Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 17: Con vật quanh em (3 tiết)

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 17: Con vật quanh em (3 tiết)

2. Hoạt động khám phá

Hoạt động 1

-GV cho HS quan sát tranh SGK, thảo luận nhóm hoặc cả lớp để nêu được tên và đặc điểm của các con vật trong SGK.

-GV cho HS thảo luận theo nhóm để hoàn thành phiếu quan sát theo mẫu trong SGK.

-Sau đó yêu cầu 1 nhóm (nêu được ít tên con vật nhất) lên trình bày, các nhóm khác góp ý bổ sung.

Yêu cầu cần đạt: HS nêu được tên và đặc điểm nổi bật của một số con vật xung quanh. HS ghi được vào phiếu tên các con vật và đánh dấu. ghi thêm các đặc điểm của từng con vật. HS nhận biết được sự đa dạng của động vật.

Hoạt động 2

-GV cho HS quan sát các hình nhỏ trong SGK, nêu tên và nhận xét về kích thước, đặc điểm nổi bật của các con vật trong hình.

Yêu cầu cần đạt: HS nêu được tên và những đặc điểm nổi bật của các con vật trong hình, thấy được sự đa dạng của thế giới động vật và thêm yêu quý các con vật.

3. Hoạt động thực hành

-Chơi trò chơi: GV cho HS chơi theo nhóm.

 

doc 8 trang thuong95 65875
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 17: Con vật quanh em (3 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 17: CON VẬT QUANH EM (3 TIẾT)
MỤC TIÊU
Sau bài học, HS sẽ:
Nêu được tên, mô tả hình dạng, màu sắc, độ lớn của một số con vật thường gặp xung quanh và đặc điểm nổi bật của chúng; đặt được câu hỏi đơn giản để tìm hiểu các con vật; nhận biết được sự đa dạng của động vật.
Nêu được các bộ phận chính của con vật gồm: đầu, mình và cơ quan di truyền; vẽ hoặc sử dụng được sơ đồ có sẵn để chú thích tên các bộ phận bên ngoài của một con vật.
Nêu được các lợi ích của con vật. Phân biệt được một số con vật theo lợi ích hoặc tác hại của chúng đối với con người.
Nhận biết được tầm quan trọng của các con vật có ích, từ đó có thái độ yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con vật, đồng thời nhận biết được một số tác hại do một số con vât gây ra, từ đó có ý thức và hành động phù hợp để phòng tránh.
CHUẨN BỊ
GV:
+ Hình trong SGK phóng to (nếu ), phiếu quan sát con vật.
+ Hình về lợi ích của các con vật; giấy khổ lớn cho các nhóm chơi.
Tùy từng điều kiện, GV cho HS ra vườn trường hoặc khu vực xung quanh trường để quan sát các con vật.
HS:
+ Sưu tầm các câu đố về con vật, bộ đồ dùng để vẽ hoặc tô màu.
+ Sưu tầm tranh ảnh về lợi ích của các con vật, hồ dán (cho mỗi nhóm).
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
1.Mở đầu: 
-GV cho HS hát một bài hát về động vật bài Có con chim vành khuyên sau đó dẫn dắt vào bài học.
2. Hoạt động khám phá
Hoạt động 1
-GV cho HS quan sát tranh SGK, thảo luận nhóm hoặc cả lớp để nêu được tên và đặc điểm của các con vật trong SGK.
-GV cho HS thảo luận theo nhóm để hoàn thành phiếu quan sát theo mẫu trong SGK. 
-Sau đó yêu cầu 1 nhóm (nêu được ít tên con vật nhất) lên trình bày, các nhóm khác góp ý bổ sung.
Yêu cầu cần đạt: HS nêu được tên và đặc điểm nổi bật của một số con vật xung quanh. HS ghi được vào phiếu tên các con vật và đánh dấu. ghi thêm các đặc điểm của từng con vật. HS nhận biết được sự đa dạng của động vật.
Hoạt động 2
-GV cho HS quan sát các hình nhỏ trong SGK, nêu tên và nhận xét về kích thước, đặc điểm nổi bật của các con vật trong hình.
Yêu cầu cần đạt: HS nêu được tên và những đặc điểm nổi bật của các con vật trong hình, thấy được sự đa dạng của thế giới động vật và thêm yêu quý các con vật.
3. Hoạt động thực hành
-Chơi trò chơi: GV cho HS chơi theo nhóm.
 - Sau đó gọi một vài nhóm lên báo cáo trước lớp.
Yêu cầu cần đạt: HS chơi vui vẻ, tự nhiên.
Đánh giá
HS yêu quý các con vật nuôi ở gia đình
Hướng dẫn về nhà
HS tìm hiểu thêm về các con vật được nuôi ở gia đình và địa phương.
* Tổng kết tiết học
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau
HS hát
HS quan sát tranh SGK
- HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Sau khi quan sát, các nhóm cùng thống nhất kết quả quan sát của cả nhóm và cử đại diện lên báo cáo trước lớp phiếu thu hoạch của nhóm mình
- Nhận xét, bổ sung.
- HS chơi trò chơi
Các nhóm trình bày
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS nhắc lại
HS lắng nghe
Tiết 2
1.Mở đầu: 
- GV cho HS chơi trò chơi: ‘’Đố bạn con gì?’’ (yêu cầu của trò chơi là HS đoán tên con vật dựa vào đặc điểm nổi bật của chúng).
2. Hoạt động khám phá
Hoạt động 1
-GV tổ chức cho HS quan sát (theo nhóm hoặc theo lớp) hình các con vật và cho biết từng con vật có những bộ phận nào. Khuyến khích HS nêu thêm tên nhiều bộ phận khác trên cơ thể con vật.
-Sau khi quan sát tất cả các con vật, GV gợi ý để HS tìm ra các bộ phận bên ngoài (chung cho tất cả các con vật) của các con vật.
Yêu cầu cần đạt: HS nêu tên và chỉ được các bộ phận của con vật trên các hình.
Hoạt động 2
-GV cho HS quan sát hình ảnh bốn con vật: con ong, con ếch, con cá, con tôm; gọi tên các con vật và cho biết tên cơ quan giúp con vật đó di chuyển.
Yêu cầu cần đạt: HS nêu được tên cơ quan di chuyển của các con vật trong hình và thấy được sự phong phú về hình dạng của các bộ phận bên ngoài ở động vật.
3.Hoạt động thực hành
-Chơi trò chơi: HS chơi thành từng nhóm: một bạn nêu câu đố, các bạn khác đoán tên con vật. Hoặc HS mô tả tiếng kêu hay cách di chuyển, của con vật để các bạn còn lại đoán tên con vật.
-GV gọi một vài nhóm chơi trước lớp.
Yêu cầu cần đạt: HS chơi vui vẻ, hồn nhiên, thể hiện và đoán được tên các con vật.
Đánh giá
-HS xác định đúng các bộ phận của các con vật và yêu quý chúng.
Hướng dẫn về nhà
-Sưu tầm tranh, ảnh về lợi ích của động vật.
* Tổng kết tiết học
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau
- HS chơi trò chơi
- HS quan sát và thảo luận theo nhóm
Đại diện nhóm trình bày
HS thực hành
HS quan sát và trả lời
HS chơi thành từng nhóm
HS chơi trước lớp
Hs lắng nghe
HS lắng nghe
HS nhắc lại
HS lắng nghe
Tiết 3
1.Mở đầu: Mở đầu 
-GV cho HS chơi trò chơi ghép chữ vào sơ đồ để chỉ các bộ phận của con vật.
2.Hoạt động khám phá
-GV tổ chức cho HS quan sát theo nhóm hoặc cả lớp hình các con vật trong SGK và cho biết các con vật có những lợi ích gì. 
-Sau đó, GV chốt: các con vật nuôi có lợi ích: làm thức ăn, làm cảnh, lấy sức kéo, 
-GV hỏi thêm:
+Ngoài những lợi ích của các con vật như đã thể hiện trong hình, em còn thấy con vật có những lợi ích nào khác? (lấy lông, làm xiếc, )
3.Hoạt động thực hành
-Chơi trò chơi: HS làm việc nhóm để dán hình các con vật mà nhóm đã sưu tầm được thành các nhóm theo lợi ích khác nhau. Ngoài 2 nhóm đã gợi ý trong SGK, HS tùy vào hình con vật của mình mà xác định thêm nhóm mới, ví dụ: lấy lông, làm cảnh, 
-Nếu nhóm nào quá ít hình thì GV điều chỉnh giữa các nhóm hoặc bổ sung thêm để các nhóm đều có hình về các con vật với nhiều lợi ích khác nhau.
Yêu cầu cần đạt: HS quan sát hình, xác định được lợi ích của chúng và phân loại được các con vật theo lợi ích.
Hoạt động vận dụng
Hoạt động 1
-HS quan sát hình các con vật truyền bệnh. GV hỏi: 
+Các con vật đó có lợi hay gây hại cho con người? Vì sao?
Yêu cầu cần đạt: HS giải thích được tác hại của một số con vật và có ý thức phòng tránh.
Hoạt động 2
GV cho HS thảo luận cả lớp để trả lời câu hỏi:
+ Em nhìn thấy gì trong hình?
+ Vì sao chúng ta phải ngủ màn?
Yêu cầu cần đạt: HS mạnh dạn, tự tin nêu ra lí do cần phải ngủ màn.
Đánh giá
-HS yêu quý các con vật và có ý thức phòng tránh bệnh tật từ các con vật truyền bệnh.
-Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất: GV tổ chức cho HS thảo luận về hình tổng kết cuối bài để thấy được thái độ yêu quý vật nuôi.
Hướng dẫn về nhà
-Tìm hiểu về các biện pháp chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.
* Tổng kết tiết học
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau
HS chơi trò chơi ghép chữ
- HS quan sát hình trong SGK, thảo luận nhóm về lợi ích của cây
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung.
- HS nêu
HS trả lời
HS chơi trò chơi
- HS xác định nhóm và tham gia
- HS sẽ đi tham quan và nghe phần thuyết minh
HS làm việc theo nhóm hoặc cả lớp, liên hệ thực tế
HS trả lời
HS lắng nghe
HS hảo luận cả lớp
HS trả lời
HS lắng nghe và thực hiện
HS nêu
HS lắng nghe
HS nhắc lại
HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song.doc