Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 8 đến 16 - Trường Tiểu học Sơn Định

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 8 đến 16 - Trường Tiểu học Sơn Định

- GV đặt câu hỏi cho HS:

+ Các em có yêu quý lớp học, trường học của mình không?

+ Yêu quý lớp học thì các em phải làm gì?

- GV khái quát đó là những việc làm để giữ lớp học, trường học sạch đẹp và dẫn dắt vào tiết học mới.

2. Hoạt động cơ bản

HĐ1: Hoạt động khám phá

- GV tổ chức cho HS quan sát hình trong SGK, thảo luận theo câu hỏi gợi ý:

+ Các bạn đang làm gì? Nên hay không nên làm việc đó, vì sao?

+ Những việc làm đó mang lại tác dụng gì?

-Từ đó, HS nhận biết được những việc nên làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp (úp cốc uống nước để giữ vệ sinh; chăm sóc bồn hoa, cây cảnh, )

- Khuyến khích HS kể những việc làm khác của mình để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

- GV kết luận: Nhưng việc làm tuy nhỏ nhưng thể hiện các em có ý thức tốt và góp phần giữ gìn trường lớp sạch đẹp, vì vậy các em cần phát huy.

Yêu cầu cần đạt: HS biết được những việc nên làm và tác dụng của những việc làm đó để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

HĐ2: Thực hành

- GV hướng dẫn HS quan sát, thảo luận theo yêu cầu gợi ý:

 

docx 43 trang thuong95 3090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 8 đến 16 - Trường Tiểu học Sơn Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÀI 8: CÙNG VUI Ở TRƯỜNG ( tiết 2)
 I. MỤC TIÊU:
 Sau bài học, HS sẽ:
1. Năng lực:
- Nhận biết được những việc nên làm và không nên làm để giữ trường lớp sạch đẹp.
2. Phẩm chất: 
- Có ý thức và làm được một số việc phù hợp giữ gìn lớp sạch đẹp và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: 
+ 2 bộ cờ đuôi nheo, trên mỗi cờ có gắn tên các trò chơi
+ Các viên sỏi nhỏ, không có cạnh sắc nhọn
+ Một số hình ảnh về giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Học sinh:
+ SGK
 + Sưu tầm tranh ảnh, những trò chơi ở trường.
+ Đồ trang trí lớp học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5’
11’
8’
8’
3’
1. Khởi động: 
- GV đặt câu hỏi cho HS: 
+ Các em có yêu quý lớp học, trường học của mình không? 
+ Yêu quý lớp học thì các em phải làm gì?
- GV khái quát đó là những việc làm để giữ lớp học, trường học sạch đẹp và dẫn dắt vào tiết học mới.
2. Hoạt động cơ bản
HĐ1: Hoạt động khám phá
- GV tổ chức cho HS quan sát hình trong SGK, thảo luận theo câu hỏi gợi ý:
+ Các bạn đang làm gì? Nên hay không nên làm việc đó, vì sao? 
+ Những việc làm đó mang lại tác dụng gì? 
-Từ đó, HS nhận biết được những việc nên làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp (úp cốc uống nước để giữ vệ sinh; chăm sóc bồn hoa, cây cảnh, )
- Khuyến khích HS kể những việc làm khác của mình để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- GV kết luận: Nhưng việc làm tuy nhỏ nhưng thể hiện các em có ý thức tốt và góp phần giữ gìn trường lớp sạch đẹp, vì vậy các em cần phát huy.
Yêu cầu cần đạt: HS biết được những việc nên làm và tác dụng của những việc làm đó để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
HĐ2: Thực hành
- GV hướng dẫn HS quan sát, thảo luận theo yêu cầu gợi ý:
+ Trong từng hình, các bạn đã làm gì? 
+ Nên hay không nên làm việc đó? Vì sao?, ). 
-Từ đó HS nhận biết được những việc nên làm và không nên làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp
- GV gọi một số HS lên bảng kể về những việc mình đã làm ( làm một mình hoặc tham gia cùng các bạn) để giữ gìn trường lớp sạch đẹp. 
- GV và các bạn động viên.
Yêu cầu cần đạt: Có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
3. Hoạt động ứng dụng: 
Xây dựng kế hoạch và thực hiện vệ sinh., trang trí lớp học
- GV hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch vệ sinh và trang trí lớp học (địa điểm trang trí, cách trang trí, vệ sinh lớp học, )
- Phân công công việc cho từng nhóm thực hiện.
Yêu cầu cần đạt: thực hiện được kế hoạch vệ sinh và trang trí lớp học.
*
- HS tự giác thực hiện các hoạt động để giữ gìn trường lớp sạch đẹp
- Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất: GV tổ chức cho HS thảo luận về nội dung hình tổng kết cuối bài, và đưa ra một số tình huống khác để HS tự đề xuất cách xử lí từ đó phát triển kĩ năng ứng xử trong các tình huống khác nhau.
4. Hoạt động nối tiếp:
Kể với bố mẹ, anh chị những việc đã tham gia để lớp học sạch đẹp.
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau
2,3 HS trả lời
HS lắng nghe
HS quan sát hình ảnh trong SGK
HS thảo luận và trả lời câu hỏi
Đại diện nhóm trình bày
HS nêu
HS lắng nghe
HS quan sát và thảo luận theo gợi ý
Đại diện nhóm trình bày
HS lên bảng chia sẻ
HS lắng nghe, góp ý
HS thực hiện xây dựng kế hoạch
HS làm việc theo nhóm
HS lắng nghe
HS thảo luận và trình bày
HS lắng nghe và thực hiện
HS nêu
HS lắng nghe
	==================================================
BÀI 9: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ TRƯỜNG HỌC (3 tiết)
 I. MỤC TIÊU:
 Sau bài học, HS sẽ:
1. Năng lực:
- Hệ thống hóa kiến thức đã học về trường, lớp
- Biết chia sẻ thông tin với bạn bè về lớp học, trường học và những hoạt động ở lớp, ở trường
- Biết giao tiếp, ứng xử phù hợp với vị trí, vai trò và các mối quan hệ của bản thân với các thành viên trong trường học, lớp học.
2. Phẩm chất: 
- Yêu quý trường lớp, kính trọng thầy cô giáo và các thành vên khác trong trường, đoàn kết giúp đỡ bạn bè.
II. CHUẨN BỊ
 1.Giáo viên: 
+ Tranh ảnh về nội dung chủ đề
+ Một số bộ bìa về trường lớp và các hoạt động của GV, HS cùng các thành viên khác trong trường.
Học sinh: 
Sgk, cờ hoa, day kim tuyến 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5’
12’
14’
4’
1. Khởi động: 
 GV tổ chức cho HS tìm và thi hát các bài hát về trường học, lớp học sau đó dẫn dắt vào bài ôn tập
2. Hoạt động cơ bản
- GV hướng dẫn HS triển lãm tranh ảnh đã sưu tầm về chủ đề trường lớp theo từng nhóm. 
- GV tổ chức cho HS tham quan sản phẩm của từng nhóm. 
- Đại diện nhóm thuyết minh về chủ đề nhóm đã lựa chọn, khuyến khích HS khác đặt câu hỏi cho nhóm, từ đó HS hiểu sâu hơn nội dung đã học.
- GV theo dõi nhóm nào thuyết minh tốt, nhiều tranh ảnh đẹp, khuyến khích trình bày trước cả lớp. 
- GV bổ sung để hoàn thiện nội dung chủ đề.
- GV chiếu trên màn hình một số hình ảnh điển hình của chủ để Trường học để khắc sâu kiến thức đã học cho HS
Yêu cầu cần đạt: HS lựa chọn tranh ảnh đúng và nêu được nội dung cơ bản của chủ đề đã chọn
3. Hoạt động ứng dụng: 
GV tổ chức trò chơi “Em làm hướng dẫn viên du lịch” (Giới thiệu các hoạt động ở trường, lớp mình)
- Mục tiêu:
+ Củng cố lại kiến thức đã học
+ Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ngôn ngữ và tự tin
+ Tạo không khí vui vẻ trong lớp học
- Chuẩn bị
HS chuẩn bị tranh ảnh về chủ đề trường lớp
- Cách chơi:
+ GV chia lớp thành 2 nhóm và mỗi nhóm thảo luận về một chủ đề yêu thích:
1.Mời bạn đến thăm lớp học của tôi
2. Mời bạn đến thăm ngôi trường yêu quý của chúng tôi
+ Các nhóm dán tranh ảnh chuẩn bị trước theo chủ đề đã chọn và chuẩn bị nội dung để giới thiệu trước lớp
+ GV theo dõi, động viên và đánh giá
Yêu cầu cần đạt: HS nói được tên, địa chỉ lớp, trường học của mình; giới thiệu khái quát không gian trường học, lớp học và một số hoạt động trường lớp
HS thể hiện được cảm xúc yêu quý trường lớp; kính trọng thầy cô; đoàn kết giúp đỡ bạn bè
4. Hoạt động nối tiếp:
Kể về “chuyến du lịch trường học” của cả lớp với bố mẹ, anh chị
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau
HS tìm và thi hát các bài hát về trường học
- Các thành viên trong nhóm trao đổi, thảo luận về nội dung, ý nghĩa của từng bức tranh đã lựa chọn đồng thời đưa ra những thông tin để giới thiệu với bạn bè.
- HS tham quan sản phẩm của từng nhóm.
- Đại diện nhóm thuyết minh, các nhóm đặt câu hỏi cho nhóm bạn
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS quan sát hình ảnh
HS lắng nghe luật chơi
HS lắng nghe
HS tham gia trò chơi
HS theo dõi
HS lắng nghe
HS lắng nghe và thực hiện
HS nêu
HS lắng nghe
============================================================
BÀI 9: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ TRƯỜNG HỌC ( tiết 2 và 3)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
- Nhận biết các tình huống xảy ra ở trường, lớp và cách ứng xử phù hợp trong những tình huống cụ thể.
2. Phẩm chất: 
- Yêu quý trường lớp, kính trọng thầy cô giáo và các thành vên khác trong trường, đoàn kết giúp đỡ bạn bè.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: 
+ Một số bộ bìa về trường lớp và các hoạt động của GV, HS cùng các thành viên khác trong trường.
 2. Học sinh: sgk
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5’
14’
12’
4’
1. Khởi động: 
- GV cho HS phát biểu cảm nghĩ của mình sau khi học xong những bài học về chủ đề trường học. 
- GV khuyến khích, động viên và dẫn dắt vào tiết học mới.
2. Hoạt động cơ bản:
HS quan sát 3 tình huống trong SGK
- Yêu cầu HS thảo luận về nội dung theo câu hỏi gợi ý của GV:
 + Nhìn vào hình một bạn HS bị ngã trong khi những bạn khác chỉ đứng nhìn vẻ sợ hãi, nếu là em, em có hành động gì?
+ Nhìn vào hình bạn HS vứt rác bừa bãi, em có làm như bạn không? 
+ Em sẽ nhắc nhở bạn như thế nào? 
+Nhìn vào hình nhóm HS nghịch ngợm, lãng phí nước, em thấy các bạn làm như thế có đúng không? 
+Em sẽ nhắc nhở các bạn như thế nào?
GV tổ chức HS làm việc theo nhóm, nhận xét về cách ứng xử trong từng tình huống, 
 GV khuyến khích HS đưa ra cách ứng xử phù hợp khác đối với những tình huống trên.
Yêu cầu cần đạt: Thể hiện được cách ứng xử phù hợp với từng tình huống trong SGK nói riêng và ở trường học nói chung.
3. Hoạt động ứng dụng: 
Tự đánh giá cuối chủ đề:
- Khai thác hình tổng hợp thể hiện sản phẩm học tập mà HS đạt được sau khi học xong chủ để.
- GV hướng dẫn HS tự làm một sản phẩm học tập (một hộp đựng dụng cụ học tập) như gợi ý ở tranh hoặc sáng tạo theo cách khác tùy khả năng của HS
- GV đánh giá tổng kết sau khi HS học xong chủ đề ( sử dụng bài tự luận, trắc nghiệm khách quan)
 Đánh giá
- HS thể hiện được cảm xúc về thầy cô, bạn bè, trường lớp của mình
- Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất: Qua hoạt động tự đánh giá cuối chủ đề, HS tự liên hệ bản thân và kể được những việc mình đã làm sau khi học các bài của chủ đề Trường học (giúp đỡ bạn bè, thầy cô; biết giữ vệ sinh để trường lớp sạch đẹp; biết chơi trò chơi an toàn), từ đó hình thành những năng lực và phát triển kĩ năng cần thiết cho bản thân.
4. Hoạt động nối tiếp:
Vẽ tranh về hoạt động em thích nhất ở trường và tô màu bức tranh ấy
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau
HS phát biểu cảm nghĩ của mình
- HS lắng nghe
- HS quan sát tình huống
- HS thảo luận nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- 2,3 hs trả lời
- Nhận xét, bổ sung.
- HS đề xuất cách xử lí.
HS thực hành làm sản phẩm
HS lắng nghe
- HS tự đánh giá xem đã thực hiện được những nội dung nào được nêu trong khung
- HS lắng nghe
HS nêu
HS lắng nghe
HS lắng nghe
 CHỦ ĐỀ 3. CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
Bài 10. CÙNG KHÁM PHÁ QUANG CẢNH XUNG QUANH ( tiết 1)
 I. MỤC TIÊU:
 Sau bài học, HS sẽ:
1. Năng lực:
- Giới thiệu được một cách đơn giản về cảnh làng quê, thành phố.
- Nói được sự khác nhau cơ bản giữa cảnh làng quê và thành phố
2. Phẩm chất: 
- Rèn luyện kĩ năng quan sát thực tế, kĩ năng tranh luận
- Yêu quý, tự hào và gắn bó với quê hương, đất nước của mình.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: 
+ Tranh ảnh sưu tầm về làng quê, thành phố
Học sinh: 
+ Sgk,tranh ảnh về làng quê,đường phố
+ Giấy màu
+ Hồ dán, bút màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5’
9’
9’
8’
4’
1. Khởi động: 
- GV sử dụng phần mở đầu trong SGK, đạt câu hỏi:
+Em sống ở làng quê hay thành phố? 
+Em thích nhất cảnh nào nơi em sống?
- GV đặt câu hỏi và yêu cầu HS nói về nơi ở của mình, từ đó dẫn dắt vào bài: Có người sống ở thành phố, có người sống ở nông thôn, mỗi nơi có quang cảng khác nhau.
2. Hoạt động cơ bản
HĐ1:Hoạt động khám phá
- GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK, thảo luận theo câu hỏi gợi ý :
+ Em quan sát được gì về quang cảnh trong bức tranh? 
+Theo em, đây là cảnh ở đâu? Tại sao em biết? 
+Người dân ở đây thường làm gì? 
+Cảm xúc của Minh khi về thăm quê như thế nào?)
- Thông qua quan sát và thảo luận, HS nhận biết được cảnh ở làng quê có ruộng đồng, cây cối, làng xóm, chợ quê, trường học, trạm y tế, )
- GV khuyến khích HS mô tả thêm về quang cảnh, hoạt động của con người mà các em đã quan sát hoặc giới thiệu bằng tranh ảnh đã sưu tầm; qua đó động viên các em phát biểu cảm xúc của mình về cảnh làng quê.
Yêu cầu cần đạt: Nhận biết và giới thiệu được một cách đơn giản về cảnh làng quê và một số hoạt động của người dân ở đây.
HĐ2. Hoạt động thực hành
- GV tổ chức cho cặp đôi HS ngồi cùng bàn quan sát hình trong SGK; thảo luận theo câu hỏi gợi ý :
+ Cảnh làng quê ở hai bức tranh này có gì khác nhau? 
+ Em thích cảnh trong bức tranh nào hơn? Vì sao?
GV:Tổng hợp ý kiến và chiếu một vài bideo/clip cho hs biết rõ sự khác biệt.
Yêu cầu cần đạt: hs nói được điểm giống nhau và khác nhau giữa phố cổ và phố hiện đại
Hoạt động ứng dụng: 
GV: Tổ chức cho hs làm việc theo nhóm, đưa ra một số câu hỏi gợi ý để hs so sánh và chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa quang cảnh hoạt động của con người
- Sau đó, GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV tóm tắt quang cảnh làng quê và giới thiệu một số hình ảnh qua video/clip để HS nhận biết sâu hơn và phân biệt roc hơn quang cảnh làng quê giữa các vùng miền.
Yêu cầu cần đạt: Nhận biết được sự khác nhau giữa quang cảnh làng quê miền núi và làng quê miền biển
4. Hoạt động nối tiếp:
 HS nêu được những nét chính cảnh làng quê Việt Nam và cuộc sống của người dân nơi đây, từ đó biết thể hiện tình cảm yêu mến quê hương, đất nước
- Tìm và học thuộc một số đoạn thơ về quang cảnh các vùng miền.
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau 
HS theo dõi trả lời
HS trả lời
HS lắng nghe
HS quan sát, thảo luận
Đại diện nhóm trình bày
HS nhận xét, bổ sung
HS nêu hiểu biết
HS làm việc nhóm đôi
Đại diện nhóm trình bày
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS lắng nghe và thực hiện
HS nêu
HS lắng nghe
================================================================ 
CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
Bài 10. CÙNG KHÁM PHÁ QUANG CẢNH XUNG QUANH (tiết 2)
 I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
 - Nhận biết được cảnh làng quê ở các vùng miền núi khác nhau (làng quê miền núi, làng quê miền biển)
2. Phẩm chất: 
- Rèn luyện kĩ năng quan sát thực tế, kĩ năng tranh luận
- Yêu quý, tự hào và gắn bó với quê hương, đất nước của mình.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: 
+ Tranh ảnh sưu tầm về làng quê, thành phố
+ Giấy màu
+ Hồ dán, bút màu
Học sinh: 
SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5’
9’
9’
8’
4’
1. Khởi động: 
- GV đặt câu hỏi cho HS: 
+Kể tên một số thành phố ở nước ta mà em nghe kể hoặc đã từng đến., sau đó GV dẫn dắt vào nội dung bài học.
2. Hoạt động cơ bản
HĐ1: khám phá
- Hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK và trả lời câu hỏi:
+Em nhìn thấy gì trong bức tranh? 
+Người dân có những hoạt động nào? 
+Em có nhận xét gì về đường phố? 
+Minh và Hoa có suy nghĩ như thế nào? +Theo em, vì sao Minh lại phát biểu như thế?
- Từ việc quan sát hình và thảo luận, HS nhận biết được thành phố có xe cộ tấp nập, nhiều cửa hàng lớn, nhiều nhà cao tầng, hoạt động của người dân nhộn nhịp.
Yêu cầu cần đạt: Hs nói được những nét chính về quang cảnh và hoạt động của con người thành phố.
HĐ2:Hoạt động thực hành
- GV tổ chức cho HS quan sát hình trong SGK, thảo luận theo một số câu hỏi gợi ý +Cảnh phố cổ như thế nào? 
+Cảnh phố hiện đại như thế nào? 
+Em có thể kể tên một số khu phố cổ nổi tiếng ở nước ta. 
+Em thích khu phố nào trong hình hơn? Vì sao?để HS nhận ra sự khác biệt về khung cảnh giữa phố cổ và phố hiện đại. 
- GV tổng hợp ý kiến và chiếu một vài video/clip để HS nhận biết rõ sự khác biệt.
Yêu cầu cần đạt: HS nói được điểm giống nhau và khác nhau giữa phố cổ và phố hiện đại.
3. Hoạt động ứng dụng: 
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, đưa ra một số câu hỏi gợi ý để HS so sánh và chỉ ra những điểm giống, khác nhau giữa quang cảnh, hoạt động của con người ở làng quê và thành phố. 
- GV gọi đại diện từng nhóm lên trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV cho HS xé và dán bức tranh về nơi em sinh sống. Sau đó cho một số bạn giới thiệu về bức tranh của mình.
GV: Gợi ý
+ Em sống ở đâu?
+Quang cảnh xung quanh như thế nào?
+ Có nhiều cây cối không?
+ Em có yêu quí nơi mình sống không?
+ Vì sao?...
( khuyến khích,động viên)
Yêu cầu cần đạt: HS kể được những điểm khác nhau giữa thành phố và làng quê, nêu được quang cảnh nơi mình sinh sống một mạch lạc, rõ ràng và thể hiện được tình cảm của mình.
*HS biết được quang cảnh hoạt động của con người thành phố và biết bày tỏ tình cảm của mình
HS: Thảo luận
+ Bạn thích sống ở làng quê hay thành phố?
GV: Chia thành 2 nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến tranh luận của mình vì sao thích sống ở đó ( Nhận xét và kết luận )
4. Hoạt động nối tiếp:
Kể với bố mẹ, anh chị về cuộc thảo luận trên lớp.
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau 
HS trả lời
HS lắng nghe
- HS quan sát và trả lời câu hỏi
- HS trả lời
- HS nhận xét, bổ sung
HS lắng nghe
HS quan sát hình SGK và thảo luận
- HS trình bày câu trả lời
HS nhận xét, bổ sung
HS lắng nghe
HS làm việc nhóm
Đại diện từng nhóm lên trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HS thực hành xé, dán
HS làm việc nhóm
HS thực hành vẽ
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS nêu
HS lắng nghe
	====================================================
Bài 11 CON NGƯỜI NƠI EM SỐNG ( tiết1)
 I. MỤC TIÊU:
 Sau bài học, HS sẽ: 
 Năng lực:
- Kể được một số công việc của người dân xung quanh. 
- Nói được công việc của bố mẹ và hình thành dự định, mơ ước của mình về công việc, nghề nghiệp sau này. 
 2. Phẩm chất: 
- Trân trọng, biết ơn người lao động và có ý thức tự giác tham gia một số công việc phù hợp ở cộng đồng 
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: 
+ Tranh ảnh một số người làm những công việc khác nhau
Học sinh: 
+ Sưu tầm tranh ảnh về công việc của những người xung quanh. 
+ Sưu tầm tranh ảnh một số việc mình đã tham gia với cộng đồng (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5’
15’
10’
5’
1. Khởi động: 
- GV cũng có thể tổ chức cho HS nghe một số bài hát nói về các công việc, nghệ nghiệp khác nhau. Sau đó, đặt câu hỏi (Các bài hát này nói về công việc gì?) từ đó dẫn dắt vào nội dung bài mới
2. Hoạt động cơ bản
HĐ1: khám phá
- GV hướng dẫn HS quan sát các hình trong SGK và trả lời các câu hỏi gợi ý của GV (Những người trong hình là ai? Công việc của họ là gì? Công việc đó đem lại những Lợi ích gì? ). 
-Từ đó, HS nhận biết một số người và công việc cụ thể của họ: bác sĩ - khám, chữa bệnh; chủ kĩ sư xây dựng - thiết kế nhà; bác nông dân gặt lúa; chú lính cứu hoả – chữa cháy,... GV khuyến khích HS nêu lợi ích của những công việc cụ thể đó
Yêu cầu cần đạt: HS nói được tên một số công việc được thể hiện trong SGK. 
HĐ 2 
- Hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK, trả lời câu hỏi của GV, qua đó các em nhận biết được đó là những công việc: đầu bếp, thu ngân ở siêu thị, cảnh sát giao thông 
- Khuyến khích HS kể về những công việc mà các em quan sát được ở nơi mình sinh sống (trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, lái xe, hướng dẫn viên du lịch,...). Từ đó trả lời các câu hỏi gợi ý của GV (Những công việc đó diễn ra ở đâu? Những công việc đó có lợi ích gì? Em có thích những công việc đó không? Vì sao?..). 
- GV nhận xét và bổ sung. 
Yêu cầu cần đạt: HS kể được nhiều người với các công việc khác nhau và nêu được cảm xúc của bản thân về các công việc đó.
3. Hoạt động ứng dụng: 
- GV tổ chức HS làm việc theo nhóm ở hoạt động này. Từng thành viên trong nhóm kể cho nhau nghe về công việc của bố mẹ, anh chị mình. 
Yêu cầu cần đạt: HS nói được công việc của bố mẹ và một số người thân, có thái độ trân trọng đối với mọi người và những công việc cụ thể của họ 
-HS về về công việc mà mình mơ ước, sau đó GV có thể gọi một số bạn trình bày trước lớp và nói được lí do vì sao lại thích làm công việc đó.
Yêu cầu cần đạt: HS mạnh dạn, tự tin giới thiệu được công việc mà mình yêu thích
 -HS biết được công việc của bố mẹ, người thân và một số người xung quanh. Hình thành được mơ ước về công việc trong tương lai. 
4. Hoạt động nối tiếp :
Kể với bố mẹ, anh chị về công việc mơ ước của mình sau này 
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau 
- HS hát
- HS quan sát
-HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS trả lời
-HS trả lời
HS làm việc nhóm đôi
HS làm việc nhóm
HS trình bày
HS lên kể
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS lắng nghe 
Bài 11 CON NGƯỜI NƠI EM SỐNG (tiết 2)
 I. MỤC TIÊU:
 1.Năng lực:
- Nói được lợi ích của một số công việc cụ thể. 
 - Nhận biết được công việc nào đem lại lợi ích cho cộng đồng cùng đáng quý, đáng trân trọng. 
 2. Phẩm chất:
 - Trân trọng, biết ơn người lao động và có ý thức tự giác tham gia một số công việc phù hợp ở cộng đồng 
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: 
+ Tranh ảnh một số người làm những công việc khác nhau
+ Video clip một số công việc, nghề nghiệp khác nhau trong xã hội. Một số tấm bìa có ghi công việc, nghe nghiệp cụ thể. 
Học sinh: 
+ Sưu tầm tranh ảnh về công việc của những người xung quanh. 
+ Sưu tầm tranh ảnh một số việc mình đã tham gia với cộng đồng (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5’
13’
13’
5’
 1. Khởi động: 
-GV có thể đặt câu hỏi: Em mơ ước làm công việc gì? Vì sao em lại thích làm công việc đó? HS có thể trả lời chưa đầy đủ hoặc chưa nói được lí do vì sao, 
-GV khuyến khích, động viên và dẫn dắt vào nội dung tiết học mới.
2. Hoạt động cơ bản
HĐ1 :khám phá
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, quan sát hình trong SGK, thảo luận theo câu hỏi gợi ý của GV :
Nói tên công việc trong từng hình và lợi ích của công việc đó...
- Thông qua quan sát và thảo luận, HS nhận biết được bác nông dân cấy lúa, kết quả lao động là đem lại những hạt gạo trắng ngần và là nguồn thức ăn không thể thiếu được của con người (trong đó có cả bản thân các em) nên chúng ta phải trân trọng người nông dân và thành quả lao động của họ. 
- Tương tự GV yêu cầu các nhóm quan sát và thảo luận lần lượt 2 hành sau và trình bày ý kiến trước lớp. Các nhóm khắc lắng nghe, bổ sung. 
- Sau đó GV nhận xét và kết luận. 
Yêu cầu cần đạt: HS nhận biết được lợi ích của một số công việc cụ thể và có thái độ trân trọng những người lao động và thành quả của họ. 
HĐ 2 : 
- Yêu cầu HS quan sát hình ở SGK và thảo luận cặp đôi theo câu hỏi gợi ý: 
+Nói tên những công việc và lợi ích của những công việc đó? 
- Qua đó, HS nhận biết được các Công việc trong tranh: đan lát thủ công, làm mộc, chăn nuôi bò sữa và lợi ích của những công việc đó. 
- Khuyến khích HS nói về lợi ích của một số công việc khác trong cộng đồng
 Yêu cầu cần đạt: HS nhận biết được lợi ích của nhiều công việc khác trong cộng đồng. Hoạt động vận dụng 
3. Hoạt động ứng dụng: 
- GV có thể gợi ý: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, các em cũng có thể là rất nhiều việc có ích cho gia đình cộng đồng. Em có thể chia sẻ một số công việc mà em đã tham gia ở gia đình, cộng đồng HS trả lời, GV nhận xét và động viên các em. 
- GV có thể chiếu video/clip về một số công việc khác mà các em chưa biết và lợi ích của những công việc này. Qua đó, yêu cầu HS nói được cảm xúc về một số công việc cụ thể 
Yêu cầu cần đạt: HS biết thêm một số công việc khác cũng như lợi ích của các công việc đó, biết trân trọng người lao động và thành quả lao động của họ, từ đó có ý thức thanh gia các hoạt động cộng đồng phù hợp với lứa tuổi của mình. 
*Nếu còn thời gian, GV có thể tổ chức thêm hoạt động cho HS qua trò chơi "Đố bạn nghề gì?”
 - Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học và tạo không khí vui vẻ trong học tập. 
- Chuẩn bị: 3-4 tấm bia; trên mỗi tấm bìa có ghi công việc cụ thẻ khám bệnh, nuôi trồng thuỷ sản, lao công .
Cách chơi: 
+ Gọi một bạn lên bảng, đừng quay lưng xuống lớp, GV lấy một tấm bia có ghi tên công việc treo phía sau lưng bạn đó
+ GV gọi 3 bạn khắc ở dưới lớp nối những thông tin liên quan về công việc ghi trên bia để bạn trên bảng trả lời. Nếu trả lời sai thì không được điểm. 
Ví dụ: Tấm bìa có hình ảnh người nông dân đang trồng lúa; 3 bạn có thể đưa ra 3 thông tin: Công việc thực hiện ở ngoài đồng: mang lại nguồn lương thực cho mọi người, sản phẩm là gạo nếp, gạo tẻ. 
+ GV và các bạn khác theo dõi, động viên. Yêu cầu cần đạt: HS hào hứng tham gia và khắc sâu kiến thức bài học. 
- Định hướng phát triển năng lực phẩm chất: GV có thể tổ chức cho HS trao đổi trong nhóm về ý nghĩa của hình tổng kết cuối bài: tình cảm của HS đối với thầy cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, từ đó hiểu được công việc nào cũng đáng quý. Tổ chức cho các em nói mơ ước về công việc của mình và giải thích vì sao lại tơ ước về công việc đó, từ đó phát triển năng lực khám phá, năng lực vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống 
4. Hoạt động nối tiếp:
Tìm hiểu thêm từ bố mẹ, anh chị một số nghề nghiệp, công việc khác ở địa phương và lợi ích của các công việc, nghề nghiệp đó,
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau
HS trả lời
- HS quan sát
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
-Nhóm khác theo dõi, bổ sung
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
HS quan sát và trả lời
HS nhận biết được các Công việc trong tranh 2,3 HS trả lời
HS chia sẻ
HS lắng nghe
HS theo dõi
HS tham gia
HS lắng nghe
HS chia sẻ
HS tham gia
HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu
HS lắng nghe
HS tham gia nói về ước mơ
HS lắng nghe
HS lắng nghe
===========================================================
BÀI 12. VUI ĐÓN TẾT ( tiết 1)
 I. MỤC TIÊU:
 Sau bài học, HS sẽ:
1. Năng lực:
- Nói được thời gian diễn ra ngày Tết cổ truyền và kể được một số công việc của người thân và người dân trong cộng đồng để chuẩn bị cho ngày Tết
- Bộc lộ được cảm xúc và tự giác tham gia các hoạt động phù hợp cùng người thân chuẩn bị cho ngày Tết.
2. Phẩm chất: 
- Biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống liên quan đến ngày tết
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: 
+ Một số tranh ảnh về hoạt động chuẩn bị cho ngày Tết
Học sinh: 
- Sưu tầm tranh ảnh về ngày Tết cổ truyền và ngày tết Trung thu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5’
14’
11’
5’
1. Khởi động: 
- GV sử dụng phần mở đầu trong SGK, đưa ra câu hỏi:
+Em có thích tết không? Vì sao?
2. Hoạt động cơ bản
HĐ1:khám phá 
- Hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK, trả lời câu hỏi gợi ý của GV (Quan sát và chỉ ra các hoạt động trong từng hình? 
+Ông bà, bố mẹ có những hoạt động nào? 
+Hoa và em trai tham gia hoạt động nào? +Thái độ của mọi người trong gia đình Hoa như thế nào?..), 
-Từ đó HS nhận ra cảnh mọi người trong gia đình Hoa háo hức chuẩn bị cho ngày Tết: mua hoa tết (đào, mai); cả nhà cùng nhau lau dọn nhà cửa, gói bánh chưng, thắp hương cúng tổ tiên, bữa cơm tất niên,... 
HĐ2: Liên hệ thực tế
 GV giải thích cho HS hiểu những cách gọi khác nhau về ngày Tết truyền thống của dân tộc 
- GV khuyến khích HS liên hệ với gia đình mình (Gia đình có về quê ăn Tết cùng ông bà không? Cảm xúc của em về không khi chuẩn bị đón Tết như thế nào?,...). 
Yêu cầu cần đạt: HS nói được những hoạt động chuẩn bị cho ngày Tết được thể hiện trong SGK và cảm xúc của mọi người khi Tết đến.
3. Hoạt động ứng dụng: 
- GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế, thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý của GV (Tết diễn ra trong khoảng thời gian nào? Gia đình em thường làm gì để chuẩn bị cho ngày Tết? Mọi người có vui vẻ không? Em đã tham gia hoạt động nào? Hoạt động nào em thích nhất? Vì sao?,...), HS trong mỗi nhóm kể cho nhau những hoạt động chuẩn bị Tết của gia đình mình và hoạt động em đã tham gia và thích nhất (nếu được lí do vì sao). Từ đó nêu được những điểm giống và khác với gia đình Hoa 
- Khuyến khích HS nói được những phong tục tập quán riêng của địa phương mình khi chuẩn bị cho ngày Tết. 
Yêu cầu cần đạt: HS kể lại được hoạt động chuẩn bị Tết của gia đình mình và khi được cảm xúc của bản thân khi tham gia các hoạt động đó. 
4. Hoạt động nối tiếp:
-HS kể được các hoạt động chuẩn bị cho ngày Tết của mình và gia đình mình, có ý thức tự giác tham gia các hoạt động phù hợp. 
Sưu tầm tranh ảnh về các hoạt động diễn ra trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc,
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau 
- HS trả lời
- HS quan sát
-HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS trả lời
-HS thảo luận và trả lời
HS làm việc nhóm đôi
HS lên kể
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS lắng nghe 
	 ==============================================
BÀI 12. VUI ĐÓN TẾT ( tiết 2)
 I. MỤC TIÊU:
Năng lực:
- Kể được hoạt động chính của mình, người thân và người dân, cộng đồng trong dịp tết cổ truyền
2. Phẩm chất: 
- Biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống liên quan đến ngày tết
- Trân trọng, giữ gìn nét đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: 
+ Một số tranh, ảnh, video nói về hoạt động của cộng đồng trong dịp tết cổ truyền
Học sinh: 
Sưu tầm tranh ảnh về ngày Tết cổ truyền và ngày tết Trung thu
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5’
7’
10’
10’
3’
 1. Khởi động: 
-GV yêu cầu HS nhớ và kể lại những hoạt động thường diễn ra vào ngày Tết cổ truyền mà em đã quan sát hoặc tham gia, sau đó dẫn dắt vào tiết học mới. 
2. Hoạt động cơ bản
HĐ1:khám phá 
- HS quan sát hình trong SGK thảo luận theo câu hỏi gợi ý của GV, từ đó các em nêu được nội dung chính là các hoạt động phổ biến diễn ra trong ngày Tết cổ truyền: Con cháu chúc Tết ông bà, bố mẹ, mọi người tham gia các trò chơi dân gian: ném còn, xin chữ, đánh đu và ý nghĩa của các hoạt động này, đồng thời biết cách ứng xử phù hợp (biết nói lời cảm ơn, nói lời chúc Tết...).
- Ngoài các hoạt động diễn ra ngày tết ở sgk,khuyến khích các em kể về những hoạt động, phong tục, trò chơi ở địa phương mình ( cờ người, kéo co )
- GV:Có thể giới thiệu một số hoạt động khác trong dịp Tết bằng tranh ảnh hoặc video Yêu cầu cần đạt: HS kể được nhưng hoạt động diễn ra trong dịp tết và ý nghĩa của hoạt động đó. Đồng thời hs biết cách ứng xử phù hợp khi tham gia hoạt động
HĐ2: Thực hành
- Từng cặp đôi HS nói cho nhau những nội dung theo câu hỏi gợi ý của GV :
+Trong ngày Tết, em đã tham gia hoạt động nào? 
+Hoạt động nào em thích nhất?...
 GV có thể gọi một vài HS trả lời trước lớp. 
- GV và các bạn khuyến khích, động viên, Yêu cầu cần đạt: HS nói được những hoạt động mà em đã tham gia vào ngày Tết cổ truyền và biết cách ứng xử (ở mức độ đơn giản), phù hợp trong các tình huống liên quan
- GV tổ chức cho HS quan sát hình trong SGK, thảo luận theo câu hỏi gợi ý của GV (Những hình này nói về ngày tết nào? Vì sao em biết...). 
-Sau khi HS trả lời, GV cho từng cặp HS nói cho nhau nghe về những hoạt động chủ yếu trong thày tết Trung thu
- Khuyến khích HS liên hệ thực tế. 
+Ngoài ngày tết Trung thu, còn có ngày tết nào dành cho thiếu nhi? 
+Em đã làm những gì trong ngày đó?
 Yêu cầu cần đạt: HS biết được các ngày tết dành cho thiếu nhi Việt Nam và nói được những hoạt động phổ biến, biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống liên quan. 3. 3.Hoạt động ứng dụng
GV cho HS tự làm và trang trí thiệp chúc Tết ở lớp để tặng người thân hoặc về nhà sưu tầm tranh ảnh nói về ngày Tết cổ truyền (có thể qua Internet, tuỳ điều kiện từng nơi). 
Yêu cầu cần đạt: Thể hiện tình cảm yêu quý, trân trọng của HS đối với ngày Tết cố truyền của dân tộc qua việc làm và tran

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song.docx