
* Giáo dục HS phải biết bảo vệ bản thân, cách xử lí khi bị đứt tay.
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: xem lại nội dung đã học và chuẩn bị bài mới: “Ôn tập chủ đề gia đình”
- Hát(Ổn định chỗ ngồi,chuẩn bị đồ dùng sách vở, dụng cụ để lên bàn ngay ngắn,..)
- HS thảo luận với bạn và trả lời câu hỏi Điểu gì có thể sẽ xảy ra với các bạn trong hình? Vì sao?
- HS chỉ từng hình và trả lời:
+ Hình 5 bạn cầm dây điện để kéo có thể bị điện giật
+ Hình 6, bạn dùng tay trần nhặt mảnh vỡ có thể bị đứt tay
+ Hình 7, đứng lên ghế để với tay cầm hộp có thể bị trượt chân, ngã; bên cạnh bạn có ấm nước đang sôi, có nồi cơm điện đang sử dụng điện, nếu chạm vào có thể bị bỏng.
Hoạt động mở rộng
- HS phát biểu theo ý kiến cá nhân.
Hoạt động nhóm 4
- HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV. 
- Đại diện nhóm HS nêu cách xử lí tình huống:
+ Nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ.
+ Nếu không có bố mẹ ở nhà em sẽ nhờ sự giúp đỡ của hàng xóm.
+ Cần rửa sạch tay sau đó dùng miếng băng dán y tế để băng vết thương lại.
- HS chú ý lắng nghe
Hoạt động mở rộng
- HS lắng nghe
- Hs lắng nghe và thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_cung_hoc_de_phat_trien_nang_lu.doc