Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 20: Cơ thể em (3 tiết)

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 20: Cơ thể em (3 tiết)

Hoạt động 1

-GV cho HS quan sát hình trong SGK và đưa ra câu hỏi phù hợp để giúp HS gọi tên được các bộ phận mà hai ‘’bác sĩ’’ Minh và Hoa đang khám cho các bạn.

Yêu cầu cần đạt: HS biết được vị trí và tên gọi của một số bộ phận bên ngoài cơ thể.

Hoạt động 2

-GV cho HS nói với nhau về sự giống và khác nhau giữa các em.

-GV cho HS quan sát hình bạn trai, bạn gái;

-GV đặt các câu hỏi, HS quan sát tranh đồng thời dựa vào hiểu biết thực tế để trả lời, qua đó thấy được sự khác nhau bên ngoài giữa bạn trai và bạn gái.

Yêu cầu cần đạt:

-HS hăng hái, tự tin nêu được sự giống nhau và khác nhau giữa các em. (giống: đều da, ). Từ đó giáo dục HS cần tôn trọng sự khác biệt của người khác.

-Phân biệt được bạn trai, bạn gái.

3. Hoạt động thực hành

-GV dựa vào hình gợi ý trong SGK, dựa vào vốn hiểu biết thực tế của HS để hướng dẫn và đưa ra luật chơi cụ thể

 

doc 10 trang thuong95 54142
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 20: Cơ thể em (3 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
BÀI 20: CƠ THỂ EM (3 TIẾT)
MỤC TIÊU
Sau bài học, HS sẽ:
Xác định được vị trí, nói được tên của một số bộ phận bên ngoài cơ thể; vẽ hoặc sử dụng hình có sẵn để ghi chú hoặc nói được tên các bộ phận của cơ thể; phân biệt được con trai, con gái.
Nêu được chức năng của một số bộ phận bên ngoài cơ thể, nhận biết được các bộ phận trên cơ thể ngoài việc thực hiện các chứng năng cơ học còn có chức năng cơ học còn có chức năng thể hiện thái độ, tình cảm, 
Nêu và biết cách tự thực hiện các hoạt động (đơn giản) cần thiết để giữ gìn vệ sinh cơ thể và thời điểm nên thực hiện các hoạt động đó.
Yêu quý và có ý thức tự giác trong việc chăm sóc và bảo vệ các bộ phận trên cơ thể mình, tôn trọng sự khác biệt của người khác, tôn trọng những người khuyết tật kém may mắn hơn mình.
CHUẨN BỊ
GV:
+ Hình phóng to trong SGK (nếu ), hình vẽ cơ thể người.
+ Hình bé trai, bé gái.
+ Thẻ chữ để chơi trò chơi (số bộ bằng số nhóm), xà phòng hoặc nước rửa tay.
HS: giấy, bút chì, bút màu, khăn lau, kem đánh răng, bàn chải, cốc.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
1. Mở đầu: Khởi động 
-GV cho HS hát bài hát có nhắc đến các bộ phận của cơ thể: : Năm ngón tay ngoan để dẫn dắt vào bài.
Hoạt động khám phá
Hoạt động 1
-GV cho HS quan sát hình trong SGK và đưa ra câu hỏi phù hợp để giúp HS gọi tên được các bộ phận mà hai ‘’bác sĩ’’ Minh và Hoa đang khám cho các bạn.
Yêu cầu cần đạt: HS biết được vị trí và tên gọi của một số bộ phận bên ngoài cơ thể.
Hoạt động 2
-GV cho HS nói với nhau về sự giống và khác nhau giữa các em.
-GV cho HS quan sát hình bạn trai, bạn gái; 
-GV đặt các câu hỏi, HS quan sát tranh đồng thời dựa vào hiểu biết thực tế để trả lời, qua đó thấy được sự khác nhau bên ngoài giữa bạn trai và bạn gái.
Yêu cầu cần đạt:
-HS hăng hái, tự tin nêu được sự giống nhau và khác nhau giữa các em. (giống: đều da, ). Từ đó giáo dục HS cần tôn trọng sự khác biệt của người khác.
-Phân biệt được bạn trai, bạn gái.
3. Hoạt động thực hành
-GV dựa vào hình gợi ý trong SGK, dựa vào vốn hiểu biết thực tế của HS để hướng dẫn và đưa ra luật chơi cụ thể 
-GV kết luận bằng việc sử dụng một hình ghi sẵn các bộ phận tương đối chi tiết như mắt, mũi, miệng, bàn chân, bàn tay, ngón tay, đồng thời đây cũng là gợi ý cho hoạt động tiếp theo.
Yêu cầu cần đạt: Ngoài những bộ phận đã biết, HS nói được thêm và chi tiết hơn tên các bộ phận ngoài cơ thể.
Đánh giá
-Xác định được vị trí, nói được tên của một số bộ phận bên ngoài cơ thể. 
-Biết yêu quý các bộ phận trên cơ thể mình cũng như tôn trọng sự khác biệt hình dáng bên ngoài của người khác.
-Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất: GV tổ chức cho HS quan sát và thảo luận về hình ba bạn nhỏ (khác nhau về màu da, mái tóc, chủng tộc) đang vui chơi để rút ra 
-GV kết luận: Cơ thể chúng ta đều có các bộ phận giống nhau, tuy nhiên các bộ phận đó khác nhau ở mỗi người: màu da, mái tóc, Chúng ta cần tôn trọng sự khác biệt đó.
Hướng dẫn về nhà
-Hãy tìm hiểu về những bộ phận bên ngoài của cơ thể và chức năng của chúng. 
* Tổng kết tiết học
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau
HS hát
HS quan sát hình trong SGK
HS trả lời
HS làm việc nhóm
HS quan sát
HS trả lời câu hỏi
HS lắng nghe
HS lắng nghe luật chơi
HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS quan sát và thảo luận
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
Tiết 2
Mở đầu: 
-GV cho HS chơi trò chơi về các bộ phận trên cơ thể người: Làm theo tôi nói, không làm theo tôi làm. 
-Ví dụ: Khi quản trò hô ‘’đầu’’ nhưng tay lại chỉ vào cổ thì HS phải chỉ vào đầu.
2. Hoạt động khám phá
Hoạt động 1
-GV cho HS quan sát hình trong SGK và lưu ý hoạt động trong mỗi hình thể hiện chức năng chính của một bộ phận, ví dụ: khi đá bóng thì dùng chân, khi vẽ thì dùng tay, 
-Tiếp theo, GV nên dùng câu hỏi gợi ý phù hợp để HS thấy sự phối hợp vận động giữa các bộ phận trong một hoạt động (ví dụ: muốn đá bóng thì không chỉ dùng chân mà còn cần phối hợp với mắt, đầu, )
- GV kết luận
Yêu cầu cần đạt: HS biết được mỗi bộ phận trên cơ thể đều có chức năng hay nhiệm vụ của nó.
Hoạt động 2 và 3
-GV cho HS quan sát hai hình nhỏ ở dưới (bế em, chào hỏi):
 + Kể tên việc làm trong từng hình. + Cho biết tên các bộ phận chính thực hiện các hoạt động trong hình. + Ngoài việc cầm nắm, tay còn dùng để thể hiện tình cảm?
Yêu cầu cần đạt: HS biết được ngoài các chức năng đã có thì các bộ phận trên cơ thể còn được sử dụng để thể hiện tình cảm, giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn.
Hoạt động thực hành
-GV dán hai sơ đồ em bé lên bảng, chia lớp thành 2 đội chơi. Mỗi đội cử ra 4 HS, các bạn còn lại ở dưới cổ vũ. Từng em trong 4 HS cầm một thẻ chữ, đứng xếp hàng dọc gần bảng. 
-Khi có hiệu lệnh ‘’Bắt đầu’’ thì lần lượt từng em lên gắn thẻ chữ vào vị trí a,b,c,d.
Yêu cầu cần đạt: HS tự tin, hào hứng chơi, gắn được các thẻ chữ vào đúng vị trí.
Hoạt động vận dụng
-GV cho HS quan sát, nhận xét về hình cuối trong SGK và đặt câu hỏi: 
+Vì sao bạn trai trong hình phải dùng nạng? 
+Bạn gái đã nói gì với bạn trai? 
+Bạn gái giúp bạn trai như thế nào? +Nếu là em trong tình huống đó, em sẽ làm gì giúp bạn?
GV kết luận
Yêu cầu cần đạt: HS tự tin nêu được tình huống diễn ra trong hình. Dự đoán được cách xử lí của bạn gái và nêu được cách giúp đỡ bạn của riêng mình.
Đánh giá
-HS nêu được chức năng của một số bộ phận ngoài cơ thể, biết sử dụng các bộ phận trên cơ thể thực hiện các hoạt động, thể hiên tình cảm, giúp đỡ người khác.
Hướng dẫn về nhà
-GV yêu cầu HS quan sát, nhận xét thêm vai trò của các bộ phận bên ngoài cơ thể và các việc cần làm để giữ gìn và bảo vệ các bộ phận đó.
* Tổng kết tiết học
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau
HS chơi trò chơi
- HS quan sát hình trong SGK
HS trả lời
- HS quan sát
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS tham gia trò chơi
- 2, 3 hs nêu nhận xét
HS quan sát, nhận xét
HS trả lời
HS trả lời
HS lắng nghe
HS quan sát, nhận xét
HS nhắc lại
HS lắng nghe
Tiết 3
1.Mở đầu: Khởi động 
-GV yêu cầu cả lớp đứng dậy vừa hát vừa múa theo nhạc bài Hai bàn tay của em.
Hoạt động khám phá
Hoạt động 1
-Gv cho HS quan sát hình diễn tả các hoạt động của Hoa ở nhà và nói về các việc bạn Hoa đã làm hằng ngày để giữ vự sinh cơ thể.
- GV kết luận và nêu cho HS biết có những hoạt động thường chỉ làm một lần trong ngày như cũng có những hoạt động cần thực hiện nhiều lần trong ngày như rửa tay (trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, ), chải răng (sau các bữa ăn, buổi sáng và trước khi đi ngủ), chải đầu(sau khi gội đầu và sau khi ngủ dậy), rửa mặt (sau khi ngủ dậy, sau khi đi ra ngoài đường về), rửa chân (trước khi đi ngủ, sau khi đi ngoài đường về).
Yêu cầu cần đạt: HS biết và nói được những việc cần làm hằng ngày để giữ vệ sinh cơ thể và thời điểm thực hiện chúng.
Hoạt động 2
-GV cho HS liên hệ với bản thân, kể những việc các em đã làm để giữ sạch cơ thể.
-GV nhận xét, góp ý
Yêu cầu cần đạt: HS tự tin, hào hứng kể về những việc đã làm để giữ vệ sinh cơ thể.
Hoạt động thực hành
Hoạt động 1
-GV sử dụng các bài thơ hoặc bài hát sẵn có hướng dẫn cách rửa tay đúng để tạo hứng thú cho HS. 
-Trong quá trình thực hành, cần hướng dẫn HS tiến hành đủ các bước và đủ thời gian.
Yêu cầu cần đạt: HS tiến hành được các bước rửa tay bằng xà phòng với nước sạch theo đúng thứ tự, biết được thời điểm cần rửa tay (khi tay bẩn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, )
Hoạt động 2
-Sau khi thực hành rửa tay đúng cách, GV cho HS quan sát quy trình chải răng và yêu cầu HS thực hành.
Yêu cầu cần đạt: HS thực hiện được việc chải răng đúng cách.
3. Hoạt động vận dụng
-GV cho HS liên hệ thực tế, thảo luận nhóm và nói với bạn những việc mình và người thân đã làm để giữ gìn vệ sinh cơ thể.
- GV kết luận
Yêu cầu cần đạt: HS mạnh dạn, tự tin nói được những viêc mình và người thân đã làm để giữ vệ sinh cơ thể.
Đánh giá
-HS nêu được các việc làm cần thiết để giữ vệ sinh cơ thể, và tự giác thực hiện đúng các việc làm đó để bảo vệ các bộ phận, đảm bảo cho cơ thể luôn mạnh khỏe.
-Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất: GV cho HS thảo luận về hình tổng kết cuối bài và đặt câu hỏi: 
+Minh đã nói gì với mẹ? 
+Nhận xét về việc làm của Minh.
+ Em có thường tự giác đi tắm để giữ vệ sinh như Minh không? 
-Sau đó GV cho HS đóng vai.
- GV nhận xét
Hướng dẫn về nhà
-GV nhắc nhở HS về nhà xem anh/chị/em và bố mẹ đã thực hiện các hoạt động vệ sinh thân thể đúng cách và đúng giờ chưa, nếu chưa thì nhắc nhở.
* Tổng kết tiết học
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau
- HS hát, múa
- 
- HS quan sát hình và diễn tả
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe 
- HS liên hệ với bản than
- HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS thực hành
HS quan sát quy trình chải răng
HS thực hành
- HS liên hệ thực tế 
- HS thảo luận nhóm và trình bày
- HS nhận xét, bổ sung
- HS nêu và lắng nghe
HS thảo luận về hình tổng kết cuối bài
HS trả lời câu hỏi
HS đóng vai 
HS lắng nghe
HS lắng nghe và thực hiện ở nhà
HS nhắc lại
HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song.doc