Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 24: Các giác quan của cơ thể

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 24: Các giác quan của cơ thể

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

HĐ1: Cùng chơi “Đố bạn”: Hãy đoán xem đó là vật gì. Vì sao bạn biết?

- Gv giới thiệu trò chơi “Đố bạn”

- Gv nêu luật chơi: Hai HS được bịt mắt để không nhìn thấy các đồ vật mà chỉ sử dụng các giác quan để đoán được các đồ vật. Hai HS khác lần lượt đưa đồ vật vào trong hộp cho hai bạn và đặt câu hỏi: Đây là gì?

- Gv cho HS thực hiện trò chơi: sử dụng tay, mũi, tai, lưỡi, (trừ mắt) để xác định và nói đúng tên đồ vật. HS nói đúng được tên đồ vật thì được cởi bỏ khăn bịt mắt.

- Làm thế nào nhận biết đúng một vật?

GV tóm lược dựa trên ý kiến của HS để dẫn dắt vào bài: Các bạn đã dùng mũi, tay, để đoán đúng được đồ vật. Đó là các giác quan, giúp chúng ta nhận biết các vật. Vậy hằng ngày, chúng ta sử dụng các giác quan nào để nhận biết các vật xung quanh? Chúng ta cùng tìm hiểu ở hoạt động tiếp theo.

2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

HĐ2: Quan sát và nói: Bộ phận nào của cơ thể giúp mọi người nhận biết được các vật ở xung quanh?

a) Quan sát hình SGK để nhận biết chức năng, vai trò của các giác quan.

- Những giác quan nào của cơ thể giúp họ nhận biết được các vật xung quanh? hoặc Nhờ đâu chúng ta nhận biết được các vật xung quanh?

- GV hướng dẫn HS quan sát hoạt động của từng người trong hình, nói được:

+ Bạn nhỏ nhận xét lông của con chó như thế nào? Nhờ đâu bạn nhỏ nhận xét như vậy?. Từ đó nhận biết chức năng của da (chủ yếu là tay) – cơ quan xúc giác để cảm nhận rõ vật khi chạm vào, sờ vào.

 

docx 11 trang thuong95 18381
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 24: Các giác quan của cơ thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 24 Các giác quan của cơ thể
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức – Kĩ năng:
Nói được tên, chỉ được vị trí của các giác quan.
Nói được chức năng của các giác quan và vai trò của chúng đối với cuộc sống con người.
2. Năng lực:
Hs có khả năng hợp tác nhóm, lắng nghe, chia sẻ với bạn.
3. Phẩm chất:
Hs có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ các giác quan của cơ thể mình.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Chuẩn bị của GV:
Một bông hoa có hương thơm, một đồ dùng quen thuộc đối với HS.
Khối hộp hình vuông dán kín, màu đen, chừa một lỗ to để cho tay vào trong hộp và nhìn từ ngoài vào trong hộp.
Chuẩn bị của HS:
Một số đồ vật ưa thích của bản thân: các vật có bề mặt bên ngoài khác nhau, có mùi đặc trưng, có màu đa dạng.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
Tiết 1
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HĐ1: Cùng chơi “Đố bạn”: Hãy đoán xem đó là vật gì. Vì sao bạn biết?
Gv giới thiệu trò chơi “Đố bạn”
Gv nêu luật chơi: Hai HS được bịt mắt để không nhìn thấy các đồ vật mà chỉ sử dụng các giác quan để đoán được các đồ vật. Hai HS khác lần lượt đưa đồ vật vào trong hộp cho hai bạn và đặt câu hỏi: Đây là gì?
Gv cho HS thực hiện trò chơi: sử dụng tay, mũi, tai, lưỡi, (trừ mắt) để xác định và nói đúng tên đồ vật. HS nói đúng được tên đồ vật thì được cởi bỏ khăn bịt mắt.
Làm thế nào nhận biết đúng một vật?
GV tóm lược dựa trên ý kiến của HS để dẫn dắt vào bài: Các bạn đã dùng mũi, tay, để đoán đúng được đồ vật. Đó là các giác quan, giúp chúng ta nhận biết các vật. Vậy hằng ngày, chúng ta sử dụng các giác quan nào để nhận biết các vật xung quanh? Chúng ta cùng tìm hiểu ở hoạt động tiếp theo.
2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
HĐ2: Quan sát và nói: Bộ phận nào của cơ thể giúp mọi người nhận biết được các vật ở xung quanh?
a) Quan sát hình SGK để nhận biết chức năng, vai trò của các giác quan.
- Những giác quan nào của cơ thể giúp họ nhận biết được các vật xung quanh? hoặc Nhờ đâu chúng ta nhận biết được các vật xung quanh?
GV hướng dẫn HS quan sát hoạt động của từng người trong hình, nói được:
Bạn nhỏ nhận xét lông của con chó như thế nào? Nhờ đâu bạn nhỏ nhận xét như vậy?... Từ đó nhận biết chức năng của da (chủ yếu là tay) – cơ quan xúc giác để cảm nhận rõ vật khi chạm vào, sờ vào.
Theo cách tương tự, HS đưa ra nhận xét với các hoạt động của nhân vật khác. HS nói được tên một số bộ phận cơ thể đóng vai trò là giác quan (quan sát).
Gv cho hs chia sẻ trước lớp
Tuỳ khả năng trình bày của HS, GV có thể mời đại diện các cặp trình bày. Hoặc GV có thể đặt thêm câu hỏi để HS nói được tên các giác quan mà các bạn nhỏ trong từng hoạt động sử dụng để nhận biết các vật. Ví dụ: Bạn nhỏ đang làm gì? Bạn sử dụng bộ phận/giác quan nào để biết nước phun cao? tiếng chim hót hay?
Gv cho hs liên hệ để nhận biết thêm các vật và hiện tượng xung quanh lớp học. Theo gợi ý của GV, HS quan sát một số đồ vật, hoạt động các bạn ở trong lớp và đưa ra nhận xét.
b) Thảo luận về lí do phải bảo vệ các giác quan.
Gv cho HS liên hệ thực tế, nói cảm giác đã trải qua khi các giác quan không được khoẻ.
+ Nếu bị ngạt mũi thì chúng ta như thế nào? Nếu bị ù tai thì chúng ta sẽ như thế nào?...
Gv cho HS chia sẻ ý kiến
Gv cho HS thảo luận trả lời câu hỏi: Nếu bị hỏng các giác quan thì sẽ như thế nào?
Gv cho HS chia sẻ suy nghĩ của mình về những thiệt thòi của người bị khiếm khuyết các giác quan. GV có thể gợi ý tình huống và yêu cầu: Theo em, nếu một người bị mù thì họ nhận biết các vật xung quanh bằng cách nào? Nếu em gặp người mù đang đi trên vỉa hè, hoặc muốn đi qua đường, chúng ta cần làm gì để giúp đỡ họ?
GV cho HS chia sẻ ý kiến. 
Tiết 2
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HĐ3: Hỏi và trả lời về tên, chức năng của các giác quan.
Gv cho HS hđ cặp đôi giới thiệu các đồ vật của mình đã chuẩn bị với bạn, hỏi và trả lời theo câu hỏi: Đây là gì? Nó như thế nào? Nhờ giác quan nào bạn biết điều đó? GV có thể mời một cặp đôi lên làm mẫu cách hỏi và trả lời.
GV có thể nêu thêm các câu hỏi cụ thể hơn: Nhờ đâu bạn biết được điều đó? Ví dụ:
Nhờ giác quan (bộ phận) nào bạn biết được mùi và vị của vật, màu sắc của vật, âm thanh xung quanh?
Nhờ giác quan (bộ phận) nào bạn biết được vật cứng hay mềm, nóng hay lạnh, sắc nhọn hay trơn?
Gv cho hs chia sẻ về tầm quan trọng của các giác quan trong cuộc sống hằng ngày:
Hãy kể thêm những hoạt động trong cuộc sống hằng ngày và những giác quan sử dụng trong hoạt động đó.
Gv kết luận:
Cần quan sát khi bước lên, xuống cầu thang để không bị té ngã, để tránh không đụng phải các đồ vật, mọi người xung quanh;...
Quan sát và dùng tay, dùng lưỡi để nếm các đồ ăn phù hợp với mình; 
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HĐ4: Cùng chơi “Khám phá chiếc hộp bí mật”.
Gv giới thiệu luật chơi và cách chơi: Sử dụng một hoặc nhiều giác quan: tay, mũi, tai, mắt để đoán vật để trong chiếc hộp bí mật.
Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi: HS được sử dụng từng giác quan của mình, có thể sử dụng nhiều giác quan đến khi nào nhận biết đúng, nói được đúng đồ vật trong hộp kín thì đến lượt HS khác. GV có thể gợi ý để HS đặt các câu hỏi giúp bạn sử dụng các giác quan phù hợp để đoán được các đồ vật một cách nhanh nhất.
Gv nhận xét
Hs lắng nghe
Hai cặp HS xung phong lên bảng thực hiện chơi trò chơi.
Hs trả lời
HS liên hệ hoạt động hằng ngày, quan sát hoạt động của mọi người trong hình và nói:
Hs hđ cặp đôi quan sát hoạt động của từng người trong hình, nói
HS chia sẻ trước lớp kết quả sau khi làm việc cặp đôi. HS thứ hai trình bày nội dung hoạt động trong hình khác với HS thứ nhất đã trình bày, 
HS có thể nói được các nội dung trong hình, tên các giác quan thông qua từng hoạt động của các bạn nhỏ. Ví dụ:
Hai bạn nhỏ đang xem đài phun nước (cột nước), các bạn sử dụng mắt để nhìn.
Bạn nhỏ đang lắng nghe chim hót, bạn dùng tai để nghe.
Người khiếm thị sử dụng tai để nhận biết được tiếng chim hót hay.
HS liên hệ để nhận biết thêm các vật và hiện tượng xung quanh lớp học. Theo gợi ý của GV, HS quan sát một số đồ vật, hoạt động các bạn ở trong lớp và đưa ra nhận xét.
HS liên hệ thực tế, nói cảm giác đã trải qua khi các giác quan không được khoẻ. 
HS chia sẻ ý kiến. Ví dụ: Nếu bị ngạt mũi thì chúng ta khó thở, không ngửi được các mùi; Nếu ù tai thì chúng ta không thể nghe được; 
HS thảo luận trả lời câu hỏi
HS (theo gợi ý của GV) có thể nêu được một số ý kiến như: Nếu bị hỏng các giác quan chúng ta rất thiệt thòi. Chúng ta nhận biết không đầy đủ được mọi vật xung quanh.
HS chia sẻ suy nghĩ của mình về những thiệt thòi của người bị khiếm khuyết các giác quan. 
HS chia sẻ ý kiến. Ví dụ: Có thể nhận biết các vật bằng cách sờ bằng tay, ngửi bằng mũi, (như trò chơi ban đầu); Hoặc người mù (khiếm thị) họ dùng gậy để đi lại; 
HS chia sẻ sự cảm thông với người khiếm khuyết các giác quan, giúp đỡ họ nếu có thể.
HS thực hiện theo yêu cầu: Một bạn giới thiệu từng đồ vật đã chuẩn bị, đặt câu hỏi để bạn trả lời; Bạn còn lại có thể quan sát, sờ, ngửi đồ vật để đưa ra câu trả lời chính xác về đồ vật, nói được tên giác quan đã sử dụng để có thể mô tả chính xác đồ vật (có thể một hoặc nhiều giác quan HS đã sử dụng). Sau khi trả lời được câu hỏi, HS tráo đổi vai trò cho nhau.
Ví dụ: Nếu HS sử dụng quả mít hoặc quả mãng cầu, quả xoài, câu trả lời có thể là: Đây là quả mít (hoặc quả mãng cầu, quả xoài). Nó có mùi thơm, vỏ của nó có gai rất nhọn hoặc hơi nhọn, hoặc trơn. Tớ sử dụng mắt để nhìn, mũi để ngửi mùi thơm và tay để sờ vào vỏ ngoài mà biết được.
HS trả lời
HS trả lời
Hs chia sẻ về tầm quan trọng của các giác quan trong cuộc sống hằng ngày.
HS liên hệ, trả lời câu hỏi.
Hs lắng nghe
HS tham gia trò chơi sử dụng các giác quan để nhận biết các đồ vật trong hộp kín.
Kết thúc trò chơi, HS nhận xét được: để nhận biết các đồ vật một cách chính xác, cần sử dụng nhiều giác quan. Các giác quan đều rất quan trọng.
Bài 25 Bảo vệ các giác quan
MỤC TIÊU
Kiến thức – Kĩ năng:
Giải thích được ở mức độ đơn giản về sự cần thiết (hoặc tại sao) phải bảo vệ, giữ gìn các giác quan.
Nêu và thực hiện được những việc nên làm để bảo vệ, giữ gìn các giác quan trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt biết cách phòng tránh cận thị học đường.
Năng lực:
Hs có khả năng hợp tác nhóm, lắng nghe, chia sẻ với bạn.
3. Phẩm chất:
- Hs biết giữ gìn vệ sinh, bảo vệ các giác quan của cơ thể mình.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Chuẩn bị của GV:
Video bài hát Năm giác quan.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
Tiết 1
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HĐ1: Khi ra đường, bạn có đeo khẩu trang, đeo kính, mặc áo dài tay không? Vì sao?
Khi ra đường, bạn có đeo khẩu trang, đeo kính, mặc áo dài tay không? Vì sao?
GV chú trọng vào các câu trả lời có liên quan đến việc bảo vệ các giác quan.
2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
HĐ2: Nên, không nên làm gì để bảo vệ, chăm sóc mắt và phòng tránh cận thị?
Gv cho HS thảo luận cặp đôi quan sát và khai thác nội dung từng hình từ 2 đến 5.
Gv cho HS liên hệ hoạt động của bản thân, nhận xét đã thực hiện được những việc nào giúp bảo vệ và chăm sóc mắt? Việc nào đã làm tốt, việc nào làm chưa tốt, việc nào chưa làm được?
GV có thể yêu cầu HS viết cam kết thực hiện các việc chăm sóc và bảo vệ mắt. Việc cam kết này phải phù hợp với từng cá nhân HS. Trong giờ sinh hoạt lớp có thể cho HS nhắc lại việc thực hiện cam kết của bản thân mình.
HĐ3: Nên, không nên làm gì để bảo vệ và chăm sóc mũi, lưỡi và tai?
GV cho hs thảo luận cặp đôi quan sát và trao đổi với nhau về nội dung hoạt động của từng hình:
GV cho HS liên hệ hoạt động của bản thân, kể lại những việc các em đã làm tốt để bảo vệ, chăm sóc mũi, tai, lưỡi.
Tiết 2
3. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HĐ4: Các bạn trong hình đang làm gì? Chúng mình có thể khuyên các bạn điều gì để bảo vệ các giác quan?
Gv cho HS quan sát hình 11, giải thích xem hoạt động nào tốt, hoạt động nào không tốt cho các giác quan như mắt, tai. 
GV yêu cầu HS có thể đưa ra một số lời khuyên.
Nếu có thể, GV tổ chức cho HS thi đua đưa ra lời khuyên có ý nghĩa cho các bạn trong hình.
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. Câu trả lời của HS có thể khác nhau. 
HS thảo luận về nội dung hoạt động của từng hình, nói được:
 Hình 2: Bạn nhỏ nên khám mắt (thường xuyên, định kì), tốt cho mắt.
Hình 3: Nên chơi vận động ngoài trời có ánh sáng tự nhiên, tốt cho sức khoẻ của mắt.
Hình 4: Bạn nhỏ không nên ngồi học ở nơi thiếu ánh sáng, không nên cúi, mắt quá gần vở, không tốt cho mắt.
Hình 5: Nên ăn các loại rau, củ, quả có màu vàng, đỏ và cá, tốt cho sức khoẻ của mắt.
- HS liên hệ hoạt động của bản thân, nhận xét đã thực hiện được những việc nào giúp bảo vệ và chăm sóc mắt? Việc nào đã làm tốt, việc nào làm chưa tốt, việc nào chưa làm được?
- HS viết cam kết thực hiện các việc chăm sóc và bảo vệ mắt. HS nhắc lại việc thực hiện cam kết của bản thân mình trong giờ sinh hoạt lớp.
HS quan sát và trao đổi với nhau về nội dung hoạt động của từng hình:
Hình 6: Nên đi khám bác sĩ định kì, thường xuyên.
Hình 7: Không nên thổi kèn vào tai bạn; không nên nghe âm thanh quá lớn có thể gây ù tai, rách màng nhĩ, tổn thương tai, 
Hình 8: Nên thổi, làm nguội bớt đồ ăn trước khi ăn, vì ăn đồ nóng có thể làm rát lưỡi, gây tổn thương và mất cảm giác ở lưỡi.
Hình 9: Nên đeo khẩu trang để bảo vệ mũi khi đi đường để tránh gió, bụi.
Hình 10: Không nên ngoáy mũi vì có thể làm tổn thương mũi.
HS liên hệ hoạt động của bản thân, kể lại những việc các em đã làm tốt để bảo vệ, chăm sóc mũi, tai, lưỡi.
HS quan sát hình 11, giải thích xem hoạt động nào tốt, hoạt động nào không tốt cho các giác quan như mắt, tai:
 Bạn nhỏ ngồi trên giường nghe nhạc, nếu âm thanh quá to sẽ gây ù tai, nghe bằng tai nghe nhiều không tốt cho tai, có thể gây điếc tai.
Một số bạn ngồi dưới sàn nhà xem máy tính bảng, điện thoại, xem nhiều không tốt cho mắt, có thể dẫn đến tật cận thị.
Có bạn nằm đọc truyện ngược với ánh sáng, không tốt cho mắt.
HS có thể đưa ra một số lời khuyên: Các bạn nên ra ngoài trời chơi các trò chơi vận động ngoài trời, tốt cho sức khoẻ nói chung và ánh sáng tự nhiên tốt cho sức khoẻ của mắt. Hơn nữa, khi các bạn vui chơi cùng nhau sẽ phát triển các kĩ năng giao tiếp, hợp tác, 
Bài 26 Chăm sóc cơ thể khoẻ mạnh
MỤC TIÊU
Kiến thức – kĩ năng:
Nêu được số bữa ăn trong ngày và kể được tên một số thức ăn, đồ uống có lợi cho sức khoẻ.
Kể được một số hoạt động vận động và nghỉ ngơi có lợi cho sức khoẻ.
Liên hệ và nhận xét được thói quen ăn, uống của bản thân và những hoạt động hằng ngày bản thân cần dành nhiều thời gian để giúp cơ thể khoẻ mạnh.
Năng lực:
Hs có khả năng hợp tác nhóm, lắng nghe, chia sẻ với bạn.
Phẩm chất:
Hs biết giữ gìn vệ sinh cá nhân
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Chuẩn bị của GV:
Video bài hát “Tập thể dục buổi sáng”.
Hình ảnh một số thói quen ăn uống, vận động của HS không có lợi cho sức khoẻ (theo địa phương).
Hình ảnh một số loại thức ăn tốt cho sức khoẻ (theo đặc thù địa phương).
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
Tiết 1
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HĐ1: Bạn cần làm gì để cơ thể khoẻ mạnh?
Gv cho HS nghe nhạc và vận động theo bài hát “Tập thể dục buổi sáng”.
Vì sao chúng ta cần tập thể dục?
Để cơ thể khoẻ mạnh, ngoài tập thể dục, chúng ta còn cần gì nữa?
GV nhắc lại các ý kiến về ăn uống, vận động phù hợp để chuyển sang hoạt động 2.
2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
HĐ2: Hãy kể các bữa ăn trong một ngày và những thức ăn tốt cho sức khoẻ.
a) Liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi.
- Hãy kể các bữa ăn trong một ngày và những thức ăn tốt cho sức khoẻ?
Gọi một số HS lên chia sẻ câu trả lời trước lớp. GV không yêu cầu HS kể được đủ, đúng hết các nội dung. Trên cơ sở chia sẻ của HS, GV chú ý vào những ý kiến chưa phù hợp và yêu cầu HS tìm hiểu thêm qua hình ảnh trong SGK.
b) Quan sát hình, trả lời câu hỏi: Có mấy bữa ăn trong một ngày? Đó là những bữa nào?
Gv yêu cầu hs hs nhóm đôi quan sát hình, trả lời câu hỏi: Có mấy bữa ăn trong một ngày? Đó là những bữa nào?
GV chiếu hoặc treo hình 2 đã phóng to lên bảng.
GV gợi ý HS quan sát cảnh quan bữa ăn vào buổi sáng, cảnh quan vào buổi tối; quan sát đồng hồ ở hình bữa ăn bán trú của các bạn HS.
Gv cho HS quan sát các loại thức ăn ở từng bữa và yêu cầu hs nhận xét 
Ở nhà bố mẹ thường nhắc nhở chúng ta ăn những thức ăn nào? Ở trường các thầy, cô nhắc nhở và cho chúng ta ăn những thức ăn nào? Thức ăn đó có lợi hay không có lợi cho sức khoẻ?
GV có thể liên hệ tới hiện tượng một số HS thường không thích ăn cá, rau và ít uống nước; GV giải thích thêm: cần ăn đa dạng các loại thức ăn, uống đủ nước để cơ thể khoẻ mạnh.
HĐ3: Quan sát hình, nói về hoạt động vận động và nghỉ ngơi có lợi cho sức khoẻ.
GV cho HS hđ cặp đôi quan sát từng hình, nói với bạn: Các bạn trong hình đang làm gì? Hoạt động nào là vận động, hoạt động nào là nghỉ ngơi có lợi cho sức khoẻ?
Gv cho HS chia sẻ ý kiến trước lớp, nói được những hoạt động vận động và nghỉ ngơi có lợi cho sức khoẻ:
GV có thể khuyến khích HS vận động ở những nơi có nhiều không khí trong lành sẽ có lợi cho sức khoẻ.
Hằng ngày bạn dành nhiều thời gian cho hoạt động nào?
GV có thể nhắc HS cần phân bổ thời gian cho hoạt động vận động và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi phù hợp và ngủ đủ 8 tiếng một ngày để tốt cho sức khoẻ và sự phát triển thể chất (mau lớn và khoẻ mạnh).
Tiết 2
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HĐ4: Hoạt động nào có lợi và hoạt động nào không có lợi cho sức khoẻ? Vì sao?
Yêu cầu Hs hđ cặp đôi quan sát từng hình từ 8 đến 11, trả lời câu hỏi: Các bạn trong từng hình đang làm gì? Hoạt động nào có lợi, hoạt động nào không có lợi cho sức khoẻ?
Gv gọi một số HS trình bày kết quả trước lớp. GV gợi ý HS phải nói được hoạt động của các bạn trong hình, từ đó đưa ra nhận xét hoạt động đó có lợi hay không có lợi cho sức khoẻ.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HĐ5: Nói về hoạt động trong một ngày của bạn. Hoạt động nào có lợi cho sức khoẻ?
Nói về hoạt động trong một ngày của bạn. Hoạt động nào có lợi cho sức khoẻ?
GV có thể gợi ý HS liệt kê theo hoạt động của buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối trong một ngày, theo dạng các hoạt động:
+ Khi vận động, bạn chơi những trò chơi gì hoặc tham gia hoạt động gì? Khi nào?
+ Khi nghỉ ngơi, bạn thường làm gì?
GV gợi ý để HS nói được hoạt động ở trường, ở gia đình: đọc truyện, tập thể dục buổi sáng, chơi đá bóng, chơi cờ vua,... chơi cùng các bạn giờ ra chơi; tham gia các công việc như tưới cây, chăm sóc động vật,...
HS nghe nhạc và vận động theo bài hát “Tập thể dục buổi sáng”.
HS trả lời câu hỏi
HS có thể trả lời theo ý kiến của mình: vệ sinh cơ thể, chải răng buổi sáng và trước khi đi ngủ, ...
Hs lắng nghe
HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
Một số HS lên chia sẻ câu trả lời trước lớp. HS có thể nói theo trí nhớ các bữa ăn hằng ngày, những hiểu biết của bản thân về các loại thức ăn tốt cho sức khoẻ. 
HS quan sát hình 2, nói được với bạn: có bữa ăn vào buổi sáng, buổi trưa (các bạn đang ăn bữa trưa) và buổi tối.
Hs quan sát
Một số HS nêu ý kiến trước lớp, ý kiến của HS có thể khác nhau. 
+ Một ngày thường ăn ba bữa: bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. (GV có thể giải thích: Bữa trưa có thể ăn ở lớp hoặc ở nhà).
HS quan sát các loại thức ăn ở từng bữa, nhận xét được: có nhiều loại thức ăn tốt cho sức khoẻ như cơm, canh rau, cá, bánh mì, trứng, dưa chuột, chuối; và các bạn đều uống đủ nước.
HS liên hệ các bữa ăn hằng ngày, trả lời câu hỏi.
HS nói được một số thức ăn thường được khuyến khích ăn để tốt cho sức khoẻ như: cơm, trứng, thịt, cá, rau xanh, quả tươi, 
Hs lắng nghe
HS hđ cặp đôi quan sát từng hình, nói với bạn
HS chia sẻ ý kiến trước lớp, nói được những hoạt động vận động và nghỉ ngơi có lợi cho sức khoẻ:
Hoạt động vận động như: tập thể dục (đi bộ) buổi sáng, lao động phù hợp với bản thân (tưới cây,...), vui chơi an toàn dưới ánh sáng tự nhiên sẽ tốt cho sức khoẻ.
Nghỉ ngơi như: đọc sách dưới ánh sáng tự nhiên, thời gian đọc phù hợp; đặc biệt ngủ đúng giờ, đủ giấc sẽ giúp trí não, cơ thể phát triển và tăng cường sức khoẻ.
HS liên hệ hoạt động hằng ngày của bản thân, trả lời câu hỏi.
HS nói được cần thời gian cho học tập, hoạt động vận động và ngủ đủ thời gian để đảm bảo sức khoẻ học tập và vui chơi.
Hs lắng nghe
Hs hđ cặp đôi quan sát từng hình từ 8 đến 11, trả lời câu hỏi.
Trong từng cặp, HS so sánh kết quả nhận xét hình của mình với bạn.
Một số HS trình bày kết quả trước lớp. HS có thể có ý kiến nhận xét khác nhau. 
Hình 8: Bạn đang ngồi trên giường, trong phòng tối đọc sách. Bạn thức quá khuya. Hoạt động này không có lợi (vì gây hại cho mắt). Bạn nên ngồi đọc sách đúng tư thế và đi ngủ đúng giờ.
Hình 9: Bạn trai đang bơi, hoạt động này rất có lợi cho sức khoẻ.
Hình 10: Bạn gái đang nhảy dây dưới ánh nắng tự nhiên. Hoạt động này có lợi cho sức khoẻ.
Hình 11: Hai bạn đang chơi đá bóng. Nếu bạn chơi đá bóng với thời gian phù hợp sẽ có lợi cho sức khoẻ. Không được đá bóng dưới trời nắng.
HS liên hệ, kể được với bạn các hoạt động thường ngày ở nhà, ở trường.
HS theo gợi ý của GV, nhận xét được hoạt động nghỉ ngơi của bản thân đã phù hợp hay chưa phù hợp, cần điều chỉnh các hoạt động như thế nào cho phù hợp (nếu cần thiết).

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_cung_hoc_de_phat_trien_nang_lu.docx