Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 12: Vui đón tết (2 tiết)

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 12: Vui đón tết (2 tiết)

2. Hoạt động khám phá

- Hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK, trả lời câu hỏi gợi ý của GV (Quan sát và chỉ ra các hoạt động trong từng hình?

+Ông bà, bố mẹ có những hoạt động nào?

+Hoa và em trai tham gia hoạt động nào? +Thái độ của mọi người trong gia đình Hoa như thế nào?.),

-Từ đó HS nhận ra cảnh mọi người trong gia đình Hoa háo hức chuẩn bị cho ngày Tết: mua hoa tết (đào, mai); cả nhà cùng nhau lau dọn nhà cửa, gói bánh chưng, thắp hương cúng tổ tiên, bữa cơm tất niên,.

- GV giải thích cho HS hiểu những cách gọi khác nhau về ngày Tết truyền thống của dân tộc

- GV khuyến khích HS liên hệ với gia đình mình (Gia đình có về quê ăn Tết cùng ông bà không? Cảm xúc của em về không khi chuẩn bị đón Tết như thế nào?,.).

Yêu cầu cần đạt: HS nói được những hoạt động chuẩn bị cho ngày Tết được thể hiện trong SGK và cảm xúc của mọi người khi Tết đến.

3. Hoạt động vận dụng

- GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế, thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý của GV (Tết diễn ra trong khoảng thời gian nào? Gia đình em thường làm gì để chuẩn bị cho ngày Tết?

doc 8 trang thuong95 33804
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 12: Vui đón tết (2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 12. VUI ĐÓN TẾT (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS sẽ:
- Nói được thời gian diễn ra ngày Tết cổ truyền và kể được một số công việc của người thân và người dân trong cộng đồng để chuẩn bị cho ngày Tết
- Bộc lộ được cảm xúc và tự giác tham gia các hoạt động phù hợp cùng người thân chuẩn bị cho ngày Tết.
- Kể được hoạt động chính của mình, người thân và người dân, cộng đồng trong dịp tết cổ truyền
- Biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống liên quan đến ngày tết
- Trân trọng, giữ gìn nét đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc
II. CHUẨN BỊ
- GV:
+ Một số tranh ảnh về hoạt động chuẩn bị cho ngày Tết
+ Một số tranh, ảnh, video nói về hoạt động của cộng đồng trong dịp tết cổ truyền
- HS: Sưu tầm tranh ảnh về ngày Tết cổ truyền và ngày tết Trung thu
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
1. Mở đầu: - GV sử dụng phần mở đầu trong SGK, đưa ra câu hỏi:
+Em có thích tết không? Vì sao?
2. Hoạt động khám phá 
- Hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK, trả lời câu hỏi gợi ý của GV (Quan sát và chỉ ra các hoạt động trong từng hình? 
+Ông bà, bố mẹ có những hoạt động nào? 
+Hoa và em trai tham gia hoạt động nào? +Thái độ của mọi người trong gia đình Hoa như thế nào?..), 
-Từ đó HS nhận ra cảnh mọi người trong gia đình Hoa háo hức chuẩn bị cho ngày Tết: mua hoa tết (đào, mai); cả nhà cùng nhau lau dọn nhà cửa, gói bánh chưng, thắp hương cúng tổ tiên, bữa cơm tất niên,... 
- GV giải thích cho HS hiểu những cách gọi khác nhau về ngày Tết truyền thống của dân tộc 
- GV khuyến khích HS liên hệ với gia đình mình (Gia đình có về quê ăn Tết cùng ông bà không? Cảm xúc của em về không khi chuẩn bị đón Tết như thế nào?,...). 
Yêu cầu cần đạt: HS nói được những hoạt động chuẩn bị cho ngày Tết được thể hiện trong SGK và cảm xúc của mọi người khi Tết đến.
3. Hoạt động vận dụng 
- GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế, thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý của GV (Tết diễn ra trong khoảng thời gian nào? Gia đình em thường làm gì để chuẩn bị cho ngày Tết? Mọi người có vui vẻ không? Em đã tham gia hoạt động nào? Hoạt động nào em thích nhất? Vì sao?,...), HS trong mỗi nhóm kể cho nhau những hoạt động chuẩn bị Tết của gia đình mình và hoạt động em đã tham gia và thích nhất (nếu được lí do vì sao). Từ đó nêu được những điểm giống và khác với gia đình Hoa 
- Khuyến khích HS nói được những phong tục tập quán riêng của địa phương mình khi chuẩn bị cho ngày Tết. 
Yêu cầu cần đạt: HS kể lại được hoạt động chuẩn bị Tết của gia đình mình và khi được cảm xúc của bản thân khi tham gia các hoạt động đó. 
3. Đánh giá
HS kể được các hoạt động chuẩn bị cho ngày Tết của mình và gia đình mình, có ý thức tự giác tham gia các hoạt động phù hợp. 
4. Hướng dẫn về nhà
Sưu tầm tranh ảnh về các hoạt động diễn ra trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc,
* Tổng kết tiết học
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau
- HS trả lời
- HS quan sát
-HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS trả lời
-HS thảo luận và trả lời
HS làm việc nhóm đôi
HS lên kể
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS lắng nghe 
Tiết 2
1. Mở đầu: 
-GV yêu cầu HS nhớ và kể lại những hoạt động thường diễn ra vào ngày Tết cổ truyền mà em đã quan sát hoặc tham gia, sau đó dẫn dắt vào tiết học mới. 
2. Hoạt động khám phá 
- HS quan sát hình trong SGK thảo luận theo câu hỏi gợi ý của GV, từ đó các em nêu được nội dung chính là các hoạt động phổ biến diễn ra trong ngày Tết cổ truyền: Con cháu chúc Tết ông bà, bố mẹ, mọi người tham gia các trò chơi dân gian: ném còn, xin chữ, đánh đu và ý nghĩa của các hoạt động này, đồng thời biết cách ứng xử phù hợp (biết nói lời cảm ơn, nói lời chúc Tết...).
3. Hoạt động vận dụng 
- GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế, thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý của GV :
+Tết diễn ra trong khoảng thời gian nào?
+ Gia đình em thường làm gì để chuẩn bị cho ngày Tết?
+ Mọi người có vui vẻ không? 
+Em đã tham gia hoạt động nào? Hoạt động nào em thích nhất? Vì sao?,..., Từ đó nêu được những điểm giống và khác với gia đình Hoa 
- Khuyến khích HS nói được những phong tục tập quán riêng của địa phương mình khi chuẩn bị cho ngày Tết. 
Yêu cầu cần đạt: HS kể lại được hoạt động chuẩn bị Tết của gia đình mình và khi được cảm xúc của bản thân khi tham gia các hoạt động đó.
- Ngoài những hoạt động diễn ra trong ngày Tết ở SGK, khuyến khích các em kể về những hoạt động, phong tục, trò chơi có ở địa phương mình (cờ người, kéo co, pháo đất,...). 
-GV có thể giới thiệu một số hoạt động khác trong dịp Tết bằng tranh ảnh hoặc video. Yêu cầu cần đạt: HS kể được những hoạt động diễn ra trong dịp Tết và ý nghĩa của hoạt động đó. Đồng thời HS biết cách ứng xử phù hợp khi tham gia các hoạt động 
3. Hoạt động thực hành 
Hoạt động 1 
- Từng cặp đôi HS nói cho nhau những nội dung theo câu hỏi gợi ý của GV :
+Trong ngày Tết, em đã tham gia hoạt động nào? 
+Hoạt động nào em thích nhất?...
 GV có thể gọi một vài HS trả lời trước lớp. 
- GV và các bạn khuyến khích, động viên, Yêu cầu cần đạt: HS nói được những hoạt động mà em đã tham gia vào ngày Tết cổ truyền và biết cách ứng xử (ở mức độ đơn giản), phù hợp trong các tình huống liên quan
Hoạt động 2 
- GV tổ chức cho HS quan sát hình trong SGK, thảo luận theo câu hỏi gợi ý của GV (Những hình này nói về ngày tết nào? Vì sao em biết...). 
-Sau khi HS trả lời, GV cho từng cặp HS nói cho nhau nghe về những hoạt động chủ yếu trong thày tết Trung thu
- Khuyến khích HS liên hệ thực tế. 
+Ngoài ngày tết Trung thu, còn có ngày tết nào dành cho thiếu nhi? 
+Em đã làm những gì trong ngày đó?
 Yêu cầu cần đạt: HS biết được các ngày tết dành cho thiếu nhi Việt Nam và nói được những hoạt động phổ biến, biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống liên quan. Hoạt động vận dụng GV cho HS tự làm và trang trí thiệp chúc Tết ở lớp để tặng người thân hoặc về nhà sưu tầm tranh ảnh nói về ngày Tết cổ truyền (có thể qua Internet, tuỳ điều kiện từng nơi). 
Yêu cầu cần đạt: Thể hiện tình cảm yêu quý, trân trọng của HS đối với ngày Tết cố truyền của dân tộc qua việc làm và trang trí thiệp chúc Tết. 
3. Đánh giá
Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất: GV có thể tổ chức cho HS thảo luận nhóm về hình tổng kết cuối bài: Đây là một việc làm rất có ý nghĩa, vừa giúp các em sử dụng tiền mừng tuổi đúng mục đích, vừa giúp đỡ các bạn khó khăn. Các em không chỉ để dành tiền mà còn có thể giữ gìn sách vở cẩn thận để ủng hộ các bạn nữa. 
-GV cho HS tự liên hệ: 
+Em đã để dành tiền mừng tuổi giúp đỡ các bạn khó khăn chưa? 
+Sau bài học này em rút ra điều gì? Từ đó hình thành và phát triển ở các em những phẩm chất tốt đẹp và những kĩ năng cần thiết.
4.Hướng dẫn về nhà
Hỏi ông bà, bố mẹ về một số lễ hội tiêu biểu ở địa phương
* Tổng kết tiết học
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau
-HS nhớ và kể lại những hoạt động thường diễn ra vào ngày Tết cổ truyền
- HS quan sát
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
-Nhóm khác theo dõi, bổ sung
- HS lắng nghe
HS trong mỗi nhóm kể cho nhau những hoạt động chuẩn bị Tết của gia đình mình và hoạt động em đã tham gia và thích nhất (nêu được lí do vì sao).
HS trình bày
2,3 HS trả lời
HS lắng nghe
HS làm việc nhóm
- HS trả lời
- 2,3 HS trả lời
- HS trả lời
HS lắng nghe
HS quan sát
HS chia sẻ
HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu
HS nêu
HS thảo luận nhóm về hình tổng kết cuối bài
HS tự liên hệ
HS lắng nghe
HS nêu
HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song.doc