Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 13 đến 18 - Lê Thị Ngọc Dương

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 13 đến 18 - Lê Thị Ngọc Dương

* Cách tiến hành

Bước : Làm việc nhóm đôi

Yêu cầu HS quan sát hình trang 54, 55 (SGK) trả lời câu hỏi: Những người trong mỗi hình đang làm gì? Trong đó, những hoạt động nào thường diễn ra trước Tết, những hoạt động nào thường diễn ra trong dịp Tết?

 Bước 2: Làm việc cả lớp

HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời (xem gợi ý câu trả lời ở Phụ lục 1).

Hoạt động 2: Giới thiệu về các hoạt động của em và gia đình vào dịp tết Nguyên đán * Mục tiêu Nêu được một số hoạt động của em và gia đình vào dịp Tết.

*Mục tiêu

Nêu được một số hoạt động của em và gia đình trong dịp Tết

* Cách tiến hành

Bước 1: Làm việc theo nhóm

HS chia sẻ với các bạn trong nhóm về những việc em cùng gia đình thường làm vào dịp Tết theo các câu hỏi trong SGK:

- Vào dịp tết Nguyên đán, em cùng với gia đình thường làm gì?

- Em thích nhất hoạt động nào? Vì sao?

Bước 2: Làm việc cả lớp

Một số HS xung phong chia sẻ với các bạn trong lớp về những việc em cùng Kết thúc hoạt động này, GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm các thông tin và hình ảnh về tết Nguyên đán.

 

docx 30 trang thuong95 3061
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 13 đến 18 - Lê Thị Ngọc Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.........................................
Ngày dạy:...........................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI: TẾT NGUYÊN ĐÁN (Tiết 1)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được
* Về nhận thức khoa học
 - Giới thiệu được tên, thời gian diễn ra tết Nguyên đán.
 - Kể được một số công việc của các thành viên trong gia đình và người dân trong dịp tết Nguyên đán. 
* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
 Tìm tòi, khám phá các hoạt động đón Tết của người dân trong cộng đồng. 
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: 
Thể hiện được tình cảm của em với người thân và những người xung quanh qua việc nói về các hoạt động trong dịp Tết.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trong SGK. Video clip bài hát Ngày Tết quê em (nhạc của Từ Huy).
 - Yêu cầu HS sưu tầm một số hình ảnh về các hoạt động của người dân trên đất nước Việt Nam trong dịp Tết.
 - Yêu cầu HS mang theo một số ảnh chụp các hoạt động trong dịp Tết của gia đình (nếu có). 
- VBT Tự nhiên và Xã hội 1.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Mở đầu: Hoạt động chung cả lớp:
- Trả lời câu hỏi: Bài hát cho em gì về ngày Tết? GV dẫn dắt vào bài học: 
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
1/ Những hoạt động thường diễn ra vào dịp tết Nguyên đán
Hoạt động 1: Tìm hiểu về những hoạt động vào dịp ngày tết Nguyên đán 
* Mục tiêu: Nếu được những hoạt động vào dịp tết Nguyên đán.
 * Cách tiến hành 
Bước : Làm việc nhóm đôi
Yêu cầu HS quan sát hình trang 54, 55 (SGK) trả lời câu hỏi: Những người trong mỗi hình đang làm gì? Trong đó, những hoạt động nào thường diễn ra trước Tết, những hoạt động nào thường diễn ra trong dịp Tết?
 Bước 2: Làm việc cả lớp
HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời (xem gợi ý câu trả lời ở Phụ lục 1). 
Hoạt động 2: Giới thiệu về các hoạt động của em và gia đình vào dịp tết Nguyên đán * Mục tiêu Nêu được một số hoạt động của em và gia đình vào dịp Tết. 
*Mục tiêu
Nêu được một số hoạt động của em và gia đình trong dịp Tết
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm
HS chia sẻ với các bạn trong nhóm về những việc em cùng gia đình thường làm vào dịp Tết theo các câu hỏi trong SGK:
- Vào dịp tết Nguyên đán, em cùng với gia đình thường làm gì?
- Em thích nhất hoạt động nào? Vì sao? 
Bước 2: Làm việc cả lớp
Một số HS xung phong chia sẻ với các bạn trong lớp về những việc em cùng Kết thúc hoạt động này, GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm các thông tin và hình ảnh về tết Nguyên đán. 
HS nghe nhạc và hát theo lời bài hát: Ngày Tết quê em.
HS trả lời câu hỏi
Làm việc nhóm đôi
Yêu cầu HS quan sát các hình trang 54, 55 (SGK) trả lời câu hỏi: 
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp.
HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời
HS làm việc cá nhân với câu 1 của Bài 8 (VBT).
Làm việc theo nhóm
HS chia sẻ với các bạn trong nhóm về những việc em cùng gia đình thường làm vào dịp Tết theo các câu hỏi trong SGK:
Bước 2: Làm việc cả lớp
Một số HS xung phong chia sẻ với các bạn trong lớp về những việc em cùng Kết thúc hoạt động này, GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm các thông tin và hình ảnh về tết Nguyên đán. 
Ngày soạn:.........................................
Ngày dạy:...........................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI: TẾT NGUYÊN ĐÁN (Tiết 2)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được
* Về nhận thức khoa học
 - Giới thiệu được tên, thời gian diễn ra tết Nguyên đán.
 - Kể được một số công việc của các thành viên trong gia đình và người dân trong dịp tết Nguyên đán. 
* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
 Tìm tòi, khám phá các hoạt động đón Tết của người dân trong cộng đồng. 
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: 
Thể hiện được tình cảm của em với người thân và những người xung quanh qua việc nói về các hoạt động trong dịp Tết.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trong SGK. Video clip bài hát Ngày Tết quê em (nhạc của Từ Huy).
 - Yêu cầu HS sưu tầm một số hình ảnh về các hoạt động của người dân trên đất nước Việt Nam trong dịp Tết.
 - Yêu cầu HS mang theo một số ảnh chụp các hoạt động trong dịp Tết của gia đình (nếu có). 
- VBT Tự nhiên và Xã hội 1.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG 
2/ Tết Nguyên đán qua bộ sưu tập của nhóm em
 Hoạt động 3: Giới thiệu các thông tin và hình ảnh về tết Nguyên đán
 * Mục tiêu 
Giới thiệu được các thông tin và hình ảnh về tết Nguyên đán đã sưu tầm được. 
* Cách tiến hành
 Bước 1: Làm việc theo nhóm
Từng cá nhân đưa ra những thông tin hoặc hình ảnh đã sưu tầm được về tết Nguyên đán (bao gồm cả các ảnh chụp về hoạt động của gia đình mình trong những ngày Tết).
 Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận về cách nhóm sẽ trình bày, sắp xếp bộ sưu tập những thông tin hoặc hình ảnh về tết Nguyên đán của nhóm mình. Đồng thời cùng nhau tập trình bày. 
Bước 2: Làm việc cả lớp
 - Các nhóm trưng bày và giới thiệu bộ sưu tập của nhóm mình trước lớp.
 - HS các nhóm đi tham quan sản phẩm 
ĐÁNH GIÁ
 Hoạt động 4: Trò chơi “Đố vui ”
 * Mục tiêu 
Nhắc lại và mở rộng những kiến thức về tết Nguyên đán.
 * Cách tiến hành 
Sau khi GV nêu câu hỏi, HS sẽ nhanh chóng giơ đáp án, mỗi câu trả lời đúng các em sẽ được 1 điểm. 
Xem câu hỏi và đáp án cho trò chơi “Đố vui ở Phụ lục 2.
Lưu ý: Kết thúc tiết học, GV dặn HS về nhà sưu tầm các thông tin, hình ảnh về Tết ở cộng đồng địa phương nơi HS sống.
Làm việc theo nhóm
 - Từng cá nhân đưa ra những thông tin hoặc hình ảnh đã sưu tầm được về tết Nguyên đán 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận về cách nhóm sẽ trình bày, sắp xếp bộ sưu tập những thông tin hoặc hình ảnh về tết Nguyên đán của nhóm mình. Đồng thời cùng nhau tập trình bày. 
Bước 2: Làm việc cả lớp
 - Các nhóm trưng bày và giới thiệu bộ sưu tập của nhóm mình trước lớp.
 - HS các nhóm đi tham quan sản phẩm của nhau và lắng nghe khi nhóm bạn giới thiệu về những thông tin, hình ảnh mà các bạn đã sưu tầm được. Đồng thời, nhận xét xem nhóm nào sưu tầm được nhiều thông tin, hình ảnh bổ ích về những hoạt động đón tết Nguyên đán ở Việt Nam và hoặc một số nước khác (nếu có).
 Kết thúc hoạt động này, HS đọc phần chốt kiến thức ở cuối bài. 
Mỗi HS được phát một bộ các chữ cái A, B, C, D là các phương án trả lời của các câu hỏi trắc nghiệm. 
Ngày soạn:.........................................
Ngày dạy:...........................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI: AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG (Tiết 1)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được
* Về nhận thức khoa học:
 - Nhận biết được một số tình huống nguy hiểm, các rủi ro có thể xảy ra trên đường.
 - Nêu được cách phòng tránh nguy hiểm trong một số tình huống để đảm bảo an toàn trên đường,
 - Nói được tên và ý nghĩa của một số biển báo và tín hiệu đèn hiệu giao thông, 
* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh.
 – Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về nguyên nhân, cách phòng tránh nguy hiểm trong một số tình huống giao thông. 
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về nguyên nhân, cách phòng tránh nguy hiểm trong một số tình huống giao thông, về biển báo và đèn tín hiệu giao thông... 
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thực hành đi bộ qua đường theo sơ đồ: đoạn đường không có đèn tín hiệu giao thông ; đoạn đường có đèn tín hiệu giao thông.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trong SGK. - VBT Tự nhiên và Xã hội 1.
- Các tấm bìa có hình tròn (màu xanh và màu đỏ) ; hình xe ô tô, xe máy, xe đạp.
- Phiếu tự đánh giá,
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Mở đầu: Hoạt động chung cả lớp:
- HS trả lời câu hỏi của GV: 
+ Nhà em ở gần hay xa trường? 
+ Em thường đến trường bằng phương tiện gì? 
GV dẫn dắt vào bài học: 
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Phát hiện tình huống giao thông nguy hiểm
* Mục tiêu: Nhận biết được một số tình huống nguy hiểm, nêu cách phòng tránh để đảm bảo an toàn trên đường.
- Biết cách quan sát, đặt câu hỏi, trình bày ý kiến của mình về nguyên nhân, cách phòng tránh nguy hiếm trong một số tình huống giao thông. 
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
 - HS quan sát các hình ở trang 58, 59 trong SGK để trả lời các câu hỏi: 
+ Các bạn đến trường bằng những phương tiện gì? 
+ Theo em, những người nào có hành động không đảm bảo an toàn? Vì sao?
 + Em khuyến một số bạn HS có hành động không đảm bảo an toàn điều gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp
Gợi ý: Hình 1 trang 58: Hai bạn HS thò tay và đầu ra ngoài cửa xe ô tô; một bạn HS ngồi sau xe máy không đội mũ bảo hiểm. Hình 2 trang 59: Hai HS đi ra giữa đường; Hình 3 trang 59: Một HS đứng trên thuyền, một HS thò tay nghịch nước.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế
 * Mục tiêu: Đưa ra được những lưu ý khi đi trên đường để đảm bảo an toàn. 
* Cách tiến hành
 Bước 1: Làm việc theo nhóm 
Thảo luận nhóm và tổng hợp các ý kiến của các thành viên. 
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV bình luận, hoàn thiện các câu trả lời. 
Gợi ý: Nêu những lưu ý khi đi bộ hoặc đi trên phương tiện giao thông phù hợp vởi ngữ cảnh địa phương. 
Hoạt động chung cả lớp:
HS trả lời câu hỏi của GV
Làm việc theo cặp
 - HS quan sát các hình ở trang 58, 59 trong SGK để trả lời các câu hỏi: 
Làm việc cả lớp
 - Đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. 
- HS khác nhận xét, đặt câu hỏi, bổ sung câu trả lời. GV bình luận, hoàn thiện các câu trả lời.
HS có thể làm câu 1 của Bài 9 (VBT).
Làm việc theo nhóm 
- Mỗi HS nêu ít nhất một lưu ý khi đi trên đường để đảm bảo an toàn,
- Thảo luận nhóm và tổng hợp các ý kiến của các thành viên. 
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. 
Ngày soạn:.........................................
Ngày dạy:...........................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI: AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG (Tiết 2)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được
* Về nhận thức khoa học:
 - Nhận biết được một số tình huống nguy hiểm, các rủi ro có thể xảy ra trên đường.
 - Nêu được cách phòng tránh nguy hiểm trong một số tình huống để đảm bảo an toàn trên đường,
 - Nói được tên và ý nghĩa của một số biển báo và tín hiệu đèn hiệu giao thông, 
* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh.
 – Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về nguyên nhân, cách phòng tránh nguy hiểm trong một số tình huống giao thông. 
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về nguyên nhân, cách phòng tránh nguy hiểm trong một số tình huống giao thông, về biển báo và đèn tín hiệu giao thông... 
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thực hành đi bộ qua đường theo sơ đồ: đoạn đường không có đèn tín hiệu giao thông ; đoạn đường có đèn tín hiệu giao thông.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trong SGK. - VBT Tự nhiên và Xã hội 1.
- Các tấm bìa có hình tròn (màu xanh và màu đỏ) ; hình xe ô tô, xe máy, xe đạp.
- Phiếu tự đánh giá,
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
2/ Một số biển báo và đèn tín hiệu giao thông
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
 Hoạt động 3: Tìm hiểu biển báo và đèn tín hiệu giao thông
 * Mục tiêu: Nói được tên và ý nghĩa của một số biển báo và tín hiệu đèn hiệu giao thông. Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về biển báo và đèn tín hiệu giao thông. 
* Cách tiến hành
 Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- HS quan sát các hình ở trang 60, 61 trong SGK để trả lời các câu hỏi:
 + Có những biển báo và đèn tín hiệu giao thông nào? 
+ Khi gặp những biển báo và đèn tín hiệu giao thông đó, em phải làm gì? + Ngoài những biến báo đó, khi đi trên đường em nhìn thấy những biển báo nào? Chúng cho em biết điều gì? 
Bước 2: Làm việc cả lớp 
GV bình luận và hoàn thiện các trả lời. 
Gợi ý: Biển báo trong hình: cấm đi ngược chiều, cấm người đi bộ, cấm xe đạp người đi bộ sang ngang,Đèn tín hiệu giao thông chính ba màu xanh, vàng, đỏ và đèn tín hiệu hai màu điều khiển giao thông đối với người đi bộ. Ngoài các biển báo như trong hình, có thể nhìn thấy biển đá lở (chủ yếu ở vùng núi), biên bến phà, nhiều nơi có biển giao nhau với đường sắt không có rào chắn.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG 
Hoạt động 4: Chơi trò chơi “Đố bạn biết: Đèn tín hiệu giao thông “nói” gì?” 
* Mục tiêu: Nhớ được ý nghĩa của tín hiệu đèn hiệu giao thông. 
- Phát triển kĩ năng lắng nghe và phản ứng nhanh. 
* Cách tiến hành 
Bước 1: Hướng dẫn cách chơi
– Dãy bàn nào có ít số HS làm sai nhất – được khen thưởng.
 - GV mở rộng thông tin cho HS: Tín hiệu đèn xanh: cho phép người và xe đi. Tín hiệu đèn vàng: cảnh báo cho sự luân chuyển tín hiệu, báo hiệu người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông trên đường giảm tốc độ và phải dừng lại ở trước vạch sơn “Dừng lại” theo quy định. Trong trường hợp người điều khiển phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn thì phải nhanh chóng vượt qua khỏi giao lộ để tránh gây nguy hiểm cho bản thân và người tham gia giao thông khác. Tín hiệu đèn đỏ: dừng lại.
Làm việc theo nhóm 
- HS quan sát các hình ở trang 60, 61 trong SGK để trả lời các câu hỏi:
Làm việc cả lớp 
Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp (mỗi nhóm trình bày một câu). 
- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.
HS có thể làm câu 2 của Bài 9 (VBT).
Hướng dẫn cách chơi
– Mỗi HS năm hai tay và khoanh tay trước ngực.
 - Khi GV nói đèn xanh hoặc giơ tấm bìa tròn màu xanh, hai nắm tay của HS chuyển động trước ngực, khi GV nói đèn đỏ hoặc giơ tấm bia tròn màu đỏ, hai năm tay HS phải dừng lại.
Tổ chức chơi trò chơi 
GV gọi hai HS lên quan sát xem bạn nào thực hiện đúng / không đúng theo hiệu lệnh của GV. Bạn nào làm sai thì sẽ nhắc lại ý nghĩa của tín hiệu đèn giao thông. 
Nhận xét và đánh giá
HS có thể làm câu 3 của Bài 9 (VBT).
Ngày soạn:.........................................
Ngày dạy:...........................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI: AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG (Tiết 3)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được
* Về nhận thức khoa học:
 - Nói được tên và ý nghĩa của một số biển báo và tín hiệu đèn hiệu giao thông, 
* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh.
 – Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về nguyên nhân, cách phòng tránh nguy hiểm trong một số tình huống giao thông. 
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về nguyên nhân, cách phòng tránh nguy hiểm trong một số tình huống giao thông, về biển báo và đèn tín hiệu giao thông... 
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thực hành đi bộ qua đường theo sơ đồ: đoạn đường không có đèn tín hiệu giao thông ; đoạn đường có đèn tín hiệu giao thông.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trong SGK. - VBT Tự nhiên và Xã hội 1.
- Các tấm bìa có hình tròn (màu xanh và màu đỏ) ; hình xe ô tô, xe máy, xe đạp.
- Phiếu tự đánh giá,
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
3/ Đi bộ qua đường 
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 5: Tìm hiểu các yêu cầu đi bộ qua đường
* Mục tiêu: Nêu được các yêu cầu đi bộ qua đường.
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các yêu cầu đi bộ qua đường
 * Cách tiến hành
 Bước 1: Làm việc theo nhóm
 - Nhóm chẵn: HS quan sát các hình ở trang 62 trong SGK để nêu yêu cầu đi bộ đường ở đoạn đường có đèn tín hiệu giao thông dành cho người đi bộ.
 - Nhóm lẻ: HS quan sát các hình ở trang 62 trong SGK để nêu yêu cầu đi bộ | đường ở đoạn đường không có đèn tín hiệu giao thông dành cho người đi bộ. 
Bước 2: Làm việc cả lớp
 GV chốt thông tin, hướng HS đến thông điệp: “Chúng ta cần phải thực hiện những quy định về trật tự an toàn giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác” 
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Hoạt động 6: Tập đi bộ qua đường an toàn
* Mục tiêu:Biết thực hiện đúng theo các yêu cầu đi bộ qua đường 
* Cách tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị thực hành
- GV và HS làm một số tấm bìa có hình tròn (màu xanh và màu đỏ) hình xe ô tô, xe máy, xe đạp.
- GV vẽ trước ở sân trường đoạn đường có vạch kẻ và đoạn đường không có vạch kẻ (số lượng đoạn đường theo số nhóm)
Bước 2: Thực hành đi bộ qua đường trong nhóm
 - Các nhóm sẽ phân vai một người đóng vai đèn hiệu, một số người đi bộ một người đóng ô tô / xe máy / xe đạp) 
- GV vẽ trước ở sân trường đoạn đường có vạch kẻ và đoạn đường không có. vạch kẻ (số lượng đoạn đường theo số nhóm). 
Bước 3: Thực hành đi bộ qua đường trước lớp
 GV nhận xét, hoàn thiện cách đi bộ qua đường của các bạn (theo đúng yêu cầu đi bộ qua đường). 
ĐÁNH GIÁ 
* Đánh giá kết quả học tập bài học: GV có thể sử dụng kết quả làm các câu 1 2, 3, 4 của Bài 9 (VBT) để đánh giá kết quả học tập bài này của HS. 
Làm việc theo nhóm
 - Nhóm chẵn: HS quan sát các hình ở trang 62 trong SGK 
 - Nhóm lẻ: HS quan sát các hình ở trang 62 trong SGK 
Bước 2: Làm việc cả lớp
 - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.
HS có thể làm câu 4 của Bài 9 (VBT). 
Chuẩn bị thực hành
GV và HS làm một số tấm bìa 
Thực hành đi bộ qua đường trong nhóm
 - Các nhóm sẽ phân vai một người đóng vai đèn hiệu, một số người đi bộ một người đóng ô tô / xe máy / xe đạp) 
- Mỗi nhóm thực hành đi bộ qua cả hai loại đoạn đường (HS trong nhóm đổi vai cho nhau)
Thực hành đi bộ qua đường trước lớp
 Đại diện một số nhóm thực hành đi bộ qua đường trước lớp.
Tự đánh giá việc thực hiện những quy định về an toàn giao thông 
- HS sẽ tự đánh giá việc thực hiện những quy định về an toàn giao thông trên đường đi học
Ngày soạn:.........................................
Ngày dạy:...........................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG (Tiết 1)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được
* Về nhận thức khoa học: 
Hệ thống được những kiến thức đã học về chủ đề Cộng đồng địa phương. 
* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: 
Củng cố kĩ năng sưu tầm, xử lý thông tin. 
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: 
Thể hiện được việc em có thể làm để đóng góp cho cộng đồng. 91 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình ở Bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Cộng đồng địa phương trong SGK Chuẩn bị 6 biển báo giao thông rời (xem hình trang 65 SGK) và 6 lá thăm ghi 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Em đã học được gì về chủ đề Cộng đồng địa phương?
 Hoạt động 1: Giới thiệu các thông tin và hình ảnh về cộng đồng địa phương 
* Mục tiêu: Hệ thống và mở rộng những kiến thức về chủ đề Cộng đồng địa phương. 
* Cách tiến hành 
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- Từng cá nhân đưa ra những hình ảnh, thông tin đã sưu tầm được theo sự phân công trong nhóm về cộng đồng địa phương.
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Các nhóm trưng bày và giới thiệu bộ sưu tập của nhóm mình trước lớp. 
Hoạt động 2: Trò chơi “Thi nói về ngày tết Nguyên đán ”
 Mục tiêu: Ôn tập và mở rộng những kiến thức về tết Nguyên đán. 
* Cách tiến hành 
* Làm việc cả lớp 
HS được chia thành hai nhóm lớn. Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng.
Lần lượt mỗi nhóm cử một người nói về một nội dung liên quan đến tết Nguyên đán. Mỗi nội dung nêu ra được 1 điểm. Nhóm nào nói lại một nội dung đã được nhắc đến sẽ bị trừ 1 điểm. Trong một khoảng thời gian cho phép, nhóm nào được nhiều điểm hơn là thắng cuộc. 3 HS xung phong làm trọng tài. 
Làm việc theo nhóm 
- Từng cá nhân đưa ra những hình ảnh, thông tin đã sưu tầm được theo sự phân công trong nhóm về cộng đồng địa phương.
 - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận về cách nhóm sẽ trình bày, sắp xếp bộ sưu tập những hình ảnh, thông tin về cộng đồng địa phương của nhóm mình. Đồng thời cùng nhau tập trình bày. 
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Các nhóm trưng bày và giới thiệu bộ sưu tập của nhóm mình trước lớp. HS các nhóm tham quan sản phẩm của nhau và lắng nghe khi nhóm bạn giới thiệu về những hình ảnh, thông tin mà các bạn đã sưu tầm được. Đồng thời, nhận xét xem nhóm nào sưu tầm được nhiều hình ảnh, thông tin bổ ích về cộng Lồng địa phương. 
Ngày soạn:.........................................
Ngày dạy:...........................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG (Tiết 2)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được
* Về nhận thức khoa học: 
Hệ thống được những kiến thức đã học về chủ đề Cộng đồng địa phương. 
* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: 
Củng cố kĩ năng sưu tầm, xử lý thông tin. 
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: 
Thể hiện được việc em có thể làm để đóng góp cho cộng đồng. 91 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình ở Bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Cộng đồng địa phương trong SGK, Chuẩn bị 6 biển báo giao thông rời (xem hình trang 65 SGK) và 6 lá thăm ghi 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 3: Trò chơi “Con số bí ẩn ” 
* Mục tiêu: Ôn tập kiến thức về một số biển báo giao thông. 
* Cách tiến hành 
Bước 1: Làm việc cả lớp 
GV sẽ công bố số thứ tự tương ứng với 1 biển báo giao thông để các nhóm chuẩn bị trình bày 
Bước 2: Làm việc theo nhóm 
- HS thảo luận về biển báo mà nhóm mình đã rút thăm được. Đưa ra tình huống và nêu rõ việc cần làm để đảm bảo an toàn giao thông cho mình và người thân khi gặp biển báo đó. Ví dụ: Bố đèo em đi chơi, gặp biển báo “Đường người đi bộ sang ngang ”, em nhắc bố điều khiển xe chạy chậm lại, chú ý quan sát, ưu tiên cho người đi bộ sang ngang - Nếu cần sẽ dừng hẳn xe lại, đợi người đi bộ qua hết mới tiếp tục đi. 
- Bước 3: Làm việc cả lớp 
- Đại diện mỗi nhóm lên giới thiệu về biển báo giao thông nhóm đã chuẩn bị. 
- Các nhóm nhận xét, góp ý lẫn nhau. 
- GV nhận xét, đánh giá và khen thưởng động viên các nhóm làm tốt. 
2. Em có thể đóng góp gì cho cộng đồng? 
Hoạt động 4: Đóng vai xử lí tình huống 
* Mục tiêu Thể hiện việc em có thể làm để đóng góp cho cộng đồng. 
* Cách tiến hành 
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
Mỗi nhóm chọn một trong hai tình huống được thể hiện ở hình vẽ trang 65 (SGK) (các em cũng có thể nghĩ ra một tình huống khác). Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận để nêu ra những cách ứng xử khác nhau có thể có. Sau đó, chọn một cách mà các em cho là tốt nhất để đóng vai. Một số HS xung phong nhận vai và trình bày trước lớp. 
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- GV nhận xét, đánh giá và khen thưởng động viên các nhóm làm tốt. 
ĐÁNH GIÁ 
GV có thể sử dụng các câu 1, 2, 3, 4 của Bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Cộng Ông địa phương trong VBT để đánh giá kết quả học tập của chủ đề này. 
Làm việc cả lớp 
HS được chia thành 6 nhóm. Mỗi nhóm có một HS lên rút thăm
Làm việc theo nhóm 
HS thảo luận về biển báo mà nhóm mình đã rút thăm được. Đưa ra tình huống và nêu rõ việc cần làm để đảm bảo an toàn giao thông cho mình và người thân khi gặp biển báo đó
Cử một bạn sẽ trình bày trước lớp
Làm việc cả lớp 
- Đại diện mỗi nhóm lên giới thiệu về biển báo giao thông nhóm đã chuẩn bị. 
- Các nhóm nhận xét, góp ý lẫn nhau.
Làm việc theo nhóm 
Mỗi nhóm chọn một trong hai tình huống được thể hiện ở hình vẽ trang 65 (SGK) (các em cũng có thể nghĩ ra một tình huống khác). Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận để nêu ra những cách ứng xử khác nhau 
Làm việc cả lớp 
Các nhóm lên đóng vai thể hiện việc em có thể làm để đóng góp cho cộng đồng 
- Nhóm khác nhận xét và bình luận về cách ứng xử các bạn lựa chọn để đóng rai, từ đó rút ra bài học: Mỗi người đều cần có ý thức trách nhiệm đóng góp cho cộng đồng từ những việc làm hằng ngày như giữ trật tự, giữ vệ sinh nơi công cộng. 
Ngày soạn:.........................................
Ngày dạy:...........................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI: CÂY XANH QUANH EM (Tiết 1)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được:
* Về nhận thức khoa học:
- Nêu được tên một số cây và bộ phận bên ngoài của cây.
* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh.
 Đặt được các câu hỏi đơn giản để tìm hiểu một số đặc điểm bên ngoài của cây xung quanh.
*Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
- Phân biệt được một số cây theo nhu cầu sử dụng của con người (cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa,...). 
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các đặc điểm của cây xanh.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số cây thường gặp ở địa phương (cây đang được trồng trong bầu hoặc chậu đất, có đủ thân, rễ, lá. Một số cây đang có hoa và quả tuỳ thực tế). 
- Một số bài hát, bài thơ nói về tên các loài cây ; các bộ phận của cây ; lợi ích của cây ; các loại cây cho rau, hoa, quả, bóng mát,...
- Bộ tranh ảnh gồm các loài cây rau, cây hoa, cây bóng mát,... đặc biệt là các loài cây có ở địa phương. Các hình trong SGK
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Mở đầu: Hoạt động chung cả lớp:
GV dẫn dắt bài học: 
1/ Nhận biết một số cây
 KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI 
Hoạt động 1: Nhận biết một số cây 
* Mục tiêu: Nêu được tên một số cây.
- Đặt được câu hỏi về tên cây, hoa, quả và chiều cao, màu sắc của cây. 
- So sánh được chiều cao, độ lớn của một số cây. 
* Cách tiến hành 
Bước 1: Hoạt động nhóm
 Kể tên các cây có trong bức tranh 
Lưu ý: HS không nhất thiết phải kể được hết các cây trong hình, GV có thể gợi ý để HS biết và chia sẻ cùng các bạn trong nhóm.
+ Cây nào đang có hoa, cây nào đang có quả? Hoa và quả của chúng có màu gì? 
+ So sánh các cây trong bức tranh, cây nào cao, cây nào thấp? . 
Bước 2: Tổ chức làm việc theo cặp 
- GV hướng dẫn từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe về các cây có trong SGK và hình ảnh mà HS mang đến: tên cây, cây cao hay thấp, cây đang có hoa, đang có quả không? GV hướng dẫn HS đặt được câu hỏi
Bước 3: Tổ chức làm việc nhóm
 - Mỗi HS chia sẻ với các bạn trong nhóm bảng tên các cây và tranh vẽ vừa hoàn thành. 
- Các nhóm HS treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp (nếu có thời gian).
Bước 4: Tổ chức làm việc cả lớp
Chọn đại diện HS giới thiệu về tên các cây của nhóm. Các HS của nhóm khác sẽ đặt câu hỏi về đặc điểm của cây và nhận xét phần trả lời của bạn. 
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG 
Hoạt động 2: Thi gọi tên một số cây
 * Mục tiêu: Khắc sâu, mở rộng vốn từ và hiểu biết về các loài cây mà HS đã học. 
- Phát triển năng lực ngôn ngữ qua các bài hát, bài thơ mà HS đã học ở trường mầm non, nhằm tích hợp với các môn học như Tiếng Việt, Âm nhạc vào môn học Tự nhiên và Xã hội.
 * Cách tiến hành
 Bước 1: Hoạt động nhóm 
Từng thành viên trong nhóm thi gọi tên một số loài 
 Bước 2: Hoạt động cả lớp 
GV có thể sử dụng phương án cho HS thi tìm các bài hát, câu thơ có nhắc đến tên các loài cây.
HS nêu ngắn gọn: Sau phần học này, em rút ra được điều gì? (Gợi ý: Trong tự nhiên, có rất nhiều cây xung quanh ta, có nhiều loại cây, có những cây rất to, có những cây rất nhỏ). 
ĐÁNH GIÁ 
GV có thể sử dụng câu 1 Bài 10 (VBT) để đánh giá nhanh kết quả của HS.
HS nghe nhạc và hát
HS trả lời câu hỏi của GV để khai thác nội dung bài hát
Hoạt động nhóm
 - Hướng dẫn HS cách quan sát hình vẽ ở các trang 68, 69 SGK.
cây dừa, hoa cúc, cây rau bắp cải, rau xà lách, cây cam, cây chuối, cây bèo tây, cây hoa sủng. 
Cây cao như: cây dừa, cây bàng, cây cam, cây chuối; Cây thấp như: hoa cúc, cây rau bắp cải, xà lách.
Tổ chức làm việc theo cặp 
- GV hướng dẫn từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe về các cây có trong SGK và hình ảnh mà HS mang đến: tên cây, cây cao hay thấp, cây đang có hoa, đang có quả không?
1 HS đặt câu hỏi về các đặc điểm
của cây, HS kia trả lời.
Tổ chức làm việc nhóm
 - Mỗi HS chia sẻ với các bạn trong nhóm bảng tên các cây và tranh vẽ vừa hoàn thành. 
- Các nhóm HS treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp (nếu có thời gian).
Tổ chức làm việc cả lớp
Chọn đại diện HS giới thiệu về tên các cây của nhóm. Các HS của nhóm khác sẽ đặt câu hỏi về đặc điểm của cây và nhận xét phần trả lời của bạn. 
Hoạt động nhóm
Từng thành viên trong nhóm thi gọi tên một số loài cây bằng tranh ảnh hoặc vật thật theo các nhóm, bạn nào nói nhanh và đúng nhiều nhất sẽ là người thắng cuộc.
Hoạt động cả lớp
hai nhóm một trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, đánh giá
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục tìm hiểu các cây có xung quanh nhà, khu vực nơi em sống và vườn trường. Ghi chép và chia sẻ với các bạn ở buổi học sau. 
Ngày soạn:.........................................
Ngày dạy:...........................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI: CÂY XANH QUANH EM (Tiết 2)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được
* Về nhận thức khoa học:
- Nêu được tên một số cây và bộ phận bên ngoài của cây.
* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh.
 Đặt được các câu hỏi đơn giản để tìm hiểu một số đặc điểm bên ngoài của cây xung quanh.
*Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
- Phân biệt được một số cây theo nhu cầu sử dụng của con người (cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa,...). 
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các đặc điểm của cây xanh.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ thẻ từ gồm các bộ phận của cây: thân, rễ, lá, hoa, quả (nếu có). Một số đồ vật làm từ thực vật phổ biến ở địa phương: rổ, rá, quạt nan, đĩa, giỏ bằng mây, tre. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
2/ Một số bộ phận bên ngoài của cây 
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 3: Nhận biết một số bộ phận của cây
 * Mục tiêu: Quan sát và nhận biết được một số bộ phận chính của cây: thân, rễ, lá, hoa và quả.
- Đặt câu hỏi và trả lời về các bộ phận bên ngoài của cây thông qua quan sát.
- Viết hoặc vẽ lại các bộ phận chính của cây và giới thiệu với các bạn trong nhóm / lớp. 
* Cách tiến hành 
Bước 1: Tổ chức làm việc theo cặp, 
gợi ý như sau: 
+ Cây gồm những bộ phận gì? (Hầu hết các cây đều có: thân, rễ, lá, hoa, quả). 
+ Tại sao có khi chúng ta nhìn thấy cây chỉ có quả hoặc chỉ có hoa? Tại sao lại có cây không thấy có hoa? Cây này có hoa và quả không? Hoa của chúng có màu gì? Quả của chúng có màu gì
GV hỏi: Tại sao chúng ta thường không nhìn thấy rễ cây? 
Bước 2: Tổ chức làm việc nhóm
- Mỗi HS chia sẻ với các bạn trong nhóm sản phẩm của mình vừa hoàn thành.
- Các nhóm HS treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp (nếu có thời gian). 
Bước 3: Tổ chức làm việc cả lớp
 HS đặt câu hỏi và nh

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_canh_dieu_tuan_13_den_18_le_th.docx